* NGỌC QUANG
Tại buổi gặp mặt các thế hệ Đại biểu Quốc hội các
nhiệm kỳ sáng 5/1, Trung tướng Đặng Quân Thụy – nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội,
nguyên Chủ nhiệm Ủy ban An ninh – Quốc phòng của Quốc hội đã bày tỏ tâm tư mà
ông luôn mang trong lòng nhiều năm qua: “Các khóa tiếp theo cần phải tiếp tục
quan tâm sâu sắc tới biển đảo của Tổ quốc”.
Năm nay 88 tuổi, dù nghỉ hưu đã lâu, nhưng Trung tướng
Đặng Quân Thụy vẫn luôn quan tâm, theo dõi sát sao các sự kiện lớn của đất
nước.
Nhớ về ngày Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946, Trung
tướng Đặng Quân Thụy xúc động chia sẻ:
- Tôi nhớ lúc ấy tất cả mọi người dân đều có chung một
suy nghĩ, đó là nước Việt Nam
phải là một nước độc lập, phải thống nhất và phải dân chủ.
Trung tướng Đặng Quân Thụy, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Tình hình biển đảo rất phức tạp và Quốc hội cần coi đây là sự quan tâm hàng đầu. Ảnh: Ngọc Quang |
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ thì chúng ta phải chuẩn
bị giải phóng miền Nam
và tư tưởng ấy tiếp tục cổ vũ từng người dân, từng anh em chiến sĩ, thấm nhuần
trong cuộc sống, khích lệ toàn dân phải thống nhất nước nhà.
Rồi chúng ta đâu chỉ có chiến tranh 30 năm chống thực
dân Pháp, đế quốc Mỹ mà chúng ta còn có cả những cuộc chiến tranh biên giới
phía Nam, phía Bắc. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, tư tưởng thống
nhất, độc lập, dân chủ mà Bác Hồ, Đảng ta đã lựa chọn đều rất đúng với nguyện
vọng của nhân dân”.
Đề cập tới vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia,
Trung tướng Đặng Quân Thụy chia sẻ: “Quốc hội khóa 9 đã có đông đảo đoàn đại
biểu đi ra Trường Sa. Lúc đó, chúng ta đã đặt ra vấn đề quan tâm tới vấn đề
biển đảo. Sau đó, chúng ta gia nhập Công ước Liên Hợp Quốc về biển. Đó là quyết
định rất sáng suốt, để bây giờ chúng ta có cơ sở đấu tranh trên quốc tế về chủ
quyền biển đảo”.
Trước những hành động phi pháp của Trung Quốc thời
gian vừa qua, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam , Trung tướng Đặng Quân Thụy chỉ
rõ: “Tình hình biển đảo bây giờ rất phức tạp, người ta làm đảo nhân tạo, và mới
đây thử sân bay rồi.
Vì vậy, tôi cho rằng muốn gì thì vấn đề biển đảo phải
được quan tâm hàng đầu của Quốc hội.
Chúng ta đã mất bao nhiêu xương máu ở biên giới, rồi
tới biển đảo chúng ta cũng mất bao nhiêu xương máu từ đời ông cha.
Ở thế hệ chúng ta, tôi đề nghị Quốc hội các khóa 14,
15, 16 và tiếp theo phải quan tâm tới vấn đề biển đảo. Tôi đề nghị quan tâm tới
vấn đề hết sức thiêng liêng của tổ quốc là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn
chủ quyền biển đảo của tổ quốc".
Quốc hội đang thể hiện tốt vai trò giám sát
Tại buổi gặp mặt, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Văn Yểu chia sẻ: "Trong tình khó khăn của những năm đầu khai sinh ra nước
Việt nam Dân chủ Cộng Hòa, như vậy nhưng Bác Hồ và Đảng ta cực kỳ sáng suốt,
quan tâm chắt lọc tinh hoa của nhân loại về thể chế chính trị.
Cho nên mặc dù nhiều nước, kể cả nhiều nước phương Tây
không thực hiện đầy đủ quyền bầu cử vào những năm đó thì ở Việt Nam
thể hiện rõ quyền của người dân.
Lúc đó, kinh tế của nước ta vô cùng khó khăn, phải đấu
tranh với cả Pháp và Nhật, nhưng ý thức chính trị của dân ta thì tuyệt vời, mặc
dù phần lớn chưa biết chữ".
Cũng theo ông Nguyễn Văn Yểu, trải qua 70 năm xây dựng
và trưởng thành, Quốc hội Việt Nam đã có những bước đổi mới rất nhanh, rất dài,
hết sức đúng với thực tiễn Việt Nam, chứ không phải cóp nhặt, sao chép.
“Đến khóa XIII, về mặt thể chế chính trị nói chung đã
có những bước tiến dài phù hợp với tình hình của đất nước.
Qua 4 bản hiến pháp, đến năm 2013 chúng ta hoàn thiện
bản Hiến pháp thứ 5, cho thấy thể chế của chúng ta đã có một bước tiến dài; tất
nhiên so với thực tế yêu cầu thì còn nhiều mặt phải tiếp tục phấn đấu.
Trong sự thành công ấy, Quốc hội chúng ta đã có đóng
góp một phần rất quan trọng nhằm mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, của dân do dân và vì dân.
Trên cơ sở đó, Quốc hội đã từng bước đổi mới rất mạnh
mẽ, xây dựng luật pháp ngày càng hoàn thiện hơn, chất lượng hơn”, ông Yểu bày
tỏ.
Với tư cách là Đại biểu Quốc hội khóa 9, 10, 11 và suy
nghĩ của người chuyên nghiên cứu về pháp luật, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội cho
rằng, Quốc hội còn phải tiếp tục đổi mới cả về giám sát tối cao, các vấn đề
quan trọng của đất nước.
Ông Yểu cho hay: “Chúng ta còn khá nhiều vấn đề phải
tiếp tục hoàn thiện. Luật của chúng ta hiện nay còn chưa chi tiết nên khá nhiều
vấn đề Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành.
Thậm chí có những vấn đề Nghị định còn giao cho các Bộ
ra thông tư buộc dân phải theo, doanh nghiệp phải theo. Tôi nghĩ là luật của
chúng ta phải làm thế nào cho đủ, nhưng đủ một cách cụ thể”.
Cuối cùng, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao
Quốc hội khóa XIII đã thay đổi rất mạnh trong công tác giám sát và chất vấn tại
các phiên họp của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ông Yểu bày tỏ: “Liên quan tới các vấn đề quan trọng
của đất nước, đại bộ phận các nước phương tây nắm ngân sách nhà nước. Tôi dùng
từ nắm không phải chỉ là chi mà lên dự toán cũng phải có vai trò của Quốc hội.
Tức là Quốc hội chúng ta phải đi sâu hơn nữa vào việc nắm ngân sách, quyết ngân
sách, từ đó sẽ giám sát tốt việc quản lý đất nước đối với các ngành”.
Muốn giải quyết vấn đề biển đảo thì phải giải quyết vấn đề quan hệ với Tàu, phải giải quyết quan điểm cộng sản, phải dẹp điều 4 hiến pháp.
Trả lờiXóacòn không thì đừng đánh lừa dư luận nữa: đau bụng mà bôi thuốc đỏ thì chữa gì?
Đúng vậy. Phải thoát Mark-lê và tiến hành đa đảng. Không lẹ thuộc ý thức hệ nữa hay là phải "gác đao kiếm" mới hoàn lương được. Chứ mặt mũi lúc nào cũng hầm hè với dân ,tay luôn cầm "hàng nóng" mà bảo không làm bạn với thằng cướp Tàu kia thì dân ai tin?!
XóaGiặc ở khắp nơi rồi thưa ngài Trung tướng , có những nơi trên đất Việt mà người nước ngoài họ cấm người Việt không được vào thì có đáng được " quan tâm hàng đầu " không thưa ngài Trung tướng ?.
Trả lờiXóaBác ND16:19 đau bụng bị bôi thuốc đỏ , còn tôi đau bụng thì họ tiêm nước cất , một bệnh nhưng có nhiều phương pháp điều trị !
Bệnh LẠ lại ở giai đoạn cuối khó chữa lắm Trung tướng ạ .
Vấn đề cốt lõi vẫn là đánh đổ tập đoàn Nguyễn Phú Trọng để THOÁT TRUNG thực sự và đuổi giặc Tầu đi
Trả lờiXóaLẽ ra các cụ nên viết vài chữ thư tay khuyên các nhà lãnh đạo từ lâu rồi mới phải. Lâu nay chỉ có cụ Giáp, cu Vĩnh khuyên can, còn các cụ ăn no ngủ say hay sao bây giờ mới lên tiếng? thôi đừng nói nữa để đảng và nhà nước lo!Thấy nhiều tướng già ngồi họp tôi tự hỏi : hàng chục năm nay đất nước thật sự lâm nguy các cụ có biết không? Nay thành hiện thực rồi nói làm gì? Hay các cụ già rồi mụ mị rồi?
Trả lờiXóaÔng Trung tướng thì kêu gọi bảo vệ biển đảo, nhưng trong đất liền bán gần hết cho chúng nó bằng một đời người rồi. Các ông lại cấm dân nhắc tới Hoàng, Trường Sa và xóa lịch sử chống Tầu, cố tình dìm đi tội ác của bọn TQ chỉ vì sợ "nhậy cảm". Thì đời con cháu có còn ngẩng đẩu được lên để bảo vệ độc lập của Tổ quốc, khi TQ dở trò "nạn kiều" như Nga để chiếm toàn bộ nước mình hay không, chứ chưa nói tới đòi lại Hoàng Trường Sa ngoài biển.
Trả lờiXóaCòn ông Yều khen nghị trường QH "thay đổi rất mạnh trong giám sát" liên tiếp trong các khoá gần đây. Nhưng "giám sát" song có làm được gì ko? Tại sao tham nhũng ngày một tràn lan? tại sao kinh tế trì trệ? Tại so nợ ngập đầu mâ vẫn chi ngân sách cho các tỉnh xây tượng đài làm chi? Quốc hội có dám đưa những yếu kếm của ĐCSVN và chính phủ ra phê phán công khai, đòi hỏi phải sửa đổi triệt để cho hạp lòng dân không? Không. QH VN chỉ dám họp bàn những vấn đề chung chung, theo chỉ đạo của Đảng, Ngân sách không được điều phối, lại không có quyền quyết định vận mệnh đất nước, thì QH dù có mạnh mẽ chất vấn tại nghị trường, thì rốt cuộc cũng chỉ là bù nhìn mà thôi.
Muốn nức vững để tách khỏi Trung, thì phải biết tin dân, dựa vào dân, cho dân quyền quyết định vận mệnh dân tộc và tự do bầu cử để chọn ra người lãnh đạo cho mình. Để mấy ông trong nội bộ đảng thay nhau nắm quyền thì không bao giờ trị dứt tham nhũng. Còn bám vào CNCS để giữ độc quyền lãnh đạo thì còn phụ thuộc Trung. Vậy làm sao dám chống lại "anh cả đỏ" khi anh ta cố tình chiếm hết đất đai của thằng "em hàng xóm" chỉ biết ngửa tay?
Nói đến biển đảo, với tôi cũng giống như nghĩ về người yêu của tôi đã mất vì tai nạn giao thông...
Trả lờiXóa