Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Trung Quốc: Tham thì thâm

Chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông gây căng thẳng quan hệ và sự bất bình của các nước Đông Nam Á, không chỉ ảnh hưởng xấu đến uy tín của Bắc Kinh mà còn dẫn đến thiệt hại kinh tế.
Tác động của vấn đề Biển Đông với chính sách đối ngoại và thậm chí là cả đối nội của các nước Đông Nam Á là điều không cần bàn cãi, — bà Ekaterina Koldunova chuyên viên nghiên cứu ASEAN nhận xét.
Tại các nước Đông Nam Á đang xuất hiện tình trạng các giai tầng xã hội bộc lộ thái độ bất mãn gay gắt trước hành động của Trung Quốc. Chúng ta còn nhớ những cuộc biểu tình bột phát và những phát biểu chống Trung Quốc ở Việt Nam hồi năm 2014, rồi căng thẳng gia tăng trong quan hệ với Bắc Kinh ở Myanmar, Malaysia, Indonesia. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có liên hệ kinh tế chặt chẽ, và tâm trạng chống Trung Quốc có thể gây tác động lớn đến mối liên hệ này.
Hiện nay đang thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Nhiệm vụ của Hiệp hội là nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu, tạo ra những cơ chế cho phép các nước ASEAN mở rộng thương mại trên khắp thế giới. Các quốc gia này đang đánh giá tình hình và tiếp tục nỗ lực đa phương hóa liên hệ kinh tế của mình.

Việc tìm kiếm bảo hiểm nào đó dưới dạng các thoả thuận bổ sung với Hoa Kỳ, Ấn Độ và các nước khác sẽ được tiếp tục cả trong lĩnh vực kinh tế. Các nước này sẽ nghiêm túc xem xét làm thế nào để tránh bị ràng buộc nhiều vào Trung Quốc”.
Trong bối cảnh căng thẳng do tranh chấp, Trung Quốc đang mất nhiều hơn là được, điều đó thể hiện trong quan hệ của nước này với Nhật Bản, — chuyên viên cấp cao  của Việt Nam về Đông Nam Á, học giả Phạm Nguyên Long nhận định.
Từ năm 1975 đến năm 2012, quan hệ của Trung Quốc với Nhật Bản đã phát triển rất thành công. Chúng ta đang thấy quan hệ này bị ảnh hưởng như thế nào do tranh chấp về  biển đảo. Kết quả của việc quan hệ lạnh nhạt là giảm sút trong giao thương và đầu tư.
Thế mà, bây giờ Trung Quốc đang cần đến nguồn đầu tư, công nghệ và thị trường của Nhật Bản. Trong thời gian cuộc khủng hoảng năm 1997-1998, Trung Quốc đã có công lao giúp các nước Đông Nam Á tránh bớt tác hại bởi cuộc khủng hoảng, và qua đó củng cố đáng kể vị thế uy tín của Bắc Kinh trong khu vực.
Quan hệ của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á bắt đầu xấu đi do tham vọng bành trướng của Bắc Kinh. Trong 30 năm thi hành chính sách kinh tế mới, Trung Quốc đã huy động đến cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước mình, mà bây giờ vẫn rất cần đến cho sản xuất.
Vì vậy, Trung Quốc muốn thâu tóm tài nguyên của vùng Biển Đông, cũng như kiểm soát tuyến đường vận chuyển tài nguyên năng lượng thông qua vùng biển này. Mà đó lại là vấn đề  an toàn hàng hải quốc tế. Vì vậy, có thể nói rằng Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ không chỉ với một vài nước riêng biệt, mà là với tất cả các nước ASEAN, cũng như với những cường quốc biển khác như Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng ý tưởng xây dựng “Con đường tơ lụa mới” trên biển. Nhưng phương án đường biển khó thành công khi có tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Còn “Con đường tơ lụa mới” trên đất liền, chạy qua  vùng Trung Á, cũng là  lựa chọn không đơn giản vì như ta đã rõ, đây là  khu vực hiện hữu mối đe dọa từ các thế lực Hồi giáo cực đoan”.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang bộc lộ trạng thái hoảng loạn, trong khoảng thời gian ngắn mất tới gần 4 nghìn tỷ USD. Đây là hệ quả của nhiều nguyên nhân, mà một trong đó là yếu tố quan hệ xấu đi với các nước láng giềng chỉ vì Bắc Kinh giữ tham vọng bành trướng.
Đúng là "Tham thì thâm"!
Huy Nguyễn (th)/tầm nhìn
----------------

3 nhận xét:

  1. Trung Quốc mất Đông Nam Á thì hẳn rồi.
    Nhưng Trung Quốc cả Nga nữa thì mới đau

    Trả lờiXóa
  2. Trung Quốc: Tham thì thâm. Không chịu làm người, chỉ lo làm chó sói!

    Trả lờiXóa
  3. Giống VN thôi, CS là thế, VN cũng cho thấy 'quả báo nhãn tiền' có khối thằng chức quyền bự chảng, nhưng tham thì thâm!

    Trả lờiXóa