Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Sáu 'nút thắt cổ chai' kìm hãm nền kinh tế Trung Quốc

Kinh tế Trung Quốc đang chậm lại - có nhiều dữ liệu rất rõ ràng chứng minh cho điều này. Nhưng những trở ngại to lớn mà Trung Quốc đang phải đối mặt trong việc xây dựng một nền kinh tế lành mạnh không phải lúc nào cũng dễ hiểu. Một nhà kinh tế Trung Quốc nổi tiếng ở Hoa Kỳ đã xác định sáu lĩnh vực có thể kiềm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc.
Phát biểu tại một diễn đàn ở Vancouver được Công ty tài chính Shenglin tổ chức vào ngày 3 tháng 5, nhà kinh tế He Qinglian cho biết có sáu “nút thắt cổ chai” lớn có thể tác động sâu sắc đến tương lai Trung Quốc nếu nó không được giải quyết, trong khi thông thường một nước dân chủ chỉ cần có ba nút thắt cổ chai kinh tế thôi cũng đủ khiến Đảng cầm quyền nước đó bị lật đổ. Sau đây là một phiên bản chỉnh sửa và cô đọng về những lời bình luận của bà.
                                     >> Kinh tế Trung Quốc thoái hóa …
                                     >> Thu hồi giày Trung Quốc chứa hóa chất độc hại   
Mất đi biểu tượng ‘Công xưởng của Thế giới’
Cái gì đi lên thì cũng phải có lúc đi xuống: lĩnh vực sản xuất bùng nổ của Trung Quốc, đã phát triển mạnh mẽ trong suốt giai đoạn 2001-2010 mà hệ sinh thái và con người của quốc gia này đã phải trả giá rất đắt, đang trên đà suy giảm không thể cứu vãn nổi.
Thành phố Đông Quan, một thành phố công nghiệp quan trọng ở miền nam tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, đang lần thứ hai chứng kiến làn sóng các doanh nghiệp bị phá sản hàng loạt – ít nhất là 4.000 doanh nghiệp đã ngưng hoạt động vào năm ngoái. Từ năm 2008 đến năm 2012, dữ liệu cho thấy 72.000 doanh nghiệp đã đóng cửa.
Tiếp theo là, ba toa tàu kéo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc – đầu tư, ngoại thương, và nhu cầu trong nước – đã suy kiệt. Điều này có thể nhận thấy khi dữ liệu tăng trưởng ngoại thương trong quý đầu tiên năm nay so với cùng kỳ năm ngoái đã sụt giảm 15%.
Bất động sản đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong 20 năm qua. Chế độ cộng sản và các doanh nghiệp đã cùng hợp tác để ngăn chặn thị trường bất động sản khỏi nguy cơ sụp đổ, nhưng kể từ năm 2013 vài chục ngành công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn của ngành công nghiệp bất động sản đều rơi vào tình trạng dư thừa công suất sản xuất. Sản xuất là một “mối đe dọa hạt nhân” đối với nền kinh tế Trung Quốc và có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế bất cứ lúc nào.
Những vấn đề này cho thấy cơ cấu lại nền kinh tế của Trung Quốc là vô vọng. Cái gọi là điều chỉnh cơ cấu kinh tế không phải là một cái gì đó mà có thể áp dụng theo cách chính phủ mong muốn. Ngay từ năm 2005, tỉnh Quảng Đông đã bắt đầu thay thế các ngành công nghiệp cần nhiều lao động bằng các ngành công nghiệp công nghệ cao. Kết quả là chỉ tạo ra được một ngành công nghiệp rỗng ruột ở khu vực đồng bằng Châu Giang.
Dân số thất nghiệp cao
Con số tỷ lệ thất nghiệp chính thức chiếm chưa đến 4,5% dân số lao động của Trung Quốc là không hề chính xác, bởi vì con số này chỉ bao gồm những người đăng ký với chính quyền địa phương trong khi nông dân thất nghiệp – một bộ phận khá lớn của lực lượng lao động – lại không được tính đến.
Ở Trung Quốc ngày nay, những người thất nghiệp có thể được chia thành bốn nhóm: lao động nông nghiệp dư thừa do đảo ngược di cư khi nhà máy đóng cửa; nhân viên văn phòng ở đô thị bị mất việc làm khi các công ty nước ngoài rút vốn; học sinh bỏ học đại học; học sinh tiểu học và trung học nghỉ học.
Cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ước tính rằng số người thất nghiệp đứng ở mức 200 triệu vào tháng 3 năm 2010. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos tháng 3 năm 2015, cựu phó chủ tịch cấp cao của Ngân hàng Thế giới Justin Lin cho biết 124 triệu công nhân Trung Quốc trong ngành sản xuất đang hy vọng được đi xuất khẩu lao động sang các nước đang phát triển khác để tìm kiếm mức lương cao hơn.
Với dân số lao động hiện nay của Trung Quốc ở mức 940 triệu người, khi có 300 triệu người thất nghiệp thì tỷ lệ thất nghiệp thực sự là tương đương với 32 phần trăm – tức là gấp bảy lần thông tin chính thức.
Một công nhân dọn dẹp phố đi bộ ở Thượng Hải vào ngày 24 tháng 7, năm 2014.
 Nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với sáu nút thắt cổ chai lớn, t
heo nhà kinh tế He Qinglian. (Johannes Eisele / AFP / Getty Images)
Khủng hoảng tài nguyên
Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã làm ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí – hệ quả này sẽ khiến sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Trung Quốc phải trả giá và khiến họ phải gia tăng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên nước ngoài.
Điều này không có nghĩa là hiện nay họ không phụ thuộc vào nguồn tài nguyên bên ngoài để lèo lái nền kinh tế – Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 60% lượng dầu, và phụ thuộc phần lớn vào việc nhập khẩu sắt, đồng, kẽm và các loại kim loại khác.
Khả năng đáp ứng lương thực của Trung Quốc đứng ở mức 87% – mặt hàng chủ lực như đậu nành, ngô và lúa mì được nhập khẩu. Để có thể nhận thức được rõ ràng vấn đề lương thực thực phẩm của Trung Quốc, điều này (13% còn lại) có nghĩa là gần 200 triệu người sẽ phải dựa vào việc nhập khẩu lương thực.
Bất kỳ biến động nào trong giá cả ngũ cốc ở Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến giá cả thị trường quốc tế, và bất kỳ thảm họa tự nhiên hay chiến tranh ở một đất nước sản xuất ngũ cốc sẽ làm giảm nguồn cung và đẩy giá ngũ cốc ở Trung Quốc lên.
Không phải chế độ cộng sản Trung Quốc đã không được đưa ra cảnh báo trước về vấn đề lương thực của họ: cách đây 20 năm trong cuốn sách “Ai sẽ nuôi người Trung Quốc”, nhà phân tích môi trường Lester Brown đã cảnh báo chính quyền Trung Quốc rằng họ sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm lương thực. Nhưng chính quyền Trung Quốc cho rằng báo cáo này là một âm mưu của “các thế lực chống Trung Quốc".
Nợ xoắn ốc của chính quyền địa phương
Công ty tư vấn McKinsey & Company công bố vào ngày 08 tháng 5, tổng nợ của Trung Quốc chiếm 282%  tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Hầu hết các khoản nợ này là nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp – nợ cá nhân chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong đó.
Chính quyền địa phương nợ nhiều nhất, với giá trị nợ ước tính khoảng 20 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Nợ Trung Quốc đã thường xuyên không được báo cáo đầy đủ – trong khi nhân viên của Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Lý Thiết, thừa nhận rằng con số chính thức 18 nghìn tỷ không bằng một nửa số nợ thực tế và những cuộc điều tra cho thấy hầu hết các chính quyền địa phương báo cáo chỉ từ 10% đến 30% số nợ thực tế, điều này có nghĩa là con số thực tế là cao hơn rất nhiều.
Tiềm năng khủng hoảng tài chính
Các khoản nợ, tỷ lệ nợ xấu tăng và dư thừa về thanh khoản do chính sách của ngân hàng trung ương có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính.
Trung Quốc hiện đang  lần thứ ba trải qua giai đoạn đỉnh điểm của các khoản nợ xấu do bất động sản. Lần đầu tiên là trong nhiệm kỳ lãnh đạo của thủ tướng Chu Dung Cơ khi một món nợ 170 tỷ USD đã phải mất đến sáu năm để hoàn trả. Cuộc khủng hoảng thứ hai là vào giữa những năm 2000, và đã được giảm nhẹ nhờ sự trợ giúp của các ngân hàng nước ngoài. Nhưng sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong những năm qua đã được bơm lên nhờ nguồn tiền tệ mới in được rót vào liên tục, và với lượng tăng cung tiền to lớn, dư thừa về thanh khoản có thể bắt đầu trở thành một vấn đề lớn. Vấn đề này đã trở nên nổi trội trong những tháng gần đây khi thị trường chứng khoán liên tục đi lên, nguyên nhân là do thị trường chứng khoán đang được sử dụng như một hồ chứa vốn thặng dư – một chính sách hoàn toàn không bền vững.
Chênh lệch thu nhập
Bất bình đẳng ở Trung Quốc đạt mức kỷ lục trong vòng 20 năm qua do hành vi đối xử thiếu nhân văn của chế độ và doanh nghiệp. Trung tâm Nghiên Khoa học xã hội của Đại học Bắc Kinh đã xuất bản một nghiên cứu năm 2014, trong đó cho thấy hệ số Gini của Trung Quốc đạt 0,73 trong năm 2012 – có nghĩa là 1% các hộ gia đình Trung Quốc có thu nhập cao nhất chiếm hơn 1/3 của cải quốc gia, trong khi 25% các hộ gia đình thu nhập thấp nhất chiếm chỉ có 1% tài sản quốc gia.
Gần 60% dân số Trung Quốc là người nghèo, một tình trạng bất ổn xã hội đủ chín muồi để gây mất ổn định trật tự xã hội.
(vietdaikynguyen)
---------------

5 nhận xét:

  1. TQ vẫn có nhiều giái pháp hay cho nền kinh tế. Mọi người tưởng giống VN là nhầm lớn

    TQ có đội ngũ lãnh đạo đúng nghĩa vì họ đều là những tinh hoa của dân tộc
    Nhìn VN dân chẳng thấy tương lai gì ngoài tội ác, dân oan và sự lệ thuộc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu bỏ được tư tưởng bành trướng Đại hán thì có thể xếp bậc ban lãnh đạo TQ cao hơn nhiều các "tồng chí" ở VN.

      Xóa
  2. Sáu chứ mười nút thắt trung quốc cũng bằng vạn v n
    V n khốn nạn nghèo làn ăn cướp bóc lột tham nhũng
    Hà hiếp dân quá thời phong kiến

    Trả lờiXóa
  3. Trung Cộng và bọn tay sai rồi sẽ lui vào dĩ vãng...
    Muốn nằm................

    Trả lờiXóa
  4. No that co chai con ta dang tu that co dan toc minh (con goi la tu tu)

    Trả lờiXóa