Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Hùng hậu tiến sĩ, thế giới vẫn không rõ VN đang làm gì?


Hơn lúc nào hết, các nhà khoa học phải tiên phong, tăng cường hơn nữa đưa kết quả nghiên cứu của mình ra quốc tế thay vì cứ ngồi tận hưởng thành quả của thế giới.
Mới đây, phát biểu tại lễ  khởi động dự án Tổ hợp không gian khoa học tại Bình Định, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã có bài phát biểu ấn tượng, trong đó ông nhấn mạnh vai trò tiên phong của khoa học trong sự phát triển của một quốc gia[1]. Phó thủ tướng cũng nhấn mạnh “làm khoa học thì không chờ đợi, lưỡng lự”.
Có rất nhiều thông điệp ẩn chứa sau lời phát biểu súc tích này. Điều đó đặt ra nhiều vấn đề cho các nhà khoa học nói chung, các nhà khoa học xã hội nói riêng.
Khoa học vì cái gì?
Trong hình dung của không ít người, khoa học dường như là cái gì xa xôi, trừu tượng. Nhưng thực chất, khoa học xét cho đến cùng vẫn là để phục vụ cuộc sống của đại bộ phận nhân dân. Nó phải giúp họ có thêm nhận thức, công cụ, điều kiện, cơ hội cải thiện hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, tính ứng dụng, khả thi, hiệu quả, bền vững của một công trình phải được coi là quan trọng hàng đầu.
Việc xác định những mục tiêu trên có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình lựa chọn vấn đề, nội dung, phạm vi, phương pháp cho từng nghiên cứu cụ thể. Điều đáng buồn là những mục tiêu tưởng chừng như căn cốt, ai cũng biết này dường như đang bị lãng quên.
Không ít luận án, đề tài nghiên cứu cứ “đua” nhau chọn những vấn đề chung chung, xáo mòn, thiếu tích thực tế, không thể ứng dụng vào cuộc sống. Điều đó thể hiện ở thực trạng có nhiều đề tài khoa học phải “xếp ngăn kéo” dù cho Chính phủ dành ngân sách 3.000 tỷ đồng mỗi năm cho nghiên cứu khoa học[2].
Nếu đọc các luận án tiến sĩ, các báo cáo đề tài khoa học các cấp, người ta dễ nhận ra có riêng một chương để “bàn luận” và “kiến nghị”. Điều đáng nói là những kiến nghị đưa ra quá chung chung đến độ có thể sử dụng chúng cho nhiều luận án, báo cáo sau này. Hơn nữa, những kiến nghị này thường không được gửi đến địa chỉ cụ thể, cứ như thể tác giả đang kiến nghị với… chính bản thân.
khoa học, Phó Thủ tướng, Vũ Đức Đam, nghiên cứu, tiến sĩ, Ngân sách, bài báo khoa học, công bố quốc tế, sổ hưu
Khoa học xét cho đến cùng vẫn là để phục vụ cuộc sống của đại bộ phận nhân dân. Ảnh minh họa. Nguồn: Vnu.edu.vn
Khoa học phải làm ra tiền
Đúng là với KHXH, việc “lượng hóa” những đóng góp cụ thể cho xã hội không dễ, bởi chúng cần thời gian kiểm chứng. Đã có nghiên cứu chỉ được ghi nhận giá trị sau hàng chục năm. Đây là thực tế chung trên thế giới, không chỉ ở Việt Nam.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa họ được quyền sao nhãng trách nhiệm đối với khả năng ứng dụng từ các nghiên cứu của chính mình. Tiền ngân sách là tiền thuế của dân được dùng để chi trả cho nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ lại cuộc sống chứ không phải để “xếp ngăn kéo” hay tô hồng lý lịch khoa học của ai đó.
Sự tham gia tích cực của các nhà khoa học vào dự án phát triển là vô cùng cần thiết. Nó vừa giúp cải thiện thu nhập cho họ, vừa giúp ích cho cộng đồng, đất nước. Điều đáng buồn là số lượng nhà khoa học tham gia vào nghiên cứu ứng dụng dạng này chưa nhiều. Nguyên nhân đa phần là do họ quá “kinh viện”, dẫn đến tình trạng “thừa chuyên gia, thiếu chất xám” như báo chí từng chỉ ra.
Các nhà khoa học cũng cần chủ động, tìm kiếm cơ hội hợp tác trong và ngoài nước  hay “chào hàng” thành quả nghiên cứu của mình tới khách hàng tiềm năng thay vì thụ động chờ đợi ngân sách từ nhà nước. Một nhà khoa học giỏi hiện nay phải biết tự tìm kiếm nhà tài trợ, đưa kết quả nghiên cứu của mình ra thị trường, chứ không chỉ đơn thuần giam mình trong thư viện, ngủ vùi trên những báo cáo phủ bụi cùng năm tháng.
Khoa học không có biên giới
Một nền khoa học phát triển nhất thiết phải được thế giới biết đến và cách cụ thể nhất là số lượng công trình in trên các tạp chí, nhà xuất bản có uy tín quốc tế. Thế nhưng, kết quả một cuộc điều tra cho thấy, trung bình một năm, các nhà khoa học nước ta chỉ có 345 công trình được in trên các tạp chí quốc tế, trong khi tỷ lệ bài được trích dẫn cũng rất thấp[3].
Đặt con số này bên cạnh “lực lượng” hùng hậu các tiến sỹ, các cơ sở nghiên cứu khoa học nước nhà người ta không thể không hỏi họ đang làm gì? Không khó để tìm nhiều vị đến lúc cầm sổ hưu vẫn chưa có nổi một công trình in ở nước ngoài dẫu rằng đã chủ trì, tham gia hàng chục đề tài, dự án…
Đứng ngoài xu thế hội nhập khiến chúng ta tụt hậu với nền khoa học chung của nhân loại, khiến bên ngoài cũng không hiểu ta đang làm gì, ở đâu. Hơn lúc nào hết, các nhà khoa học phải tiên phong, tăng cường hơn nữa đưa kết quả nghiên cứu của mình ra quốc tế thay vì cứ ngồi tận hưởng thành quả của thế giới. Có thế, họ mới phải nghiêm túc hơn với chất lượng nghiên cứu của bản thân.
Để khoa học không chờ đợi…
Ở chiều kích khác, Chính phủ cũng cần sớm dỡ bỏ các quy định không còn phù hợp liên quan đến giới hạn ngân sách, thủ tục thanh quyết toán, quy trình phê duyệt, giới hạn đối tượng, loại bỏ tiêu chí phẩm hàm hay tư tưởng bình quân chủ nghĩa…
Điều đó sẽ giúp các nhà khoa học đỡ phải nói dối trong việc hoàn thiện các thủ tục tài chính, hành chính như hiện nay[4]. Thêm vào đó, tính minh bạch, công bằng, hiệu quả, thực tế, thiết thực của các nghiên cứu khoa học sẽ được cải thiện, có đóng góp cụ thể, hữu hình vào sự phát triển, hội nhập của nước nhà.
Nếu cơ chế cứ buộc các nhà khoa học dàn hàng ngang cùng tiến, đi theo những lối mòn cũ kĩ, nền khoa học của chúng ta sẽ mãi chỉ lầm lũi đi bộ sau những bước chạy nước rút của các nền khoa học trên thế giới.
-------
[1] Khởi công Dự án Tổ hợp Không gian khoa học tại Bình Định, Dân trí, 20/07/2015. 
[2] 3.000 tỉ/năm cho nghiên cứu khoa học: Nhiều nghiên cứu... xếp xó, Thanh niên, 12/06/2015. 
[3] Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thủ đô, Nghiên cứu văn hóa số 6, huc.edu.vn.
[4] Khi nhà khoa học không còn phải nói dối, Tiền phong, 16/7/2015.
-------------------

21 nhận xét:

  1. đảng csvn chỉ trọng búa liềm thôi, lãnh đạo bắc hàn vậy mà có tầm nhìn xa hơn lãnh đạo vn-khi họ trọng cây viết ở giữa 2 cây búa liềm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là CSVN đi đâu cũng nói KHCN là then chốt, Giáo dục là quốc sách, trong khi đầu tư cho KHCN chỉ có tỷ lệ 0,3% trên GDP.
      Trong khi tỷ lệ này ở các nước là 2 - 5%.
      Thế mà ông Phó thủ tướng nói là “làm khoa học thì không chờ đợi, lưỡng lự”.
      Không có tiền thì phải chờ đợi chứ sao, tiền không đủ để làm KHCN thì phải lưỡng lự chứ sao.
      Ông Đam nên đi xuống các viện trường đại học để thấy kinh phí KHCN của các đơn vị này rất thấp.
      Rồi muốn có kinh phí phải chạy đề tài, chạy dự án... nói chung là chính sách KHCN của CSVN đã làm cho KHCN VN phải tụt hậu.
      Đến cái đinh vít mà khi Tập đoàn SamSung đề nghị VN cung cấp mà VN tuy chế tạo được nhưng không đạt chuẩn quốc tế thì lấy đâu ra KHCN để nghiên cứu.
      Thế mà cứ lo làm lớn "Tổ hợp không gian khoa học tại Bình Định" để làm gì???

      Xóa
    2. Với "lãnh đạo tiệt đối và toàn riện" thì người yêu nước, yêu tự do dân chủ. yêu tiến bộ . ghét bất công sẽ trở thành "thế lực thù địch"(của đảng) hết, kể cả những nhà khoa học nổi tiếng như ts Nguyễn Thanh Giang:
      http://www.ijavn.org/2015/07/vntb-nha-tien-si-nguyen-thanh-giang-bi.html

      Xóa
  2. Còn hùng hậu Chủ tịch nữa chứ: liệt kê các loại chủ tịch không hết... chủ tịch nước......chủ tịch này nọ kia, đến mấy đứa trẻ lau mũi chưa sạch cũng là chủ tịch hội đồng tự quản.......
    Đất nước đầy dẫy chủ tịch ... cướng quốc về chủ tịch?

    Trả lờiXóa
  3. "phó thủ tướng cũng nhấn mạnh “làm khoa học thì không chờ đợi, lưỡng lự”.?
    Khoa học đâu phải đón xe đò đâu hả ông phó thủ tướng mà phải gấp gáp? Khoa học là sự nghiên cứu kỹ lưỡng, không phụ thuộc thời gian. Edison phải thí nghiệm hàng nghìn lần mới cho ra bóng đèn.
    Nói chung các ông ăn nói rất mờ mịt, như con vịt!

    Trả lờiXóa
  4. Nhiều Ts để xây dựng một thiên đường ảo (ông đảng trưởng nói rùi : đến hết TK này cũng chẳng thấy XHCN - vậy là ảo chứ còn gì nữa) . Còn sao người ta vẫn cứ "kiên định" ? Đơn giản chỉ là để kiếm chác làm giàu bất chính trên nỗi thống khổ của nhân dân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi tán thành :"thiên đường ảo"của bạn,nhưng chúng đã xây thiên đường thật mà bạn cùng chúng ta có thể hình dung.
      Thiên đường cs dành cho bọn thất học,có máu đâm cha chém chú.Khi nghe kể về tuổi thơ dữ dội của 6 Búa,của N.t.Thành,của thằng hoạn lợn,của thằng cai phu đồn điền mà chúng đã ngồi trên đầu cả 1 dân tộc.Ăn trên ngồi trước,nó ăn không chừa 1 thứ gì.1 thằng làm quan cs cả 3 đời nhà nó tha hồ thu lượm,thụ hưởng.
      Không thể mang danh dốt được ,đã dốt thì làm sao ưu việt thế là chúng thành lập 1 lò ấp Tiến sĩ.Ngay nay ra đường chạm mặt thì nó đấy-Tiến sĩ sản cọng chạy đầy đường,không khác nào chúng vênh vang Ti-Vi chạy đầy đường từ thời chúng phỏng dái.Tôi được nghe:1 con bò cho sang Liên xô,khi về VN nó cũng có học hàm GS-TS,mà Tiến sĩ xây dựng đảng cơ đấy,

      Xóa
  5. DCS ho cai tri .thich nhung nguoi chi nghe Chu ko chap nhan nguoi cai lai vi vay ho moi cai tri Muon nam. Cho nen chi co tao cac Ts Giay thi se sap xep de dang hon dieu nay thay rat ro

    Trả lờiXóa
  6. Đề nghị "đảng và nhà nước" hãy thành lập đề án xuất khẩu tiến sĩ,thạc sĩ của VN ra nước ngoài làm ăn,đem ngoại tệ về xây dựng đất nước.Với nguồn ts,ths khổng lồ như hiện nay cộng với "quyết tâm chính trị" cao nhất,đây là nguồn lực to lớn có thể đưa đất nước hoá rồng,hoá phượng,hoá đủ thứ...
    Cho các nước tư bản giãy chết biết thế nào là "đỉnh cao trí tuệ", thế nào là "thiên đường xhcn".

    Trả lờiXóa
  7. Bệnh khoa trương hình thức, Làm thì láo, báo cáo thì hay là căn bệnh trầm kha là biểu tượng của "Phe ta" mà, có gì lạ đâu.

    Trả lờiXóa
  8. "Tổ hợp không gian Bình Định" là cái tổ gì thế? nó có to bằng cái tổ hợp mành trúc chổi lông không ?

    Trả lờiXóa
  9. Còn ĐCS thống trị thì chỉ có Loa làng , Biện chứng khi nào con Gà hóa thành con trĩ thì lúc đó mới có những Tiến Sỹ khoa học đích thực còn hiện nay đa số là << Tiến Sỹ >> được Ấp trong lò định hướng XHCN Việt Nam

    Trả lờiXóa
  10. Tiến sĩ nước ta thật quá nhiều
    Công trình nghiên cứu có bi nhiêu
    Đem ra so lại toàn hư hại
    Đếm lại đếm đi DỖM cả làng
    Cái nôi Chủ Nghĩa cần học vị
    Đả có Tại Chức bổ túc bằng
    Nhìn ông tiến sỉ đang thi thố
    Thấy cả tâm cang lủ gà mờ

    Trả lờiXóa
  11. Bận kiếm tiền. Sau đó dùng tiền để học, học thi thêm Master hoặc PHD. Lâu năm lại lên Phó giáo sư hay Giáo sư. Tôi nghĩ cái vòng này không phải do giới trí thức tự dựng lên. Mà là đã vào cái vòng này thì khó mà thoát khỏi cái kịch bản trên. Đây cũng là cách làm cho giới trí thức gần như vô hại với thời thế. Đem mãnh thú nhốt tới mức nó thành con mèo con.

    Trả lờiXóa
  12. Hùng hậu tiến sĩ, thế giới vẫn không rõ VN đang làm gì?
    Thì VN là "vẻ đẹp tiềm ẩn" (bí mật) mà. Thế giới cứ nhìn Thị Nở một cách chăm chú đi, "ngăm ngăm da trâu, nhìn lâu thấy đẹp".

    Trả lờiXóa
  13. Cả thế giới nên cám ơn đcsVN vì những con người thiên tài giỏi nhất nhân loại này mà lãnh đạo thì không biết loài người đang ở giai đoạn nào của thời kỳ đồ đá !?!?!?

    Trả lờiXóa
  14. Ý tưởng của 3 vị Nặc danh 20:13,20:15 và 20:22 trùng hợp với ý của chúng tôi / xin cảm ơn !

    Trả lờiXóa
  15. Cách mạng KHKT là then chốt? Then chốt KHKT mục nát bấy rồi!
    Giờ then chốt là tham nhũng!

    Trả lờiXóa

  16. Khong hieu la` do minh` thieu' hieu-biet hay do...ngu, nhung that-tinh` toi co thac-mac' va` nho` cac ban am-hieu giai-thich gium, toi cam-on truoc:
    Ngay xua toi hoc-hanh o Mien Nam, sao cai' gi cung gian-don, ro-rang: giao-vien, giao-su, cu-nhan, tien-si vv...v...Sau nay` toi co nghe them: pho' giao-su, pho' tien-si~ (ma` hinh` nhu phat-xuat tu Lien-xo...)
    Cac ban cho toi duoc hieu-biet them, cam-on nhieu !
    Van Ha`.

    Trả lờiXóa
  17. Lực lượng hùng hậu này chủ yếu nói nhăng cuội! Nổ banh xác, trong khi tình hình đất nước tối như hũ nút!

    Trả lờiXóa
  18. Lấy được cái bằng tiến sĩ, giáo sư, thậm chí lấy danh giáo sư của một trường đại học zỏm của nước ngoài là coi như đã hoàn thành công trình đời người, chỉ cần đút những cái bằng đểu đó vào hồ sơ công chức chờ lên lương lên cấp.

    Trả lờiXóa