(Tiếp theo) - Phần 8
Những điều chia sẻ có thể không mới với một số người
nhưng nhìn chung, có thể nó khá xa lạ với số đông. Thậm chí nhiều người không
tin đó là sự thật. Chính niềm tin mù quáng và những điều tệ hại đã đẩy dân tộc
chúng ta đi từ tệ hại này đến tan nát khác. Đưa đất nước từ lầm than này đến
khánh kiệt khác.
Trong phần này, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra những vụ
việc cụ thể về hai mảng vấn đề mà dư luận luôn quan tâm đó là mảng ngân hàng và
công an nhưng nó sẽ được xem xét trong bối cảnh đan xen giữa hai mảng vấn đề
trên.
Trước tiên, xin thông tin về nhân vật một thời được ca
ngợi như một anh hùng và thực tế đã được nhà nước cộng sản Việt Nam hai lần
phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang. Đó là Trung Tướng Công An
Nguyễn Việt Thành, người được biết đến với cái tên Tư Bốn. Tư Bốn đang sống như
vợ chồng với quái nữ giang hồ Nguyễn Thị Nghiệp, vợ Minh Sứt.
Ông Tư Bốn nổi tiếng với vụ án Năm Cam cách đây hơn
chục năm. Vụ Năm Cam được làm sau cái chết của một trùm giang hồ khác là Dung
Hà. Người chứng kiến giây phút Trường Xoăn và Hưng Phinhon hạ gục Dung Hà là
Nguyễn Thị Nghiệp, vợ hai của Minh Sứt, một trùm buôn lậu ma túy.
Nay, ông Tư Bốn, bỏ bà vợ già và đang sống như vợ
chồng với Nguyễn Thị Nghiệp. Nguyễn Thị Nghiệp, chị em giang hồ với không chỉ
chị em của Dung Hà mà cả với chị em của Hạnh Sự, Oanh Sự…
Minh Sứt đang bị án tù chung thân vì buôn ma túy.
Nhưng câu chuyện liên quan đến Minh Sứt, một trùm giang hồ buôn lậu 2000 bánh
heroin mà tại sao lại thoát án tử, chỉ phải tù chung thân?
Tư Bốn cùng với Bùi Mạnh Cường, viện phó Viện Kiểm Sát
Tối Cao, khi đó mới chỉ là lãnh đạo cấp vụ, làm hồ sơ xác minh Minh Sứt (tên
thật là Ngô Đức Minh, sinh năm 1956) là người của công an.
Sau khi đạo diễn cho Minh Sứt thoát án tử. Minh Sứt
dâng vợ là Nguyễn Thị Nghiệp cho Tư Bốn và trả công cho Bùi Mạnh Cường một căn
nhà 7 tầng to vật vã trên đường Giảng Võ, Hà Nội.
Cũng chính thời điểm làm vụ án Năm Cam, những cán bộ
công an thuộc chuyên án này tác oai, tác quái, kiếm chác, bậy bạ. Và nhiều
trong số đó đã bị chính những đồng đội của mình cho xộ khám.
Còn về phía Bùi Mạnh Cường. Cường quê Vụ Bản – Nam
Định, lớn lên ở Kiến Xương – Thái Bình. Nhưng Cường khoe quê Thái Bình và là
đồng hương với Viện Trưởng Trần Quốc Vượng. Nay là Chánh Văn Phòng Trung Ương
Đảng. Vợ chồng Cường khoe, ngôi biệt thự của Trần Quốc Vượng ở Đốc Ngữ là do vợ
chồng Cường bỏ tiền ra. Và Trần Quốc Vượng là người đưa Bùi Mạnh Cường lên chức
Viện Phó.
Liên quan đến vụ án của Huyền Như, có ba nhân vật đó
là Nguyễn Thiên Lý, Hùng Mỹ Phương và Phạm Văn Chí tham gia lừa đảo và cho vay
nặng lãi với số tiền là 1362 tỷ nhưng Tòa không tuyên tịch thu khoản tiền này.
Việc này, Trần Đại Quang và Phan Văn Vĩnh biết nhưng
dùng cái đó để khống chế lại Chánh Án Tòa Tối Cao Trương Hòa Bình.
Về tiến trình xem xét hồ sơ phúc thẩm vụ Huyền Như,
các cơ quan phúc thẩm đã nhận thấy, cần xử Huyền Như về tội tham ô nhưng Trương
Hòa Bình gạt đi và người ta nhận thấy có nghi ngờ việc Chánh Án phạm tội tham ô
và vi phạm pháp luật để đưa vụ án theo một hướng khác gỡ tội cho Bình Ruồi.
Bình Ruồi mua Ban Nội Chính, mua Tòa để gỡ hết tội
liên quan đến vai trò và trách nhiệm của cá nhân Thống Đốc cũng như của Ngân
Hàng Nhà Nước. Bình giễu cợt Tòa đến mức, Tòa triệu tập không đến. Cho nhân
viên đến nhưng khi Tòa hỏi đều không trả lời được hoặc không thèm trả lời.
Về phía Phan Văn Vĩnh, sang năm 2015 sẽ phải nghỉ hưu
nhưng Vĩnh đang chạy Ba X và phục vụ Ba X hết lòng để Ba X ký gia hạn cho Vĩnh
thêm 2 năm nữa. Đổi lại Vĩnh đang tích cực đánh những ai là đối thủ hoặc không
khuất phục anh Ba cho đến hết Đại Hội Đảng lần tới. Nhiệm vụ của Vĩnh còn đánh
các sân sau của Sinh Hùng.
Về phía Trần Đại Quang và Nguyễn Văn Hưởng. Mặc dù
Hưởng đổ tội cho Quang làm Tây Nguyên bạo loạn nhưng trong việc đưa Quang lên,
Hưởng cũng có công. Loại bỏ được Lê Thế Tiệm, Quang rảnh đường lên làm Bộ
Trưởng. Và trong thời điểm hiện nay, Quang vẫn sợ Hưởng bởi chính Hưởng cũng bỏ
qua cho Quang vụ giả mạo hồ sơ năm sinh. Sắp tới đây, Đại Quang sẽ đưa con trai
Hưởng là Nguyễn Hoàng Linh từ Tổng Cục 5 về làm Cục Trưởng Cục Bảo Vệ Chính Trị
I thay thiếu tướng Nguyễn Thế Công sắp nghỉ hưu.
Về công việc ở Bộ Công An, cả Trần Đại Quang và Phan
Văn Vĩnh lại rất mê tín Trần Vì Dân, một tay gốc Thanh Hóa. Trần Vì Dân được
Quang đưa từ Vụ Phó Vụ Pháp Chế về làm Tổng Biên Tập tạp chí Công An Nhân Dân.
Nói chuyện với với Dân thì người đối diện chỉ muốn đâm vào mồm hắn vì thói ăn
nói kiểu bố đời, coi trời bằng vung nhưng năng lực và hiểu biết thì rất hạn
chế.
Về sai phạm
của BIDV
Trong văn thư ký ngày 30 tháng 12 năm 2013, Thiếu
Tướng Nguyễn Đức Thịnh, Cục trưởng C46 yêu cầu Tổng Thanh Tra Chính Phủ Huỳnh
Phong Tranh chuyển hồ sơ liên quan đến các sai phạm của Ngân Hàng Phát Triển
Việt Nam (VDB) và Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) để điều tra
truy tố nhưng vụ việc vẫn vậy.
Chúng tôi xin liệt kê một số sai phạm được Thiếu Tướng
Thịnh nhắc đến trong văn thư trên như sau:
Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu có nguyên nhân từ việc
không chấp hành đúng các quy định trong hoạt động tín dụng của BIDV trong quá
trình cho vay. Tính đến thời điểm 30/11/2010 tổng nợ xấu của BIDV là gần 6000
tỷ (5.968.530.000.000) đồng. Qua kiểm tra 148 hồ sơ do BIDV cung cấp tại 19/109
chí nhánh trong 3 năm 2008-2010 thì có 19 hồ sơ phê duyệt vượt thẩm quyền, 04
hồ sơ không đủ điều kiện về vốn tự có, 11 hồ sơ thiếu tài sản đảm bảo. Rồi cả
việc cho vay để đảo nợ số tiền lên đến gần 4000 tỷ. 04 hồ sơ giải ngân vượt hạn
mức, 10 hồ sơ không có tài sản đảm bảo vẫn giải ngân, 05 hồ sơ giải ngân mà
khách hàng không có vốn tự có… 30 hồ sơ hỗ trợ lãi sất trái quy đình với số
tiền hơn 3000 tỷ. Trong số 148 hồ sơ cho vay của BIDV đều có dấu hiệu vi phạm
hình sự về cho vay trong các hoat động của các tổ chức tín dụng (điều 179
BLHS).
Xin nhắc lại là đây chỉ là kiểm tra hồ sơ trong số mà
Thanh Tra Chính Phủ đã thanh tra chứ không phải hết tất cả những gì cần thanh
tra cũng như mới chỉ 19/109 chính nhánh của BIDV trên cả nước. Cũng như chỉ
kiểm tra trong giai đoạn 2008 đến 2010.
Về sai phạm
ở ngân hàng phát triển Việt Nam VDB
VDB đã huy động vốn lớn, vượt quá nhu cầu sử dụng vốn
dẫn đến tồn đọng bình quân năm 2008 là 9.122 tỷ đồng; năm 2009 là 10.441 tỷ
đồng; năm 2010 là 24.681 tỷ đồng; năm 2011 là 35.076 tỷ đồng. Năm 2010 VDB sử
dụng vốn tồn đọng để gửi tại các ngân hàng thương mại và ở một số thời điểm lãi
suất huy động cao hơn lãi suất tiền gửi. Huy động vốn bằng ngoại tệ khi chưa
được ngân hàng nhà nước cấp phép. Qua kiểm tra 159 hồ sơ, phát hiện nhiều hồ sơ
cho vay không đúng đối tượng, cho vay không đảm bảo về tài sản, về vốn tự có,
vi phạm điều kiện giải ngân, vi phạm về sử dụng vốn vay dẫn đến nợ xấu của VDB
là 22 ngàn tỷ đồng. Việc này có dấu hiệu pham tội ở các điều 165 và 179 BLHS.
Cho vay dự án nhà máy mạ sơn, sơn màu do Tổng Công Ty
Bạch Đằng làm chủ đầu tư (nay đã chuyển cho LILAMA) gây mất vốn trên 312 tỷ.
Dự án mua tàu của trường Đại Học Hàng Hải xin mua tàu
mới rồi sau lại xin chuyển đổi từ đóng mới sang mua tàu cũ. Mua tàu cao hơn giá
trị thực, nâng giá tàu chênh hơn 2 triệu đô la Mỹ.
Nhiều dự án hiện nay, chủ đầu tư đã tẩu tán tài sản,
trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Nợ xấu xếp vào nhóm 5, nhóm nợ có khả năng mất vốn.
Ví dụ như dự án nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Bắc Sơn do công ty TNHH Bắc Á làm
chủ đầu tư. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất máy hàn khí do công ty TNHH
Hoàng Quyền làm chủ đầu tư. Dự án nhà máy dệt Quế Võ. Vi phạm quy định về cho
vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (điều 179 BLHS), tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản (điều 140 BLHS).
Nhưng một lần nữa phải nhắc lại lời thiếu tướng Thịnh,
đó là do tài liệu Thanh Tra Chính Phủ chuyển qua bước đầu chỉ có bản kết luận
thanh tra và một số biên bản kiểm tra cho nên chưa đủ để đánh giá đầy đủ về
hành vi vi phạm, hậu quả cũng như những tình tiết khác có liên quan đến các sự
việc được nêu trong kết luận thanh tra. Những kết luận được nêu trong các bản
kết luận thanh tra thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự nghiêm trọng
trong một số vụ việc, cần phải được điều tra, thu thập tài liệu một cách đầy đủ
hơn, toàn diện hơn để có đánh giá đúng tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Tuy nhiên, C46 yêu cầu Thanh Tra Chính Phủ chuyển toàn
bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến nhưng hồ sơ nêu trên vẫn chỉ là một văn thư mà
thôi.
Đó chỉ là một phần nhỏ những vụ việc, trong một thời
gian ngắn cũng như đối với những hồ sơ nhỏ lẻ mà thôi.
Đối với những khách hàng lớn, quan trọng và là những
đầu mối lợi ích quan trọng thì chưa được nhắc đến và Thanh Tra hay Công An chả
bao giờ nhắc đến.
Tuy nhiên, nếu như mọi sự tham ô, tham nhũng, phá hoại
của các nhóm lợi ích trên được phanh phui một cách rộng rãi hơn, chắc còn nhiều
con số kinh khủng hơn mà chúng ta không ngờ tới...
(Còn tiếp)
-------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét