Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Hùa vào "ĂN ĐIỆN" !?

Chất vấn Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về giá điện, ĐB Nguyễn Sỹ Cương ví von: “Ở nước ta, điện là mặt hàng rất kỳ lạ. Tăng giá, tăng giá và tăng giá! Tăng rồi, tăng tiếp và tăng nữa!”.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Huy Hoàng chiều nay 11-6, đề cập ngay đến tình hình suy giảm xuất khẩu đáng lo ngại, nhất là mặt hàng nông nghiệp ứ đọng không tiêu thụ, khiến người nông dân vượt qua sức chịu đựng, ĐB Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) yêu cầu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng giải thích việc giá vật tư nông nghiệp tăng cao, giá điện liên tục tăng cao khiến bà con nông dân ngày càng khó khăn?
Tương tự, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho nông dân là vấn đề rất nóng. “Nhiều cử tri nói với tôi rằng, hệ thống lưu thông, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp là một trong những nguyên nhân gây ách tắc. Trong khi dưa hấu miền Trung chỉ bán được vài ngàn đến vài trăm đồng, thậm chí phải đổ đi trong khi Hà Nội vẫn phải mua với giá 18-20.000 đồng/kg”- ĐB Cương chỉ ra.
Nói về điện, ĐB đến từ Ninh Thuận ví von: “Ở nước ta, điện là mặt hàng rất kỳ lạ. Tăng giá, tăng giá và tăng giá! Tăng rồi, tăng tiếp và tăng nữa! Đó là điệp khúc mà có lẽ ra đời từ thuở khai sinh ra ngành điện”.
Theo ĐB Cương, việc tăng giá điện không phải là không có lý. Nhưng lẽ ra việc tăng giá điện phải khiến người dân được lợi vì nhiều doanh nghiệp (DN) tham gia sản xuất. Về mặt lý thuyết, giá bán lẻ cũng là một trong những điều khoản thu hút vốn của các nhà đầu tư. Một khi có nhiều DN cùng tham gia sản xuất thì giá bán sẽ giảm. Khi đó, người dân sẽ được hưởng một mức giá cạnh tranh nhất. “Nói vậy quá đúng, đúng với tất cả các ngành nhưng không đúng với ngành điện. Vậy xin Bộ trưởng cho biết, bao giờ lý thuyết ấy đúng với ngành điện?” - ĐB Cương đặt câu hỏi.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, điện và xăng là hàng hóa hết sức đặc biệt liên quan đến đời sống xã hội vì vậy dù chỉ biến động nhỏ cũng có tác động đến xã hội, người dân.
“Mỗi khi đứng trước việc điều chỉnh giá, chúng tôi thấy hết sức băn khoăn. Trong tính toán thì rất thận trọng để điều chỉnh theo lộ trình giá thị trường nhưng cũng phải giảm thiểu tác động đến nhân dân, nhất là người nghèo ở nông thôn” - Bộ trưởng giãi bày.
Trả lời vấn đề của ĐB Nguyễn Sỹ Cương, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết: Sản phẩm nông nghiệp nhất là rau, quả, ngắn ngày như dưa hấu, vải thì việc trồng phân tán (trừ cây vải) nên việc tiêu thụ trong nước dài như nước ta hoặc xuất khẩu gặp không ít khó khăn.
Chính phủ đã thiết lập nhiều văn bản về hệ thống phân phối, bảo quản như hệ thống chợ nông thôn. Ta đã xây dựng mới, nâng cấp 8.500 chợ truyền thống tiêu thụ 40% hàng hoá bán lẻ của cả nước; hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị có 900 và tiêu thụ 20% sản phẩm; hệ thống kho bãi phân loại, lưu trữ nông sản với trên 1 triệu m2 của các DN; dịch vụ hậu cần có 1.200 DN tham gia lĩnh vực này tuy nhiên quy mô nhỏ nên chưa đóng góp nhiều.
Trong tiêu thụ sản phẩm thì gắn kết mạnh mẽ cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, nhất là tiêu thụ nông sản”.
Bộ trưởng lý giải: “Về giá quả dưa hấu lên đến 18.000-20.000 ở thị trường nhưng ở ruộng chỉ khoảng 2.000 đồng, hao hụt sau thu hoạch lớn khoảng 20% nên giá cũng đẩy lên; rồi giữa địa bàn sản xuất và tiêu thụ xa nên giá cũng đẩy lên; hàng bị loại trước khi đưa vào siêu thị, chợ nên giá đẩy lên”.
Bộ trưởng kết luận câu chuyện quả dưa hấu: “Chúng tôi có thống kê: dưa bán ở ruộng 2.500 đồng/kg nhưng vào chợ dân sinh 12.000 đồng và vào siêu thị là gần 20.000 đồng, đây là câu chuyện kết cấu hạ tầng lưu thông hàng hóa”
Nói về điện, Bộ trưởng cho rằng đây là vấn đề không mới nhưng luôn được sự quan tâm. “Năm 2013 chúng ta điều chỉnh giá điện và suốt 2014 chúng ta giữ ổn định và đến 3-2015 mới điều chỉnh tăng 7,5%. Đây là chủ trương đưa giá điện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Điện chỉ thay đổi là khi có sự điều chỉnh của tỉ giá, thay đổi về nhiên liệu, kết cấu sản lượng điện thay đổi” - Bộ trưởng giải thích.
Chính phủ cho phép nếu điều chỉnh tăng giá dưới 10% thì bộ Công Thương và Bộ Tài chính quyết, còn trên 10% thì Chính phủ xem xét. Vừa qua giá xăng tăng cũng đã có ý kiến của 4 bộ tham gia ý kiến.
Chưa thoả mãn với câu trả lời của Bộ trưởng, ĐB Nguyễn Sỹ Cương tiếp tục chất vấn hỏi lại bao giờ ngành điện hết độc quyền?
Tiếp tục phiên chất vấn, chiều nay 11-6, ngay sau phần kết thúc trả lời chất vấn Quốc hội của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đăng đàn trả lời chất vấn về những vấn đề rất nóng, đang được xã hội quan tâm.
Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ trực tiếp trả lời chất vấn về giải pháp phát triển thị trường trong và ngoài nước trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia, ký kết nhiều hiệp định thương mại và đang đàm phán tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trách nhiệm và giải pháp xử lý tình trạng dư thừa sản phẩm, giảm sút kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng hóa nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh lưu thông hàng hóa do Việt Nam sản xuất, đặc biệt là hàng nông sản, thực hiện chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Thực trạng và giải pháp phát triển mạng lưới điện cho khu vực nông thôn; trách nhiệm quản lý nhà nước về giá điện gắn với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thông tin và Truyền thông tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề liên quan.
Đây là kỳ họp thứ 2 liên tiếp mà Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đăng đàn trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội. Trước đó tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng đã đăng đàn về những nội dung liên quan đến giải pháp quản lý thị trường, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng hàng giả, hàng lậu, nhất là hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp
 V. Duẩn-N. Quyết/NLĐ
------------

11 nhận xét:

  1. Thích Nịnh Đảnglúc 19:06 11 tháng 6, 2015

    Với tư cách là cử tri , tôi đề nghị ĐỒNG CHÍ đại biểu quốc hội thượng tọa Thích Thanh Quyết chất vấn các bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về trường hợp "điệncứ tăng hoài , tăng mãi" này !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng chí Đầu Trọc sẽ nói: "Thiện tai! Thiện tai! Cúng dường! Cúng dường!Cúng dường! Ngày càng phải tăng!"

      Xóa
  2. Điện thì không thể lỗ, nhưng liên tục tăng để chia nhau ăn, ăn đậm, móc cạn túi người lao động và doanh nghiệp. Lũ tham khốn nạn!

    Trả lờiXóa
  3. Trong thời kỳ bao cấp - Điện luôn luôn thiếu để tiết kiệm điện NN dùng biện pháp áp chế ai dùng nhiều thì tỷ lệ càng tăng / Hiên nay xây dựng công nghiệp hoá , hiện đại hoá lai không khuyến khích sản xuất - Vì điện là mặt hàng cần thiết cho sản xuất - Nghịch lý trong kinh doanh đáng lý mua nhiều phải giảm - ngành điện làm điều ngược lại phi lý trong một thời gian dài mà không chuyển hoá đươc ...
    Nhà Nước lại ưu ái hợp đông mua điện của TQ giá cao / mua trang thiết bị điện của TQ giá cao chất lượng dổm thử hỏi thiệt hại nay bắt Dân chịu là một điều quá phi lý -
    Tại sao cứ để ngành điện đôc quyền / sự độc quyền này chỉ lợi ích nhóm hưởng trong khi Nhà Nước lâm cảnh chậm phát triển / Doanh nghiệp sản xuất điêu đứng người dân chịu gánh nặng .
    Đúng là chế độ XHCN ưu việt Dân hết niềm tin .

    Trả lờiXóa
  4. có mua đồ TQ thì mới có lai quả mà cho con đi du ho.c chứ bác

    Trả lờiXóa
  5. Giá điện một năm tăng 2,3 lần ! kiểu gì vậy ??? chỉ có ở VN ! dân đen khổ lắm rồi các ông không biết sao! các ông độc ác hơn loài ác quỉ đó !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bon doc tai CSVN.chi co bon nay no chi biet vo ve4t chu chang lam duoc gi ca Tu vieclon den viec nho .tai nguyen cac mo ca nuoc .Hien tai ta co .Neu la cac nuoc khac thi Dan Vit minh se sanh ngan han voi NHAT hay XINGABO.Chu kg toi te nhu hien nay

      Xóa
  6. Ẹ vietnem phải "cúng" nhiều lắm!
    Càng tăng càng cúng! Càng cúng càng tăng!

    Trả lờiXóa
  7. BỘ CÔNG THƯƠNG NÊN ĐỔI TÊN THÀNH "BỘ CỦA NHỮNG NHÓM LỢI ÍCH"
    - Lợi ích điện
    - Lợi ích dầu mỏ khì đốt
    - Lợi ích xăng dầu
    - Lợi ích khoáng sản
    - Lợi ích xuất khẩu gạo
    HAI NHIỆM KỲ BT ÔNG vũ huy hoàng CHẲNG LÀM ĐƯỢC GÌ CHO ĐẤT NƯỚC
    - Nhập khẩu điện của TQ với giá trên trời
    - Tăng giá điện để giết dân, giết doanh nghiệp. Cương quyết không thị trường hóa ngành điện chỉ làm để lòe dân, tương tự xăng dầu
    - Nhập siêu
    - Thua ngay trên sân nhà
    THẾ MÀ LẠ THẬT ÔNG TA CỨ NHƠN NHƠN TRONG CHÍNH PHỦ, LOẠI BẤT TÀI NÀY CÀNG NẰNG TR5NG TRÁCH CÀNG PHÁ

    Trả lờiXóa
  8. Sao "ông Vũ Huy Hoàng không "chất vấn" lại ĐB rằng thì là: Ở đâu trên thế giới này giá điện giảm để đến ...học tập!
    Nhưng ông bị ấp úng chỉ tại ông giải thích "lý do" tăng giá hơi khó ...lọt tai thiên hạ.
    Còn cái dzụ nông sản không bán được thì cứ việc đổ quách cho "đường lối phát triển nông nghiệp" chưa chuẩn thì các đại biểu "sáng tỏ" ngay lập tức. Chứ ông chỉ làm (à mà tham mưu) mỗi cái việc buôn bán trong cả chuỗi giá trị dài zằng zặc như rứa thì có là tài ...thánh cũng chịu.

    Trả lờiXóa
  9. Những người lập quốc Hoa Kỳ,Anh,Pháp,Singapo...ngay từ đầu họ chọn thể chế đa nguyên đa đảng điều đó cho thấy cái tâm của họ muốn cho người dân được mở miệng khi nhìn thấy xã hội bất công.nhờ vậy các xã hội đó văn minh và thịnh vượng quyền con người được đề cao.ngược lại xã hội cs bọn lãnh tụ chọn con đường độc tài công an trị và ta đã thấy người dân ở các xã hội đó không bằng con chó ở Mỹ Pháp!!!!!!!!

    Trả lờiXóa