Cảng Cam Ranh là chìa khóa để Trump thoát khỏi bế Dù
không tham chiến tại Việt Nam một cách trực tiếp nhưng tổng thống đắc cử Donald
Trump vẫn hiểu rất rõ vai trò quan trọng của cảng Cam Ranh đối với cuộc chiến
này, một cuộc chiến mà Hoa Kỳ phải ráng sức ngăn chặn sự bành trướng của thảm
họa Cộng Sản ra toàn vùng Đông Nam Á vào những năm 1960 và 1970. Vai trò quan
trọng của cảng Cam Ranh cũng không hề suy giảm cho những toan tính can dự quân
sự sắp tới đây của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á khi ông Trump trở thành tổng thống
quốc gia này. Các cố vấn quân sự của ông thừa biết điều đó. Bản thân ông Trump
cũng thừa biết điều đó.
Lịch sử ba chìm bảy nổi của cảng Cam Ranh gắn liền với
mọi cuộc hải chiến quan trọng lừng lẫy trong vùng.
Năm 1905, hạm đội Baltic của Sa Hoàng trên đường tấn
công Nhật Bản đã nghỉ ngơi tại cảng Cam Ranh để lấy thêm than, nhiên liệu chủ
yếu cho các chiến hạm của Nga thời bấy giờ.
Hải quân Nhật Bản từ năm 1941 đến năm 1944 đã dùng
cảng Cam Ranh để phát động mọi cuộc hải chiến xâm lược Đông Nam Á, trong đó có
cả tiến chiếm Mã Lai với eo biển Malacca và cả đảo Singapore, lúc bấy giờ là
một đảo thuộc quần đảo Mã Lai. Quân đội Đồng Minh thúc thủ trên bộ tai Mã Lai
trước ưu thế hỏa lực hùng hậu của quân đội Nhật được tiếp tế liên tục xuất phát
từ cảng Cam Ranh.
Hải quân Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch Gratitude liên
tục oanh kích cảng Cam Ranh suốt tháng Giêng năm 1945 nhằm đảm bảo hải lộ Bắc
tiến của mình được an toàn khiến cảng này cùng mọi chiến hạm Nhật còn đóng tại
Cam Ranh hoàn toàn bị phá hủy. Trớ trêu thay, hai mươi năm sau, Hoa Kỳ lại buộc
phải xây lại nơi này thành một căn cứ quân sự Không- Hải lớn nhất nhì Đông Nam
Á, tiếp vận cả trăm ngàn tấn quân nhu cũng như hàng ngàn binh sĩ cho cuộc chiến
ngăn chặn thảm họa Cộng Sản từ hướng Bắc tràn xuống, lăm le tàn sát làm cỏ
người dân ba nước Đông Dương cũng như các nước khác trong vùng.
Sau năm 1975, Hải quân Liên Xô đã sử dụng cảng Cam
Ranh để dự phòng trường hợp xấu nhất là nếu như Trung Cộng có thể tiến chiếm
được Hà Nội và Hải Phòng thì Liên Xô có thể sử dụng cảng Cam Ranh để tiếp tục
tiếp vận quân nhu và kinh tế cho Việt Cộng.
Với hỏa tiễn hiện đại ngày nay thì trên lý thuyết,
đương nhiên không có mục tiêu nào mà không thể bị phá hủy, thế nhưng muốn phá
hủy hoàn toàn cảng Cam Ranh bằng hỏa tiễn cũng rất khó. Cảng Cam Ranh là cảng
nước sâu khiến các đại chiến hạm lẫn tàu ngầm ra vào dễ dàng, nhưng Cảng Cam
Ranh lại nằm sâu kín ở bên trong, có đảo che chắn trước mặt, có đồi cao án ngữ
xung quanh khiến địa dư vô cùng thuận lợi cho phòng thủ và làm khả năng thành
công của đối phương khi tấn công bằng hỏa tiễn bị giảm đi rất nhiều.
Trung Cộng cần đe dọa và đủ sức khống chế eo biển
Malacca cho thiệt nhanh khi cần thiết vì eo biển này là huyết mạnh chuyên chở
dầu hỏa nhập khẩu về cho Trung Cộng. Eo biển này mà bị Hoa Kỳ đóng lại thì
Trung Cộng sẽ không thể đem dầu về cho xứ sở mình để rồi dẫn đến tình trạng
thiếu hụt và tê liệt mọi mặt ngay sau đó. Mức dự trữ dầu hỏa của Trung Cộng chỉ
có thể duy trì trong khoảng một tháng đến sáu tháng là tối đa, nếu như báo cáo
của Bắc Kinh đáng tin cậy.
Vì vậy, sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ nếu có tại
cảng Cam Ranh khiến mọi hy vọng khống chế eo biển Malacca bằng vũ lực của Trung
Cộng không cách gì thực hiện được. Cảng Cam Ranh ở vị thế có thể chận đứng mọi
hải lộ điều quân xuống phương nam của Trung Cộng.
Quyền lợi kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng gắn chặt ở
nhiều mặt thì giới chóp bu của hai xứ sở này dù căng thẳng leo thang vẫn ráng
cố né tránh tối đa sự xung đột khi thấy bất lợi vẫn còn nghiêng về mình nếu
tranh chấp xảy ra. Và từ đó, cảng Cam Ranh bỗng nhiên cưu mang những bí mật
thỏa hiệp giữa Mỹ và Trung Cộng. Muốn Mỹ đừng hiện diện tại cảng Cam Ranh thì
Trung Cộng cần phải nhượng bộ điều gì cho Mỹ và ngược lại, Mỹ cần phải làm gì
để Trung Cộng không thể trú đóng hải quân tại Cam Ranh?
Thế nhưng, Trump ở vào vị thế hết cách chọn lựa mà
phải vứt bỏ những thỏa hiệp ngầm giữa Mỹ Trung về cảng Cam Ranh trước đây nếu
muốn trở thành một vị tổng thống thành công. Tại sao?
Trước hết, tổng thống tân cử Donald Trump hứa hẹn một
cuộc chiến mậu dịch với Trung Cộng để cắt giảm hay xóa bỏ hoàn toàn mức thâm
hụt mậu dịch lên đến trên hai trăm tỷ Mỹ kim trong bao nhiêu năm qua. Trong lúc
vận động tranh cử, chính Trump đã phát biểu gây sửng sốt mọi người như sau: "We
can't continue to allow China
to rape our country", tạm dịch ý là: "chúng ta không thể nào để Trung
Cộng cứ bức hiếp kinh tế đất nước mình mãi." Chữ "rape" là
một chữ rất nặng nề, dùng để chỉ sự hãm hiếp bức dâm. Ông Trump dùng chữ này
trước mọi cử tri cho thấy ông đã có chủ ý và quyết tâm đối đầu thẳng tay với
Trung Cộng về mậu dịch nếu đắc cử. Mức thâm hụt mậu dịch khổng lồ này làm nền
sản xuất của Hoa Kỳ tan nát và khiến tình trạng thất nghiệp trong giới thợ
thuyền lao động lẫn giới tay nghề trí thức, luôn duy trì ở mức quá cao trong
suốt bao năm qua, từ 5 % đến 12 % dân số- theo ước tính của chính phủ Liên
Bang. Con số thực tế được giới chuyên gia kinh tế cho là có thể cao hơn.
Điều quan trọng là thâm hụt mậu dịch quá lớn giữa Hoa
Kỳ và Trung Cộng suốt bao nhiêu năm qua khiến lần hồi các công ty lớn của Hoa
Kỳ lâm vào nợ nần khủng hoảng và bị Trung Cộng thâu tóm. Với phương thức tư bản
nhà nước độc quyền, Trung Cộng dư sức thâu tóm mọi công ty lớn hay quan trọng
của Hoa Kỳ mà không cần lo lắng tính toán đến hậu quả lời lỗ. Trung Cộng càng
thâu tóm nhiều công ty quan trọng then chốt thì nước Mỹ càng không có cơ hội
làm cho thị trường lao động được sáng sủa khi sức bật kinh tế của quốc gia bị
yếu hẳn đi. Đó là chưa kể an ninh kinh tế và quốc phòng của Hoa Kỳ bị khống chế
đe dọa nếu các đại công ty then chốt của Hoa Kỳ ở mọi lãnh vực đều quỵ ngã vào
bàn tay của Bắc Kinh.
Trung Cộng có thể mua một công ty quan trọng của Hoa
Kỳ, lấy được bản quyền và kỹ thuật rồi đóng cửa các cơ sản xuất của công ty này
tại nước Mỹ và mở phân xưởng tại lục địa Trung Hoa khiến thất nghiệp lây lan
hàng loạt không cứu vãn tại Mỹ. Đương nhiên, để che mắt công luận và chính phủ
Hoa Kỳ, Trung Cộng sẽ giữ lại các bộ phận nghiên cứu và phân phối của công ty
vừa bị thâu tóm. Trung Cộng cũng có thể che mắt dư luận bằng cách vẫn giữ mọi
phân xưởng của công ty vừa thâu tóm nhưng lại cung ứng mọi nguyên vật liệu cần
cho sản xuất đem từ Trung Cộng qua khiến hàng loạt các công ty bạn hàng nào giờ
cung ứng nguyên vật liệu cho công ty vừa bị thâu tóm này đi đến phá sản hoặc
phải cắt giảm sản xuất nên sa thải nhân viên hàng loạt.
Qua năm tháng, nước Mỹ lần hồi đã nhận rõ Trung Cộng
gia tăng thâu tóm các công ty quan trọng của đất nước mình khiến nạn thất
nghiệp chỉ có tăng chứ không có giảm như nhiều nhà kinh tế lầm tưởng. Đó là
chưa kể Hoa Kỳ bị chảy máu kỹ thuật tân tiến ở mức độ khủng khiếp khiến kinh tế
đất nước bị chậm lại và thiệt hại không thể ngờ được.
Thặng dư mậu dịch cả trăm tỷ kéo dài từ năm này qua
năm nọ lại càng giúp thêm sức mạnh tài chánh để Trung Cộng thâu tóm các công ty
Hoa Kỳ một cách thoải mái. Tân tổng thống Trump muốn nước Mỹ thịnh vượng trở
lại như những năm 1960 thì không thể nào để thâm hụt mậu dịch lên đến cả trăm
tỷ Mỹ kim cứ tiếp diễn khiến Trung Cộng có thêm tài lực dồi dào mà thẳng tay
thâu tóm hết công ty quan trọng này đến công ty quan trọng khác của Hoa Kỳ ở
mọi ngành, ở mọi lãnh vực từ nghiên cứu đến dịch vụ hay sản xuất.
Không nên lầm tưởng rằng căng thẳng mậu dịch không bao
giờ dẫn đến chiến tranh mà ngược lại, chính những xung khắc về kinh tế mà trong
đó có căng thẳng mậu dịch, là nguyên nhân chủ yếu nhưng rất thầm lặng của mọi
cuộc chiến trong quá khứ. Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng của Hoa Kỳ mở màn đệ
nhị thế chiến ở Á châu cũng là hoàn toàn muốn bức phá ra khỏi sự cô lập kinh tế
áp đặt bởi Hoa Kỳ. Căng thẳng tại biển Đông giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng hiện nay
cũng là ngấm ngầm muốn chia sẻ nguồn dự trữ dầu hỏa cũng như thị trường Đông
Nam Á, đang ngày một sinh động. Đó là chưa kể căng thẳng tại biển Đông cũng ít
nhiều liên quan đến hải lộ mậu dịch vận chuyển hàng hóa qua lại có thể lên đến
40 ngàn tỷ Mỹ kim.
Như vậy, căng thẳng mậu dịch giữa Mỹ - Trung leo thang
ngày càng gay gắt do những ép buộc từ tổng thống Trump sẽ dẫn đến tranh chấp võ
trang nhanh hơn nhiều nhà phân tích lầm tưởng. Những lý lẽ chính đáng như
"tự do hàng hải", "luật biển", "công pháp quốc tế
"không khiến hai nước Mỹ - Trung đối đầu võ trang như thực tế tám năm qua
dưới thời tổng thống Obama mà mọi người đã thấy. Sự can thiệp của Hoa Kỳ tại
biển Đông trong thời quan qua vẫn bị chỉ trích từ mọi giới là quá rời rạc và
giới hạn.
Do đó, tân tổng thống Trump hy vọng nếu gia tăng hiện
diện quân sự tại cảng Cam Ranh sẽ khiến Trung Cộng phải lùi lại mà buộc thỏa
mãn những điều kiện kinh tế mậu dịch mới từ tòa Bạch Ốc để có thể tiếp tục chủ
động đảm bảo hải lộ chuyên chở dầu hỏa qua ngã Malacca vào Hoa lục. Tuy nhiên,
nền kinh tế của Trung Cộng thật sự cần thặng dư mậu dịch trên cả hai trăm tỷ
đối với Hoa Kỳ để tiếp tục tạo công ăn việc làm cho cả tỷ người, nhất là trong
tình trạng kinh tế của Trung Cộng hiện nay đang bị co cụm lại ngày càng tệ hại.
Nếu nay mậu dịch bị thu hẹp hay quân bằng giữa Mỹ Trung thì Trung Cộng lấy
thặng dư ở đâu ra để tiếp tục ổn định an ninh kinh tế và tạo việc làm?
Đảng Cộng Sản còn tồn tại trên quyền lực ở Trung Hoa
hoàn toàn là nhờ vào những hứa hẹn ổn định định kinh tế và tạo việc làm. Thất
nghiệp gia tăng, nhất là thất nghiệp ở giới trẻ gia tăng thì súng ống đâu mà
đảng Cộng Sản cầm quyền có đủ để trấn áp cả tỷ người dân bạo loạn vì bất mãn và
nghèo đói thất nghiệp?
Cho nên, lãnh đạo Trung Cộng không thể nào nhún nhường
và chấp thuận những đòi hỏi của Trump về mậu dịch khiến Trump sẽ tìm đủ cách
hiện diện quân sự tại Cam Ranh nhằm đe dọa thẳng thừng đến Bắc Kinh, buộc Bắc
Kinh nhượng bộ về mậu dịch. Bắc Kinh quyết tâm kháng cự đòi hỏi mậu dịch của
Trump, vì nhượng bộ mậu dịch sẽ là tự sát về chính trị cho Cộng đảng cầm quyền.
Do đó, Trung Cộng lại càng phản ứng gay gắt trước sự hiện diện quân sự của Mỹ
tại Cam Ranh khi biết Trump cố tình sử dụng cảng Cam Ranh như là tiền đồn trong
mưu đồ phong tỏa năng lượng, ép buộc mình phải thay đổi đối sách mậu dịch để
hải lộ dầu hỏa được thông ngang qua Cam Ranh.
Nội bộ chính trường Hoa Kỳ cũng ít nhiều chi phối dẫn
đến quyết tâm của tổng thống Trump dùng cảng Cam Ranh làm sức ép lên Bắc Kinh.
Dù đảng Cộng Hòa đang nắm cả lưỡng viện nhưng không có
nghĩa là Trump sẽ được bọn nghị sĩ tận tâm ủng hộ như các vị tổng thống cùng
đảng tiền nhiệm. Ngược lại, bọn trong đảng chống phá Trump trên mọi mặt cũng
gay gắt không kém gì đảng Dân chủ. Từ lâu, Trung Cộng đã có một mối giao hảo
sâu rộng với giới chóp bu đảng Cộng Hòa. Chính đảng Cộng Hòa chủ trương bắt tay
với Trung Cộng ngay từ những ngày đầu của thập niên 1970 từ kinh tế đến chính
trị nhằm phân tán sức mạnh của Liên Xô. Ngoại trưởng Henry Kissinger và tổng
thống Nixon là hai nhân vật Cộng Hòa ở cương vị cao cấp nhất của chính phủ đã
viếng thăm Trung Cộng đầu tiên trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Giới chức thượng
nghĩ sĩ dân biểu Cộng Hòa trong Quốc hội luôn luôn ủng hộ phê chuẩn quy chế ưu
đãi kinh tế mậu dịch cho Trung Cộng trong suốt bao năm qua mở ra thời đại thâm
hụt mậu dịch kéo dài cho Hoa Kỳ trước Trung Cộng.
Tổng thống Trump đi ngược lại đường lối của đảng Cộng
Hòa gây hấn với Trung Cộng về kinh tế, nhất là trong lãnh vực mậu dịch, nên sức
chống đối ông từ trong đảng chỉ có tăng theo thời gian chứ dứt khoát sẽ không
giảm!
Hơn nữa, những chống đối từ xã hội đối với Trump chỉ
có khuynh hướng leo thang chứ không có suy giảm. Lý do là vì Trump muốn loại bỏ
bớt ảnh hưởng của tài phiệt Do Thái trên chính trường. Nhóm tài phiệt này,
ngoài việc có khả năng thao túng kiểm soát tiền tệ, họ còn là chủ nhân ông của
các hãng truyền thống lớn danh tiếng tại nước Mỹ, nên đủ khả năng lèo lái công
luận tấn công khuyết điểm của ông Trump tối đa hỏa lực để hạ bệ uy tín và làm
sút giảm niềm tin của người dân đối với ông.
Thế hệ của Trump điều hiểu rõ, Hoa Kỳ không đạt được
kết quả như mong muốn tại cuộc chiến Việt Nam khi cố gắng ngăn chận thảm họa
Cộng Sản ở Á châu, không phải là vì giới chức quân sự thất bại, mà chính những
thành công quân sự trên chiến trường đã bị giới truyền thông Mỹ gốc Do Thái
tường trình xuyên tạc khôn khéo để dư luận xã hội lầm tưởng cuộc chiến ngăn cản
thảm họa Cộng Sản tại Việt Nam của Hoa Kỳ là vô nghĩa và đang thất bại. Cuộc
tranh cử cam go của Trump vừa qua cũng đã khiến ông nhận ra giới truyền thông
do Do Thái làm chủ lúc nào cũng chờ sẳn để ồ ạt tấn công ông từ mọi góc cạnh.
Do đó, tổng thống Trump sẽ đi đến hết đường lựa chọn
và chỉ có phát động chiến tranh tại biển Đông hòng buộc Trung Cộng ngoan ngoãn
chấp nhận những điều kiện kinh tế của Trump mới khiến cả nước đoàn kết đứng
đàng sau tổng thống Trump theo truyền thống sẵn có nào giờ của người Mỹ. Cảng
Cam Ranh chính là chìa khóa để mở cửa cuộc chiến tranh này.
Và tổng thống Trump cần dùng cảng Cam Ranh để mở cửa
chiến tranh càng sớm càng tốt vì không có chiến tranh tại Đông Nam Á, nước Mỹ
sẽ chẳng bao giờ giàu có thịnh vượng trở lại như ông Trump mong muốn.
NTD/DLB
------------
Rất tâm đắc với bài viết này.
Trả lờiXóaTrump không yêu Việt Nam.
Trump không muốn ủng hộ chính quyền cộng sản tại Việt Nam.
Nhưng Trump cần đánh bại uy thế đứng đầu thế giới về kinh tế của Trung Quốc, nên Trump phải dùng áp lực quân sự để đánh bại mộng bá quyền của Trung Quốc.
KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VÀ QUÂN SỰ luôn luôn đi kèm với nhau.
Bởi vậy, muốn thắng TQ, Trump phải dựa vào VN để được sử dụng cảng Cam Ranh và các mối quan hệ Liên minh quân sự mà chính quyền Obama đã xây dựng thành công với VN trong 8 năm qua, Trump không thể bỏ rơi VN cho TQ nuốt mất.
Những người cộng sản VN hãy mau chóng tỉnh lại đi. Theo TQ thì các người sẽ chết và sẽ bị Trump tiêu diệt.
Lúc này vẫn còn kịp cho các người lựa chọn TỔ QUỐC HAY LÀ CHẾT?
Hỡi những người còn có chút lương tri trong ĐCSVN hãy dũng cảm đứng lên tiêu diệt thế lực thân cộng cố bám lấy TQ, hãy tạo mọi thuận lợi cho TT Trump để tiêu diệt TQ và cứu lấy giang sơn mình.
Tiên tri vĩ đại của VN 500 năm năm trước, cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói về chiến tranh Biển Đông sẽ do người Mỹ mang binh hùng tướng mạnh từ Phương Tây đến và Việt Nam sẽ "Bất chiến tự nhiên thành" sẽ lấy lại được Hoàng Sa & Trường Sa và người mở đầu việc đó chính là lệnh BÃI BỎ CẤM VŨ KHI SÁT THƯƠNG CHO VIỆT NAM, MÀ OBAMA ĐÃ TUYÊN BỐ TRONG CHUYẾN ĐẾN VN HỒI THÁNG 5/2016. ĐỂ THÂN DẬU NIÊN LAI KIẾN THÁI BÌNH.
Thật sai lầm khi nghĩ vào TK 21 mà Hoa Kỳ vẫn còn cần quân cảng đặt ở nước ngoài.
Trả lờiXóaCứ nằm mơ đi khi cs vẫn còn.
Trả lờiXóaNgày nay tàu sân bay chính là quân cảng. Mỹ chẳng dại đặt căn cứ quâm sự ở nước ngoài mà không là đồng minh thân cận.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaHạm đội Thái Bình Dương Liên Xô cập cảng ghé động đĩ Cam Ranh
74 năm sau chuyến viếng thăm Lầu xanh
Trên đường về Đô đốc Rozhdestvenski
Bị trường kiếm Hiệp sĩ Nhật mượn cổ vỡ đầu !
Nhưng Mã Giám Sinh không hài lòng
Trai lơ Mạc Tư Khoa Sở Khanh
Bất tài không cung cấp nổi cho Mã Giám Sinh thông tin tình báo
Khi đồng chí ma cô Khựa đánh bất thình lình
Thời điểm cuộc đụng độ hải chiến Tàu-Việt năm 1988 tại đảo Trường Sa !
Có ai ngờ về sau biết rằng :
Lầu xanh Cam Ranh - trạm thu thập tình báo đã bị phóng đại
Phân tích tình báo Hoa Kỳ hình ảnh vệ tinh
Vài cột dây trời anten hư hỏng nặng
Liên Xô bắt đầu kiệt quệ phá sản
Dấu hiệu cho thấy Mạc Tư Khoa
Quyết định đóng cửa Nhà thổ Cam Ranh
http://1.bp.blogspot.com/-axbvIG29WG0/Vog9omOxJNI/AAAAAAAB7rE/b_2R6x3pip0/s1600/Tau%2Bla%2Bdau%2Bnam%2Bxong%2Bdat-babui-danlambao.jpg
Sự sụp đổ Liên Bang Xô Viết năm 1991
Tiến trình rút khỏi nhà điếm Cam Ranh diễn ra nhanh chóng hơn
Kỹ nữ Cam Ranh lại trang điển tân trang
Mở cửa lại thanh lâu chào hàng khách cũ
Hai nước cựu thù Trung Quốc - Hoa Kỳ
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2015/10/Vung-len-ngu-dan-Cam-Ranh-anh-hung-.jpg
Bối cảnh hiện sử Vịnh Cam Ranh như lá bài cào
Mặc cả thương lượng chiến lược
Trong xung đột với Tàu bành trướng ngoài Biển Đông
Có ba chàng ngự lâm rơi tròng ốm nhòm kén rể
Chú rể Tàu khựa ???
Chắc chắn loại bỏ
Vì tranh chấp Hoàng Sa - Trường Sa
Cả trên đất liền biên giới Bắc
Chưa kể chiến tranh kinh tế văn hóa Hán hóa
Chưa kể chuyện tình duyên bẩn MỴ CHÂU - TRỌNG THỦY đốn hèn !
Chú rể Chú Sam Hoa Kỳ ???
Tại sao lại không - Why not ???
Hoa Thịnh Đốn đã ve vãn Hà Nội
Ghé lại chơi Lầu Xanh Cam Ranh
Vừa rồi Hàng không mẫu hạm tạt ngang Biển Đông
Chú rể Mỹ Jim Webb về thăm Hè xứ vợ
Da diết Thanh lâu đêm mầu hồng !!
http://4.bp.blogspot.com/-oUQ59H1L3Yk/Vj4gu3ey8iI/AAAAAAAABn4/yUR_FTsGR5M/s1600/Ngay%2Bhoi%2BTap%2Btam%2Bvong.jpg
Chú rể chà dà Ấn Độ chà và ???
Từ chuyến công du Thủ tướng Rao rao rao ...
Việt Nam chấp nhận lời đề nghị làm rể
Vào ngày 6 tháng 9 năm 1994
Nhưng Chú rể chà dà Ấn Độ ốm còm như đạo sĩ
Như Ông Đạo Dừa miền Nam xưa
Có lẽ ứng viên không còn sáng giá
Điều này khó có khả năng xảy ra
Do tiềm lực quân sự tiềm năng sinh dục
Làm sao thỏa mãn tối đa
Kỹ nữ Cam Ranh
Gái điếm - gái gọi - gái giang hồ - gái chọi - gái bao
Ranh mãnh đú đởn ranh con !
Lồn sành ghe đá như các cô chiêu ghe ghẻ hôm nay
Vợ của các cậu ấm đỏ sứt vòi !
Khoảng cách giữa Ấn Độ và Vịnh Cam Ranh khá xa
Chú rể hải quân Ấn Độ sẽ đối mặt với nhiều khó khăn
Chưa kể xa mặt cách lòng !
Kỹ nữ Cam Ranh
Gái điếm - gái gọi - gái giang hồ - gái chọi - gái bao
Ranh mãnh đú đởn ranh con !
https://1.bp.blogspot.com/-xTyWp9DNJeQ/VqBHe0wBbwI/AAAAAAAB8kU/mPpfwuJ9NT8/s1600/Tien%2Btoi%2BDai%2BHoi%2B12-babui-danlambao.jpg
Thế là Chuyện Tình kỹ nữ Cam Ranh:
Quá khứ bao lần dở dang -
Hiện tại bấp bênh -
Tương lai mộng triệu bập bềnh
TRIỆU LƯƠNG DÂN
Ở đâu trên thế giới này có căn cứ Mỹ và nhà máy MỸ thì ở đó có Tiền Trung quốc.Chính phủ Mỹ có tiền trả lương cho công chức thì xin Trung quốc.
Trả lờiXóaViệt Nam chưa lúc ngửa tay xin tiền Mỹ tiền TÀU dù đó là một âm mưu từ lâu.
Thật ra Tàu và Mỹ có đội quân đánh thuê chuyên nghiệp.Suy cho cùng chả danh dự gì mà ka cho lắm.
Công Sơn