Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư và Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry. |
Đinh Thế Huynh là nhân vật duy nhất có số lần
Hội thảo lý luận với Trung Quốc nhiều nhất, từ lần thứ VII năm 2011
tới lần thứ XI năm 2015. Đinh Thế Huynh và chuyến đi khác thường của
ông này sang Mỹ mang tín hiệu một sự chuyển hướng về phía Mỹ nhiều
hơn là tiếp tục lệ thuộc Trung Quốc, như nhiều đánh giá của các nhà
quan sát.
Một trong những lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản
Việt Nam, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vưà
kết thúc chuyến thăm lần đầu tiên trên cương vị mới tới Hoa Kỳ từ ngày
24-30/10/2016 theo lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, John Kerry. Dư luận xôn
xao, nhưng cho đến tận bây giờ, ngày 5/11/2016, các nhận định từ
các phân tích khác nhau, phần nhiều mang dấu vết chủ quan từ góc
nhìn của từng người, không cho thấy được nhiều sự nhất trí.
Chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh vẫn còn quá nhiều ẩn số. Bài viết
này trình bày một phân tích từ góc nhìn khác, có thể có một vài
điểm khác với đánh giá của dư luận, nhưng cũng là thêm một đóng góp
cho diễn đàn.
Chúng ta sẽ cố gắng đặt mình vào tư thế của
những người trong cuộc, là bộ chính trị đảng cộng sản Việt
Nam, cố gắng lý giải những quyết định mà họ lựa chọn.
Ai cũng biết nguyên tắc sinh hoạt của đảng cộng
sản Việt Nam nhiều năm nay là Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Mọi quyết định đều tuân theo nghị quyết, 5 năm một lần có nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc, 6 tháng một lần có nghị quyết TW, một
đến ba tháng một lần có nghị quyết thường trực Ban bí thư và hàng
tuần đến hàng tháng có nghị quyết Bộ chính trị. Có định kỳ và có
bất thường. Không một công việc nào không được chuẩn bị trước, không
một quyết nào là quyết định cá nhân.
Như vậy nhận định cần thống nhất trước tiên
là chuyến đi Mỹ từ ngày 24/10 tới ngày 30/10/2016
là quyết định của Bộ chính trị và ông Đinh Thế Huynh là người được
lựa chọn để uỷ nhiệm, nội dung chương trình làm việc suốt một tuần
với các đối tượng, đối tác khác nhau trong chính quyền và hệ thống
chính trị Mỹ, gặp ai, bàn gì và phát ngôn thế nào đều đã được
chuẩn bị chi tiết. Việc chắp mối, và cùng với Mỹ tổ chức cho
chuyến đi là duy nhất qua con đường ngoại giao. Ông Phạm Bình
Minh, uỷ viên bộ Chính trị, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao
phải nhận được phân công thực hiện. Ông Đại sứ Việt Nam tại
Mỹ Phạm Quang Vinh phải là người được uỷ quyền liên hệ trực
tiếp với bộ Ngoại giao Mỹ, chương trình và những nội dung quan trọng
nhất, mục đích cần đạt được của chuyến đi, chắc chắn phải có sự
thoả thuận trước của phía Mỹ. Còn chuyện mời chỉ là việc thủ tục.
Như vậy, việc liên hệ có tính cá nhân ông Đinh Thế Huynh, hay
thậm chí là hoạt động riêng rẽ của ông Trọng với ông Huynh
nếu được coi là đồng mưu là không thể. Giả thiết này có
thể bị loại bỏ.
Vì vậy, trước hết, chuyến đi Mỹ này không thể
chỉ mang tính hình thức, có tính cách ngoại giao thông thường. Nội
dung chuyến đi Mỹ phải có một ý nghĩa chiến lược quan trọng, nếu
không phải là quyết định đối với việc định hình các chính sách kinh
tế trong thời gian tới. Nghị quyết TW 4 vưà kết thúc xác định tốc
độ tăng trưởng có xu hưởng giảm dần, phản ánh những động lực do các
chính sách cải cách giai đoạn trước đã hết tác dụng, cần những cú
hích động lực mới. Trật tự xã hội có những biểu hiện mất ổn định
nghiêm trọng, cần có tăng trưởng mạnh và rộng khắp mới tránh được
những tan vỡ dẫn đến sụp đổ của chế độ. Động lực mới đó trông cậy
hoàn toàn vào Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, Hiệp
định TPP.
Nếu TPP được phê chuẩn, nền kinh tế của Việt
nam đương nhiên được công nhận là nền kinh tế thị trường, sẽ tránh
được các thiệt hại và rào cản của luật chống phá giá, cản trở và
gây thiệt hại rất lớn cho lưu lượng hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt là
nông lâm hải sản của Việt Nam vào các thị trường
lớn và thực chất như thị trường Mỹ và châu Âu.
Đặc biệt vào được TPP, trong vòng hai tới 5 năm,
gần 90% hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam được hưởng chế độ thuế bằng
zero %. Đây là nguồn kích thích cho đầu tư sản xuất rất lớn, thu hút
các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, tăng lượng tiền lưu thông,
tăng khả năng thanh toán cho nền kinh tế, tạo công ăn việc làm và tăng
trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động, điều kiện cứu cánh
cho sự ổn định xã hội. TPP là cú hích cần thiết tiếp tục giữ cho
nền kinh tế có sức bật và duy trì động lực tăng trưởng. Không có
TPP, các mục tiêu tham vọng của nghị quyết Đại hội XII chắc chắn phá
sản. Tăng trưởng đạt trên mức 7%, thu nhập đầu người trên 5000đô la/năm,
mục tiêu đưa nền kinh tế Việt Nam đạt tiêu chí nền công nghiệp phát
triển vào năm 2020, đã một lần phải điều chỉnh, một lần nữa đứng
trước nguy cơ phá sản. TPP là lựa chọn sống còn của chế độ.
Nhưng TPP quy định hàng hoá xuất khẩu phải sử
dụng nguyên liệu trong nước hoặc từ các nước thành viên nội khối,
ngoài việc đòi hỏi phát triển nền công nghiệp phụ trợ và quy mô sản
xuất của các doanh nghiệp Việt Nam, và bắt buộc hạn chế sự lệ
thuộc vào nguồn nguyên liệu đến từ Trung Quốc.
Một số nhà phân tích cho rằng chuyến đi “2 trong 1”
lần này của ông Đinh Thế Huynh tới Bắc Kinh và Washington là cách làm quen
thuộc của các lãnh đạo Việt Nam từ trước tới nay, nghĩa là hoặc thực hiện cùng
một lúc hoặc 2 chuyến đi liên tiếp nhau đến hai “trụ” trong mối quan hệ “tay
ba” Việt-Mỹ-Trung.
Trong khoảng thời gian 8 ngày, là một thời
gian dài trong một cuộc viếng thăm, nhưng suốt chuyến đi, chỉ có cuộc
hội đàm chính thức với ông Jhon Kerry, bộ trưởng ngoại giao ngày
25/10/2016, chỉ được công bố công khai với một nội dung
nhạt nhẽo, lặp lại những gì đã nói, đã làm, những ngày còn lại
không có báo chí nào, kể cả của Hoa Kỳ, nhắc tới. Điều này không
giải thích một cách thỏa đáng sự sắp xếp có chuẩn bị của bộ
chính trị, xưa nay vẫn rất thận trọng, tỉ mỉ, đặc biệt
trong công tác đối ngoại. Buộc phải nghĩ rằng, chắc chắn có những
cuộc gặp và những nội dung được giữ kín.
Có thể là những gì, tại sao phải giữ kín.
Không thể có gì khác ngoài hai nội dung:
Một là chiến lược trong chính sách biển Đông, và từ
chiến lược biển Đông sẽ có những thay đổi chiến lược trong quan hệ
với TQ.
Bản chất âm mưu chiếm đọat hoàn toàn biển Đông
của Trung Quốc không hề thay đổi, nó đang tìm cách khác, hoặc ít nhất
chờ thời cơ. Philippines trong tay DUTERTE, một chính trị gia nông nổi,
có phong cách giang hồ, có thể bị TQ lợi dụng triệt
để, hoặc có thể sập bẫy của Trung Quốc, là một trong những
cơ hội đang xuất hiện theo đúng chờ đợi của Trung Quốc.
Chỉ cần Mỹ không còn được tự do hành động,
không còn tính chính danh để công khai sử dụng vũ lực, Trung Quốc sẽ
châm lửa chớp nhoáng để tạo việc “đã rồi”.
Việt
Nam muốn kiểm tra lập trường và tính sẵn sàng của Mỹ. Mỹ cũng đã
nhận được tín hiệu đó. Chính vì vậy mà ngay khi ông Đinh chưa bắt
đầu đi Mỹ, ngày 21/10/2016, thì Hạm đội Ba đã được lệnh tuần tra tại
Hoàng Sa, với ngụ ý rằng, thậm chí ngay cả Hoàng Sa, là nơi chỉ có
quan hệ giữa Trung Quốc và chủ quyền của Việt Nam, Mỹ cũng không
ngại đối đầu với Trung Quốc,thậm chí còn kèm theo một thứ tình cảm
như sự chuộc lại quá khứ, bởi chính Mỹ dính trách nhiệm tới việc
mất mát quần đảo này của Việt Nam, và đồng
thời làm mất thế chiến lược của Mỹ tại biển Đông. Việc
tăng cường Hạm đội Ba cho khu vực Thái Bình Dương, cùng với Hạm đội
Bảy thường trực tại căn cứ chủa Nhật, cho thấy Mỹ quyết tâm
đối phó với Trung Quốc trước thái độ bất thường của Philippines.
Hai là thay đổi quan hệ với trung
quốc, cũng thể hiện trên hai mặt:
Một là tách dần ra khỏi sự lệ thuộc
vào Trung Quốc về mặt kinh tế. Thông qua TPP để giảm phụ thuộc
vào nguyên liệu và nguồn tiền vốn từ TQ. Việc tách khỏi sự lệ
thuộc về kinh tế với Trung Quốc là một việc làm khó, cần
một lộ trình dài, nhưng dứt khoát không có con đường nào
khác ngoài các Hiệp định thương mại tự do như FTA với EU, với
Canada, Astralie, với Anh, với Liên minh kinh tế Á Âu v. v.
trước hết và quan trọng nhất là TPP.
Hai là từ bỏ ý lệ thuộc thức hệ cộng sản,
mà trên thực tế, đảng cộng sản VN thừa biết bản chất tư tưởng của
đảng cộng sản TQ đã từ lâu không còn là cộng sản. TQ đang thực hiện
một thứ tư tưởng hoàn toàn TQ, không mang ý thức hệ nào khác. Và
loại tư tưởng này, dù có biến dạng, dù được bao phủ bằng vỏ bọc
hiện đại hoá, bản chất là tư tưởng Đại Hán, tư tưởng trung
tâm và thống lĩnh nhân lọai, chiếm đọat và nô dịch các dân tộc còn lại, với
tư duy cương thổ lạc hậu.
Đinh Thế Huynh là nhân vật duy nhất có số lần
Hội thảo lý luận với Trung Quốc nhiều nhất, từ lần thứ VII năm 2011
tới lần thứ XI năm 2015. Nếu là người trung thành với lý tưởng chủ
nghĩa Mác Lê nin dưới mầu sắc Trung Quốc, thì ông Đinh có bề dày để
trở thành người trung thành nhất, nhưng nếu để hiểu và có thể khẳng
định bản chất phản chủ nghĩa Mác của đảng cộng sản Trung Quốc, thì
ông Đinh cũng là người có nhiều khả năng nhất và chắc chắn là người
hiểu rõ nhất.
Ông Đinh Thế Huynh đã nhận nhiệm vụ
Thường trực Ban bí thư, đã trao quyền trưởng Ban Tuyên giáo lại cho Võ
Văn Thưởng, nhưng Hội đồng lý luận TW, cơ quan cao nhất về hướng đạo
tư tưởng và ý thức hệ của hệ thống chính trị, chưa biết vì lý do
gì mà mãi tới 7/09/2016 mới được quyết định thành lập, và chức chủ
tịch vẫn tiếp tục được giao cho ông Đinh Thế Huynh cho nhiệm kỳ
2016-2021. Đây là quyết định giành giữ quyền quyết định lựa chọn
chính trị của hệ thống hay chỉ đơn thuần là đối phó với sự phân rã
tư tưởng đang rất rõ ràng trong nội bộ? Có khả năng ông Huynh muốn
toàn quyền quyết định sự chuyển hướng của ý thức hệ tư tưởng của
hệ thống khi đủ điều kiện, hơn là cảnh giác một xu hướng chính trị
khác. Sự chuyển hướng ý thức hệ đó có thể là gì? Nếu là một
cải cách dân chủ theo khuôn mẫu Mỹ, thì ông Huynh liệu có lặp lại
thất bại của Gorbachôp hay không. Kinh nghiệm cho thấy, nếu đảng cộng
sản Việt Nam muốn cải cách, họ sẽ làm được.
Và tại sao, mặc dù ông Đinh Thế Huynh vẫn tiếp
tục giữ chức chủ tịch Hội đồng lý luận, nhưng Hội thảo lý luận
Trung Việt lần XII, năm 2016, vẫn chưa có tín hiệu được tổ chức, trong
khi thông thường, cuộc Hội thảo luân phiên hàng năm này, thường được
tổ chức vào muà hè, lần cuối cùng gần đây là lần thứ XI, tổ chức
tại Thượng Hải vào 17/06/2015, mặc dù Hội thảo vẫn được nhắc
lại trong tuyên bố chung Trung Việt tại chuyến thăm tháng 9/2016
của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Đinh gặp người đồng nhiệm của
mình, ông Lưu Vân Sơn, trưởng Ban tư tưởng TW đảng cộng
sản Trung quốc tại Bắc Kinh, ngày 21/19/2016 nhưng không
thấy hai ông nhắc gì đến chủ trương Hội thảo, mặc dù cho
tới cuối năm, không còn mấy thời gian. Không biết có phải vì lý do
gì khác, hay đơn thuần là việc hội thảo lý luận đã trở thành trò
lố bịch, khi cả hai đều đã dứt khoát đoạn tuyệt chủ nghĩa Mác, hay
ít nhất thì cũng đã chán cái trò đạo đức giả, ẩn nấp dưới
lá bài chủ nghĩa Mác của Trung Quốc. Chắc chắn không phải vô
tình khi ông nhắc lại cần“nói đi đôi với làm” với chính
kẻ quản lý tư tưởng của đảng cộng sản Trung quốc từ hơn mười năm
nay,như một cách mỉa mai cái chót lưỡi đầu môi của ngài Tập chủ
tịch.
Chưa bao giờ một nhân vật có vai trò cầm nắm tư
tưởng của chế độ và là nhân vật sẽ thay thế người đứng đầu đảng
cầm quyền có một chuyến đi nhiều ngày như vậy, tiếp cận một hệ
thống chính trị vốn được coi là đối kháng bản chất, lại chỉ có
một nội dung hời hợt, mờ nhạt như những gì
được công bố công khai, không giống với tập quán thận trọng
và tỉ mỉ xưa nay của lãnh đạo đảng. Hình như người ta đang
được cố tình che đậy một hoạt động khác thường nào đó.
Có người liên hệ tới chuyến đi
Mỹ của bà nguyên phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
cùng đoàn 15 cán bộ cao cấp ngành Lập pháp của Quốc hội Việt Nam,
hồi tháng tư năm 2015 đã thực hiện một chương trình 10 ngày tập huấn
và tìm hiểu cơ chế hoạt động của hệ thống lập pháp Mỹ. Nội dung
tập huấn tại Trung tâm Đại học Havard là trả lời câu hỏi, “làm
thế nào thay đổi hệ thống lập pháp mà vẫn giữ ổn định chế độ
chính trị”?. Chuyến tập huấn cao cấp dài ngày này cho thấy một phần
chủ trương cải cách chính trị theo xu hướng tăng cường quyền lực cho
cơ quan lập pháp của TW đảng cộng sản Việt Nam.
Lần đi này của ông Huynh, ngoài những cuộc gặp
và tuyên bố, nhân vật đứng đầu về công tác tư tưởng của hệ thống
chính trị Việt Nam rất có thể đã có một chuyến tập huấn hoặc khảo
sát mô hình của hệ thống chính trị của Mỹ. Trong phần sau của
chuyến đi, ông Đinh Thế Huynh có những cuộc làm việc cả với Đại diện
của đảng Dân chủ lẫn của đảng Cộng hoà. Người ta đặt câu hỏi nội
dung những cuộc trao đổi này là gì, lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam
quan tâm tới điều gì về hoạt động của hệ thống chính trị Mỹ. Liệu
có bài toán đa đảng trong chuyển tiếp dân chủ không? Đảng cộng
sản Việt Nam có phải đang nghĩ tới một đảng chính trị đối lập hợp
pháp cho hệ thống chính trị của Việt Nam không? Nếu Trung Quốc biết
được những ý định cải cách như vậy thì sẽ thế nào?
Có một nội dung cũng quan trọng khác liên quan
tới sự thành công của hội nghị APEC mà Việt Nam đăng cai tổ chức
năm 2017. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh “APEC 2017 là một trong những
sự kiện đối ngoại quan trọng nhất trong tiến trình hội nhập quốc tế của nước
ta”. Không loại trừ, nội dung đang được chuẩn bị cho Hội nghị APEC cần
được tham khảo trước với Mỹ vì một lý do tế nhị nào đó, và vì
thái độ và đóng góp của Mỹ có vai trò quyết định đối với thành
công của Hội nghị.
Có người so sánh chuyến đi của ông Huynh với
chuyến đi của ông Phạm Thanh Nghị; nguyên bí thư thành uỷ à
Nội, thăm Mỹ, ba tháng trước khi có chuyến thăm chính thức của
tổng bí thư Nguyễn Phú trọng tháng 5/2015. Ông Nghị là hòn đá dò
đường, không hơn. Trong khi thể chế chính trị độc đảng chưa có được
một căn cứ nào chứng tỏ được chính phủ Mỹ thừa nhận, ông Nghị với
tư cách một cán bộ chính trị thuần tuý, cần phải biết chính phủ
Mỹ đón tiếp và có đối sách thế nào. Việc này cần cho cả hai, cả
Việt Nam và Mỹ. Như một cuộc tập dượt trước, những trục trặc có
thể sẽ bộc lộ và sẽ có những điều chỉnh cần thiết. Chưa kể, an
ninh cộng sản luôn muốn biết các tình huống an ninh sẽ xảy ra là gì,
thái độ và các hình thức có thể mà lực lượng chống cộng hải
ngoại tại Mỹ có khả năng sẽ thực hiện là gì, chúng sẽ lộ diện và
sẽ được bóp chết từ trứng nước. Bộ trưởng Trần Đại Quang thăm Mỹ
không chính thức, một tháng trước chuyến đi có lý do này.
Ông Đinh Thế Huynh sang Mỹ với tư thế người thay
thế quyền lực cao nhất của chế độ. Thể chế chính trị độc đảng, vai
trò tối cao của đảng đã được chính phủ Mỹ xác nhận. Ông này sang
với tư cách kiểm tra, khảo sát các điều kiện để xác lập đường lối
chính trị, đối ngọai và chính sách kinh tế có tính chiến
lược dài hạn với chính quyền Mỹ, bất kể tổng thống mới là ai,
trước hết là nhằm khẳng định tương lai của TPP. Người tạo dựng chính
sách là ông, là đảng, theo cơ chế đảng cầm quyền, chứ không phải Thủ
tướng chính phủ,. Việc bộ trưởng Bộ nội vụ đột ngột kiến nghị
Quốc hội hoãn phê chuẩn Luật Hội, đúng vào chiều ngày 25/10/2016, là
tín hiệu khẳng địnhTPP sẽ được Mỹ phê chuẩn của ông Huynh từ
cuộc Hội đàm với bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày, nhưng cũng là một
chứng minh với Chính phủ Mỹ vai trò của chính ông Đinh Thế
Huynh có hiệu lực tức thì quyết định việc lập pháp hay hình
thành chính sách của Việt Nam.
Xin mời độc giả xem Video: Bất ngờ tại Hội nghị
TW 4: Ban Chấp hành TW nổi cơn thịnh nộ buộc TBT Nguyễn Phú Trọng phải từ chức
Như vậy, việc ông Huynh sang Mỹ là một thái độ
chiến lược của bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam. Việc sang Trung
Quốc trước khi sang Mỹ chỉ là một động thái giữ thăng bằng hình
thức. Một mặt, người ta muốn công khai chứng tỏ thần phục, theo cách
nghĩ thông thường rằng, Việt Nam trình báo và xin chỉ thị, trước khi
có quan hệ với Mỹ, nếu có gì với Mỹ thì cũng đã có sự cho phép
ngầm của Trung Quốc, bởi vì Việt Nam hiểu rõ rằng Trung Quốc muốn
thế. Mặt khác, bằng sự lấp lửng đó, Việt nam muốn tránh một phản
ứng bất lợi cho quan hệ với Trung Quốc, mặc dù, trên thực tế thực
thi một chính sách chiến lược thực chất hơn với Mỹ.
Điều có thể khẳng định chắc chắn rằng ông
Huynh đã được lựa chọn để thay thế ông Trọng. Tuyên bố văn bản 13BT/TW
của Ban bí thư ngày 17/08/2016 về việc xét bổ nhiệm hay đề, ứng cử
cán bộ cao cấp, chỉ căn cứ vào tuổi được khai trong hồ sơ gốc, khi
kết nạp đảng, chính là bản án tử hình cho sự nghiệp chính trị của
Trần Đại Quang, chưa kể, việc cố tình khai giấu tuổi tác là vi phạm
điều lệ đảng, có thể bị xét kỷ luật tới mức khai trừ.
Điều còn chưa rõ là việc thay thế này sẽ được
thực hiện vào lúc nào, giưã nhiệm kỳ như ông Trọng hình như đã hứa
tại hội nghị 14 đại hội XI, tức là vào đầu năm 2018 hay là hết
nhiệm kỳ này, vào năm 2020.
Nếu vào giữa nhiệm kỳ, ông Huynh sẽ phải
chuẩn bị một báo cáo chính trị khi nhậm chức Tổng bí thư. Có thể
mục đích của chuyến đi này chính là định hình các nội dung chiến
lược của báo cáo đó. Có thể chưá đựng những thay đổi căn bản, bước
dạo đầu cho những cải cách về chất của chế độ ở nhiệm kỳ tiếp
theo. Chiến dịch chống tham nhũng có thể chỉ kết thúc với cựu bộ
trưởng Vũ Huy Hoàng. Đinh La Thăng sẽ tạm thời yên vị. Hoàng Trung Hải
và Nguyễn Văn Bình tạm chưa thể bị nhắc đến. Lý do duy nhất là
tránh một việc xáo trộn và thay đổi cán bộ quá lớn, không thể
chuẩn bị kịp.
Chúng ta không đủ tư liệu để có thể nhận dạng
chính xác các hành vi của đảng cộng sản Việt Nam, nhưng nếu đơn giản
hoá nó, nhìn nó chỉ bằng những biểu hiện nhìn thấy được thì không
tránh khỏi sai lầm nông cạn. Nhưng yếu tố Đinh Thế Huynh và chuyến đi
khác thường của ông này sang Mỹ mang tín hiệu một sự chuyển hướng
về phía Mỹ nhiều hơn là tiếp tục lệ thuộc Trung Quốc, như nhiều
đánh giá của các nhà quan sát.
Bùi Quang Vơm (Ba Sàm)
------------
Bùi Quang Vơm là một nhà nghiên cứu, có hiểu biết rộng, nhưng ý kiến của ông cũng chỉ là của một nhà nghiên cứu.
Trả lờiXóaCái nguyên tắc "dân chủ tập trung" hay "Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách".... chúng ta đã nghe quá nhiều và quá nhờn rồi.
Nhưng nguyên tắc đó đã bị phá vỡ.
Ai phá vỡ?
Đang cộng sản tự phá vỡ và người phá vỡ nó trắng trợn nhất lúc này là ông đảng trưởng.
Thử hỏi, cả một tập thể lãnh đạo đảng là bộ chính trị, tất cả phải về hưu hết vì đã quá tuổi, riêng ông thì TRẺ MÃI KHÔNG GIÀ.
Thí dụ thì nhiều lắm, nói ra nhàm tai người nghe, bởi vậy nói ông Huynh đi Mỹ hay đi Tầu đều là nhiệm vụ của đảng trao cho cả? Không hẳn thế đâu.
Ông đi là ông lo cho cái thân ông.
Dù ngu dốt đến đâu ông cũng hiểu rằng ngày tàn của chế độ đã điểm rồi
Ông đi để kiếm một thế rút lui khi có biến
Quy luật Trời Đất không tránh được.
Theo như tôi biết,ông BQV.là kỹ sư nên những nhận định
Xóachính trị của ông không xuất sắc gì lắm vì ông thiên về
lối lý luận chỉ căn cứ vào những sự kiện thấy được ở mặt ngoài như đa số người nước ngoài hay người ngoài cuộc.
Nhận định chính trị như vậy là phiến diện,thậm chí nông
cạn khi ông chưa có điều kiện lẫn khả năng nắm bắt được
tình hình thực sự bên trong bị che giấu (mật) của nội bộ
đảng CsVN,nên ông tỏ ra thiếu thực tế.
Cũng là ăn trộm chó, nhưng dân thường bị đánh (có khi vong mạng), còn đảng viên đcsVN thì nhởn nhơ đi Mỹ?
Trả lờiXóa"Dân chủ" đến thế là cùng?!
Khà khà...
Đó là hình ảnh con khỉ đu giây trong rạp xiếc xoàng nhất biểu diễn ăn tiền thôi
Trả lờiXóaBáo lề đảng đưa tin : sáng ngày 07/11 chỉ có lãnh đạo Hà Nội đặt hoa tại tượng đài ông Lê Nin không thấy nói gì về 4 cái cọc kia.
Trả lờiXóaCó điều gì chăng?
Chẳng lẽ lại có chuyện "xoay trục"?
Xoay về hướng nào? Chắc về hướng Venezuela quá?
Thím Tư đầu hẻm xóm tôi làm ra vẻ bí mật :
Trả lờiXóa- Biết chi hôn?
- Biết chi là biết chi?
- Thì cái dụ ông Đinh Thế Huynh đi Mỹ chơi đó.
- Ông Huynh ông Hoang nào đó đi đâu là quyền của ổng, cháu hổng quan tâm, cháu tắt TV cả năm nay rồi.
- Ủa thế hổng biết ổng đi Mỹ vì chuyện tày đình hả thằng Ba?
- Là chuyện chi vậy thím?
- Thì đó, ông Sáu Hớt Tóc thì thầm : ông Huynh đi Mỹ bàn chuyện sát nhập Mỹ vô Việt Nam mình đó.
- ???