Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Gạc Ma - sự lật lọng của Trung Quốc

Từ biến cố Gạc Ma nhìn về việc xây đảo nhân tạo của Trung Quốc: Lời nói và sự thật
Gạc Ma, nơi 64 oan hồn liệt sĩ "không được nổ súng bắn giặc xâm lược"
Ngày 14/3/1988, Trung Quốc và Việt Nam đã có một cuộc đụng độ ngắn tại đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa với phần thắng thuộc về phía Trung Quốc. Trong hàng loạt bức thư gửi đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc trước và sau khi xảy ra biến cố Gạc Ma, Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định đây là một hành động tự vệ khi Việt Nam xâm chiếm trái phép lãnh thổ của họ đồng thời có nhiều hành động khiêu khích các tàu thuyền hoạt động vì mục đích phi quân sự.
Đáp trả những lời tố cáo của Việt Nam rằng đây là một cuộc xâm chiếm do Trung Quốc bắt đầu, Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định Việt Nam đang theo đuổi chính sách hiếu chiến và là phía khởi đầu cho cách hành động quân sự trong biến cố Gạc Ma. Trong bức thư của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc gửi cho Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc ngay trong ngày xảy ra biến cố Gạc Ma, phía Trung Quốc cũng đã khẳng định Việt Nam là bên tấn công trước và Trung Quốc “bắt buộc phải phản công như là một hành động để tự vệ”[1].
 Trong tuyên bố ngày 5 tháng 4 của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Trung Quốc một lần nữa khẳng định họ chỉ tiến hành một cuộc phản công tự vệ giới hạn” và tàu chiến Trung Quốc không hề có bất cứ hành động nã pháo hoặc bắn vào bất cứ người lính Việt Nam nào[2]. Trung Quốc cũng khẳng định sau cuộc đụng độ, họ đã có hành động rất nhân đạo khi cứu vớt những người lính Việt Nam bị thương rơi xuống biển. Tiếp đó, để trả lời những lập luận mà Việt Nam đưa ra xoay quanh hai phần: khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời khẳng định hành động của phía bên kia vi phạm luật quốc tế, Trung Quốc chỉ đưa ra các lập luận khẳng định chủ quyền “hiển nhiên” của mình với hai quần đảo này trong bức thư ngày 13 tháng 5 gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc[3]. Chỉ đưa ra những lập luận và tuyên bố bằng lời nói mà không hề có bất cứ hình ảnh hay bằng chứng cụ thể nào, Trung Quốc đã làm cho các tuyên bố của mình mang nặng tính thể hiện lập trường và trở nên thiếu thuyết phục. Thái độ thiếu quan tâm của cộng đồng quốc tế về tranh chấp này đã thể hiện sự thiếu hiệu quả của cuộc khẩu chiến về biến cố Gạc Ma giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đồng thời cũng đặt ra một câu hỏi bỏ ngõ về đâu là sự thật trong biến cố này.
Năm 2012, chính Trung Quốc lại công bố một thước phim ghi hình diễn tiến xảy ra ở Gạc Ma[4] cho thấy một sự thật khác với những tuyên bố 24 năm trước của họ. Trong thước phim này, điều dễ nhận thấy nhất là từ đầu đến cuối, chỉ có duy nhất một bên nổ súng. Trung Quốc với sự vượt trội thể hiện rõ qua quy mô tàu chiến, sự trang bị của hải quân cũng như sự quyết tâm của binh lính thể hiện trong phim đã đơn phương sử dụng vũ lực tấn công những người lính Việt Nam bằng hàng loạt đạn pháo liên tục với cường độ lớn. Phía Việt Nam thì lại ở thế bị động hứng chịu sự tấn công liên tục từ phía Trung Quốc. Ở đây cho thấy Trung Quốc đã dùng hai từ “tự vệ” cùng nhiều lập luận khác về thái độ và hành động của phía Việt Nam để lấp liếm hành động của mình. Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc quy định “Không một điều khoản nào trong Hiến chương này làm thiệt hại đến quyền tự vệ cá thể hay tập thể một cách chính đáng, trong trường hợp hội viên Liên hợp quốc bị xâm lược vũ trang, cho đến khi Hội đồng bảo an ấn định những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”[5]. Theo đó thì tiêu chí để xác định quyền tự vệ hợp pháp của quốc gia được thực hiện với điều kiện: quốc gia đó bị tấn công vũ trang trước; mức độ thực hiện tự vệ phải tương xứng với hành vi vi phạm, nếu vượt quá mức độ vi phạm thì hành vi tự vệ đó không được coi là tự vệ hợp pháp. Ở biến cố Gạc Ma, phía Trung Quốc rõ ràng là bên nổ súng trước nên đây không thể được xem là một hành động tự vệ hợp pháp. Nếu có thì chỉ có phía Việt Nam là bên được quyền có hành động tự vệ trước Trung Quốc mà thôi. Khó có thể tin được những tàu thuyền nhỏ và không hề được trang bị vũ khí của phía Việt Nam có thể khiêu khích và tấn công lực lượng hải quân Trung Quốc theo như họ tố các trong các bức thư 24 năm trước. Khái niệm “tự vệ” theo cách sử dụng của Trung Quốc ở đây không chỉ là một sự đánh tráo khái niệm giữa bên xâm lược và bên tự vệ mà còn là sự lấp liếm về mức độ của hành động “tự vệ” theo cách dùng của Trung Quốc. Phải chăng đạn pháo là hành động “tự vệ” của hải quân Trung Quốc trước sự khiêu khích không hề mang tiếng súng, thậm chí là chưa từng xuất hiện, của quân lính Việt Nam? Bản chất của cuộc xung đột giữa hai bên này khó có thể tìm được từ nào phù hợp hơn từ “tấn công đơn phương” hay là “xâm chiếm” theo cách dùng từ của phía Việt Nam.
Những hình ảnh trong thước phim do phía Trung Quốc công bố này còn là bằng chứng chứng minh các lập luận chối bỏ việc họ tấn công hay bắn vào các lực lượng cứu nạn của Việt Nam là giả dối. Sau khi tấn công một cách dã man lực lượng Việt Nam bằng đạn pháo công suất lớn, họ tiến hành bắt giữ những người lính bị rơi xuống biển chứ không phải giúp đỡ những người lính Việt Nam này. Những người lính Việt Nam xuất hiện trong đoạn phim như những tù binh sau cuộc đụng độ chứ không phải người bị nạn được giúp đỡ.
Biến cố Gạc Ma đã cho chúng ta thấy được một Trung Quốc vô cùng khác biệt trong lời nói và hành động trên thực địa. Từ biến cố này, chúng ta có thể nhìn về việc xây dựng đảo nhân tạo hiện nay trên biển Đông của Trung Quốc với nhiều điểm tương đồng trong các lời tuyên bố.
Mặc dù đã có những hình ảnh vệ tinh ghi nhận quá trình xây dựng các công trình nhân tạo tại 7 thực thể thuộc quần đảo Trường Sa từ cuối năm 2014 nhưng đến tháng 3 năm 2015 thì mới có những lời cáo buộc chính thức từ phía Philippines trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc rằng việc Trung Quốc tiến hành hàng loạt hoạt động bồi đắp đất để xây dựng đảo nhân tạo là “một mối đe dọa trực tiếp đến Philippines và các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền (trong vùng), và cần được coi là một mối quan ngại lớn cho tất cả các nước vì đe dọa an ninh, hòa bình và ổn định trong khu vực”[6]. Đáp trả lại những lời tố cáo này, học giả Trung Quốc biện minh rằng đây chỉ là các hoạt động cải tạo đất (land reclamation) không trái với luật quốc tế. Ở đây, chúng ta có thể nhận thấy Trung Quốc đang cố gắng tái định nghĩa thuật ngữ “cải tạo đảo” theo lợi ích của Trung Quốc. Họ đã dùng chữ “cải tạo” để gọi tên hành động hút cát từ biển, cắt bỏ các rạn san hô để bồi đắp những khoảng đất rộng lớn từ những thực thể nửa chìm nửa nổi và các đá trên biển[7]. Trung Quốc không hề cải tạo từ những thứ sẵn có. Họ đang xây dựng những hòn đảo nhân tạo mới ngay giữa biển Đông. Rõ ràng Trung Quốc đã bỏ qua các quy định của UNCLOS, bỏ qua tuyên bố COC giữ nguyên trạng tranh chấp biển Đông, bỏ qua sự lên án của các nước khác cũng như đánh tráo khái niệm để tiến hành xây dựng đảo nhân tạo trên 7 thực thể khác nhau trên biển Đông theo một quá trình gọi là “cải tạo đảo” mà họ muốn.
Hơn thế nữa, họ nhấn mạnh yếu tố các quốc gia khác trong khu vực cũng đã và đang tiến hành xây dựng các công trình tương tự và Trung Quốc chỉ đang “cố bắt kịp” các quốc gia này[8]. Đẩy sự khởi xướng cho hành động xây dựng của mình trên biển Đông sang cho các nước khác cũng là một tuyên bố tương tự với việc Trung Quốc nhất mực khẳng định Việt Nam là bên khiêu khích và bắt đầu các hành động quân sự tại biến cố Gạc Ma năm xưa.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng dùng các hoạt động nhân đạo hoặc các công việc vì lợi ích chung của khu vực để che lấp đi hành động của mình. Người phát ngôn Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng các công trình mà vệ tinh chụp được là tàu cứu hộ, khảo sát hiện trường hàng hải, hỗ trợ ngư nghiệp “không chỉ cho Trung Quốc mà cho cả các nước láng giềng”[9]. Ông Ding Yihui của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc cho rằng “Việc xây dựng cơ sở hạ tầng để quan sát và truyền thông là bước đi đầu tiên hướng tới việc tăng cường và nâng cao giám sát khí tượng biển, cảnh báo, dự báo và nghiên cứu khoa học”[10]. Tương tự trong biến cố Gạc Ma, Trung Quốc cũng dùng hành động cứu hộ những người lính Việt Nam để khoả lấp sự nghi ngờ về hành động tấn công của mình thì bây giờ, Trung Quốc cũng dùng những mục đích tốt đẹp vì lợi ích chung của việc xây dựng đảo nhân tạo để che giấu đi việc xây dựng đảo nhân tạo đã gây ra sự huỷ hoại môi trường biển nghiêm trọng cũng như đe doạ hoà bình và an ninh khu vực.
Một điểm giống nhau đáng chú ý giữa những tuyên bố của Trung Quốc trong cả 2 sự kiện này là Trung Quốc hoàn toàn không công bố bất cứ bằng chứng nào để làm nền tảng cho các lời tuyên bố trên. Trước những hình ảnh và bằng chứng được đưa ra bởi nhiều phía khác nhau về quá trình xây dựng đảo nhân tạo hiện nay cũng như cáo buộc hoạt động của Trung Quốc huỷ hoại môi trường, phía Trung Quốc chỉ khẳng định họ đã tiến hành khảo sát đánh giá mức độ tác động của các hoạt động “cải tạo đảo” của mình để đảm bảo hệ sinh thái tại biển Đông sẽ không bị tàn phá[11]. Tuy nhiên, những tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao hay các nhà khoa học của Trung Quốc xoay quanh vấn đề này cũng không kèm theo bất cứ hình ảnh hay số liệu cụ thể nào. Đây có phải là một sự che dấu sự thật như biến cố Gạc Ma 27 năm trước hay không? Trung Quốc không đưa ra bất cứ bằng chứng nào hay là họ không dám công bố các kết quả khảo sát trên khi biết rằng chúng không dùng để hỗ trợ cho các tuyên bố của mình?
Dựa trên những điểm giống nhau trong lời tuyên bố từ phía Trung Quốc trong biến cố Gạc Ma và quá trình xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ rằng có một sự thật rất khác với các lời tuyên bố của Trung Quốc trong cả hai sự kiện này. Đối mặt với một Trung Quốc quá khác biệt trong lời nói và hành động, các bằng chứng cụ thể là vô cùng quan trọng để có thể đảm bảo sự công bằng trong việc đánh giá các hành động của quốc gia này. Một giải pháp phù hợp với tình hình hiện nay là các quốc gia trực tiếp tham gia tranh chấp với sự hỗ trợ công nghệ từ một số quốc gia phát triển khác để có thể tự mình thu thập bằng chứng cụ thể về quá trình xây dựng đảo nhân tạo nói riêng và nhiều hoạt động thay đổi hiện trạng khác của Trung Quốc trên biển Đông nói chung. Những bằng chứng cụ thể và chân thực từ nhiều phía khác nhau có thể giúp ích cho việc đánh giá khách quan hành động hiện nay của Trung Quốc, trực tiếp phản hồi những lời tuyên bố mang tính lấp liếm của họ bằng hình ảnh và số liệu cụ thể, cũng như giúp dư luận thế giới cùng lên án hành vi sai trái này. Các bên tranh chấp trong biển Đông, những quốc gia trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi tranh chấp này càng cần phải chủ động hơn ai hết trong việc xây dựng và công bố bằng chứng.
Thiên Hương - Tác giả là một thạc sĩ ngành Quan hệ quốc tế và là một cây bút trẻ từ Dự án Đại sự ký Biển Đông/(Đại Sử Ký Biển Đông)
 *  *  *
>> Tải toàn bộ hồ sơ tại Biến cố Gạc Ma qua lưu trữ của LHQ 1988
>> Đọc trực tuyến tại ISSUU 
——————
Chú thích
[1] Dự án Đại sự ký biển Đông, “Biến cố Gạc Ma qua lưu trữ của Liên Hiệp Quốc”, tại địa chỉ https://daisukybiendong.files.wordpress.com/2015/07/bie1babfn-ce1bb91-ge1baa1c-ma-qua-lc6b0u-tre1bbaf-ce1bba7a-lhq-1988.pdf truy cập ngày 7/7/2015
[2] Đã dẫn, truy cập ngày 7/7/2015
[3] Đã dẫn, truy cập ngày 7/7/2015
[4] “China vs Vietnam: Johnson South Reef Skirmish of 1988”, tại địa chỉ https://www.youtube.com/watch?v=uq30CY9nWE8 truy cập ngày 7/7/2015
[5] Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (bản tiếng Anh), tại địa chỉ http://www.un.org/en/documents/charter/ truy cập ngày 7/7/2015
[6] Statement by Philippines Secretary of Foreign Affairs: “The Challenges to Peace and Deve|opment”, tại địa chỉhttp://www.un.org/en/ga/69/meetings/gadebate/pdf/PH_en.pdf truy cập ngày 7/7/2015
[7] Carl Thayer, “No, China Is Not Reclaiming Land in the South China Sea”, tại địa chỉ http://thediplomat.com/2015/06/no-china-is-not-reclaiming-land-in-the-south-china-sea/ truy cập ngày 7/7/2015
[8] Carl Thayer, “Background Briefing: South China Sea: Vietnam’s Land Reclamation 1.9%”, tại địa chỉ http://auschamvn.org/wp-content/uploads/2015/05/South-China-Sea_Vietnams-Land-Reclamation-by-Carl-Thayer-9-May-2015.pdf truy cập ngày 7/7/2015
[9] BBC tiếng Việt, “Trung Quốc bác bỏ lời của Obama” tại địa chỉ http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/04/150410_china_defends_reclamation truy cập ngày 7/7/2015
[10] China Meteorological News Press, “Ding Yihui: utmost urgency in improving meteorological observation capability in the South China Sea”, tại địa chỉhttp://www.cma.gov.cn/en2014/news/News/201506/t20150619_285601.html truy cập ngày 7/7/2015
[11] Bonnie Glaser, “On the defensive? China explains purposes of land reclamation in the South China Sea”, tại địa chỉ http://amti.csis.org/on-the-defensive-china-explains-purposes-of-land-reclamation-in-the-south-china-sea/ truy cập ngày 9/7/2015
----------------

34 nhận xét:

  1. Thế mà đảng ta dấu nhẹm . Bây giờ lại lập bia tưởng niệm các chiến sỹ đảo gạc ma . Một cái bia bé tý tẹo thế mà mỗi học sinh trên cả nước phải đóng góp 20 nghìn đồng còn công chức viên chức một ngày lương chỉ béo bọn tham nhũng . Đảng quang vinh bác hồ vỹ đại ơi dân chúng tôi khổ lắm rồi .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không những giấu nhẹm mà ông Lê Đức Anh, bộ trưởng BQP lúc đó còn ra lệnh cho hải quân của ta không được nổ súng đánh lại tụi Tàu, để cho tụi Tàu tự do dùng đại liên giết hại bộ đội ta.
      Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh:

      -Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc.

      Xóa
    2. Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ NDM phải... tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì lại để im...
      NDM, Lê đức anh là một duộc thân tàu, sẵn sàng hy sinh quân lính VN cho tàu.

      Xóa
    3. Thiếu tướng quân đội Lê Mã Lương gián tiếp tiết lộ thủ phạm tiếp tay cho Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam chính là ‘đồng chí lãnh đạo cấp cao’.

      Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh ‘không được nổ súng’ trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.

      Hậu quả là ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau một trận chiến ngắn.

      Xóa
    4. Không những giấu mà CSVN còn ra lệnh không được nổ súng đánh lại tụi Tàu và kết quả là 64 chiến sĩ hải quân VN bị chúng tiêu diệt.
      Đó là tội trạng của tên Lê Đức Anh, nguyên bộ trưởng BQP thời đó.
      Thế mà tên này vẫn leo lên sau đó đến chức chủ tịch nước, đó là do tụi Tàu trả công cho LDA để chúng chiếm đảo Gạc Ma.
      Tên này phải đưa ra tòa án binh để xử bắn.
      Còn tụi côn an Hà nội thì cho tụi DLV phá rối Lễ tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Hà nội.
      Thật không thể hiều nổi tụi CSVN thân tàu có ở khắ[ mọi cấp, mọi nơi.

      Xóa
    5. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói:
      Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người tình báo của Pháp chứ ông ta không phải tham gia cách mạng lâu dài gì đâu. Chẳng qua ông ấy khai man lý lịch rồi thì được lòng ông Lê Đức Thọ, ông Lê Đức Thọ cứ đưa ông ấy lên vù vù trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, sau này thành chủ tịch nước. Cái điều đó những người biết chuyện như tôi lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước.

      Xóa
    6. Đứa là Cai đồn điền, người là hoạn lợn, kẽ chưa học đến lớp Năm.... những lãnh tụ của ta đấy! Họ đưa dân tộc vào chien tranh khói lữa hai miền Nam Bắc theo chỉ thị bác Xí Ta Lin, bác Mao vĩ đại.
      Đưa cả dân ta làm bia tập bắn cho quân bác Mao.

      Xóa
    7. Trương Minh Tịnhlúc 21:55 15 tháng 7, 2015

      Mỗi lần nhớ tới chuyện nầy,tôi lặng người thương xót .Nuôi một đứa con đến lớn đâu có dễ. 64 đứa con . Mang theo 128 cha mẹ đau khổ.Bao nhiêu người vợ?-Bao nhiểu đứa con không cha?-Rồi bà con bạn bè....Sao mấy ông đảng ác thế?-Vì cái ghế của mình mà không nghĩ tới người khác.Nếu đó là con họ,họ có "thí" vậy không?.

      Xóa
  2. Thtậ là "vừa ăn cướp vừa la kàng", dấu đầu lòi đuôi, khi nói rằng:
    "...tàu chiến Trung Quốc không hề có bất cứ hành động nã pháo hoặc bắn vào bất cứ người lính Việt Nam nào[2]". Nhưng: "Trung Quốc cũng khẳng định sau cuộc đụng độ, họ đã có hành động rất nhân đạo khi cứu vớt những người lính Việt Nam bị thương rơi xuống biển".

    Vậy ai bắn vào lính Việt Nam bị thương rơi xuống biển mà họ cứu vớt? Chả nhẽ lính Việt Nam lại bắn nhau hay sao?
    Thật là quân ăn cướp! lại to mồm la lối !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đảng ta đã bắn vào dân tộc VN để cứu lấy cái í ới hệ cs

      Xóa
  3. "Gạc Ma - sự lật lọng của Trung Quốc" (?).
    Đây không có SỰ LẬT LỌNG (?). Mà chỉ có sự thật là: Trung quốc đã xâm lược lãnh thổ Việt nam và sự bạc nhược của của Đảng, của chính quyền CS VN (!).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mới năm ngoái thôi . dàn khoan 981 xâm phạm biển VN , tàu TQ húc chìm tàu VN . Nguyễn chí vịnh nói về hàn động này như sau : " Anh đâm như một con voi đè bẹp con kiến như thế, lật ngửa thuyền chúng tôi như thế mà anh không ném một cái phao xuống cho người dân, anh nghĩ gì? Anh là gì mới được?

      Thế đấy . Tướng tá VN phát biểu như thế thì bao giờ mới giành lại Hoàng Sa , Gạc Ma . Hèn quá rồi .

      Xóa
  4. Người dân yêu nướclúc 10:58 15 tháng 7, 2015

    Việt Nam đã bắt đầu công bố bộ phim 5 tập: BIỂN ĐẢO VIỆT NAM - NGUỒN CỘI TỰ BAO ĐỜI do đài truyền hình TPHCM thực hiện với sự đóng góp tư liệu, bản đồ cổ của nhiều nhà KHVN và Quốc tế từ khắp nơi trên thế giới, đã cứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn thuộc quyền quản lý và khai thác của nhà nước ta từ 500 năm nay, đã nói lên tất cả sự thật.
    Nhà nước VN cần đưa vấn đề này ra TÒA ÁN QUỐC TẾ như Philippin đang làm.

    Trả lờiXóa
  5. Mình như thế nào nó mới lấy đước Gạc Ma chứ.

    Trả lờiXóa
  6. Suỵt ! Im lặng ! 4 tốt + 16 vàng ! Lê Đức Anh đâu ? ông hãy trả lời cho nhân dân VN biết,tại sao không cho binh sĩ VN nổ súng tự vệ trong khi giữ đảo của tổ quốc ? bây giờ ông đi lấy lại đảo mà trả cho tổ quốc VN đi !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi chỉ có thể dùng câu chửi này của tướng Phùng thế Tài để nói về Lê đức ANh:
      "Đ ....ịt mẹ thằng chột"

      Xóa
  7. Nói láo là bản chất của cả Trung cộng lẫn Việt cộng.
    Không biết tuyên truyền thế nào mà khi Trung cộng chiếm được Hoàng Sa,rất nhiều đảng viên reo mừng,trong đó có cả vợ ông Lê Duẩn.
    Đúng là đồ bán nước

    Trả lờiXóa
  8. VN ngay từ bây giờ,hãy phát đơn kiện TQ ra tòa án trọng tài quốc tế như Philippines đã làm,liên kết chặt chẻ với Mỹ+Nhật+Úc // thành lập những quân đoàn cảm tử tình nguyện với sứ mạng bảo vệ tổ quốc (hãy tuyên truyền là đánh giặc TQ xâm lược mà thôi ),cho tàu chiến của hải quân và cảnh sát biển đi kèm với tàu cá của ngư dân để bảo vệ ngư dân,khi tàu thuyền ngư dân bị tấn công- thì lập tức các tàu chiến này phải lâm trận đánh trả bọn chúng cho tới cùng ! và cứ như thế thôi,chắc không còn sự lựa chọn nào khác !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đời người ta chỉ thích hoa hồng
      Kẻ thù buộc ta ôm cây súng !!!

      Ta rơi vào thế bị bắt buộc như thế đó!!! Không có sự lựa chọn nào đâu anh em ơi !!!
      CCB thời đó nhưng còn sức và dày kinh nghiệm lắm đây.

      Xóa
    2. Nhưng lãnh đạo chỉ huy phải là Lê Mã Lương, Lê Duy Mật,Nguyenx Đăng Quang... chứ không phải bọn lê chiêu thống phùng quang lợn và nguyễn chí vện

      Xóa
  9. Yêu nước chân chinhlúc 12:54 15 tháng 7, 2015

    Tôi thực sự thấy xúc động khi nhận ra có những thay đổi quan trọng trong Lực lượng Võ trang An ninh quốc phòng.

    Trả lờiXóa
  10. Ông Nuyễn Văn Linh , Đỗ Mười ,Phạm Văn Đồng và bầu đoàn Bộ chính trị trung Ươn Đảng cộng sản sang Thành Đô ăn chơi đã bán hết TỔ QUỐC cho tàu . Nay nên phải công khai minh bạch để NHÂN DÂN lấy lại nhưng gì đã MẤT ..Toàn Dân mong lắm thay .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai kiện, mong cái thằng "lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện" dân Việt nó kiện thằng bố nó à? Chừng nào chưa bỏ điều 4 hiến pháp, chưa đa đảng và tam quyền phân lập thì đừng bao giờ mong lưu manh con kiện lưu manh bố. Đừng ngủ mê các vị ạ.

      Xóa
  11. Hãy quyết tâm kiện ra Tòa Án Quốc Tế . Quân Đội , Nhân Dân Cùng chung sức cưỡng chế để không còn một tên Trung Quốc xâm lươc trên lãnh thổ lãnh hải của Tổ Quốc Việt Nam .< Như đảng cưỡng chế Dân lấy đất > .

    Trả lờiXóa
  12. Trung quốc lại phản kích tự vệ kiểu chiến tranh biên giới 1979 : Đó là vừa ăn cướp vừa la làng. Nhà nước cộng sản Trung Quốc luôn là như vậy. Họ lừa dối với chính người dân Trung Quốc về cái gọi là "phản kích tự vệ" để người Trung Quốc cũng hiểu sai bản chất sự việc.Với thế giới, họ cũng lại giở giọng điệu này hòng lòe bịp thiên hạ, che giấu dã tâm bá quyền đại Hán.

    Trả lờiXóa
  13. Trung quốc lại phản kích tự vệ kiểu chiến tranh biên giới 1979 : Đó là vừa ăn cướp vừa la làng. Nhà nước cộng sản Trung Quốc luôn là như vậy. Họ lừa dối với chính người dân Trung Quốc về cái gọi là "phản kích tự vệ" để người Trung Quốc cũng hiểu sai bản chất sự việc.Với thế giới, họ cũng lại giở giọng điệu này hòng lòe bịp thiên hạ, che giấu dã tâm bành trướng của những kẻ bá quyền đại Hán.

    Trả lờiXóa
  14. Trung quốc lại phản kích tự vệ kiểu chiến tranh biên giới 1979 : Đó là vừa ăn cướp vừa la làng. Nhà nước cộng sản Trung Quốc luôn là như vậy. Họ lừa dối với chính người dân Trung Quốc về cái gọi là "phản kích tự vệ" để người Trung Quốc cũng hiểu sai bản chất sự việc.Với thế giới, họ cũng lại giở giọng điệu này hòng lòe bịp thiên hạ, che giấu dã tâm bành trướng của những kẻ bá quyền đại Hán. Thật thương cho những "chiếc bia sống" của Việt Nam !

    Trả lờiXóa
  15. Đối mặt Anh là bạn hay thù?
    Họng súng lạnh mang hình rắn độc
    Đạn đã nổ, oán hờn oan khuất
    Ai bắn Anh, là bạn hay thù

    Các Anh về với cõi thiên thu
    Dòng máu nóng thắm cờ Tổ Quốc
    Nhân danh Anh, Nhân Dân muốn biết
    Kẻ bắn Anh, là bạn hay thù????

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải bạn, không phải thù mà là đồng chí!

      Xóa
  16. Vào YouTube : Đánh chữ tưỡng niệm chiến sỹ Gạc Ma thì thấy gián điệp tàu tung hoành ở tượng đài Lý Thái Tổ !!! Chắc mất nước nay mai !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mất nước từ khi dân tộc này bị "lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện" ngồi lên đầu và vái lạy tàu khựa, vẫn còn cái vỏ nước mà thôi chứ lãnh đạo đất nước thì hoàn toàn làm tôi tớ cho Tàu từ quá lâu rồi, cùng hệ ý thức cs nên phải thờ bố chúng nó.

      Xóa

  17. Thế mới hay vệ quốc hết Tình Dân Phi Luật Tân và hết lòng Chính phủ Phi Luật Tân


    http://hanoiparis.com/img_poeme/9059.jpg


    Con tầu gỉ sét Phi Luật Tân
    Lao lên bãi Cỏ Mây cố nhằm
    Lãnh hải chủ quyền quyết khẳng định
    Sợ muộn màng như bãi Vành Khăn
    Bành trướng Đại Hán tham lam cưỡng chiếm
    Nhìn sang Việt Nam sao chán bẽ bàng
    Mua tầu ngầm Ki-lô trốn hải vực
    Chỉ đóng kịch giữ biển vì ngại Dân
    Phong bì hoa hồng bôi trơn bỏ túi


    http://scd.rfi.fr/sites/filesrfi/dynimagecache/0/64/3500/1977/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2014-03-30T075617Z_1611047717_GM1EA3U178V01_RTRMADP_3_PHILIPPINES-CHINA-REEF_0.JPG



    Chán Phành Quang Thung Phùng Quang Thanh
    Chính phủ Phi kiện Tàu : Tòa Quốc tế
    Mới hay vệ quốc hết lòng Phi Luật Tân



    TRIỆU LƯƠNG DÂN


    Philippines sang sửa chiến hạm mắc cạn trên bãi Cỏ Mây

    Reuters

    Hôm nay 15/07/2015, Manila tuyên bố bắt đầu sửa chữa một chiến hạm cũ
    được dùng làm căn cứ tiền tiêu kiểm soát bãi Second Thomas Shoal (tiếng
    Việt : bãi Cỏ Mây ; tiếng Philippines : Ayungin), quần đảo Trường Sa.

    Trả lời AFP, người phát ngôn Hải quân Philippines, Edgard Arevalo, cho
    hay « việc sang sửa cho phép con tàu có được các điều kiện tối thiểu để
    dùng làm nơi ở ». Theo người phát ngôn Hải quân Philippines, tình trạng
    hết sức tồi tệ của con tàu « không phải là chuyện bí mật », và truyền thông
    quốc tế cũng đã thông tin nhiều về chuyện này.

    Con tầu gỉ sét Phi Luật Tân dài 100 mét này vốn được quân độiPhilippines
    cho lao lên bãi Ayungin vào năm 1999, nhằm khẳng định chủ quyền quốc
    gia, trong bối cảnh Manila lo ngại Trung Quốc cưỡng chiếm vị trí này.

    Trước đó bốn năm, Trung Quốc đã chiếm bãi Mischief Reef (tức bãi Vành Khăn) cách bãi Cỏ Mây khoảng 40 km.

    Hiện tại, Philippines liên tục duy trì 9 binh sĩ trên con tàu mắc cạn tại bãi
    Second Thomas Shoal. Hồi năm ngoái, theo báo chí Philippines, tàu hải
    quân nước này thường xuyên bị tàu tuần duyên Trung Quốc ngăn chặn khi
    tới Second Thomas Shoal. Manila thậm chí phải dùng đến đường hàng
    không để tiếp tế lương thực cho các binh sĩ.

    Đầu tháng 7/2015, Philippines bắt đầu điều trần tại Tòa án Trọng tài Liên
    hiệp quốc, La Haye (Hà Lan), trong vụ kiện đòi hỏi chủ quyền « 9 đoạn »
    của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ Biển Đông. Trung Quốc phản đối vụ
    kiện.

    Trả lờiXóa
  18. Lên án, tố cáo chỉ làm cho bọn Tàu thêm đắc ý.
    Biện pháp hòa bình, đối thoại chỉ làm cho chúng thêm gian manh.
    Nói với bọn ăn thịt người ấy chỉ có phí lời!

    Trả lờiXóa
  19. Không thể chần chờ gì nữa,hãy gắp rút theo chân Philippines đưa TQ ra tòa án trọng tài quốc tế về việc xâm lăng biển đảo VN.- nếu không sẽ đắt tội muôn đời với tổ quốc đấy !

    Trả lờiXóa