Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Nghĩ về "vụ" ĐIỀU CÔ GIÁO ĐI TIẾP KHÁCH ...

  – Tiếng chuông nguyện 
của khẩu hiệu: “Văn minh, công bằng, dân chủ”!

* NGUYỄN KHẮC MAI
Xin miễn kể lại sự kiện và dư luận mấy ngày qua. Xin nói ngay mấy nhận định.
Không thể chấp nhận được những ý kiến cải chày cối của ông Chủ tịch, ông Trưởng phòng Giáo dục thị xã Hồng Lĩnh tỉnh Hà tĩnh, cũng như của ông bộ trưởng Bộ Giáo dục. Điều không đáng kinh ngạc về trình độ văn hóa, ý thức đạo đức và trình độ trách nhiệm đối với công viêc(đối với chức trách của mình, đối với luật pháp mà mình phải tuân thủ…).
Trên đời này chưa từng có hành vi vô văn hóa, vô đạo đức, vô luật pháp khi viết công văn “điều động: các cô giáo đi “làm nhiệm vụ chính trị” tiếp khách.! Việc tiếp khách đã có tiếp viên của khách sạn, có cán bộ lễ tân của ủy ban lo. Với hành vi này họ đã thóa mạ, làm nhục nghề dạy học ngay trước ngưỡng cửa Ngày Nhà Giáo 20-11. Họ thể hiện một trình độ văn hóa đạo đức tất thấp kém, họ làm điếm nhục tính tôn nghiêm của chính quyền “văn minh, công bằng, dân chủ”.Họ chứng minh rằng: báo hiệu cho sự suy đồi, thoái hóa và “cùng tắc biến’(tự diễn biến) bao giở cũng bằng hài kịch!
Điều đáng buồn là tại sao Công đoàn Giáo dục, Hội Cựu Giáo chức đáng kính , cả Hội Khuyến học luôn đề cao sự tôn vinh nghề thầy…không hề có tiếng nói phê phán cái sai, bênh vực đồng nghiệp mình thấp cổ bé họng bị làm nhuc!
Tại sao giáo chức Hồng lĩnh, Hà tĩnh,và các nơi khác không hề có sự phản ứng, ít ra là một văn thư phản đối hoặc hơn nữa.Cớ sao chỉ có những lời than thở thể hiện sự thảm hại của thân phận giun dế.Liệu học trò, phụ huynh có chút ái ngại gì không khi biết đặng thân phận quá hèn mọn của người mà mình vẫn coi là thần tượng?
Vậy phải làm gì?
-Nếu có chút lương tri chủ tịch và trưởng phòng giáo dục Thị xã Hông lĩnh nên tù chức. Bộ trưởng nên xin lỗi các nhà giáo và học sinh cùng phụ huynh.
Còn không, nếu đảng và nhà nước còn biết ít nhiều là văn hóa của tính tôn nghiêm của đạo dức và luật pháp phải cách chức ngay hai kẻ đã gây ra lỗi lầm đáng phỉ nhổ cho chế độ.Vào giờ phút này hãy cẩn thận!.Lê nin từng dự báo ba gót A sin của cọng sản là dốt-tham-và cậy quyền.Liên xô đã sụp đỗ vì thế.Dẫu là để mỵ dân cũng phải hành xử cho ra dáng.Còn nữa, nếu đảng và chính phủ không làm gì cả thì Hội giáo chức Chu văn An nên tìm cách điệu hai tên này ra quỳ trước dền cụ Chu văn An vào ngày 20-11 tới.
Tôi nói ý tình của mình, một anh giáo già, đang mơ ước hiện đại hóa nền đạo lý minh triết của Tổ tiên.
NKM ( Tác giả gửi BVB)
------------

24 nhận xét:

  1. Ngày xưa chúng nó có học hành ra gì đâu, bằng cấp thì mua bán, có đạo đức chó gì mà biết kính trọng thầy cô!
    Chế độ càng ngày càng thối tha thô bỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày nay chúng nó lại càng vô học, chủ yếu nắm chức quyền để dễ bề ăn cướp của dân!

      Xóa
    2. Bẳn năng!
      Xưa có câu "Tiên học Lễ, Hậu học Văn". Nghĩa là trước tiên phải học Làm Người, thanh Nhân, rồi mới học nghề, làm giầu, Làm Quan. Cả hệ thống giáo huấn và nền giáo dục Việt Nam từ sau 30/4/1975 lại đây thì làm ngược lại. Cả xã hội cùng lên đồng cổ vũ con trẻ Thành Thân trước, đua nhau kiếm tiền, khoe khoang sự giầu có hơn người, đua nhau chạy làm Quan. Như vậy là Con chư thành người, nên Hành xử theo bản năng con. Vì thế, tuy là chủ tịch, trưởng phòng...nhưng vẫn chỉ là con (thành Thân) chưa thành Nhân...Nên mới sing ra thứ văn hóa công văn điều động giáo viên đi "uống rượu" tiếp khách như Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh.
      Thật hét muốn nói. Chắc đén hồi suy tàn và kết cục bị kịch của một chế độ rồi chẳng?

      Xóa
  2. Ngày xưa các cụ rất tôn trọng thầy giáo để:"Tầm sư học đạo", người ta quan niệm người thầy trong sạch như chiếc gương tứ diện. Mặt nào cũng thấy sáng tỏ, rõ ràng để cho học sinh học tập. Đấy mới là một thời đại văn hóa. Nhưng kính thưa bác Mai, từ ngày cải cách ruộng đất cho đến nay, mà tệ hại nhất là từ ngày Nông Đức Mạnh phát động học tập tấm gương đạo đức HCM. Nó càng nảy sinh ra nhiều những sự kiện tiêu cực và ô trọc, lan truyền rất nhanh trong xã hội, mọi nơi mọi chốn mà không thể nói hết được trong ý kiến này. Không ai có thể phủ nhận được rằng đây là đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta cũng vì thế mà không có nơi nào và bao giờ đẹp như thế này.

    Trả lờiXóa
  3. không thể thêm bớt một chữ xin tâm phục khẩu phục

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Hồ đạo đức nêu gương,
      Cô giáo tiếp khách, quan thương quá chời

      https://4.bp.blogspot.com/-D_jZUdsCyE8/WCsGJAO4bLI/AAAAAAAA15A/poD1ekf4mlkGtldRCCAjvIOB1PK8zD-HACLcB/s1600/gv.jpg


      KHI cô GIÁO VIÊN xã nghĩa TRỞ THÀNH ả hộ N..(l)ý cho bầy Quan ĐỎ Quan THAM Quan DÂM

      http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/minhnguyet/2016_09_14/co-gai-b_vjus.jpg?width=485&encoder=wic&subsampling=444

      Thân cô như cái giếng N..(l)àng
      Quan Đỏ rửa c...u - Quan THAM rửa ch...im !!!

      TRIỆU LƯƠNG DÂN

      Xóa
  4. Cái văn hóa "dô" đã ngấm vào máu rồi?

    Trả lờiXóa
  5. nêu gương,
    Cô giáo tiếp khách, quan thương quá chời

    https://4.bp.blogspot.com/-D_jZUdsCyE8/WCsGJAO4bLI/AAAAAAAA15A/poD1ekf4mlkGtldRCCAjvIOB1PK8zD-HACLcB/s1600/gv.jpg


    KHI cô GIÁO VIÊN xã nghĩa TRỞ THÀNH ả hộ N..(l)ý cho bầy Quan ĐỎ Quan THAM Quan DÂM

    http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/minhnguyet/2016_09_14/co-gai-b_vjus.jpg?width=485&encoder=wic&subsampling=444

    Cô giáo như cái giếng N..(l)àng
    Quan Đỏ rửa c...u - Quan THAM rửa ch...im !!!

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa
  6. Học tập tấm gương Đạo đức của ông Hồ như thế đó : Băng hoại hết đạo đức của một chế độ .

    Trả lờiXóa
  7. Tác giả chắc là người ngoại quốc , không có sống ở VN nên cảm thấy lạ , quá bức xức vì chuyện quá bình thường ở VN . Đảng bao giờ cũng đúng , giáo viên chỉ là những người được Đảng cho công việc làm kiếm sống , là 1 bộ phận công cụ dưới quyền điều kiễn của Đảng thì việc đều động , điều khiển là bình thường thôi .
    Ở nước thầy của ta , mấy ông quan bên đó ăn chơi còn gấp trăm lần , mình chỉ vui chơi chút chút thì ăn nhằm gì mà bứt xức .
    Thời Ngụy thì khác , lúc ba tôi còn nhỏ , xã hội trọng giáo chức vô cùng ,vì thiên chức của họ rất quan trọng , giáo dục con người cho đủ phẩm chất đạo đức , văn hoá , văn minh đẩ trở thành công dân tốt xây dựng đất nước . Nghe kể lại ông thầy có cây thiết bảng gỗ , học trò nào làm ồn , ngỗ nghịch ổng quăng thẳng cây thiết bảng vào đầu , thất kinh luôn , mà cha mẹ không hề dám phản đối .
    Thời tôi còn nhỏ đi học , ở xứ Ngụy cầm quyền , bọn Mỹ xâm lược kềm kẹp , xã hội vẫn trọng giáo chức vô cùng , 1 ông thầy đi dạy học đủ nuôi cã gia đình vợ con , ví như có 1 ông Tỉnh Trưởng mà có hành vi khiếm nhã với thầy giáo , gây dư luận xôn xao thì chắc chắn ông này bị mất chức liền , thiên hạ coi thường phê phán là kẽ vô giáo dục , mất dạy , thiếu phẩm chất đạo đức , cho nên dù làm quan lớn họ cũng đối xữ với giáo chức rất kính trọng . Mà chuyện như vậy chưa hề nghe thấy xãy ra .
    Ở nước ta , Cách Mạng thành công , mọi lãnh vực xã hội thời phong kiến ngàn năm phải xoá bỏ sữa đổi lại hết , đạo đức bây giờ là đạo đức Cách Mạng , nên kiểu suy nghĩ của tác giã là lỗi thời không còn phù hợp với đạo đức cách mạng nữa . Hơn nữa đó là các quan tạo điều kiện cho các giáo viên ít lương được hưởng tiệc mà không phải đóng góp , lại được gần gủi với quan là điều vinh hạnh , mai mốt có gì khó khăn nhờ quan cũng dễ hơn không phải mất tiền chạy chọt .

    Trả lờiXóa
  8. Bộ trưởng Bộ GD nói ngọng n ra L cho ràng giáo viên đi tiếp khách chỉ là vui vẻ bị nhiều vị đại biểu QH tranh luận lại. May cho BT giáo dục là trên diễn đàn Quốc hội có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam "đỡ đòn" đã đăng đàn giải thích một số vấn đề nổi cộm mà đại biểu truy vấn làm bộ trưởng lúng túng. Ông Đam giải thích rõ hơn về chuyện thi cử, trắc nghiệm, triết lý trong giáo dục, đặc biệt phần cưới của bài phát biểu lên án việc cử giáo viên đi tiếp khách. Quan điểm của ông Đam giống như của Cụ nguyễn Khắc Mai, hai tư tưởng lớn gặp nhau. Nhìn khung cảnh hội trường lặng im lắng nghe ông Đam giải trình (không nhìn giấy) khúc triết, thuyết phục, nhiều người lại nhớ đến hình ảnh ông Đam khoác balo ở hang động Son Dong, trả lời trực tiếp bằng tiêng Anh phỏng vấn của truyền thông Mỹ. Lãnh đạo nào mà thông minh quá, càng khó vào BCT.

    Trả lờiXóa
  9. Bài viết của tác giả ngắn gọn, rất thuyết phục.

    Trả lờiXóa
  10. Văn hóa từ chức của người ta
    http://www.bbc.com/vietnamese/world-38004255

    Trả lờiXóa
  11. "Vào giờ phút này hãy cẩn thận!.Lê nin từng dự báo ba gót A sin của cọng sản là dốt-tham-và cậy quyền.Liên xô đã sụp đỗ vì thế"

    Đảng nên nghe lời bác Nguyễn Khắc Mai để tránh hiểm họa mà Liên Xô đã gặp phải .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi ông ơi,nó sụp đổ càng nhanh thì đất nước càng tránh được nhiều tai hoạ.
      Nó còn tồn tại ngày nào thì nhân dân còn đau khổ ngày ấy.

      Xóa
  12. Tiếp khách là một hành xử văn hóa binh thường trong cuộc sống. Nhưng áp với phụ nữ trẻ là điều không hay - mưu lợi bằng " cái vốn tự có ". Ông chủ tịch thị xã, ông trưởng phòng giáo dục thị xã...ranh mang chỉ thị " làm nhiệm vụ chính trị tiếp khách " để che đậy cái sự khốn nạn tận cùng - hầu ượu. Ngày xưa , chốn cô đầu phân biệt rỗ ràng cô đầu hát - nghẹ si, cô đầu rượu thỏa mãn yêu cầu xác thịt của quan viên dâm đãng. Không chỉ với giáo viên mà với bất kể phụ nữ nào cũng không được phép điều đi làm cái nhiệm vụ chính trị khốn nạn đó. Đã bao phen chính quyền bố ráp bắt bớ chị em vì hoàn cảnh khốn cùng phải tiếp khách nuôi thân đó thôi.
    Sự việc ở thị xã Hồng Lĩnh còn cho thấy sự băng hoại của quan chức hiện nay. Lấy cơ liên hoan hát ví dăm để rươu chè. Mà rượu thường kèm với gái mới đã với những kẻ đạo đức giả lưôn rêu rao " học tập tư tưởng, đạo đức, tác phong cha già dân tộc Hồ Chí Minh "
    Đấy mới là điều đáng nói, chứ cư gãi cái chuyện điều cô giáo đi làm nhiệm vụ tiếp khách chăng bõ bèn gi đau, cụ giáo Mai già ạ

    Trả lờiXóa
  13. NÊN ĐỔI TÊN BỘ GIÁO DỤC VIỆT NAM THÀNH :BỘ VÔ GIÁO DỤC VIỆT NAM MUỐN NÔN-MỬA QUÁ /ỐI GIỜI ƠI .

    Trả lờiXóa
  14. VN ta có truyền thống rất đẹp đời, đẹp đạo đó là " Tôn sư trọng đạo" từ ngàn đời nay. Hà Tĩnh cũng có tiếng đất hiếu học ắt phải rất tôn trọng ngành giáo dục và các ông giáo, bà giáo . Câu chuyện nhỏ : Ba tôi là giáo viên tiểu học thời kỳ 1940 - 1945 , sau 1954 theo kháng chiến ra miền Bắc làm việc. Sau 1975, khi về quê những học trò xưa đã ngoài 55,60 tuổi đều đến thăm ba tôi và một hai kính cẩn dạ,thưa với thầy .Buồn hơn ông chủ tịch Thị xã lại có quyền điều cô giáo đi " hầu rượu" lại ngụy biện " làm nhiệm vụ chính trị"??!!Sự tha hóa, xuống cấp thê thảm đạo đức, nhận thức, trình độ ..của quan chức chế độ ưu việt của ta đến thế là cùng!

    Trả lờiXóa
  15. Thằng chó BT bộ Láo dục PX Nhạ cho rằng: “Cô giáo đi tiếp Cán bộ địa phương cũng là vì vui vẻ thôi, nhưng đôi khi làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà giáo. Cho nên đây là một hoạt động rất đáng tiếc. Chúng tôi nghĩ rằng cần rút kinh nghiệm. Để xã hội nóng lên về vấn đề này là không được”

    Đ.M! Bộ trưởng bộ Giáo Dục mà suy nghĩ và ăn nói như một thằng vô giáo dục!

    Thằng này còn “thông tin” thêm rằng chuyện này không cá biệt địa phương mà rất phổ biến ở Việt Nam: “Ở đây không chỉ là một trường hợp của thị xã Hồng Lĩnh. Mà trong thực tế có nhiều nơi, cán bộ địa phương cũng vì vui vẻ thôi nhưng đôi khi làm ảnh hưởng đến uy tín nhà giáo”! Thế có nghĩa là giới cán bộ quan chức nước Việt Nam giờ đa số tha hóa và suy thoái đạo đức tột cùng rồi.

    Tiên sư ông Bộ trưởng! Cô giáo bị chính quyền địa phương ra hẳn công văn “điều động” đi làm tiếp viên như một hình thức cán bộ địa phương đãi các quan anh cấp trên “rau sạch” nhà trồng, bị bọn cán bộ sờ ti, chọc ngoáy cơ thể, nắn chỗ này ngoáy chỗ nọ mà ông bộ trưởng bảo chỉ là ‘vui vẻ thôi”! Không biết tự khi nào nghề giáo bị các ông xem thường, trở nên đơn thuần như công chức viên chức mà không còn có vị trí đặc biệt gì trong xã hội: nghề gương mẫu bồi đắp nhân cách con người, nghề đưa đò cho học sinh qua sông, nghề “kỹ sư xây dựng tâm hồn”?

    Bức xúc vì câu trả lời “mất dạy” của ông bộ trưởng, nữ đại biểu quốc hội của đoàn Phú Yên – bà Phạm Thị Minh Hiền – liền giơ bảng sử dụng quyền tranh luận. Bà Hiền nói:

    “Bộ trưởng nhận trách nhiệm nhưng lại dùng từ “chỉ vui vẻ thôi”, thì tôi, với góc độ về giới, đặc biệt tôi là một nữ đại biểu, tôi không biết bộ trưởng có đau lòng hay không? Còn tôi thấy mình thực sự đau lòng”…

    “Và tôi tin rằng, với đặc thù của ngành giáo dục, và Bộ trưởng là người có vai trò chỉ đạo, định hướng vì sự tiến bộ của phụ nữ của ngành, thì tôi chắc chắn rằng Bộ trưởng sẽ đứng ở một vị thế khác, tâm thế khác để nhận định cũng như có giải pháp tiếp theo để giữ được sự tôn nghiêm của ngành giáo; bảo vệ danh dự, uy tín của đội ngũ giáo viên”.

    Đau đớn cho nền giáo dục nước mình không chỉ tụt hậu về mặt khoa học mà còn tha hóa về mặt đạo đức ngay ở những người được giao trọng trách lãnh đạo đầu ngành.

    Thưa ông Bộ trưởng Hoàng Xuân Nhạ: chả lẽ các cô giáo bị điều động đi “tiếp khách”, bị các cán bộ trong cơn say khướt sờ chỗ này, bóp chỗ kia trên cơ thể các cô thì cũng chỉ là “vui vẻ thôi” ư? Tự bao giờ trên cái đất nước nhiều đau khổ này, cô giáo trở thành “cái giếng làng” để cho những kẻ phàm phu tục tử “rửa chân” vậy, ông Bộ trưởng?

    Trả lờiXóa
  16. Nguyễn Phúc Nguyênlúc 19:14 17 tháng 11, 2016

    Bộ văn hóa từ trên xuống dưới đều quán triệt, học tập thật tốt tấm gương đạo đức HCM cho nên mới tạo nên xã hội hôm nay. Tiêu biểu nhất phải nói là Nông Đức Mạnh. Nếu chúng ta học tập tấm gương của cụ Ngô Đình Diệm thì chắc hội này mất đạo đức làm ô uế đến văn hóa VN, chắc cụ Diệm chém hết.

    Trả lờiXóa
  17. Cụ Mai chuẩn khi dùng từ "ĐIỀU" , theo kiểu XH đen hay dùng "mày điều tao con cave tươi ngon ngay nha!".

    Trả lờiXóa
  18. Yêu cầu ông bộ trưởng bộ GD&ĐT từ chức để bảo vệ danh dự phần nào cho ngành GD !

    Trả lờiXóa
  19. Cô giáo là món "rau sạch"
    Để quan ngồi bên tí tách
    Rượu say sẵn sàng "đi khách"
    Tâm gương thầy cô? Ôi thôi!

    Trả lờiXóa
  20. Chỉ xin sửa câu thơ cuối:"Tấm gương thầy cô, Xin cạch"

    Trả lờiXóa