Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Các thách thức của Việt Nam khi Donal Trump làm Tổng thống

* KAMI
Đối với Việt Nam, Tổng thống Donal Trump của đảng Cộng hòa sẽ có đường lối đối ngoại cứng rắn hơn, ít coi trọng Việt Nam hơn và chắc chắn là xử sự sòng phẳng và kiên quyết với Việt Nam hơn Tổng thống Obama trước đây. Chính vì những lý do đó, đã đặt chính quyền Việt Nam trước một bài toán khó giải. Đồng thời điều đó sẽ dẫn tới 2 phương án.
Nửa cuối tháng 10/2016, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư đảng CSVN đã có hai chuyến ngoại giao con thoi đi tới 2 cường quốc hàng đầu là Trung quốc và Hoa Kỳ. Đó là chuyến viếng thăm Trung Quốc chớp nhoáng từ ngày 19 đến 21 tháng 10 và ngay sau đó là chuyến công du Hoa Kỳ dài ngày từ ngày 23 đến 31 tháng 10. Chuyến đi của ông Huynh được giới quan sát cho là nhằm yêu cầu phía Hoa Kỳ xác nhận các chính sách quan trọng sẽ không thay đổi trong quan hệ với Việt Nam, sau cuộc bầu cử Tổng thống ngày 8/11. Đây là điều băn khoăn và lo lắng nhất của ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay, vì trước đây họ đã từng phá rào để quan hệ thân thiết hơn với Hoa Kỳ.
Trong bối cảnh chính sách ngoại giao của các quốc gia khu vực Đông Nam Á có liên quan đến vấn đề tranh chấp Biển Đông chịu sự chi phối của Trung Quốc ngày càng gia tăng, giữa lúc các hoạt động xoay trục của Hoa Kỳ sang Á châu thiếu hiệu quả. Đó cũng là lý do dẫn đến Philippines, Malayxia đột ngột thay đổi chính sách ngoại giao của mình, từ những đồng mình thân cận của Hoa Kỳ trở thành tẻ nhạt. Ngược lại quan hệ của những nước này đối với Trung Quốc nồng ấm lên bất thường do những tác động kinh tế của Bắc Kinh mang lại. Đó là điều một số quốc gia khác như Cambodia, Lào... đã tiến hành.
Trong bối cảnh quốc tế vô cùng khó khăn với Việt Nam như vậy, với chính sách ngoại giao đa phương (đu dây) đã khiến cho ban lãnh đạo Việt Nam hết sức lúng túng trong vấn đề quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Hoa kỳ. Một khi chính sách đối ngoại của đa số các quốc gia trong khối Asean tỏ ra ngả sang Trung Quốc nhiều hơn, thì Việt Nam cũng cần có một chính sách ngoại giao để phủ hợp.
Và ông Đinh Thế Huynh viếng thăm Trung Quốc và Hoa Kỳ với mục đích trọng tâm là để thăm dò thái độ của các cường quốc, đặc biệt là Hoa Kỳ, để làm cơ sở cho việc phía Việt Nam đưa ra cách chính sách cho phù hợp. Nhiều người đã cho rằng, việc ông Huynh đến Hoa kỳ tại thời điểm trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Hoa kỳ, với tư cách nhân vật số 2 trong đảng, thì chuyến thăm ngoại giao này hoàn toàn là mạo hiểm. Vì theo họ, nếu Donal Trump đã trở thành tổng thống mới của Hoa kỳ, thì chuyến đi vừa qua của ông Đinh Thế Huynh hoàn toàn vô nghĩa.
Phải chăng việc Donal Trump đắc cử Tổng thống là tình huống bất ngờ, không chỉ đối với các cơ quan truyền thông lớn thế giới cũng như nhiều người, mà ban lãnh đạo Việt Nam cũng không là ngoại lệ?
Không, ban lãnh đạo Việt Nam hoàn toàn không bất ngờ, họ đã chuẩn bị sẵn kịch bản cho tình huống này một khi xảy ra. Chính vì lẽ đó, các chuyến thăm giữa các lãnh đạo 2 nhà nước Việt Nam - Trung Quốc đã diễn ra liên tục, với mật độ dày đặc hơn. Cụ thể các chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh. Đáp lại, phía Trung Quốc cũng có những chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, như Bộ trưởng Bộ Công an Quách Thanh Côn và Ủỷ viên thường trực Bộ Chính Trị kiêm Chủ tịch Nhân đại Trung Quốc Trương Đức Giang sang thăm và dự phiên họp của quốc hội Việt Nam cũng vào thời điểm này. Kể cả việc, phía Việt Nam tổ chức đón hơn 1.000 thanh niên Trung Quốc sang Việt Nam giao lưu. Những việc làm đó đã cho thấy, từ xưa đến nay trong quan hệ với phía Trung Quốc thì lãnh đạo Việt Nam ngoài mặt luôn tỏ ra coi trọng và tỏ vẻ vâng lời. Nhưng bên trong thì họ luôn thể hiện là những kẻ ăn ở 2 lòng, luôn ngờ vực tất cả. Kể cả đối với phía Hoa Kỳ thì ban lãnh đạo Việt Nam cũng xây dựng quan hệ trên nền tảng như vậy.
Kết quả của cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ ngày 8/11 vừa qua, theo các nhà phân tích sẽ tạo ra một bước ngoặt trong quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ nói chung và trong ván cờ tranh chấp Biển Đông nói riêng Khi mà Donal Trump trong quá trình vận động bầu cử, hầu như không công bố các chính sách đối ngoại rõ ràng, kể cả vấn đề Biển Đông, trong lúc chính sách đối nội được tân Tổng thống Hoa Kỳ chú trọng nhiều hơn so với chính sách đối ngoại. Những động thái ban đầu như thế của tân Tổng thống Hoa Kỳ,  phải chăng cho thấy, hầu như chính sách xoay trục sang Á châu trước đây của B. Obama đã bước đầu phá sản.
Báo chí quốc tế gần đây có sự so sánh sự giống nhau giữa Tổng thống Philippines Duterte và tân Tổng thống Hoa Kỳ Donal Trump. Ông Duterte đã cho người ta thấy sự thay đổi trong chính sách quan hệ giữa Philippines - Trung Quốc 180 độ, từ đối đầu sang hòa hoãn để đổi lấy quyền lợi về kinh tế. Nếu thế thì Donal Trump, một người xuất thân từ con buôn thì liệu có đứng vững trước sự mồi chài, ve vãn của người Trung Quốc về các lợi ích về kinh tế hay không? Đó là một điều khiến người ta không tin tưởng vào chính sách kiềm chế Trung Quốc của Hoa Kỳ trong thời gian trước mắt.
Đối với Việt Nam, Tổng thống Donal Trump của đảng Cộng hòa sẽ có đường lối đối ngoại cứng rắn hơn, ít coi trọng Việt Nam hơn và chắc chắn là xử sự sòng phẳng và kiên quyết với Việt Nam hơn Tổng thống Obama trước đây. Chính vì những lý do đó, đã đặt chính quyền Việt Nam trước một bài toán khó giải. Đồng thời điều đó sẽ dẫn tới 2 phương án.
Một là, Việt Nam sẽ quay lại hữu hảo với Trung Quốc và xa lánh với Hoa Kỳ, đây là phương án hết sức bất lợi, vì một khi Việt Nam quay lưng lại với Hoa Kỳ thì số phận Biển Đông và các hòn đảo của Việt Nam ở khu vực này cũng sẽ được định đoạt. Chỉ cách đây không lâu, Tập Cận Bình đã công khai tuyên bố, các đảo tại Nam Hải đều thuộc về Trung Quốc. Trong trường hợp như thế, thì ban lãnh đạo Việt Nam đã chính thức chấp nhận bán nước cho Trung Cộng. Đòng thời viễn cảnh của phong trào Dân chủ ở Việt Nam sẽ u ám hơn.
Trong phương án thứ 2, nếu như ban lãnh đạo Việt Nam còn có chút lòng yêu nước, thì buộc họ phải xuống thang, chấp nhận thực thi các điều kiện ngày càng cứng rắn hơn từ phía Hoa Kỳ, nhờ đó để tìm cách lấy chỗ dựa, nếu xảy ra đụng độ trên Biển Đông. Khả năng này cũng tạo cho các tiếng nói đối lập và phản biện được tôn trọng hơn.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc Donal Trump mới đây đã xác nhận với Tổng thống Philippines Duterte,  sẽ coi trọng tầm quan trọng cũng như vị trí chiến lược của Philippines, cùng với việc ông này khẳng định rằng, liên minh quân sự của Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc là rất quan trọng. Nếu như thế thì khó có thể nói rằng, ông Trump có ý định hủy bỏ hoàn toàn chính sách xoay trục. Điều đó phần nào cho thấy, các chính sách của Donal Trump sẽ khác với những điều chúng ta đang suy đoán hôm nay.
Trong thời gian trước mắt, phía Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giao dịch thương mại đối với Hoa Kỳ, nhất là trong lúc thặng dư thương mại của Việt Nam và Hoa Kỳ đã ở mức thâm hụt 31 tỷ USD. Nếu so với lời tuyên bố khi tranh cử của Donal Trump khi tranh cử thì, điều này sẽ là một trong những ưu tiên trong chính sách kinh tế của ông Trump đối với Trung Quốc và Việt Nam sẽ không là ngoại lệ. Đặc biệt, việc Hoa Kỳ có khả năng rút khỏi TPP (Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP), như tuyên bố của Donal Trump hồi tháng 6/2016 là sẽ đưa Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định này nếu như trúng cử. Đây là một hiệp định thương mại mà Việt Nam có lẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất, cái đó sẽ là đòn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và có tác động không hề nhỏ đến tương lai của nền kinh tế Việt Nam.
Có lẽ giữa các phát biểu tranh cử của ông Donal Trump trong thời gian tranh cử Tổng thống, cũng khác khá xa những gì ông ta tuyên bố trong lúc hăng máu. Vì ở Hoa Kỳ có những thiết chế để kiểm soát quyền lực, hết sức hoàn chỉnh, tinh vi và chặt chẽ. Cộng với các chính sách lớn của Hoa Kỳ có những nền tảng bất di, bất dịch. Muốn thay đổi cũng không dễ.
Điều đó sẽ giúp cho việc cân bằng và kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực trong hệ thống chính trị của Hoa Kỳ. Từ đó sẽ có khả năng giảm thiểu mọi tác hại có thể có từ sự thử nghiệm không thành công của mỗi đời tổng thống. Hơn nữa, Donal Trump vốn là một nhà kinh doanh, chưa từng làm chính trị gia, thì bản thân Trump sẽ càng phải cẩn thận hơn những người khác. Vì chỉ cầm một sự bất cẩn, thì sự nghiệp chính trị của Tổng thống Donal Trump sẽ tiêu tan.
Ngày 15/11/2016
 © Kami/(Blog RFA)
--------------

11 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 17:11 16 tháng 11, 2016

    Muốn hay không muốn thú nhận thì ĐCSVN đang rất muốn xích lại gần với Mỹ hơn nữa và mặc dù rất hèn hạ nhượng bộ TQ đủ kiểu, thì về mặt quân sự trên Biển Đông không ngừng được tăng cường vững mạnh hơn, điều đó cho thấy ngay trong ĐCSVN thì giới quân sự không hề thay đổi lập trường là sẵn sàng đối đầu với TQ trong mọi tình huống.
    Rõ ràng anh Tân tổng thống Mỹ, con nhà buôn Trump không đáng tin cậy và lập trường sớm nắng chiều mưa, thì hiển nhiên không thể lường hết được, nhưng dù không muốn, thì quan hệ giữa VN và Mỹ đã tốt lên rất nhiều và một Trump hay 10 Trump cũng không phá nổi.
    Tóm lại là sự thất thường ở một cá nhân TT D Trump có thể ảnh hưởng ít nhiều trong mối bang giao giữa chính phủ hai nước, nhưng nhân dân 2 nước Việt Mỹ thì đã được xóa bỏ mọi hận thù chiến tranh nên họ đủ sức lái chính sách của chính quyền Trump được cải thiện biết điều hơn.
    Chưa nói, nếu cực đoan quá, Trunp có thể mất chức không chừng.

    Trả lờiXóa
  2. Bọn khỉ này thì kiểu gì chúng cũng đu dây được hết, roi cac bac xem

    Trả lờiXóa
  3. Đu dây được là có tài đấy.
    Hình như Việt Nam chưa hề sợ Trung quốc,kể cả khi Trung quốc bắt tay chặt với MỸ.
    Ông Trump là nhà buôn giỏi,Ông nhà nhà đầu tư cực giỏi.Ông cũng là nhà làm thuê giỏi.
    Nhưng nước ANH là chủ của nước MỸ,nước ANH giật dây là nước MỸ sụp đổ.
    Ông Trump nếu làm tổng thống thì quá rõ sức mạnh vượt trội của Việt Nam.
    Nếu chiến tranh Trung Mỹ xảy ra,điều này rất có thể vì mâu thuẫn đến mức xung đột,liệu quân Mỹ tránh khỏi bị luộc nếu thiếu Việt Nam tham gia cùng đánh.
    Việt Nam ngày nay là một nước tư bản đang phát triển,tuy còn quá nhiều tham nhũng nhưng nó cứ phát triển....Do vậy chả phải dựa ai để chiến đấu chống quân thù xâm lược dù đó là nước nào.
    Hãy chờ đợi đấy.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công Sơn bộ đang ngũ mê , quên mất những bài học Chính trị cơ bản rồi . Sau năm 75 , CS thành công chiếm cã nước , nước ta đang ở thời kỳ quá độ tiến lên CNXH , hơn 40 năm nay , ta đang ở giai đoạn CNXH sắp sữa phát triễn . Khi đang giai đoạn Thời kỳ quá độ là ta đã bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản rồi . Giờ này mà còn nói “ VN là 1 nước tư bản đang phát triển “ là sai lầm hoàn toàn với đường lối CS của nước ta , coi chừng bị ghép vào thành phần phản động , bị bọn phản động tuyên truyền xúi dục , có ý đồ bôi xấu nhà nước là nước tư bản .

      Xóa
    2. Cám ơn Công Sơn đã xưng danh cuối ý kiến - để tôi khỏi mất công đọc một thằng khùng bàn chuyện thế sự.

      Xóa
    3. Chỉ 1 thằng khùng Công sơn đã làm mệt mỏi những người lướt qua trang của bác Đại tá.
      Với 1 Duterte mà dư luận biển Đông cùng châu Á xon xao,coi trời bằng vung,tuyên bố như 1 người bị chập điện
      Bầu cử Mỹ,ma mị làm sao khi chọn 1 người còn hơn cả tổng-thống Phi nên Duterte đành công nhận bản thân không là gì khi so sánh với Trump.
      Lẽ nào 3 thằng khùng Cs,Duterte,Trump phá nát cái bình yên của quả đất này.

      Xóa
  4. Các ông Chủ nước VN sang Mỹ ngoại giao chỉ gồm 2 chuyện : 1- Xin được buôn bán để kiếm lợi kinh tế . 2- Đừng thò tay hay ủng hộ để nhằm lật đổ Đảng CS .
    Chiến lược ông Obama là xoay trục về phương Đông : 1-TPP nhằm liên kết buôn các với các nước Châu Á , cô lập bớt kinh tế TQ . 2-tạo tiền đồn quân Mỹ hùng hậu để hù đoạ răn đe TQ . Nhưng chiến lược này chẳng đem lại hiệu quả tốt đẹp nào cã , TQ đem sản phẩm của họ chui lòn vào VN , lập công ty sản xuất tại VN , dán nhãn mác VN để xuất khẩu dùm cho TQ , hưởng lợi y hệt như TQ buôn bán với Mỹ .
    Còn quân sự thì Mỹ chỉ la , hù đoạ nhưng TQ vẫn lấn lướt từ từ tới không dừng bước .
    Xì Trum thì hiểu cặn kẽ TQ và nhất định cản TQ hiệu quả hơn , có thể phỏng đoán Xì Trum xoay trục về phía Nga , xoay trục trở về Mỹ . Lơi dần TQ , vậy thì VN lại bị ơ hờ , chẳng có gì để Mỹ o bế như lúc trước nữa . Hơn 20 năm trước , thời Bill Clinton , Mỹ o bế chìu chuộng lấy lòng VN để mong VN ngã theo Mỹ , hầu ngăn chận ý đồ bành trướng chiếm cã ĐNÁ của TQ , do đó VN có 1 thời gian dài hưởng lợi giao thương kinh tế với Mỹ , du học sinh tăng nhanh chóng , thương mại phát triễn …Nhưng lôi kéo VN chẳng có kết quả lợi gì vì VN chính thực là con hoang của TQ mà lại thâm thụt cán cân mậu dịch mỗi năm 30 , 40 tỉ .
    Nhưng nay có lẽ ông Trum không tha thiết với chiến lược be bờ la hét không hiệu quả mà lại chơi với Nga , lơ là TQ thì VN cũng sẽ bị “ rớt giá “ . Khi đã không còn giá trị nữa thì chẳng có đu dây hay hay quan hệ ngoại giao hiệu quả nữa mà chỉ còn bàn thờ với câu tụng niệm thần chú 6 vàng 4 tốt , chờ ngày tìm trầm mò ngọc trai mà thôi .

    Trả lờiXóa
  5. So sánh Sự ngờ vực của dảng CcVN.với Tàu cộng và Mỹ như thế này
    là giọng điệu của ban tuyên giáo,nhằm trấn an nhân dân !
    Bởi vì trước đây,Mỹ đến giúp mien Nam ngăn chận làn song đỏ thì
    kích động nhân dân chống Mỹ đến cùng vì Mỹ đứng đầu phe tư bản,
    khắc tinh của chế độ CS.miền Bắc,dù đốt cháy cả dãy TS.nhưng nay
    công khai nhường Tàu cộng từ đất liền đến hải đảo thì Kami đang
    tìm cách bênh vực với thủ đoạn "ai cũng như ai" hay nói văn vẻ
    kiểu ca dao "nhập nhằng đắnh lận con đen"!

    Trả lờiXóa
  6. Người nông dân và thợ thuyền ở Mỹ đều thiếu việc làm nên họ dồn phiếu đông cho ông Trump, ông Trump lên ngôi cũng giống như một cuộc cách mạng của Cộng Sản ngày trước, nhưng ngày nay nó lại có một tính cách khác: Người Mỹ đi xuống để hòa nhập vào công đồng chung của thế giới, giao tiếp thân cận với người Nga, người Trung Hoa và người trong khối Ả Rập, chiến tranh của Syria và tranh chấp ở biển Đông phải được dẹp bỏ , nhưng tính chất của người Mỹ vẫn không xa vời với lòng vị tha và nhân ái như thế cương vị của người Mỹ vẫn là kẻ dẫn đường cho thế giới của người văn minh.

    Trả lờiXóa
  7. VNcs ư? Lúc nào cũng chỉ biết "Bụng to trán hói ăn nói linh tinh" thôi!

    Trả lờiXóa

  8. Chẳng theo Tàu cũng chẳng cần theo Mỹ .

    Dân TQ thì mình không biết như thế nào , nhưng người Việt thì mười người thân của mình có cả đảng viên chức tước đều muốn nghiêng về phía Tư Bản .

    Nên từ đấy mình suy luận cái khó cho đảng ở tư thế đu dây chính là lòng dân quá rõ . Ông không chỉ sống làm mặt , làm mũi ở đảng . Ông về với gia đình , với người thân hẳn ông cũng hiểu được cái đa số lấn át của nguyện vọng tránh xa TQ , tránh xa Mác Lê .

    Ông đang bị kẹt giữa uy tín lãnh đạo đảng và đối diện với thực tế than nhân , bạn bè hàng xóm . Một sự giằng co hầu hết các lãnh đạo đảng csvn phải đối diện .

    Mọi thất bại của Đảng từ lịch sử cho đến thực tế đều phơi bày không thể che đậy . Ngày xưa thắng nhưng trước mắt là bại . Bại thảm thương từ tư duy chinh tri lẫn đạo đức phục vụ , bại từ phẩm cho đến cả lượng trước một VN phồn vinh nhưng đầy rủi ro , nợ nần và tài nguyên tiếp tục bị đục khoét phá hoại không cách nào ngăn cản được .

    Đảng đang thừa nhận suy yếu bế tắc , vô lối thoát trước diễn đàn Quốc hội . Đây không còn là tuyên truyền xuyên tạc phản động mà chính là thừa nhận bất lực của chủ thuyết Cọng Sản , con người Cọng sản đứng ra lãnh đạo đất nước trong thời bình . Một thất bại ê chề vì năng nổ và ngu dốt dẫn đến đại phá hoại trong tình trạng VN loè loẹt phấn son , ăn hại và hư thân mất nết .

    Một thế hệ trẻ VN hôm nay có kiến thức vượt trội cha ông trong thời chiến , hiểu biết nhiều về thế giới bên ngoài . Nhưng lại thích hưởng thụ cao vượt quá khả năng của đất nước đang nợ nần phá sản . Thì cái sức mạnh tài nguyên quý báu nào có ích gì ? Nhất là niềm tin vào cấp lãnh đạo nhà nước bị tiêu tán , khi dễ và bài xích Mác Lê cổ hủ lỗi thời .

    Một thế hệ trẻ VN hôm nay có tâm trạng giống như thế hệ trẻ cha ông ở thời điểm trước 1945 tẩy chay nền nho học phong kiến , thoát ly gia đình và gia nhập vào thanh niên đoàn , Việt Quốc đoàn , Việt Minh , Đại Việt , Quốc dân đảng , Đồng chí hội , Quang Phục hội ...vv.. Tuổi trẻ VN hôm nay muốn thoát ly ra khỏi cái kềm kẹp đảng trong nền tảng ý thức Mác Lê hủ lậu .

    Thực trạng xã hội VN là vậy , ông Trọng không dám thừa nhận vì muốn duy trì đảng trị . Càng muốn duy trì đảng trị , càng xa rời với tư duy nguyện vọng của tầng lớp trẻ , càng làm cho lộ xộn chính quyền , càng làm cho đối kháng giữa chính quyền và xã hội bùng phát , càng làm cho VN suy yếu về mọi mặt .

    Nếu VN không ảnh hưởng Tàu thì cũng phải ngã theo Mỹ . Nhưng thực tế con đường phát triển của Tàu cho dù có mạnh hơn Mỹ vẫn là học theo Mỹ và nhờ Mỹ mới được như hôm nay . Nên theo Tàu hay theo Mỹ không quan trọng cho VN trong tương lai . Muốn VN đoàn kết , vững mạnh , chính quyền VN phải theo trào lưu của tuổi trẻ VN là quan trọng nhất .

    Đừng nghỉ đến ai là Tổng thống Mỹ , đừng bận tâm đến ai là Chủ tịch Tàu . Nên bận tâm đến thanh niên sinh viên học sinh VN đang muốn gì , hướng về đâu ? Một chính quyền mạnh là một chính quyền biết kết hợp sức mạnh của tuổi trẻ simh viên học sinh trước mắt , của thanh niên thời đại . Nếu tuyên truyền về Mác Lê không còn hiệu quả chỉ dẫn đến tự diễn biến , tự chuyển hoá thì chính quyền cần phải loại bỏ tinh thần Mác Lê ra khỏi tư duy lành đạo chính quyền .

    Nên để tinh thần Mác Lê và hình ảnh của HCM trong tư thế hoài niệm vẫn có ích hơn vận dụng vào sinh hoạt thường ngày trong đời sống . Sự vận dụng này thanh niên Việt khó nuốt trôi , chi mang lại phản tác dụng , nguy hiểm , thất bại khó lường .

    Không theo Mỹ , chẳng theo Tàu . Hãy theo ước nguyện của thanh niên và sinh viên học sinh Việt . Làm được việc này , mọi chông gai chướng ngại trước mắt đều sẽ vượt qua , mọi khó khăn sẽ được khắc phục , mọi chia rẽ sẽ được hàn gắn , mọi hận thù sẽ tiêu tan và hạnh phúc sẽ đến gần trong mong đợi .

    Thức tỉnh .

    Trả lờiXóa