Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Chuyển hướng quan hệ Mỹ - Việt và dân chủ

Việc Hoa Kỳ đang điều chỉnh quan hệ song phương Mỹ - Việt không hề thay đổi tới việc cường quốc này tiếp tục duy trì những giá trị lâu nay đã đại diện cho họ là 'dân chủ' và 'nhân quyền', theo một luật sư nhân quyền từ Hà Nội.
Trong khi đó, theo một nhà báo, blogger độc lập từ Đà nẵng, dù đang diễn ra chuyển hướng quan hệ Mỹ - Việt, những đòi hỏi về dân chủ hóa và đảm bào các quyền con người ở Việt Nam sẽ không bao giờ là 'lạc hậu'.
Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 19/7/2015, Luật sư Lê Quốc Quân nói:
"Nước Mỹ theo đuổi và nước Mỹ chia sẻ những giá trị đó với toàn thế giới, theo quan điểm của tôi.
"Nhưng tùy từng giai đoạn và tùy từng mục đích, thì có thể người ta thực hiện những phương pháp và những biện pháp khác nhau.
"Chứ nói chuyện rằng cắt bỏ những giá trị đó là không có và ngược lại phía Việt Nam cũng vậy.
"Việt Nam cũng có rất nhiều người trong chính phủ Việt Nam đã và đang mong muốn có tốt đẹp hơn về dân chủ và nhân quyền. Bởi đó là những giá trị tốt đẹp.
"Cho nên dù những người dù là cộng sản, hay những người dữ dội hay có nói là hà khắc bao nhiêu, thì họ cũng phải hướng đến những giá trị tốt đẹp, kể cả những người xấu.
"Hay là những người mà đang đấu tranh thì cũng hướng đến những giá trị đó và nước Mỹ chia sẻ giá trị đó ở toàn cầu.
"Cho nên tôi không nghĩ rằng (các giá trị dân chủ, nhân quyền) sẽ bị cắt bỏ hay bị không đưa vào bất cứ chương trình gì nữa cả," từ Hà Nội, Luật sư Quân nói.
Trước câu hỏi liệu bên cạnh việc đề nghị chính quyền Việt Nam thả hết những người được cho là các 'tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm' ra, Hoa Kỳ có nên tiếp tục nhắc nhở Việt Nam thúc đẩy tiến trình 'dân chủ hóa và đảm bảo nhân quyền' hay không, ông Quân nói:
"Tôi nghĩ là đã có, đang có và sẽ có. Tôi cực kỳ lạc quan vào tất cả mọi chuyện ở Việt Nam."
'Mãi mãi là khát khao'
Còn từ Đà Nẵng, khi được hỏi liệu trong tình hình bang giao Mỹ - Việt có những diễn biến mới, liệu việc nhắc tới 'dân chủ và nhân quyền' hiện nay ở Việt Nam có bị 'lạc hậu' hay là không, nhà báo tự do Trương Duy Nhất nêu quan điểm:
"Không, không lỗi thời. Bởi vì ở một thể chế này thì tự do ngôn luận, tự do báo chí, Việt Nam vẫn chưa cho phép thành lập báo chí tư nhân, thì cái khát vọng đó, tự do ngôn luận, tự do báo chí, vẫn còn là một hạn chế.
"Thì khát khao cởi mở đó mãi mãi là khát khao," blogger này nói.
Gần đây, sau chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, có ý kiến cho rằng tiến trình dân chủ hóa và các phong trào vận động dân chủ nhân quyền ở Việt Nam sẽ bị tác động do áp lực quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ sẽ bị giảm đi vì các 'nhân nhượng chính trị'.
Về điểm này, nhà báo Trương Duy Nhất nêu quan điểm: "Thực tế cái áp lực phía các nước ngoài, thậm chí là các nước lớn đối trọng, ví dụ như Mỹ và các quốc gia khác, theo tôi chỉ là một khía cạnh thôi.
"Chứ không phải tất cả, nó còn cái nội lực, còn những phong trào, những sự từ nội tại trong nước. Ví dụ như tôi và những lực lượng tự nội tại trong nước, cái đó mới quan trọng.
"Tất nhiên chúng tôi không xem nhẹ những sự tác động từ bên ngoài, nhưng tác động từ chính bên trong, từ nội tại của đất nước mới quan trọng hơn," ông Trương Duy Nhất nói.
Nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất, chủ trang blog 'Một góc nhìn khác', vừa ra tù ngày 26/5/2015, sau khi thi hành xong bản án 2 năm tù giam theo Điều 258 Bộ Luật Hình của Việt Nam.
Còn luật sư bất đồng chính kiến và nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền Lê Quốc Quân được trả tự do ngày 27/6/2015, sau khi mãn hạn tù 30 tháng, do bị cáo buộc mắc "tội trốn thuế".
Cả hai ông đều bác bỏ các bản án và cho rằng các ông vô tội.
 (BBC)
----------------

14 nhận xét:

  1. Đây là chuyện quan trọng nhất mà anh Tổng phải làm trước khi hạ cánh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Này, ông ta đâu phải chim bồ câu đâu mà có cánh?

      Xóa
  2. Đừng có ảo tưởng sau chuyến đi Mỹ của ông TBT thì "dân chủ-nhân quyền" sẽ tự nhiên được thực thi . Người dân muốn có "dân chủ - nhân quyền" thực sự thì phải đấu tranh. Chỉ có một nguyên lý duy nhất như vậy. Vì thế , Trương Duy Nhất nói đúng.

    Trả lờiXóa
  3. Các DLV ơi, nhân dân luôn đấu tranh vì cái tốt, chứ không phải đấu đá cho một chế độ tham nhũng của bọn bay!

    Trả lờiXóa
  4. Quan hệ việt Mỹ ngày càng tốt đẹp thì càng bất lợi cho những kẻ chống phá Tổ quốc. VN hiện là thành viên UB nhân quyền của LHQ, nênnhân quyền ở VN là khá tốt đẹp. Tát nhiên vi phạm PL như những kẻ chống phá thì bị hạn chế nhân quyền là đúng thôi. V_ Mỹ hữu hảo thì bọn phản động lưu vong tất nhiên bị gạt ra rìa rồi. Kể cũng cay cú thật các vị nhỉ? Thôi đành lên mạng chửi bới cho đỡ tức thôi chứ làm gì được! Đúng không cá vị?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái ngu nhất:Đốt hết dãy Trường-sơn và hy sinh đến người VN cuối cùng để dánh cho Mỹ cut,Đánh Mỹ là ta đánh cho Nga cho Tàu.
      Nay Tàu bị bệnh nan y đang chờ chết,thằng em vc đang hồi hấp hối phải mò đầu sang Mỹ nhờ cứu mạng.
      Đánh Mỹ mà phải hy sinh hàng chục triệu tinh hoa miền bắc,gây đau thương cho 17 triệu người miền Nam đang phồn thịnh ấm no. 40 năm dưới sự tài tình của cs,VN vẫn là 1 nước nghèo.Lãnh đạo cs,cứ ra nước ngoài là ngửa tay xin tiên,ăn xin khắp thế giới.Giờ 2015 nhiều mặt VN thua cả Lào và Cămpuchia
      Xin lỗi, dân ta trong và ngoài nước đang chống cọng.Csvn đang bần cùng hoá nhân dân,đang bán nước cho kẻ thù ngàn đời phương bắc>Hãy bớt mê muội đi

      Xóa
  5. Người dân yêu nướclúc 09:26 20 tháng 7, 2015

    Đây là lúc ĐCS mà đại diện là ông Tổng Trọng cần sáng suốt để ra quyết định thông minh nhất: Nếu cải thiện nhân quyền tốt, uy tín ĐCS tăng lên, ĐCS sẽ tồn tại lâu hơn.
    Nhưng nếu cứ khăng khăng độc quyền như trước, phái cấp tiến sẽ giải tán ĐCS để lập ra một chính thể mới.
    Ván cờ đã bày ra rồi, Người ta sẽ không chịu từ bỏ mối quan hệ với Mỹ theo ĐCS để quay về với TQ đâu.
    Thuận trên thuận dưới sẽ tốt hơn ông Tổng ơi.
    Người ta tôn trọng ông không phải vì ông tài giỏi mà vì người ta không muốn đất nước hỗn loạn

    Trả lờiXóa
  6. Một khi vẫn còn CSVN, chính quyền Việt Nam sẽ còn tiếp tục bắt giữ những người được cho là các 'tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm'
    Mỹ không nên hy vọng là CSVN sẽ thay đổi!
    Mỹ đã bị CSVN lừa nhiều lần rồi, mới nhất là sau chuyến đi của CTN TT Sang, việc bắt giữ người trai pháp luật vẫn diễn ra dù ông Sang có hứa hẹn rất nhiều về nhân quyền.
    Vì bản chất của CS là như vậy.
    CS là không dân chủ, không nhân quyền gì ráo, một tên thiếu tá công an đã văng tục "tự do là cái con C...".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chủ nghĩa Cộng sản không 'ừa ai hết.
      Chủ nghĩa Cộng sản chỉ lừa chính mình thôi.

      Hãy xem lại lời dịch bài Quốc tế ca:

      "Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian
      Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn"

      Chính bởi thế, trong chuyến thăm nước Mỹ, ông TBT Nguyễn Phú Trọng chẳng đã xin Mỹ "công nhận" Chính trị của ĐCS VN là NHÂN QUYỀN và Kinh tế của ĐCS VN là THỊ TRƯỜNG đó sao?

      Xóa
  7. Nhà nước Cộng sản Việt Nam không cho phép báo chí tư nhân được thành lập và hoạt động, họ bắt giam và sách nhiễu những người bất đồng chính kiến bằng những điều luật mơ hồ như các điều 258, 88,79 và nghị định 72.
    Họ ngăn cấm người dân tham gia vào việc quản lý Nhà nước bằng điều 4 Hiến pháp.
    Họ xây dựng hàng loạt nhà tù của an ninh và thực hiện việc giam giữ tù nhân chính trị theo Thông tư 37 BCA của Bộ Công an, một văn bản trái với tinh thần của Hiến pháp, trái với các công ước nhân quyền và quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
    Các văn bản này đã và đang tước đoạt hết các quyền và chế độ của tù nhân đã được quy định trong Luật Thi hành án Hình sự và các bộ luật có liên quan.
    Rõ ràng, chính những điều luật này đã đi ngược lại công ước Quốc tế về Quyền Con người mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
    Đừng hy vọng CS sẽ thay đổi mà phải lật đổ nó đi thì mới có sự thay đổi.

    Trả lờiXóa
  8. Báo cáo nhân quyền của chính phủ Việt Nam khẳng định Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin của người dân Việt Nam được thể hiện rõ qua sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng. Tính đến năm 2008, cả nước có hơn 700 cơ quan báo chí in với 850 ấn phẩm, gần 15.000 nhà báo được cấp thẻ, 68 đài phát thanh, truyền hình 80 báo điện tử và hàng nghìn trang tin điện tử trên mạng Internet, 55 nhà xuất bản.
    ĐIỀU NỰC CƯỜI LÀ TẤT CẢ ĐÁM BÁO ĐÀI NÀY ĐỀU PHẢI NÓI THEO LUẬN ĐIỆU CỦA BỘ 4T VÀ CHỊU SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CSVN.
    THẾ THÌ TỰ DO BÁO CHÍ Ở CHỖ NÀO???

    Trả lờiXóa
  9. Chính phủ Việt Nam cho rằng "Hiến pháp Việt Nam bảo đảm mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền khiếu nại và tố cáo; quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe... không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo." Tuy nhiên một số tổ chức nước ngoài lại cho rằng có khoảng cách xa giữa những điều ghi trong hiến pháp và thực tế. "Tuy nhiên, việc thực hiện các quyền này bị cắt giảm, thậm chí vô hiệu hóa, bởi hệ thống quy định pháp luật để đảm bảo "các chính sách và lợi ích của Quốc gia NHƯ ĐIỀU LUẬT ĐỂU 258 CHẲNG HẠN.

    Trả lờiXóa
  10. Trong danh sách 180 quốc gia trên thế giới, do tổ chức RSF tức Phóng Viên Không Biên Giới công bố Việt Nam đứng hạng 174 tức gần chót những nước đang theo đuổi chính sách kiểm duyệt báo chí và cấm đoán Internet một cách gắt gao.
    "Việt Nam vẫn là một nhà tù lớn thứ nhì thế giới trong đó giam giữ nhiều bloggers và nhiều thành viên mạng…"
    Trong 34 bloggers đang bị giam giữ thì 26 người bị bắt từ lúc ông Nguyễn Phú Trọng lên nắm chức tổng bí thư đảng tháng Giêng 2011.

    Trả lờiXóa
  11. Nước Việt Nam không có trưng cầu dân ý, không có báo chí tư nhân, không có tự do ngôn luận, dân chúng không có quyền biểu đạt ý kiến ra công cộng thông qua các hoạt động như hội họp đông người, biểu tình…

    Trả lờiXóa