Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Kinh tế thị trường và sứ mạng của Tổng Bí thư

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi chiêu đãi 
với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ 
vào ngày 07 Tháng Bảy 2015 tại WashingtonDC
Bên lề chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phía Việt Nam mong muốn sớm được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường.
Gần 40 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong đó có Nhật Bản và Úc. Tuy nhiên cho đến nay các nước EU và Hoa Kỳ vẫn cho là Việt Nam chưa đáp ứng các điều kiện để được công nhận là nền kinh tế thị trường.
Kinh tế quốc doanh không thể là kinh tế thị trường
Tháp tùng phái đoàn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ, ông Hoàng Bình Quân Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương có bài phổ biến trên Washington Post với lời kêu gọi Hoa Kỳ công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Tiếng nói đối ngoại của Trung ương Đảng biện luận rằng, nền kinh tế Việt Nam cởi mở không kém một số quốc gia Âu Châu và đối với những lĩnh vực gọi là còn vấn đề, Việt Nam vẫn đang nỗ lực để có được những cải cách cần thiết.
TS Vũ Quang Việt, chuyên gia kinh tế từng nhiều năm làm việc cho  Liên Hiệp Quốc từ New York nhấn mạnh tới điểm cốt lõi mà theo ông đã khiến nền kinh tế Việt Nam không thể xem là kinh tế thị trường: “ Việt Nam ngay cả trong Hiến pháp và các văn bản quyết định khác đều coi kinh tế quốc doanh là chủ đạo. Nếu quốc doanh chủ đạo thì có nghĩa là nó được hưởng rất nhiều ưu tiên. Cái đó là một trong 5 lý do mà người ta không chấp nhận kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường. Với chế độ cộng sản và với nền kinh tế họ coi là quốc doanh chủ đạo thì như vậy họ sẽ làm lợi nhất cho những người ở trong Đảng và những người cầm quyền, đặc biệt việc sử dụng đất đai…họ sẽ tạo ra những cơ sở để cho đảng viên những người liện quan đến Đảng, liên quan đến chính quyền được hưởng lợi ích và giới tư nhân khó lòng mà cạnh tranh lại những người đang nắm quyền…  ”
Thông thường, 5 điều kiện để các quốc gia được công nhận là nền kinh tế thị trường bao gồm sự minh bạch trong môi trường đầu tư kinh doanh, tuân thủ pháp luật đề ra, tiền tệ ổn định, đối xử công bằng giữa các khu vực doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài và sau cùng là trong hoạt động kinh tế không có các khoản chi không chính thức.
Trả lời chúng tôi từ Hà Nội, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận xét về việc các nước EU và Hoa Kỳ vẫn còn chưa nhìn nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trên thực tế. Theo ông, tiêu chuẩn về kinh tế thị trường của các nước EU và Hoa Kỳ tuy có khác biệt nhưng có thể tóm tắt: “Tinh thần chung nó liên quan đến hoạt động phản ánh qua giá cả thị trường như thị trường đất đai, thị trường lao động, các vấn đề tỷ giá. Ngoài ra còn có câu chuyện doanh nghiệp nhà nước…Nếu nhìn tổng thể tôi cho rằng tính chất thị trường của kinh tế Việt Nam ngày một rõ hơn, rõ nhất nó thể hiện qua việc hội nhập của Việt Nam gắn với các hiệp định thương mại tự do và sắp tới có thể là Hiệp đinh thương mại tự do Việt Nam – EU và TPP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Bởi vì bản chất những hiệp định này gắn với tự do hóa rất là kinh tế thị trường. Cho nên tôi nghĩ rằng nếu EU và Hoa Kỳ nhìn nhận kinh tế thị trường Việt Nam thì nó cũng phản ánh cái giá trị cải cách ở Việt Nam và đặc biệt như tôi nói là hội nhập. Thế còn gọi là bắt bẻ trong ngoặc kép 100% kinh tế thị trường hoàn hảo thì tất nhiên người ta cũng có điều này điều kia chưa thỏa mãn. Nhưng cũng phải nói luôn là những nền kinh tế gọi là thị trường thì cũng không phải là 100% thị trường tất cả.”
Được công nhận là nền kinh tế thị trường là điều kiện thuận lợi để các quốc gia phát triển kinh tế, tham gia các hiệp định thương mại tự do, gia tăng buôn bán và tránh bị xử ép khi có tranh chấp thương mại hay tranh tụng về chống bán phá giá.
Thể chế chính trị và kinh tế thị trường
Theo TS Vũ Quang Việt, sự kiện Việt Nam xác định theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không có nghĩa là Việt Nam không thể trở thành một nền kinh tế thị trường được quốc tế nhìn nhận. Điều quan trọng theo TS Việt, nền kinh tế Việt Nam cần được cải tổ đáp ứng các tiêu chuẩn chung về kinh tế thị trường. TS Vũ Quang Việt tiếp lời: “Tôi nghĩ là câu chữ nó vô nghĩa, vì nước nào cũng vậy họ có chính sách đối với việc bảo vệ thành lập nghiệp đoàn, bảo vệ lương tối thiểu đối với tiền hưu trí ... cho đến trợ cấp xã hội, ngay những nước tư bản đều có vấn đề như vậy hết, nếu Việt Nam có làm như vậy cũng là chuyện bình thường. Nếu Việt Nam cấm nghiệp đoàn, đây là điểm tôi chưa rõ TPP có đòi hỏi là Việt Nam mở rộng cạnh tranh các nghiệp đoàn, người ta muốn vào nghiệp đoàn nào cũng được hay người ta chỉ được vào nghiệp đoàn của nhà nước. Vấn đề Việt Nam chỉ cho phép một loại nghiệp đoàn thôi thì cũng là hình thức không kinh tế thị trường.”
Nếu như Việt nam cải cách tích cực và nghiêm chỉnh để được phương tây công nhận là nền kinh tế thị trường thì có ảnh hưởng hay dẫn đến thay đổi thể chế chính trị và đây có phải là một mối quan ngại hay không. TS Võ Trí Thành giải đáp câu hỏi này: “Việc công nhận kinh tế thị trường Việt Nam nó không hoàn toàn, không nhắm tới việc phải thay đổi về chế độ chính trị. Nhưng điều này rất rõ, Việt Nam thẳng thắn nói rằng Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Ví dụ sự sửa đổi Hiến pháp, ví dụ cách thức đẩy mạnh vai trò và tiếng nói của Quốc hội Việt Nam…thì đấy cũng là quá trình cải cách chính trị của Việt Nam. Mặc dù có thể chế độ chính trị vẫn là ổn định và giữ tư cách gọi là chế độ một đảng.”
Theo TS Võ Trí Thành, kinh tế thị trường đem lại ý nghĩa rất là cụ thể nhưng cũng có ý nghĩa hình tượng tích cực. Thí dụ việc công nhận kinh tế thị trường Việt Nam có thể làm giảm thiệt hại trong những vụ kiện chống bán phá giá, bởi vì nếu là nền kinh tế phi thị trường thì người ta có thế áp đặt một nước thứ ba để lấy giá so sánh mà có thể không công bằng, việc này đã nhiều lần xảy ra. Ngoài ra nếu được công nhận là nền kinh tế thị trường thì cũng là điều thuận lợi cho Việt Nam trong vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài.
Trong câu chuyện với chúng tôi, TS Vũ Quang Việt người từng là chuyên gia Liên Hiệp Quốc về tài khoản thống kê nói rằng, nếu như Việt Nam hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP với Hoa Kỳ và với các nước thành viên khác thì sẽ rất gần với việc được công nhận là nền kinh tế thị trường. Nhưng điều này còn tùy thuộc vào các điều kiện mà TPP đặt ra và kết cục là Việt Nam có đáp ứng các điều kiện đó để được hưởng lợi về ưu đãi thuế quan xuất nhập khẩu hay không.
Nam Nguyên/RFA
------------

12 nhận xét:

  1. Nếu VN có nền kinh tế thị trường,minh bạch,công bằng,công khai giữa các thành phần kinh tế thì còn ai muốn vào đảng nữa,vì còn chi "ăn" nữa mô mà vào

    Trả lờiXóa
  2. Đảng nên cởi mở mạnh thêm về nhân quyền ,đó là điều đòi hỏi dễ nhất của Mỹ để vào TPP vì Mỹ cũng rất cần VN . Nếu cứ khư khư bóp chặc thì có lúc mất cã chì lẫn chài .
    Vì không vào TPP thì VN vẫn khắng khít với nền kinh tế TQ , mà hiện nay thị trường chứng khoáng của TQ đang bị cơn sóng thần , chỉ trong vòng 3 tuần mà đã bị quét sạch 3,25 ngàn tỉ USD , kinh khủng thật , Hy Lạp bị vở nợ chỉ vì 300 tỉ USD , VN nợ ngập đầu mà vẫn chưa tới 100 tỉ USD .
    Xã hội VN rập khuôn TQ , cái gì xãy ra ở TQ rồi thì cũng sẽ xãy ra gần như vậy tại VN . Thời gian tới , kinh tế TQ không còn là con rồng Châu Á nữa , mà sẽ trầm ngâm dài dài trong suy trầm ,còn VN mà không có gì thay đổi chắc hẳn là ngộp thở luôn , mượn nợ TQ thì họ đang bị tơi tả .
    Chắc chắn trong những ngày tới kinh tế VN cũng bị hơi hám từ sự suy trầm của kinh tế TQ , nhưng không biết bị ảnh hưởng ra sao . Dĩ nhiên là xấu thêm .

    Trả lờiXóa
  3. Qua đây mới thấy Lợi ích nhóm núp bóng quyền lực của Đảng mạnh như thế nào. CHi phối đường lối của cả một quốc gia.

    Trả lờiXóa
  4. Câu chữ không hề vô nghĩa, nó phản ánh nội dung hay hình thức của sự thay đổi. So sánh các cụm từ để thấy rõ hơn điều này : cải cách mở cửa so với đổi mới hội nhập ; phá bỏ mọi lực cản cho SX phát triển so với xóa bỏ ngăn sông cấm chợ ; mèo đen hay mèo trắng đều tốt miễn là bắt được chuột so với doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo v.v...và v.v... Mở cửa mời mọi người đến nhà mình làm ăn thì giầu, đi ra ngoài hội nhập làm công thì chỉ kiếm cơm nuôi miệng...

    Trả lờiXóa
  5. Chi co co phan hoa may chuc cai doanh nghiep an hai ma hang chuc nam chua xong
    Hay thu mo cua cho nghanh dien luc, xang dau va khai khoang truoc di xem nao
    Bo ngay kieu dau thau 'quan xanh quan do' trong xay dung co ban di xem nao
    Cu giu khu khu ma doi nguoi ta cong nhan lam sao duoc (nhung thang cong nhan toan nhung nuoc tham nhung co hang nhu cac ong ca thoi)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trọng Lú
      Phải có các công ty quốc doanh thì Đảng viên mới có ăn, nhóm lợi ích mới chia nhau quyền lợi của công ty mặc dù lời giả lỗ thật vẫn có tiền chia nhau nhờ vào tiền thuế của dân bù lỗ cho các xí nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, mới làm giàu cho đảng viên như vậy mới bảo vệ được chế độ CS

      Xóa
  6. Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp kiến TT Obama đề nghị HKỳ công nhận VN là nền kinh tế thị trường. Kỳ này về VN đừng cho mọc đuôi nữa ông nhá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Muốn VN được công nhận có nền kinh tế thị trường thì Ông Trọng hãy cắt cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa" đi thì Mỹ và Châu âu sẽ đương nhiên công nhận, không cần phải đề nghị hay xin xỏ gì cả.

      Xóa
  7. Không mạnh dạn bỏ cái đuôi ĐỊNH HƯỚNG XHCN , lại muốn người ta thừa nhận Kinh tế thị trường như Mỹ Tây Han Nhật . Thế nà thế nào .....!

    Dở hơi ! Không sợ con cháu khăn quàng đỏ biết được chúng nó chê cười hay sao ???

    Trả lờiXóa
  8. Chắc rồi ra cụm từ " XHCN " gắn chặt với mọi câu nói bình thường trong ngôn ngữ VN quá ! ví dụ " ăn xhcn","ngủ xhcn",đi xhcn" ...như vậy,để mọi người luôn luôn nhớ đến "xã hội chủ nghĩa",chứ nếu không - người ta quên đi mất thì nguy !

    Trả lờiXóa
  9. không bỏ định hướng mà được công nhận mới tài chứ, mới đặc biệt chứ,không là nguyên thủ mà mỹ tiếp ở nhà trắng mới lạ ,cộng sản được trùm tư bản mời mới độc.như vậy bọn xấu xa tức ói máu, nên mới bình xỏ xiên ,nhưng dân biết hết hà !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trương Minh Tịnhlúc 12:50 10 tháng 7, 2015

      18:17 ạ !-Chỉ được qua chơi với thằng "tư bản giầy chết" thôi mà sao bạn hớn hở quá vậy hả? - "Xã Hội Mỹ xấu xa thối nát". "Bản chất của Hoa Kỳ là bóc lột" mà !
      Phải đi "Liên-Xô ,Trung Quốc Vĩ Đại"mới hãnh diện chứ?.

      Xóa