Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Vào Quốc hội để làm gì?

Trong bốn vị doanh nhân tự ứng cử vào Quốc hội đương nhiệm, chỉ còn duy nhất một người điểm danh đều đặn tại kỳ này...
Giữa tuần này, Quốc hội khóa 13 sẽ bỏ phiếu bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Châu Thị Thu Nga.
Bà Nga là một trong bốn vị - đều là doanh nhân - tự ứng cử và đã trúng cử vào Quốc hội đương nhiệm.
Trong bốn chiếc ghế đó, chỉ còn duy nhất một chiếc có người điểm danh đều đặn tại kỳ này, kỳ họp thứ 9 của Quốc hội - doanh nhân Phan Văn Quý, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương.
Ba vị còn lại, một vị là Giám đốc Bệnh viện Đa khoa, bác sỹ Nguyễn Minh Hồng đã mất trước kỳ họp thứ 8. 
Vị thứ hai - đại biểu Hoàng Hữu Phước, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ tư vấn đầu tư doanh thương Mỹ Á, theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, thì vắng mặt từ đầu kỳ họp thứ 9 vì lý do sức khỏe.
Người thứ ba chính là bà Châu Thị Thu Nga, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất, hiện đang bị tạm giam để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước thềm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 13, chất lượng những người tự ứng cử được đánh giá là cao hơn nhiều so với khóa trước. Và tỷ lệ trúng cử cũng cao hơn gấp 4 lần khóa 12, và đặc biệt cả 4 vị đều là doanh nhân.
Kết quả này cũng góp phần đưa tỷ lệ đại biểu - doanh nhân tại Quốc hội khóa 13 lên cao nhất từ trước đến nay, với 38 người.
Rồi, tại kỳ họp thứ 3, vị đầu tiên được đưa ra bãi nhiệm, là một nữ doanh nhân. Khi ấy, những câu hỏi về quá trình hiệp thương, vận động bầu cử, thẩm tra tư cách đại biểu và cả động cơ vào Quốc hội cũng từng được đặt ra, cả trong và ngoài nghị trường.
Và lần này, khi có thêm một nữ doanh nhân nữa được đề nghị Quốc hội xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu, những câu hỏi trên lại trở lại, ở mức độ khác.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo - đại biểu cùng đoàn Hà Nội với bà Nga - cho biết, từ năm 2013 đã có nhiều đơn phản ánh được nạn nhân của bà Nga gửi đến đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội. 
Theo kết quả thanh tra của thành phố Hà Nội, đơn phản ánh của cử tri, nhân dân là đúng. Dự án mà bà Nga thực hiện mới chỉ có chủ trương để xây nhà tái định cư 13 tầng nhưng bà Nga đã lập thành dự án nhà thương mại với 33 tầng, đã rao bán hết và số người nộp tiền (theo đơn của nhóm người bị hại) là 1.036 người là nạn nhân, số tiền đã thu là hơn 400 tỷ.
Ban công tác đại biểu đã mời bà Nga đến làm việc, đoàn đại biểu Hà Nội cũng đã mời đến và bà Nga hứa sẽ khắc phục, nhưng đến phút chót, khi bị khởi tố, bà Nga đã thừa nhận mất khả năng chi trả.
Điều đáng buồn được ông Thảo nhấn mạnh đó là, một doanh nhân khi trúng cử đại biểu Quốc hội thì càng phải gương mẫu, chứ không phải trúng cử để rồi lợi dụng danh nghĩa đại biểu làm những việc mất uy tín.
“Cử tri, người bị hại gửi đơn đến tôi có nói, do chúng tôi tin tưởng người đã được tổ chức lựa chọn, trở thành đại biểu Quốc hội, nên chúng tôi mới trao gửi tài sản với hy vọng có nhà để ở, nay lại mất trắng”.
Bởi vậy, cho dù chưa có kết quả xét xử, nhưng bà Nga đã rơi vào trường hợp không còn đủ tín nhiệm với nhân dân, đã đủ điều kiện để xem xét miễn nhiệm nên Quốc hội cần phải thực hiện, nếu không cử tri vẫn nghĩ đó là đại biểu Quốc hội, ông Thảo giải thích thêm.
Doanh nhân Phan Văn Quý - người duy nhất trong số bốn vị tự ứng cử còn giữ nhịp nghị trường - chia sẻ rằng ông cũng thấy buồn trước không ít tai tiếng từ một số vị doanh nhân, không chỉ riêng bà Nga.
Theo ông, nếu trước khi ứng cử mỗi người không thể tự trả lời thật thấu đáo là vào Quốc hội để làm gì, và nếu là doanh nhân mà suy nghĩ và hành động không vượt được lên trên lợi ích của cá nhân, của cộng đồng doanh nghiệp, thì khó có thể hoàn thành vai trò đại diện cho nhân dân.
Nhìn từ căn nguyên, đại biểu Trần Văn Độ, Phó chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, Chánh án Toà án Quân sự Trung ương, cho rằng không nên đặt ra quá nhiều cơ cấu hay công thức hóa đại biểu Quốc hội.
Mà, người đại diện cho dân trước hết phải có năng lực lập pháp, thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và có năng lực giám sát. Có ba năng lực đó thì hãy nghĩ đến việc tham gia Quốc hội.
Nguyên Thảo/VnEconomy/VnN
-------------

19 nhận xét:

  1. Váo QH để chém gió cho sướng miệng và ra nghị quyết vô tội vạ mà không sợ sai vì như tên Hùng hói nói QH là dân, QH quyết sai thì dân phải chịu trách nhiệm.
    Vào QH để làm nghị gật vì phải biết gật theo ý của CSVN, không dám cãi.
    Vào QH để tha hồ chửi dân là dân trí thấp như tên HH Phước và tên DV Đương.
    Vào QH để làm nhiều thứ mà không mất tiền,
    Vào QH để tỏ ra là đại biểu của dân nhưng lại ra những chính sách hại dân phản nước,
    Vào QH để không dám hó hé gì với Trung cộng mà còn được khen lại trung thành
    Tóm lại vào QH là được làm hòa thượng "Thích đủ thứ"!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn nữa:
      Vào QH là để không thể không quyết làm đường sắt cao tốc
      Vào QH là để không thể không quyết xây sân bay Long Thành
      Vào QH là để không thể không quyết làm những cái phản dân hại nước
      Vào QH là để không thể không quyết làm những điều mà nhân dân không muốn làm
      Vào QH là để không thể không quyết làm những công trình hàng chục tỷ đô la mà ngân sách không trả nổi
      Vào QH là để không thể không quyết làm những công trình biết rõ là không nên làm nhưng sẽ được lại quả 30% để đời sau trả nợ!!!
      Vào QH là để không thể không thể ăn theo, nói leo, sống chết mặc dân, tiền thầy bỏ túi
      Tóm lại vào quốc hội là để trở thành hòa thượng "Thich Hành Quyết"!

      Xóa
  2. Vào Quốc hội để nghe những lời hay mà dở, đúng mà sai của những tên như Trọng Lú và PQ Thanh:
    Trọng Lú luôn nhắc các đại biều, các cử trì rằng: Trung quốc là “người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau, có ai chọn được láng giềng đâu”.?!

    Hay tướng Phùng càng 'tâm tư' hơn khi người dân Việt Nam ngày càng ghét 'Bạn' mình gây nguy hiểm cho dân tộc (dân tộc nào?): “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”

    Trả lờiXóa
  3. => vào quốc hội để làm gì à ? câu hỏi gì dễ vậy ! 1/ tình nguyện làm tay sai cho đảng để cầu mong chút ơn mưa móc nào đó của đảng ! ( xin lỗi một số rất ít không phải vậy ) 2/ để gia nhập lợi ích nhóm hòng tìm một vị trí làm chỗ dựa cho bản thân và gia đình,cũng để mưu cầu tư lợi không thanh tao mà thôi !3/ thỏa mãn những nhu cầu ích kỷ về tâm lý cho bản thân ! /// Nói chung,không vui gì !

    Trả lờiXóa
  4. Nghe nói: Không nên đặt tên đường Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông (TP 14-6-15) -- "Đối sách ngoại giao của nhà Mạc dâng đất, dâng sổ hộ tịch kể cả việc xin nội thuộc nhà Minh, chấp nhận trở thành những "ty" lệ thuộc tỉnh Quảng Tây thì đó là một sai lầm, không thể coi là có công với đất nước".

    Ấy chết, nếu lấy lý do "dâng đất cho Tàu" để không đặt tên đường thì có đến 50% (hoặc hơn!) tên đường những người vừa mất trong 20-30 năm gần đây phải đặt lại hết!

    Trả lờiXóa
  5. "Tự ứng cử vào QH." mới nghe thì cũng dân chủ như ai
    nhưng thực tế là KHÓ như...tìm cá trên cây (duyên mộc
    cầu ngư) vậy !
    Dân mien Nam nói : dậy mà không phải dậy.Đừng có
    tưởng bở nghe !

    Trả lờiXóa
  6. Dàn đèn trần đã làm đầu óc các đại bẩu bị thành zombie, ngày cuối bần thần, không nói năng chi, nghỉ sớm 2 tiếng đồng hồ đi uống bia?
    (1 KTS)

    Trả lờiXóa
  7. "Vào Quốc hội để làm gì? ". Ồ ! Chuyện nhỏ như con thỏ: Vào QH để phục vụ các đồng chí lãnh đạo đảng, lãnh đạo nhà nước.

    Trả lờiXóa
  8. Trương Minh Tịnhlúc 21:30 15 tháng 6, 2015

    Ông Trần Văn Độ,phó chánh án Toà Án Nhân Dân Tối Cao, nói: "Người đại diện cho dân trước hết phải có năng lực lập pháp, thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và có năng lực giám sát. Có ba năng lực đó thì hãy nghĩ đến việc tham gia Quốc hội".( Trích ở trên).
    Thưa ông Độ.Tôi không tin việc đó.Đảng cần hồng hơn chuyên.Sau năm 1975,tôi còn nhớ vị đại biễu quốc hội khu tôi ở là một nữ công nhân sở vệ-sinh (vẫn hay kéo xe rác trước nhà tôi).Đây là cái thê thãm của chế độ CS . Mao nói "trí thức không bằng cục phân". Thiếu gì ông to hơn đại biểu quốc hội mà chỉ "đỗ mười",chưa qua lớp 12.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là bà Lê Thị Thêu mà cố TT.PVĐ.lúc đó
      hồ hỡi,phấn khởi,tự hào giới thiệu với dân
      miền Nam cơ đấy !

      Xóa
  9. Vào quốc hội để có cơ hội thể hiện tính đê hèn và ngu ngốc ! ( ăn nói lung tung,nhiều trường hợp rất bậy bạ !)

    Trả lờiXóa
  10. Để làm hề viên mà cầm đầu là Hề Hói.

    Trả lờiXóa
  11. That la nhuc nha qua !

    Trả lờiXóa
  12. Để "le lói" với bà con lối xóm,để có chút danh,chút quyền lực nào đó...xuyên chỗ nọ thông chỗ kia moi móc kiếm 2Đ (đất+đô la ) vậy thôi,chứ có ích lợi gì cho quần chúng nhân dân đâu ! khi về họp quốc hội ở thủ đô,thì xem gió chiều nào theo chiều đó,ai mạnh thì ngả theo kiếm chút cháo, chứ có bao giờ bênh vực cho đám dân đen khố rách áo ôm đâu ! mà thật sự có người dân nào bỏ phiếu cho họ đâu !( đảng cử dân bầu mà lị,thằng dân nào giỏi không bầu đi,chết không kịp ngáp nghe con !!!) Ôi,VN quang vinh ơi ! lịch sử nhiều ngàn năm sẽ ghi mãi mãi muôn đời !

    Trả lờiXóa
  13. "Phú quý sinh lễ nghĩa"
    Đại gia coi cái danh "đại biểu nhân dân" như là một món trang sức,vừa khoe mẽ,vừa đánh bóng bản thân
    Một gánh hát khổng lồ

    Trả lờiXóa
  14. Vào cuốc hội là để quyết đủ thứ nhưng không quyết 2 thứ: Không quyết theo ý dân, không quyết về biển đảo./.

    Trả lờiXóa
  15. Vào làm nghị gật!!!!!

    Trả lờiXóa
  16. Vao quoc hoi de chang phai lam gi ma chang lam gi nhung van co tien ,ma cang co tien thi lai chang phai lam gi,noi tom lai la chang biet noi gi

    Trả lờiXóa
  17. => Vào quốc để chém gió,để nói phét,để kiếm tiền !...

    Trả lờiXóa