Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Cảm nghĩ nhân đọc lại “Giai đoạn mới - Dấu ấn mới”

Bài này là một phần nằm trong bài viết có tên “ĐÃ LẮNG NGHE, ĐÃ HY VỌNG, ĐÃ THAY ĐỔI” của tác giả Trần Thanh Tùng, trước đây là kỹ sư ôtô của một đơn vị thuộc Bộ Giao thông, và đã được Viện Nghiên cứu Công nghệ và Phát triển SENA xuất bản tháng 12/2012 trong cuốn “GIAI ĐOẠN MỚI, CHÍNH THỂ MỚI, VĂN HÓA MỚI”.
Bài viết “Đã lắng nghe, đã hy vọng, đã thay đổi” nêu lên cảm nghĩ nhân đọc lại bài viết “Việt Nam - Mùa Xuân và Hy vọng mới” của TS. Minh Đường chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng đắc cử Tổng Bí thư ngày 19/1/2012. Bài viết của tác giả Trần Thanh Tùng gồm 3 nội dung:
1. Cảm nghĩ nhân đọc lại “Giai đoạn mới - Lãnh đạo mới”;
2. Cảm nghĩ nhân đọc lại “Giai đoạn mới - Văn hóa mới”;
3. Cảm nghĩ nhân đọc lại “Giai đoạn mới - Dấu ấn mới”.
                                    _____________________

1. Không nên “áp đặt” “cá nhân” hy sinh dấu ấn, mà cần làm “cá nhân” và “cộng đồng” cùng có dấu ấn
Đọc lại phần mở đầu của đoạn “Giai đoạn mới - Dấu ấn mới”, mới thấy   TS. Minh Đường đã mô tả rất chính xác nguyên nhân vì sao phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lễ Bế mạc Đại hội XI lại làm nức lòng đông đảo đảng viên và người dân Việt Nam:  
“Tuyên ngôn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm mỗi người Việt Nam phấn khởi bởi đã đề cập đến những vấn đề cốt lõi nhất cho sự phát triển đất nước,đặc biệt là việc thay đổi tư duy chính trị. Xuất phát từ quan điểm về mối quan hệ đa chiều muôn thủa là Tư duy - Chính sách - Đời sống, và ngược lại, Đời sống - Chính sách - Tư duy, những nội dung chính trong tuyên bố của  Tân Tổng Bí thư  có ý nghĩa rằng:
Từ trước đến nay, nếu như chúng ta vẫn quen chú trọng đến việc thay đổi “phần thân - Chính sách”, tức là thay đổi cơ chế, chính sách, với mong muốn cải thiện “phần ngọn - Đời sống”, thì giờ đây, bên cạnh những điều tốt đẹp đã làm, đã đến lúc phải thay đổi “phần gốc - Tư duy”, trong đó trước hết là thay đổi tư duy Chính trị, để từ đó sửa cái “Lỗi hệ thống”, đáp ứng xu thế phát triển và nguyện vọng của đông đảo quần chúng, đảng viên và đã được Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nguyễn Văn An đã làm rõ trong bài trả lời phỏng vấn ngày 8/12/2010”.
Nhưng đang “tư duy trừu tượng”, bỗng trở về “trực quan sinh động” khi nhớ đến chuyện khi báo chí phỏng vấn, Tân Tổng Bí thư đã nói: “Không vì mục đích tạo dấu ấn, đánh bóng, cốt tỏ ra ta thế nào”Tại sao lại phát biểu như vậy? Có vẻ Tổng Bí thư vẫn chưa dứt bỏ được việc quen đánh giá cán bộ chỉ theo “động cơ (mục đích)” hay “lập trường giai cấp”, mà ít xét theo “hiệu quả” công việc. Đó là chưa kể, đây tuy là Lễ bế mạc của Đại hội XI, song lại là  “Lễ hội của Tương lai”, chứ đâu phải “chỉnh huấn” hay “phê bình và tự phê bình”.


             Thực tiễn “Sinh ra”, “Dẫn dắt” và là “Thước đo” Lý luận.
Sáng 1/10/2012, gần hai năm sau khi nhậm chức, tại Hội nghị TW 6, Tổng Bí thư cho biết, ít Hội nghị TW có nhiều nội dung và họp dài như lần này. Tất cả các vấn đề được bàn và quyết định theo ông đều rất quan trọng và phức tạp.
Ngày 6/9/2012, Báo VnExpess đăng:“Sau hai nămViệt Nam đã lùi 16 bậc trên bảng xếp hạng Diễn đàn Kinh tế thế giới, thấp hơn 10 bậc so với  năm ngoái, và  thành nước áp chót trong 8 quốc gia ASEANđược khảo sát, cao hơn duy nhất Campuchia”.
Liệu có tình trạng trên là do chúng ta chưa bắt được con bệnh ấu trĩ tả khuynh phải uống thuốc “Tư tưởng Hồ Chí Minh” như Tổng Bí thư đã hứa khi nhậm chức?
Ảnh bên: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị TW 6.

Chắc TS. Minh Đường cũng đoán trước được điều này, vì thế anh mới sử dụng cụm từ “tâm niệm của Tổng Bí thư” trong đoạn kết thúc phần này:
Tùy vị trí và đóng góp xã hội mà những người chân chính được tiền nhân gọi là quân tử, người hiền, bậc vương giả tức lãnh tụ đích thực, hay thánh nhân. Như Tân Tổng Bí thư trả lời phỏng vấn, những  người chân chính này không bao giờ có mục tiêu phấn đấu vì quyền lợi cá nhânkiểu “vì mục đích tạo dấu ấn, đánh bóng, cốt tỏ ra ta thế nào”,  càng không phải vì một tín điều nào, mà điều tối thượng là luôn vì quyền lợi của người khác, cộng đồng, dân tộc, nhân loại. Đây là yếu tố đầu tiên, không thể thiếu, để nhân dân lựa chọn lãnh tụ. Đây cũng là yếu tố đầu tiên mà người lãnh đạo đất nước phải chú ý để tập hợp dân tộc đoàn kết thành một khối.
Tuy nhiên, xét về phương diện thành tựu, nghĩa vụ của Lãnh tụ và Dân tộc lại phải tạo ra dấu ấn của mình trong mỗi giai đoạn phát triển. Đây cũng chính là nguyện vọng và đòi hỏi chính đáng của dân tộc với lãnh tụ và với chính mình. Tin tưởng rằng, tâm niệm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cũng là tâm niệm của mỗi người Việt Nam, dù đang ở bất kỳ nơi đâu, đang làm trên bất kỳ vị trí công tác nào, sẽ  KẾT toàn dân tộc thành một ĐOÀN vững chắc, để kịp ra khơi đồng hành cùng nhân loại tới những bến bờ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
 Cảm giác tương tự khi nghe một ca khúc yêu thích mà từ giai điệu đến ca từ đã quen thuộc, nhưng ca sĩ lại có chỗ hát chênh, càng rõ nét hơn khi sau này tôi nghe kể, lúc kết thúc diễn văn nhậm chức, Tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nán lại trên diễn đàn ít phút để lẩy hai câu Kiều đã đọc 4 năm trước đó trong một bối cảnh tương tự, diễn đạt cảm xúc của ông khi nhận trọng trách:
Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn 
Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay.
Nghe hai câu này, tôi thấy vừa buồn, vừa “sái”. Sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi nhận nhiệm vụ đảm bảo giao thông ở một số trọng điểm địch đánh phá hủy diệt. Ở đó nhiều khó khăn, nhiều bom đạn, nhưng hiếm khi tôi “Nghĩ về mình”. Mà cả thế hệ chúng tôi cũng vậy. Có lẽ vì thế dân tộc ta đã làm nên nhiều kỳ tích. Tôi đã nghĩ, nhưng vẫn không  hiểu vì sao Tổng Bí thư lại dùng  câu này đến hai lần.
Có thể tôi nghĩ chưa đúng, nhưng thú thực tôi không thích người lãnh đạo một đất nước hơn 90 triệu dân đang quyết tâm thay đổi để bước sang một giai đoạn mới lại bắt đầu nhậm chức bằng“Nghĩ (về) mình”. Giá ông bắt đầu bằng “Nghĩ về người”, nghĩ về cộng đồng, nghĩ về dân tộc thì hay hơn chăng? Đó là chưa kể:
Thứ nhất, theo tôi, lãnh đạo phải có chí làm cánh chim bằng, “hùng dũng, sang trọng” vượt muôn trùng sóng dữ, là người tin cậy, là chỗ dựa của cả dân tộc. Vì thế, không nên và không thể là “phận mỏng cánh chuồn”.  
Thứ hai, vũ trụ có “Thiên; Địa; Nhân”; Con người là một trong ba ngôi, vì thế trước hết hãy lo tròn chức phận. Tôi nghe, quân tử là người “thấy việc nên làm là làm, rồi mới tính thành bại”. Câu hai lại “khiêm tốn” quá, khi nhường trách nhiệm cho “khuôn xanh”, mà ít nhắc đến chí khí, nghĩa vụ của lãnh đạo là phải cùng dân tộc làm cho “vuông ra vuông”, “tròn ra tròn”.
Thứ ba, Tổng Bí thư là cử nhân văn chương, lại học Mác-Lênin ở Liên Xô, vì thế ông nói gì, chắc đều thâm viễn, cao xa, thậm chí “ý tại ngôn ngoại”. Do đó,  nhiều điều ông phát biểu tôi không hiểu. Tôi nghĩ, lãnh đạo nên nói thẳng thắn, đơn giản, để ai cũng hiểu. Ngoài ra, Bác Hồ nói, cái chúng ta yếu nhất là lý luận, vậy nên hướng việc học tập Bác chủ yếu là về tư tưởng, lý luận, không chỉ về đạo đức. Cụ Hồ ít nói về lý luận, nhưng Người nói thì từ thiếu nhi đến cụ già đều hiểu, đều quý trọng. Đó mới là lý luận đích thực, vừa cao siêu, vừa gần gũi, giản dị.   

 2. “Quá nguyên tắc” làm mất Hiệu quả, “Quá trung thành” - “Kiên định” làm mất Tự do
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, nguyên tắc quá thì mất việc, vậy “Kiên định” tức “Trung thành quá” thì mất cái gì? Nhân đây, xin trình bày một đáp án cho vấn đề này rằng, nếu “Nguyên tắc quá” thì mất việc - hay mất Hiệu quả, thìTrung thành quá sẽ mất Tự do. Ai mất tự do? Cả hai, cả phía trung thành lẫn phía được trung thành đều mất tự do. Về chuyện này ông Đặng nói, ai dùng lý luận ép buộc người khác thì chính họ cũng bị lý luận trói buộc.
Lịch sử cách mạng cận đại cho thấy, chính tư tưởng “quá trung thành”đã gây ra những hậu quả tệ hại mà kẻ địch ghê gớm nhất cũng không thể nào làm nổiNhân dân đã mất những người lãnh đạo đầy chí khí, thông minh như Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, .... Những lãnh đạo này chỉ vì quá trung thành với “đấu tranh giai cấp”, cho nên đã mắc bệnh ấu trĩ tả khuynh, vì thế bản thân thì bị địch giết, phong trào thì thất bại và bị dìm trong bể máu.
Gần hơn là cơn sóng dữ ấu trĩ tả khuynh “cải cách ruộng đất”. Là phần nổi của cơn bão tố “đấu tranh giai cấp”, cơn sóng dữ này đã cuốn trôi nhiều thành quả cách mạng, đã làm suy giảm nghiêm trọng lòng tin của  nhân dân với Đảng, khi họ được tận mắt hoặc được nghe kể cảnh những đồng chí đã bị đồng chí của mình tù đày, xử bắn. Những người đã hằng tâm, hằng sản nuôi nấng cán bộ cũng bị chính những người họ đã cưu mang lôi ra hành hạ, ngược đãi.
Những người bảo thủ, ấu trĩ tả khuynh không muốn nhắc lại chuyện này. Họ nói Đảng đã nhận sai, đã sửa, nhắc chuyện cũ làm gì. Đương nhiên, Đảng sẽ không mắc sai lầm “cải cách ruộng đất” nữa, đơn giản là sau khi nông dân phấn khởi vì “Người cày có ruộng”, thì chỉ vài ba năm sau với “hợp tác xã”, họ đã mất quyền sở hữu tư nhân về đất đai.


  Đã đến lúc phải thay đổi để có một thể chế mới, một văn hóa mới

Ảnh trên: Từ trái sang; Ảnh 1. Nông trường Sông Hậu, một mô hình kinh tế mới thành công;Ảnh 2 và 3. Hai bố con anh hùng - hai người lao động mới với các đồng chí  Võ Nguyên Giáp; Đỗ Mười (trong ảnh là bố chị Ba Sương, cũng là anh hùng lao động, mặc quần áo mới, không đi giầy, do ông đã quen đi chân đất); Ảnh 4 và 5. Chị Ba Sương - người anh hùng hết mình xây dựng chế độ, xã hội bị công an dẫn giải và khóc trước tòa.
Vì sao chị khóc? Thời chiến chị theo Đảng để “còn cái lai quần cũng đánh”, thời khó khăn sau 75 cũng thế, vậy chắc chắn chị khóc không vì lo sợ? Minh Đường kể, có lần chị Ba Sương khóc vì bị bố mắng, sao lại mặc áo hoa? Chị cãi lại, con chỉ mặc vì hôm nay có Phó Ban Tổ chức TW đến thăm. Nhưng bố chị vẫn mắng vì chị đã “suy thoái”.
Một người hết lòng với tập thể như chị Ba Sương, lại có cấp trên, công luận, báo chí bênh vực, mà còn mất hết, vậy người còn dân khổ đến đâu. Không thấy ai có khuyết điểm. Vậy tất cả  là do “cơ chế”, cái “cơ chế” đã cư xử tàn tệ với dân và làm đất nước “tụt hạng”? Vậy sao cứ phải lo lắng, bảo vệ một thứ công cụ tệ hại như vậy?


Nhưng đáng sợ là với quan điểm “Nhà nước sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu”, sau khi “tập thể hóa” xong ruộng đất, chúng ta sẽ tiếp tục các “cải cách”, nhằm “quốc hữu hóa” những tài sản khác của xã hội, vô hình và hữu hình. Những biện pháp này có thể cần trong lúc nào đó nhưng để biến thành bản chất chế độ, thì chắc chắn, chế độ không thể tồn tại lâu dài.   
Nhớ rằng ai cũng mắc sai lầm và căn bệnh dễ lây ấu trĩ tả khuynh không chừa ai cả. Có điều người tài thì ít mắc sai lầm hơn. Nhưng cũng như công tích, sai lầm của họ cũng lớn hơn người thường. Lênin và Lê Duẩn  không là ngoại lệ. Lênin thì “sáng tạo” “Chủ nghĩa Mác - Lênin” và mô hình Cộng hòa XHCN Xô Viết. Lê Duẩn thì “ứng dụng sáng tạo” hai thứ này ở Việt Nam. Chỉ có điều người tài nhận ra sai lầm rất nhanh, họ luôn tự học tập để thay đổi nhằm làm tốt hơn, không kiên định bảo thủ. Lênin cũng vậy và Lê Duẩn cũng vậy.


            Đã hết thời đấu tranh giai cấp, đã đến thời “tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương”
Nhà báo Trịnh Tố Long nói về Tổng Bí thư Lê Duẩn:
“... Chính ông Ba phát hiện sự kỳ quặc phải đổi mới trong nông nghiệp: 5% đất ruộng giao cho gia đình thì làm ra 45% thu nhập, còn 95% thuộc Hợp tác xã thì chỉ  được hơn 50% thu nhập.
imagesCác lĩnh vực khác chủ trương đổi mới của Tổng Bí thư tới nay càng đúng, chẳng hạn, về dầu khí, từ năm 1981, ông đề nghị: Ta chỉ dành cho Liên Xô một số lô thôi. Ta phải dành các lô khác cho các nước khác. Mỹ thua ta nhưng rồi trước sau gì họ cũng sẽ quan hệ làm ăn, quan hệ kinh tế bình thường với ta... Không làm ăn với Mỹ là không khôn ngoan....
 Nay đọc lại các tư liệu về lãnh thổ, lãnh hải, càng thấy rõ tầm nhìn, thái độ ứng xử cứng rắn có nguyên tắc của người đứng đầu Đảng ta khiến kẻ đối thoại dù là ai cũng phải trọng nể đất nước của Hồ Chí Minh, một đất nước, một dân tộc đã đánh bại, sẽ chiến thắng mọi kẻ thù dù chúng từ đâu tới”.
Ảnh bên: Tổng Bí thư Lê Duẩn.

 Sai lầm chiến lược của Tổng Bí thư Lê Duẩn đã dẫn đến chiến dịch “cải tạo công thương nghiệp tư bản, tư doanh”, và chiến dịch này đã làm Việt Nam trong nước thì kinh tế suy sụp, lòng người ly tán, hơn hai triệu người Việt Nam chấp nhận rời bỏ quê cha đất tổ, chấp nhận hiểm nguy, chết chóc khi bước xuống những con thuyền không đủ an toàn để rời xa nơi đã “kiên định Chủ nghĩa Mác -Lênin” với họ. Ngoài nước thì Việt Nam bị cô lập về chính trị.
Những điều nghe thấy, đọc thấy, trông thấy, buộc tôi phải suy nghĩ khác về những người bảo thủ hôm nay đang “kiên định Chủ nghĩa Mác - Lênin”. Theo tôi, khác với những người ấu trĩ tả khuynh khi xưa dám hy sinh thân mình cho lý tưởng, không ít trong số những người bảo thủ hôm naythực chất chỉ là những kẻ tham nhũng quyền lực. Họ không phải không biết những điều vừa trình bày. Có điều họ tầm thường, hãnh tiến, vô cảm trước những bất công, đau khổ của người dân đang xảy ra hàng ngày và họ đặt quyền lợi cá nhân (chứ chẳng phải vì “ý thức hệ” hay “chủ nghĩa” nào cả), trên quyền lợi dân tộc.


Điều quan trọng hàng đầu bây giờ là giữ gìn đoàn kết trong lãnh đạo, trong tổ chức lãnh đạo, trên nền tảng chính trị, văn hóa Hồ Chí Minh
Danh-nha-bao-VOV-1 A-DAP-MAT-DAN-RFANhà báo bị đánh là đảng viên. Người bị giữ chân tay, bị đạp vào mặt cũng là đảng viên. Các anh em đánh họ là công cụ chuyên chính giai cấp, nên chắc cũng đảng viên.
Nghe nói, người bị đạp vào mặt đã xin ra Đảng. Anh nói không phải vì bị đánh, vì người đánh cũng là nạn nhân. Anh ra khỏi Đảng vì muốn được sống, làm việc theo chính trị Hồ Chí Minh, văn hóa Hồ Chí Minh, không muốn phải sống theo lối “Kiên định Chủ nghĩa Mác - Lênin”.
Ảnh trên: Đàn áp biểu tình ở Văn Giang, Hà Nội. 


Vấn đề đặt ra là, trừ khi chúng ta “có vết nhọ ở trong óc, ở tinh thần” như Cụ Hồ nói thì không kể, còn xét cả về thực tiễn, lý luận, và nhất là về văn hóa và đạo đức, thì đã đến lúc không thể không từ bỏ những lý thuyết và mô hình đã “cũ kỹ, hư hỏng”, để thay vào đó những lý thuyết, mô hình “mới mẻ, tốt tươi”, được xây dựng trên nền tảng chính trị Hồ Chí Minh, văn hóa Hồ Chí Minh.
3. Vì sao phải “kiên định” mãi một cỗ máy hỏng, chỉ biết chế biến vật liệu tốt thành phế phẩm? Có mấy thứ “Chủ nghĩa Mác - Lênin”?
Tác giả Đặng Phong, tại trang 224 cuốn “Phá rào trong kinh tế vào đêm trước Đổi mới”, Nxb. Tri thức năm 2009, đã kể lại: “Ban Nông nghiệp Trung ương thì phản đối khoán, coi như thế làchệch hướng, làm mất lập trường, mất chủ nghĩa xã hội”, “Một Học viện lớn ở Hà Nội lại đặt vấn đề: “Nếu cứ khoán như thế thì đốt hết sách Mác - Lênin đi à”.” v.v..
Đọc những dòng này, bất cứ ai đã được cắp sách đến trường ít nhiều cũng phải rùng mình trước những thứ “CNXH” làm dân đói”,“sách Mác - Lênin” làm dân dốt, được GS. Đặng Phong mô tả, lạiđã kéo dài hàng chục năm.

449px-Dangphong
          L1020541  Đã đến lúc  “Đột phá” trong chính trị.
Hơn 20 năm trước dân tộc ta đã “Phá rào trong kinh tế” để tồn tại. Nay đã đến lúc dân tộc ta “Đột phá trong chính trị” để phát triển.

Ảnh bên: GS. Đặng Phong và tác phẩm “Phá rào trong kinh tế vào đêm trước Đổi mới” của ông.  


Vấn đề đặt ra là: Những thứ “Chủ nghĩa xã hội” và “Mác - Lênin” đã cản trở không cho dân ta được sống, làm việc đàng hoàng ngày trước, liệu có phải là thứ “Chủ nghĩa Xã hội” và “Mác - Lênin” hôm nay, mà tất cả chúng ta, kể cả Tổng Bí thư, cũng đang bị buộc phải “kiên dịnh”? Nếu vẫn là nó thì những thứ phản quy luật này thật ghê gớm. Nhưng vì sao những thứ “phản quy luật” này lại sống dai thế? Tại vì chúng xấu hay tại chúng ta chưa tốt? Tại chúng mạnh hay tại chúng ta yếu hèn? v.v...
Những lo toan hàng ngày làm tôi chưa có may mắn diện kiến Giáo sư Đặng Phong, để nhờ giải đáp những câu hỏi trên. Nhưng những gì để lại của Giáo sư sẽ mãi giúp chúng tôi có đủ chí khí và trí tuệ để nhìn thẳng và nhận chân sự việc. Vì “Minh quân” thì không biết bao giờ tới và những người đáng trọng như GS. Đặng Phong lại đã đi xa, vậy chúng ta không thể tiếp tục chờ đợi. Chúng ta sẽ tự tìm ra con đường riêng, tiếp nối con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người học trò của Người như GS.Đặng Phong đã vạch ra.

Trước hết phải làm rõ và chống nguyên nhân đã gây nên trì trệ, lãng phí, tham nhũng, v.v..
dbieuHN_TU60-d133bThắng lợi của Hội nghị Trung ương VI là đã làm rõ hơn cho nhận thức đã đến lúc phải thay đổi “cách nghĩ”, “cách làm”. Vấn đề không phải đi tìm đồng chí  X hay Y mắc khuyết điểm để kỷ luật, mà là phải chỉ đích danh và chống nguyên nhân cốt lõi gây ra tình trạng này.    
Ảnh trênTừ trái: Đại biểu tham dự Hội nghị TW 6; Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu ngày 15/10/2012 tại Hội nghị TW 6.


Ngày 15/5/2012tại Hội nghị TW 5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu “Không tam quyền phân lập”, “kiên định Chủ nghĩa Mác - Lênin”,  v.v..Vậy là chưa “đột phá lý luận”, chưa đổi mới đường lối, như mong mỏi của toàn Dânvà như Tổng Bí thư phát biểu sau nhậm chức? Vậy là nhân loại thì ngày càng tăng “quyền” cho dân, từ tam quyền phương Tây, tứ quyền báo chí, đến ngũ quyền Tôn Trung Sơn, v.v.? Còn chúng ta thì ngược lại? Vậy không có “Ba  quyền” thì còn “mấy quyền” ? Ai sẽ nắm quyền này? Quốc hội còn có “quyền” không? v.v..
Phải chăng chính vì “Chính trị cũ ” và “Văn hóa cũ” nên Tổng Bí thư mới phải nói trái lòng và trái lời mình khi phát biểu những nội dung trên?  Phải chăng chính vì “Cơ chế” nên chúng ta mớithiếu đàng hoàng đến mức không dám gọi tên thật một đồng chí gần gũi, đang làm việc gắn bó với mình, mà phải gọi bằng bí danh “Đồng chí X”,  cho dù cả nước đều biết đó là ai?


“Học, học nữa, học mãi”*, học ở thế giới, học ở thực tiễn, học ở các bậc lão thành, học ở đồng chí, học ở nhân dân.
                                                                         *Lênin*
BacHovoithieunhiRất nhiều người lo, không biết ý kiến của mình có đến lãnh đạo không? Lo thế bởi hiếm khi người góp ý được phản hồi. Có thể do nhiều ý kiến, nên  phải “xếp hàng” lâu? Cũng có thể là một cách trả lời, giống như đồng chí “Z” đã trả lời các lão thành cách mạng, rằng chúng em đã “thuộc bài”, cứ để yên chúng em làm việc.  Đây là chỗ đáng lo nhất,  vì “bài” là “người khác” soạn, và soạn từ “quá khứ”.
Vì thế xin kể lại một giai thoại: Năm 1991, có một chế độ lạc hậu sụp đổ. Ban lãnh đạo một nước láng giềng họp về việc “Nước ta phải làm gì?”. Một lãnh đạo trẻ hăng hái “Phải mua rẻ trang bị, vật tư, vũ khí”; Một lãnh đạo có tuổi phản đối “Phải lấy công nghệ tiên tiến”. Cuối cùng, lãnh đạo tối cao kết luận “Ta cần “Ba phải có”: Thứ nhất, phải có vật tư, vũ khí, …. Thứ hai, phải có công nghệ tiên tiến. Thứ ba, quan trọng nhấtphải có Thầy của họ Thầy của những người khác chúng ta”.
Muốn chấn hưng đất nước, phải chấn hưng chiến lược. Theo tư duy này, để Việt Nam phát triển, đương nhiên cần tài chính, cần công nghệ,…, nhưng trước hết rất cần những người “Thầy” về tư tưởng, văn hóa, quản lý, v.v...  Vì Thầy không bao giờ giống hệt mình. Cho nên, phải biết trân trọng tinh hoa của những sự Khác biệt.

Ảnh trên: Bác Hồ với các cháu thiếu nhi.


 Phải chăng chính vì “Chính trị cũ ” và “Văn hóa cũ” nên một giáo sư nguyên lãnh đạo công tác lý luận, tại bài “Chủ thuyết chính trị của chúng ta”, trên báo Quân đội nhân dân ngày 9/11/2012, để thanh minh cho việc “kiên định Chủ nghĩa Mác - Lênin”, đã buộc phải làm một việc phi khoa học khi viết “thế giới đổi thay, nhưng thời đại không thay đổi”, dù biết như thế là tự mâu thuẫn với mình, bởi trong ngữ cảnh này, “thế giới” và “thời đại” là cùng thể hiện một nội dung?    
Thế nhưng thiết nghĩ “Văn hóa cũ” cũng do chúng ta mà ra, “Chính trị cũ ”  cũng do chúng ta mà ra? “Cơ chế”, “Chủ nghĩa”, “Tư tưởng”, “Tổ chức”..., đều được  sinh ra để phục vụ chúng ta, phục vụ dân tộc, không có lý do gì để chúng ta và dân tộc hầu hạ chúng? Tại sao chúng ta cứ phải giữ mãi những thứ đã “cũ kỹ, hư hỏng”, những thứ chỉ biết biến người tốt thành người xấu, người có học thành người thất tín và người có tên tuổi đàng hoàng thì thành đồng chí “X”. 
 Để kết thúc bài viết “Đã Lắng nghe, đã Hy vọng, đã Thay đổi”,  tôi muốn nhắc lại lời chúc mừng năm mới của TS. Minh Đường trong bài “Việt Nam - Mùa Xuân và Hy vọng” như một lời cầu mong tốt đẹp để gửi tới Quý vị. Xin chúc Quý vị luôn có một “Thế giới hòa bình, Đất nước phát triển, Gia đình hạnh phúc, Thân tâm an lạc”. Tôi thích lời chúc này vì nó khoáng đạt, rộng rãi và nhắc mỗi cá nhân chúng ta luôn luôn là một phần hữu cơ của cộng đồng, của nhân loại.
Còn tôi, xuất phát từ quan niệm cộng đồng và thế giới cũng ở trong mỗi cá nhân chúng ta, xin mạnh dạn học tập Tổng Bí thư lẩy hai câu Kiều, để trước hết  trân trọng kính tặng Tổng Bí thư, các đồng chí lãnh đạo cũng như mỗi Quý vị:  
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai.
Tôi chọn hai câu này vì thứ nhất, Cụ Hồ nói “Ngồi giữa hai cái ghế  nhất định sẽ ngã”.Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ thất bại nếu vừa muốn “kiên định”  “Chủ nghĩa Mác - Lênin”,  “Đấu tranh giai cấp”, “chuyên chính”, “chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu”, v.v., lại vừa muốn “mặc áo” “Đoàn kết dân tộc” theo Chính trị Hồ Chí Minh, Văn hóa Hồ Chí Minh. Chúng ta đã kiên trì “Ngồi giữa hai cái ghế” từ năm 1976 đến nay, kết quả thế nào cũng đã rõ.
Nay đã đến lúc chúng ta “NHẤT TÂM” (tôi dùng từ này vì nó khẳng định,  khi chúng ta đã hiểu, sẽ không còn “Nhị tâm” nữa, và về một khía cạnh nào đó, nó thể hiện chí khí hơn chữ “đồng tâm”), với đất nước, với dân tộc, với Chính trị Hồ Chí Minh, Văn hóa Hồ Chí Minh, kiên quyết từ nay thôi KHÔNG“ÔM CẦM THUYỀN AI” nữa. Được vậy thì Mỗi chúng ta và Gia đình, ai ai cũng có Thầy và Bạn khắp năm châu, ai ai cũng có Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. 
 Trần Thanh Tùng/http://wvnf.org/
-------------

7 nhận xét:

  1. Sau tập sách Tư duy kinh tế Việt Nam - Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975-1989, “Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước Đổi mới (NXB Tri Thức) của GS Đặng Phong vừa ấn hành.
    Tập sách được ghi nhận là tập hợp sử liệu đầy đủ nhất cho đến nay về quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang nền kinh tế thị trường.
    Tại sao gọi là “phá rào”?
    Tác giả giải thích: “Ở Việt Nam và cả nước ngoài, giới nghiên cứu thường coi năm 1986 với Đại hội Đảng lần thứ VI là thời điểm bắt đầu công cuộc Đổi mới. Trong thực tế, trước đó nhiều năm đã có hàng loạt mũi đột phá can đảm, gian nan, trầy trật, mưu trí, sáng tạo, mà theo cách gọi thời đó là những cuộc “phá rào”. Phá rào tức là vượt qua những hàng rào về quy chế đã lỗi thời để chủ động tháo gỡ nhiều ách tắc trong cuộc sống, đồng thời cũng góp phần từng bước dẹp bỏ hàng loạt rào cản cũ kỹ để mở đường cho công cuộc Đổi mới.
    Mục tiêu của cuốn sách này là góp phần dựng lại một bức tranh sống động, phong phú về những tìm tòi, tháo gỡ trong thời kỳ “phá rào” đó.
    Nói đến phá rào, trước hết cần trả lời câu hỏi: Hàng rào là những gì? Đó chính là những thể chế, những nguyên tắc của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung được hình thành ở Liên Xô và sau đó được áp dụng tại hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN)”.
    Trong tập sách này, GS Đặng Phong đề cập đến các trường hợp “phá rào” của nền kinh tế Việt Nam thời trước Đổi mới ở nhiều lãnh vực. Chẳng hạn, lãnh vực nông nghiệp: bắt đầu từ khoán ở tỉnh Vĩnh Phú cho đến nông trường Sông Hậu; công nghiệp: từ Nhà máy dệt Nam Định đến Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội; phân phối lưu thông: từ Công ty lương thực TP.HCM đến cơ chế một giá và xóa bỏ tem phiếu của tỉnh Long An v.v… Mục tiêu của cuốn sách này là góp phần dựng lại một bức tranh sống động, phong phú về những tìm tòi, tháo gỡ trong thời kỳ "phá rào" đó.
    Từ các trường hợp cụ thể, GS Đặng Phong đã rút ra “những bài học lịch sử từ những mũi đột phá”, đó là: “Xả lũ” chứ không “vỡ bờ”; Sức sống của kinh tế thị trường; Bắt đầu từ cuộc sống, từ dân, từ dưới lên; Những điểm tựa lịch sử; Từ mâu thuẫn đến đồng thuận; Vừa đi vừa mở đường…
    Để làm nên công trình này, tác giả và các cộng sự đã phải dành nhiều thời gian tìm kiếm tư liệu, khảo sát thực tiễn và gặp gỡ nhiều nhân chứng, gặp những người thật, nắm bắt những việc thật. Ngoài ra, tác giả còn cho biết, các đồng nghiệp là những nhà nghiên cứu kinh tế và nghiên cứu lịch sử đã có nhiều đóng góp trực tiếp quý báu như GS.TS. Đỗ Hoài Nam, Giáo sư Trần Đình Bút, Giáo sư Đào Xuân Sâm, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nhà kinh tế Vũ Quốc Tuấn, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, nhà sử học Dương Trung Quốc cùng rất nhiều bạn bè thân thiết trong các ngành khoa học xã hội trong và ngoài nước…

    Trả lờiXóa
  2. Ta ra rào lại , sống trong chật chội
    cùng ôm nhau rách áo đói cơm
    chịu không nổi phá ra để sống
    có chi mà đổi mới hở các ông.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bà Ba Sương, anh hùng lao động VN, Người phụ nữ ấn tượng khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2002, một người làm nên một nông trường Sông Hâu theo mô hình kinh tế thị trường, đã từng được ông Đổ Mười đến thăm và khen ngợi.
      Thế mà bị bọn CSVN tham lam muốn chiếm đất và từ đó đẩy bà vào tù.
      Thế mà không 1 ông lãnh đạo nào dám ra măt để bênh vực bà Ba Sương.
      Chừng đó cho thấy rằng CSVN là một lũ lưu manh, côn đồ, ắn cướp. Đến ngay một anh hùng lao động mà chúng cũng chẳng từ thi thử hỏi hàng trăm nghìn dân oan sẽ ra sao thời buổi này.

      Xóa
  3. Người VN chân chínhlúc 08:45 13 tháng 7, 2015

    Tôi chỉ có thể có nhận thức mới về dấu ấn mới nếu tôi nhìn thấy trên đất nước tôi sự bất công đang được xóa nhòa ( dù chỉ một phần ) và những bạn bè tôi đang bị giam cầm chỉ vì chống TQ được trở về với cộng đồng.

    Trả lờiXóa
  4. Người VN chân chínhlúc 15:05 13 tháng 7, 2015

    Tôi nhớ vào năm 1973, ông Phidel Castro sang thăm VN, ông có dẫn sang một Kiến trúc sư, bạn thân của ông, giúp VN thiết kế và xây dựng Khách sạn Thắng Lợi, ông coi đó là món quà của Cu Ba tặng VN, hai nước anh em tiền đồn của phe XHCN ở cách xa nhau nửa bán cầu.
    Khác xa với phong cách cổ điển của các khách sạn do người Pháp xây dựng trong phố Tây ở Hà Nội, Khách sạn Thắng Lợi tọa lạc trên mặt nước Hồ Tây mang phong cách Châu Mỹ La Tinh. Phidel gửi sang Hà Nội một đội ngũ công nhân giỏi tay nghề làm việc để kèm cặp công nhân Hà Nội học hỏi cách xây dựng các trụ cột bê tông trên mặt nước.
    Trong thời gian làm việc cùng nhau trên công trường, nhưng công nhân Cu Ba và công nhân Việt Nam ăn tại nhà ăn riêng, ngủ tại lán trại riêng.
    Điều mà anh em công nhân Cu Ba bất bình nhất là số công nhân Việt Nam làm việc năng xuất rất kém, thậm chí hay trốn việc. bỏ ra ngoài công trường tán gẫu hoặc ngủ trưa.
    Một hôm, có một có một anh công nhân Cu Ba quyết đi tìm ra sự thật, anh ta lẻn sang khu lán trại của Việt Nam dò la.
    Hôm đó anh chàng Cu Ba này đến vào đúng bữa ăn trưa. Anh ta giật mình thấy xuất ăn của CN Việt Nam quá tồi tàn: Mỗi người chỉ có hai bát cơm trộn hạt bo bo, ăn kèm với ít rau chấm muối. Trên mâm cơm không có chút thịt cá hay quả trứng cốc sữa nào.
    Hốt hoảng, anh công nhân Cu Ba chạy đến ôm chặt anh bạn Việt Nam và khóc òa lên, làm cả lán ăn hoảng loạn.
    Anh ta vừa khóc vừa phân trần: "Trước khi sang Việt Nam, Phidel gọi chúng tôi đến và dặn dò rằng Việt Nam lúc này khó khăn lắm, các bạn là công nhân tình nguyện, sang đó không được đòi hỏi, phải giúp đỡ CN Việt Nam và phải học tập tinh thần làm việc của họ. Chúng tôi sang đây với tinh thần vì tình hữu nghị và vì CNXH, chúng tôi chấp nhận hàng ngày chỉ ăn một vài quả trứng, một cốc sữa và bữa chính chỉ ăn bánh mỳ với Súp thôi. Nhưng tôi không ngờ các bạn khổ thế này. Ăn uống thế này thì lấy sức đâu mà làm việc?"

    Nghe nói sau đó anh Cu Ba kia đòi ăn chung ngủ chung với CN VN, nhưng không được chấp nhận. Anh vẫn khăng khăng thắc mắc rằng tại sao nhà nước XHCN mà công nhân khổ như thế?

    Hơn 40 năm qua rồi, anh bạn CN Cu Ba hồi đó bây giờ chắc già rồi. Chắc từ lâu sau khi trở về Cu Ba anh đã hiểu rằng nhà nước XHCN không phải là nhà nước bảo vệ quyền lợi của giai cấp Công nhân?

    Hôm nay Cu Ba đã phá rào lập lại quan hệ với Mỹ. Những ngày theo CNXH đã để lại cho anh dấu ấn gì? Và nếu bây giờ có dịp sang VN anh sẽ nói gì????

    Trả lờiXóa
  5. Kinh tế thị trường có hàng mấy trăm năm; Chưởng khế (công chứng), thừa phát lại có từ lâu... mà nay lãnh đạo VN chủ trương thí điểm, đổi mới... Thật không biết ngượng!?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Đời CM từ khi tui đã hiễu
      Dzấn thân dzô thì hổng biết ngượng."

      Xóa