Những học giả bảo rằng họ biết chắc chính sách đối
ngoại của Donald Trump - Tổng thống được chọn sẽ định hình ra sao, thì đều đang
sa vào sự phỏng đoán mơ hồ. Tuy nhiên, khi các đối tác quốc tế của Mỹ đau đầu
xác định cái hình thù của những kế hoạch của ông ấy thì vẫn có ít nhất hai nhóm
tài liệu nguồn mà họ có thể lấy làm căn cứ. Thứ nhất là những tuyên bố của
Trump trong suốt chiến dịch tranh cử vừa qua về chính sách đối ngoại; thứ hai
là những bài viết của các cố vấn an ninh quốc gia thân cận nhất với ông ấy.
Khi nói tới cách tiếp cận châu Á của vị tổng thống vừa
được chọn, hai căn cứ này chỉ ra hai chiều hướng khác nhau: sự cắt giảm chi tiêu
và chủ nghĩa đơn phương. Những viễn cảnh khác nhau này vẫn có giá trị nhất
định. Chẳng chiều hướng nào cần tới một chính sách đối ngoại xoay quanh hệ
thống các liên minh, các quy tắc và các chuẩn mực đã giúp Mỹ duy trì vị thế
lãnh đạo trong trật tự quốc tế từ năm 1945. Cùng với sự bất định trong những
mục tiêu của Trump ở châu Á và những công cụ ông ấy nói sẽ dùng để theo đuổi
những mục tiêu này, thì sự thiếu vắng vai trò lãnh đạo theo nguyên tắc và dễ
đoán biết của Mỹ có thể dẫn tới một sự chuyển biến đầy bất ổn của thế cân bằng
quyền lực tại khu vực này trong tương lai gần.
Chính sách đối ngoại, cụ thể là đối với châu Á, chiếm
phần khá nhỏ trong chiến dịch tranh cử của Trump. Khi vấn đề chính sách của Mỹ
đối với châu Á được đưa ra thì Trump lợi dụng cơ hội này để nhấn mạnh thế giới
quan "nước Mỹ trước hết" mà ông ấy phỏng theo nhà biệt lập chủ nghĩa
Charles Lindberg, phê phán các hợp đồng thương mại và hứa hẹn trả đũa kinh tế
đối với những ai làm tổn hại các lợi ích của Mỹ. Quả thực, trong suốt giai đoạn
tranh cử, Trump dường như đã đánh giá các chính quyền châu Á chủ yếu qua lăng
kính kinh tế, thường coi họ như là những kẻ phá hoại đáng bị trừng phạt.
Cũng như Hillary Clinton, Trump phản đối TPP trong
suốt chiến dịch tranh cử của mình. Nhưng ông ấy còn chỉ trích cả những hợp đồng
thương mại tự do khác, cam kết đặt dấu chấm hết cho một loạt liên kết kinh tế
quốc tế của Mỹ. Trump hứa sẽ coi Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ trong suốt
100 ngày đầu nhận nhiệm sở - một lời đe dọa có lẽ sẽ lỗi thời và không gây ra
hậu quả đáng kể, do Bắc Kinh hiện nay giữ đồng tiền của họ ở mức cao nhân tạo.
Đáng lo hơn là cam kết của Trump sẽ áp đặt biểu thuế 45% đối với hàng nhập khẩu
từ Trung Quốc. Một chính sách như vậy sẽ kích hoạt một cuộc chiến tranh thương
mại, dẫn tới một cuộc suy thoái rộng khắp, làm mất hàng triệu việc làm ở Mỹ và
gây hại cho nền kinh tế của một số đồng minh thân thiết của Mỹ, bao gồm Nhật
Bản và Hàn Quốc. Các cố vấn chiến dịch của Trump đã thu hẹp biểu thuế kể trên,
nhưng chẳng ai trong số họ cố gắng xóa bỏ nó.
Khi nói đến các vấn đề an ninh ở châu Á, Trump dường
như không có quan điểm tích cực nào mà chỉ kiên quyết chọn trừng phạt kinh tế
như là một công cụ của chính sách đối ngoại. Ông ấy nói rằng chính sách thương
mại của Mỹ có thể buộc Trung Quốc xuống thang ở biển Nam Trung Hoa và cho rằng
Mỹ nên sử dụng đòn bẩy kinh tế để gây áp lực buộc Trung Quốc kiềm chế Bắc Hàn -
một "vấn đề" mà ông ấy nói là Bắc Kinh có thể giải quyết "chỉ
bằng một cú điện thoại". Trump hình như tin rằng biểu thuế đánh vào đồ
Trung Quốc cũng phù hợp với hy vọng của ông ấy về quan hệ được cải thiện với
Bắc Kinh.
Trump bộc lộ sự thù ghét sâu sắc đối với những giao
ước lâu dài của Mỹ ở châu Á, bao gồm những giao ước về không phổ biến hạt nhân
(ông ấy khuyến khích Nhật Bản và Nam Hàn phát triển vũ khí hạt nhân của riêng
họ) và về an ninh của các đồng minh trong khu vực. Thỉnh thoảng ông ấy đề nghị
Nhật Bản và Nam Hàn thanh toán đầy đủ cho việc sử dụng lực lượng quân sự Mỹ
trên lãnh thổ của họ, khẳng định rằng nếu họ không làm vậy thì Mỹ có thể sẽ rút
quân. Chuyện chia sẻ gánh nặng trong các liên minh của Mỹ chẳng có gì là mới
mẻ, nhưng những lời chỉ trích của Trump lại khiến các đồng minh châu Á của Mỹ
lo lắng bởi chính những gì mà chúng để lộ ra: Trump dường như không biết rằng
nhờ đóng góp tài chính của Tokyo và Seul mà Nhật Bản và Nam Hàn là những nơi ít
tốn kém nhất trên thế giới (gồm cả Mỹ) cho việc đặt các lực lượng Mỹ; ông ấy
cho rằng quan hệ của Mỹ với các nước này chẳng mang lại giá trị nào về kinh tế
và chiến lược; và ông ấy dường như không có đủ sự tôn trọng các đồng minh của
Mỹ để có thể thảo luận vấn đề chia sẻ gánh nặng, một cách riêng tư sau cuộc bầu
cử thay vì một cách công khai trong suốt chiến dịch tranh cử như thế.
Tóm lại, chính sách của Trump về châu Á phản ánh một
sự pha trộn kỳ quái của chủ nghĩa biệt lập mới và chủ nghĩa Jackson mới, cùng
với một sự sùng bái gần như mang tính giáo lý và một thiên hướng chọn trừng
phạt kinh tế như một công cụ trong chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, những cố
vấn về châu Á thân cận nhất của Trump dường như ủng hộ một cách tiếp cận hoàn
toàn khác.
NHỮNG NGƯỜI
QUANH TRUMP
Các cố vấn về châu Á của vị tổng thống được chọn có
thiên hướng nghi ngờ sâu sắc đối với Trung Quốc và ủng hộ một chính sách đối
ngoại đơn phương, bằng sức mạnh của Mỹ tại khu vực này. Trong bài viết trên
Foreign Policy vào hôm trước ngày bầu cử, Alex Grey và Peter Navarro, hai cố
vấn của Trump, đã giải thích quan điểm của Trump về châu Á - cái quan điểm mà
họ liên hệ với lời kêu gọi của Ronald Reagan về "hòa bình nhờ sức
mạnh". Họ đòi hỏi chấm dứt đóng băng ngân sách quốc phòng, mở rộng đáng kể
Hải quân Mỹ lên tới 350 tàu, và một sự hiện diện quân sự mạnh mẽ hơn ở châu Á
so với mức mà chính quyền hiện hành duy trì theo cái gọi là "tái cân
bằng" của họ đối với khu vực này. Grey và Navarro nhắc lại chủ nghĩa hoài
nghi của Trump về vai trò trung tâm của nền thương mại quốc tế trong chính sách
đối ngoại của Mỹ, và khẳng định rằng các đồng minh của Mỹ sẽ được đề nghị
"một cách đầy tôn trọng" hãy chi thêm tiền cho lĩnh vực quốc phòng
của họ. Tuy nhiên, khác với thiên hướng cắt giảm chi tiêu của Trump, họ đưa ra
cái nhìn của một người thượng đẳng chủ nghĩa về sự hiện diện của Mỹ ở khu vực
châu Á - Thái Bình Dương, theo đó thì sự áp đảo không ngừng về quân sự của
Washington sẽ hạn chế những nguy hại rõ ràng do Trung Quốc gây ra.
Sau cuộc bầu cử, Trump đã nói chuyện điện thoại với
Tổng thống Đại Hàn Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, nhắc lại các
giao ước về quốc phòng của Mỹ với Nam Hàn và Nhật Bản (ông ấy cũng gặp Abe ở
New York hôm 17/11). Những cuộc đối thoại này có vẻ đã diễn ra suôn sẻ. Tuy
nhiên, vấn đề thực sự đối với các đồng minh của Mỹ không phải là việc Trump có
hủy bỏ các giao ước của Washington về an ninh hay không; một việc sẽ gặp phải
sự phản đối gay gắt của Quốc hội, của giới quân sự và các nhân viên dân sự, và
là việc không thể xảy ra. Thay vào đó, vấn đề thực sự đối với họ là liệu Trump
có làm tan rã những liên minh đúng nghĩa bằng cách giảm sự phối hợp của Mỹ với
các đối tác xuống tới mức họ cảm thấy rằng họ bị Mỹ bỏ rơi hay không.
Cuộc điện đàm đầu tiên của Trump với Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình, hôm 14/11, cũng để lại nhiều thắc mắc. Hai nhà lãnh đạo đã
cam kết hợp tác và tăng cường quan hệ, song những quan điểm được đưa ra trong
chiến dịch tranh cử của vị tổng thống được chọn có lẽ khiến Trung Quốc nghi
ngại. Cùng với chủ nghĩa hoài nghi của Trump đối với các liên minh của Mỹ,
những tín hiệu kết thân với Trung Quốc này khiến các đồng minh châu Á của
Washington có thêm lý do sợ hãi rằng Tổng thống Mỹ tới đây sẽ theo đuổi mục
tiêu kết hợp với Bắc Kinh thành bộ đôi siêu quyền lực: một kiểu thỏa thuận G2
mà những lợi ích của các nước nhỏ hơn sẽ bị bỏ qua hoặc bị vứt xó. Thiên hướng
bài Trung Quốc của Trump và sự tán thưởng của các cố vấn với chủ nghĩa đơn
phương có lẽ sẽ khiến cho điều ấy khó xảy ra. Nhưng chẳng thể cắt nghĩa được
tại sao chính quyền Trump không những không trừng phạt Trung Quốc về kinh tế và
thiết lập sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á, mà lại còn phải nhường thế chủ
động trong một số vấn đề an ninh cho Bắc Kinh. Tất nhiên, Trump có thể thay đổi
quan điểm về Trung Quốc và về các liên minh của Mỹ khi ông ấy nhận nhiệm sở.
Song ngay cả khi bộ đôi Mỹ-Trung hoàn chỉnh là không thể có được trong thực tế,
thì sự thật là các đồng minh của Mỹ vẫn có lý do để sợ hãi. Điều đó cho thấy
những tuyên bố thất thường của Trump đã làm tổn hại uy tín của Mỹ.
CHÂU Á LÀ
GIẢI PHÁP TÌNH THẾ?
Theo lời các học giả về chính sách đối ngoại đã kể
trên, thì có lẽ sẽ mất vài tháng để chính quyền mới định hình một chiến lược về
châu Á. Với sự thất thường của Trump, ông ấy có lẽ sẽ không xây dựng một chiến
lược hoàn thiện: thay vì chọn món từ bữa buffet của chủ nghĩa Jackson mới và
chủ nghĩa đơn phương, ông ấy lại cắt nghĩa "nước Mỹ trước hết" theo
sự thay đổi của hoàn cảnh.
Nếu như những nét tích cực trong quan điểm của Trump
về châu Á còn chưa sáng tỏ thì những lỗ hổng của nó lại là rõ ràng. Những tuyên
bố của Trump và của các cố vấn chưa hề nhắc tới các tổ chức quốc tế như ASEAN
hay diễn đàn APEC, cũng chưa đặt ra vấn đề quyền con người và pháp quyền như là
những nguyên tắc trong chính sách đối ngoại. Trump và các cố vấn ra tín hiệu
không đáng kể theo đó họ tin rằng các liên minh của Mỹ không chỉ là sự giao
thương đơn thuần, và rằng Mỹ nên hợp tác chặt chẽ với các chính quyền châu Á
thay vì cứ định kỳ lại tự đẩy mình vào khu vực này khi nào những lợi ích của Mỹ
thúc bách. Tóm lại, vị tổng thống được chọn và các cố vấn của ông ấy đã đưa ra
một vài chỉ dấu cho thấy họ muốn đóng vai trò xây dựng trong trật tự quốc tế:
một mạng lưới những hiệp định, những chế độ, những chuẩn mực, những luật lệ mà
Mỹ đã góp công kiến tạo từ năm 1945. Nếu những người bảo thủ truyền thống chiếm
hết các vị trí trong chính quyền Trump thì có lẽ họ sẽ làm dịu bớt khoản thâm
hụt kể trên. Song điều đó cũng không thay đổi được thực tế là lần đầu tiên kể
từ năm 1945, tổng thống được chọn của Mỹ lại dường như ít quan tâm đến chuyện đóng
góp tích cực cho cái hệ thống đã duy trì vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.
Nếu Mỹ không thể giữ được trật tự thế giới ấy, thì
điều đó có thể gây ra một vài sự phát triển tiêu cực trong thế cân bằng quyền
lực ở châu Á. Đầu tiên, các quốc gia vừa là đối tác với Mỹ vừa có quan hệ gần
gũi với Trung Quốc có thể sẽ trượt về phía Bắc Kinh. Xu hướng ấy tỏ ra mạnh
nhất ở khu vực Đông Nam Á, nơi mà nhiều chính quyền hy vọng thu được lợi ích
lớn hơn từ quan hệ kinh tế của họ với Trung Quốc; Malaysia
và Philippines
đã bắt đầu theo xu hướng này. Những nước thuộc ASEAN có thể cho rằng Washington
đang thu mình, nếu không phải về mặt quân sự thì là về mặt ngoại giao và liên
kết, và sẽ ngừng đối đầu với Trung Quốc trong các vấn đề như bồi đắp đảo và xây
dựng một bộ quy tắc ứng xử ở biển Nam Trung Hoa. Vì thế Mỹ có thể sẽ mất đi các
đối tác chính trị mà lực lượng quân sự được tăng cường của nó có đủ sức mạnh để
bảo vệ.
Với sự lệ thuộc lâu dài vào các giao ước an ninh với
Mỹ, các đồng minh của Washington
có vẻ như sẽ hợp tác một cách thận trọng với chính quyền sắp tới. Khi những chi
tiết về cách tiếp cận của Trump đối với các liên minh của Mỹ trở nên rõ ràng
hơn, thì họ có thể chọn cách tăng cường sự độc lập về an ninh của mình, đẩy
mạnh chi tiêu quốc phòng và hợp tác quân sự với nhau. Họ cũng có thể cố lấp một
số lỗ hổng do vị thế sụt giảm của Mỹ để lại, như hỗ trợ an ninh cho các nước
Đông Nam Á chẳng hạn. Tuy nhiên, ngay cả khi Trump nỗ lực hết mình thuyết phục
các đồng minh lâu đời của Mỹ thì ông ấy vẫn phải đối mặt với một thử thách
nghiệt ngã: tổn hại - do những lời chỉ trích cũng như những lời cổ súy chủ
nghĩa đơn phương và ca ngợi tính bất định, của ông ấy cùng các cố vấn đã gây ra
- sẽ không dễ khắc phục.
Hy vọng lớn nhất của Trung Quốc là vị tổng thống được
chọn sẽ là con người của sự giao dịch, đúng như ông ấy tự mô tả mình trong suốt
chiến dịch tranh cử, muốn đoạn tuyệt với các đối tác của Mỹ và tiến hành làm
việc với Bắc Kinh. Trường hợp tệ nhất là Trump sẽ đề ra những chính sách quân
sự thất thường và những chính sách kinh tế mang tính trả đũa, gây ra sự bất ổn
ở châu Á. Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục tăng cường quân sự và tìm cách đẩy
mạnh những thành quả chính trị gần đây của họ trong quan hệ với Malaysia,
Philippines và các nước khác trong khu vực. Nhưng họ sẽ không có những hành
động thu hút sự chú ý trong giai đoạn đầu của chính quyền Trump - chẳng hạn như
tuyên bố một khu vực nhận dạng phòng không, hay chiếm đoạt một bãi đá ngầm khác
ở Biển Đông - sao cho nguy cơ trả đũa từ Washington
chỉ là một trở ngại ngắn hạn. Bắc Kinh có lẽ sẽ đánh giá kỹ lưỡng chính quyền
mới ở Mỹ trước khi có bất kỳ động thái nào.
Mặc dù những chi tiết rõ ràng trong chiến lược của
Trump về châu Á là không đáng kể, song vẫn có vài điều đã có vẻ sáng tỏ. Một
tương lai bất định đang đón chờ một khu vực đã quen với sự lãnh đạo theo nguyên
tắc và dễ đoán biết của Mỹ. Trong hoàn cảnh mới ấy, những người bạn và những kẻ
thách thức đều không nên bị lên án khi cho rằng họ không thể dựa vào Washington như trước đây
được nữa. Các đồng minh của Mỹ nên chuẩn bị tâm thế vững vàng chống lại các
chính sách của Mỹ khi cần thiết, và buộc Washington
phải có trách nhiệm với những giao ước của nó. Những chính trị gia quốc tế chủ
nghĩa ở cả hai đảng sẽ tìm cách trấn an các đối tác của Mỹ về giao ước vẫn còn
hiệu lực của nó, nhưng chiến thắng đáng kinh ngạc và sự vượt lên của Trump lại
kể một câu chuyện khác.
Có một sự trớ trêu đầy đau đớn đối với châu Á, nằm
trong những hệ quả từ cuộc bầu cử của Trump. Chính sách tái cân bằng của chính
quyền Obama ở châu Á, bất chấp những khiếm khuyết của nó, đã cố chứng minh cho
thấy châu Á thấy rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc không thể bù đắp được sự suy
yếu của Mỹ. Chiến thắng của Trump và của chính sách ngoại giao "nước Mỹ
trước hết" còn phôi thai của đội ngũ của ông ấy có thể thôi thúc các nước
châu Á từ bỏ Washington. Song những điều này cũng chẳng hơn gì những dự đoán đã
kể ở trên vào một thời điểm tai biến chính trị mang tính thời đại. Hy vọng là
chúng đều sai: châu Á quá quan trọng đối với Mỹ, còn Mỹ đối với châu Á, xin cứ
để nó điều ngược lại.
Mira
Rapp-Hooper (Nguồn: Foreign Ffairs - Deciphering Trump's Asia
Policy - Người dịch: Đào Anh Dũng)
-------------
Các đời TT Mỹ xưa nay đều nhất quán: QUYỀN LỢI NƯỚC MỸ LÀ TRÊN HẾT.
Trả lờiXóaCó điều, trong sử xự cụ thể, có người nhẹ nhàng hơn, có người quyết liệt hơn.
Nếu ông Trum vì Kinh tế nước Mỹ, ông Trump sẽ căng thẳng với Tầu về cả kinh tế và quan sự.
Nếu ông Trump chỉ kinh tế mà buông lỏng quân sự, nước Mỹ sẽ chết
Nhiều người cho rằng Trump sẽ là một tổng thống Mỹ thảm bại...
Trả lờiXóaChâu Á có văn hóa và văn minh hơn 4000 năm.
Trả lờiXóaKhoảng 200 năm nay,châu Á là thuộc địa của ANH và PHÁP,do vậy đã tiếp thu văn hóa văn minh và kỹ thuật ANH PHÁP,hiện nay quan hệ với Anh Pháp vẫn tốt hơn MỸ nhiều.
Chiến tranh thế giới 2 đã đẩy ANH PHÁP phá sản,MỸ nhảy vào để cấn nợ,mua rẻ mạt...Nhưng rồi Mỹ cũng chả có lợi nhuận cao gì ở Châu Á này,TRUMP biết rõ điều này nên không muốn dính vào nữa.
Ngày nay,quan hệ kinh tế giữa các nước là qui luật không AI cản được,ông Trump lấy cái gì mà ngăn sự xâm lược kinh tế của Trung quốc vào MỸ,không có khả năng đó.Trung quốc đã thâu tóm các khâu then chốt của nền kinh tế Mỹ,khi Mỹ chỉ đầu tư vài lĩnh vực đem lại lợi ích lớn cho Trung quốc tại Trung quốc ,trong đó có vốn lớn của Trump.
Vốn của Mỹ chảy ra nước ngoài hơn 32.000 tỷ USD,nó sẽ không thể quay lại MỸ.nợ của Chính Phủ MỸ lên hơn 18.000 tỷ USD,nếu dưới tay Ô. TRUMP sẽ đẩy nợ lên 25.000 tỷ USD trong nhiệm kỳ.
Nếu Ô. TRUMP làm TT MỸ thì nước MỸ không có một tổng thống thật,Tổng thống hay tổng bí thư là cái nghề cái nghiệp của bao cái ngề và ngiệp chướng,không có chuyên môn về cái nghề này thì chỉ bị xỏ mũi mà thôi.
Châu Á sẽ mãi là châu Á nó tồn tại và phát triển mà chả cần MỸ lắm đâu.
Ngoài lực lượng quân sự lắm BOM độc của Mỹ ra là đáng sợ,thì châu Á không hề sợ Trung quốc tiến công hay xâm lược,quân Trung quốc như đám trẻ con cờ lau tập trận,Việt Nam chỉ cần phát tiếng đàn bầu là quân Trung quốc đầu hàng tất,vì họ thừa biết HỌ là thuộc Dân Tộc nào rồi.
Ngày nay ngoài Trung quốc và MỸ ra thì không có thằng điên nào đi xâm lược nước khác cả.Còn về kinh tế thì Mỹ và Trung quốc là 2 nước nghèo khổ nhất thế giới.Khi đi ngiên cứu đời sống nhân dân MỸ TRUNG mà phải sợ,trừ tầng lớp thượng lưu,nghèo rớt mồng tơi và bất cần ngày mai vì làm gì có ngày mai.
Đáng thương cho Nhân Dân MỸ VÀ TRUNG QUỐC.
Công Sơn
Nếu Cuba không tạo một sinh hoạt đời sống hoàn thiện hơn cho người dân Cuba, thì người Mỹ gốc Cuba và Chính Phủ Hoa Kỳ sẽ là một, Tôi sẽ kết thúc liên hệ ngoại giao.
Trả lờiXóaIf Cuba is unwilling to make a better deal for the Cuban people, the Cuban/American people and the U.S. as a whole, I will terminate deal.
— Donald J. Trump (@realDonaldTrump) November 28, 2016
http://www.usatoday.com/story/...
CSVN hãy liệu hồn, Trump chưa rờ đến bọ nhép đâu