Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

“Âm đức” là gì? Làm thế nào mới tích được “âm đức”?


Từ xưa đến nay, trong các tác phẩm văn học hay ngoài cuộc sống đời thường, chúng ta thường nghe nói đến những từ như: “âm phúc”, “âm đức”, “âm công”. Nhưng trong văn hóa truyền thống, những từ ngữ này được hiểu chính xác là gì?

Kỳ thực, nhiều người chưa hiểu rõ ý nghĩa của những từ ấy, đặc biệt là từ “âm”. Từ “âm” ở đây không có nghĩa là âm phủ, số âm hay âm dương. Từ “âm” trong “âm công, âm đức, âm phúc” mang ý nghĩa là ám, tức là thầm lặng, ngầm, âm thầm, kín đáo, không hiển lộ ra bên ngoài. Điều này có nghĩa rằng, người làm việc thiện phải làm được ở trong thầm lặng, trong kín đáo, trong lặng lẽ, không phô trương.
Cổ ngữ có câu: “Người có âm đức, tất sẽ có âm báo”. Ý nghĩa rằng, người nào âm thầm làm việc thiện tích đức thì Thượng Thiên cũng sẽ âm thầm ban phúc báo cho họ. Người âm thầm làm việc tốt sẽ tích được “âm đức” và việc làm nhân đức đó của họ sẽ được Thượng Thiên ghi công lại, gọi là “âm công” và ban phúc cho họ gọi là “âm phúc”.
Văn hóa truyền thống luôn cho rằng, hết thảy danh tiếng, tài vận, phúc lộc của một người ở đời này đều là do đời trước đã tích được đức mà sinh ra. Người nào có được loại “âm đức” này, Thượng Thiên sẽ ban thưởng xứng đáng cho người ấy.
“Âm đức” là tinh hoa của văn hóa truyền thống, là thể hiện tâm tín Phật hướng thiện, kính sợ Thần linh, tin vào “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.
Từ “Âm đức” xuất hiện đầu tiên trong cuốn “Thượng thư”. Trong đó viết rằng: “Duy thiên âm chất hạ dân”, ý tứ là: Ở trong sâu thẳm, Trời đang bảo hộ che chở cho con người. Đây là tư tưởng mộc mạc, thẳng thắn và chân thành nhất của con người cổ đại đối với Thiên mệnh. Thời cổ đại, các giá trị đạo đức của con người luôn được đề cao và coi trọng, vì thế họ tin rằng, mệnh của một người là do Thượng Thiên an bài và Thượng Thiên sẽ luôn ở trong âm thầm mà che chở, phù hộ cho họ.
Trong cuốn “Âm đức văn”, “âm đức” còn mang ý nghĩa Thiên nhân cảm ứng. Yêu cầu mọi người tự mình tích nhiều âm đức, âm công, hành thiện, làm việc tốt nhưng đừng khoa trương ở khắp mọi nơi, chỉ cần lặng lẽ, âm thầm đi làm là được bởi vì Thượng Thiên là “cảm ứng” được lòng người. Cho dù một người làm việc thiện mà không ai biết thì Văn Xương Đế Quân (Vị Thần chủ quản công danh phúc lộc) cũng sẽ âm thầm phù hộ và ban phúc lộc cho người ấy.
Vậy làm việc thiện mà thể hiện ra cho mọi người cùng biết thì có phải là “âm đức” không?
Làm việc thiện dù âm thầm hay thể hiện ra ngoài, muốn biết có tốt hay không cần phải xét xem cái tâm của người ấy, nhưng về cơ bản đều là những hành vi tốt đẹp, đáng được ca ngợi.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp lại chưa hẳn đã là làm việc thiện chân chính.Ví như, một số người làm việc thiện nhưng lại mong muốn để người khác biết đến nhiều hơn, để người khác tôn kính mình hơn, coi trọng mình hơn, để xã hội tán dương mình hơn từ đó mà báo đáp mình. Như vậy, chẳng phải việc thiện ấy đã tự nhiên chuyển hóa thành phương tiện để người đó truy cầu cái “danh” và cái “lợi” cho bản thân mình rồi sao?
“Âm đức” là thiêng liêng, cho nên nếu làm việc thiện mà cố ý khoa trương bản thân để được “danh” và “lợi” thì hiệu lực của “âm đức” sẽ tự nhiên mất đi và cũng không tích được “âm công”, cũng liền khởi không được tác dụng chân chính của hành thiện.
Từ lý luận này, xem ra chỉ có không màng “danh lợi”, lặng lẽ làm việc thiện thì mới thực sự là hành thiện tích đức chân chính.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
---------------

12 nhận xét:

  1. "Âm đức" đơn giản nhất là không hại người.
    Xin bàn thêm về kinh tế. Chắc chắn GDP của VN hiện nay là dưới 1.000 USD. Không phải trên 2.000 USD như mấy lão Cuội Đỏ chém gió.
    Theo các kinh tế gia thế giới năm 2004 phân tích cho trường hợp VN dựa vào Nguyên tắc 72.
    Đây là một mẹo phân tích trong đó nếu lấy số 72 chia cho tốc độ tăng trưởng, kết quả là một ước lượng gần đúng với số năm cần thiết để con số ban đầu tăng gấp đôi.
    Công cụ nhỏ bé này rất tiện lợi nếu bạn muốn so sánh tốc độ tăng trưởng của các nước. Ví dụ, với mức tăng trường dân số hàng năm là 1,5%, tăng trưởng GDP 7% của Việt Nam hiện nay tương đương với tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người 5,5% mỗi năm. Nguyên tắc 72 cho thấy là thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng gấp đôi trong khoảng 13 năm. Nói cách khác, đến khoảng 2017 thì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam mới sẽ đạt 940 USD (từ mức 470 USD/năm/2004).

    Trả lờiXóa
  2. Dân lương thiệnlúc 21:07 28 tháng 11, 2016

    ÂM ĐỨC là những việc làm vì người khác mà không cần người ta biết đến.
    Những người làm việc vì ÂM ĐỨC thì không bao giờ nghĩ đến TÍCH ÂM ĐỨC

    Trả lờiXóa
  3. Bọn vô thần thì làm gì biết đến từ " âm đức,âm công " mà bàn cho phí công !

    Trả lờiXóa
  4. Vậy loại người nào khi chết sẽ thành âm binh?
    Ai biết nói giùm.

    Trả lờiXóa
  5. Thí dụ như bác Trọng già khú đế vẫn ở lại làm theem vài nhiệm kỳ nữ là âm đức chứ gì. Thế thì em hiểu

    Trả lờiXóa
  6. Tôi biết rất nhiều người dù có những hiểu biết khác nhau về âm đức, nhưng họ đều rất coi trọng âm đức.Đối với một số người trong đó có đông đảo những cán bộ, đặc biệt, có rất nhiều cán bộ lãnh đạo cao câp rất lo phần âm đức. Họ hằng năm đều mời những cao tăng làm lễ cầu an cho mình và cho gia tộc.Họ thấy mình thăng quan tiến chức đều đều nên rất tin.Riêng tôi nhận thấy họ không biết một điều quan trọng đễ có âm đức là họ không biết tu tâm dưỡng táng nhất là trong lĩnh vực hành động quan trọng nhất của họ là đường lôi chính sách, làm sao đối với dân, với con người không ác độc, tàn nhẫn, không cướp bóc, đẩy người dân tới chỗ khốn cùng, buộc phải dùng cái ác để đối phó như đang xảy ra hiện nay.Như thế, với đường lối chính sách sai lầm thì Thần và người đều oán giận. Làm sao có dặng âm dức?Các vị tăng lại răm rắp cầu cúng cho họ mà không biết giáo hóa họ. Họ đang trượt dài trong tham sân si. không sám hối làm sao có âm đức cho đặng KM

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người biết xỉ nhụclúc 18:55 29 tháng 11, 2016

      Lũ kẻ cướp vì quá tham lam độc ác, vì sợ bị phạt nên cố làm một vài "việc tốt" và cố tổ chức cầu cúng thật linh đình, đó không phải là hành động tích âm đức. Đó chỉ là biểu hiện sợ hãi vì cuộc sống đê tiện của mình.

      Xóa
  7. Tôi cứ tưởng ,chính phủ giá đổi khoảng 40-50% gì đó thôi ,không ngờ các số liệu chứng đưa ra giá đối 60-70% lần /

    Trả lờiXóa
  8. bắt toàn dân phải quốc tang 1 người mà thế giới gọi là kẻ độc tài, thế mới gọi là chế độ độc tài, mai mốt phải quốc tang mỗi khi có đồng chí nào bên kia biên giới tử nạn, hahha

    Trả lờiXóa
  9. Tham nhũng thì hàng ngàn tỷ, bỏ ra vài chục triệu làm âm đức. Không biết loại người đó có được đấng bề trên phù hộ không nhỉ...?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có đấy! Đáng ra họ ở tầng 18, nhờ nôn ra vài chục triệu nên bề trên chiếu cố cho ở tầng 17. Nên khuyến khích bọn quan tham sám hối bác ạ.

      Xóa
  10. ÂM ĐỨC là phạm trù rộng lớn,trong bài này và ý kiến trên diễn đàn không thể phản ánh hết.
    Sự thật là Nhân Dân ta rõ về ÂM ĐỨC,do vậy phe nào không có ÂM Đức thì không ủng hộ và tìm mọi cách chống lại cho bằng được.
    Núp bóng hữu thần để lừa đảo và tiêu diệt vô thần,nắm chính quyền là tha hồ chém giết,hốt của viện trợ MỸ đến mạt.Bày đặt xưng hùng viễn chinh đến nước Việt để hốt của ngay cả ngân sách nước nhà,coi tính mạng con dân nước mình như cỏ rác,chết mặc xác miễn là có cái chiến thắng giả dối.
    Mang danh nghĩa có thờ thần mà quá ác nên nó cứ lụi tàn từ từ mới thật đáng sợ.
    Ta khóc cho ai khi chỉ còn cái thẻ bài,đưa thẻ bài ra mà nó không cho nhập khẩu vào nước nó nếu không đưa vả vài vạn đô.
    Đó là thiếu âm đức.Sự thật là cái bọn tham nhũng tham ô hiện hành cũng đều chung số phận.
    Số phận cay nghiệt nhất là mất giống.
    Sống có ÂM ĐỨC thì sẽ có PHÚC ĐỨC dù anh là ai.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa