Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Quyền im lặng được áp dụng như thế nào ở Mỹ?


Quyền này nhằm bảo đảm rằng không ai bị ép cung, đưa ra lời khai chống lại mình. 
Quyền im lặng của bị cáo là một quyền đã được công nhận từ rất lâu ở nước Mỹ. Vừa qua, một giáo sư luật người Mỹ đã trả lời phỏng vấn về vấn đề này. Tôi xin góp thêm ít lời về quyền im lặng trong hệ thống luật pháp Mỹ.
Quyền im lặng bắt nguồn từ điều sửa đổi hiến pháp số 5 của Mỹ, trong đó có câu: "Không người nào lại bị bắt buộc phải làm chứng chống lại mình". Nói cách khác, hiến pháp Mỹ nhìn nhận quyền được tự bảo vệ mình của công dân.
Quyền này được cụ thể hoá trong một vụ án hình sự của Miranda, một người ở Bang Arizona bị bắt và bị hỏi cung mà không được thông báo là mọi công dân đều có quyền im lặng.
Toà án sau đó tuyên bố rằng mọi lời cung của ông ấy đều không được dùng trước toà, bởi lẽ ông ấy không được thông báo về quyền im lặng của mình. Vì thế ở Mỹ các luật sư quen gọi quyền im lặng là "quyền Miranda".
Quyền Miranda còn có nguồn gốc ở điều sửa đổi hiến pháp số 6 của Mỹ, trong đó quy định mọi công dân có quyền được luật sư giúp đỡ khi làm việc với chính quyền.
Quyền có luật sư giúp đỡ chỉ được áp dụng bắt buộc với các trường hợp bị khởi tố hình sự, với những tội danh mà bản án có thể bao gồm án tù. Nói cách khác, nếu một người bị khởi tố tội nhẹ mà khung hình phạt không có án tù thì có thể không bắt buộc phải có luật sư, tức là nếu người đó có tiền thuê luật sư thì tuỳ thích, nhưng nếu không có tiền thì cũng không thể xin luật sư nhà nước đại diện cho họ được.
Quyền im lặng có nghĩa là dù hoàn toàn im re, không nói năng gì cả thì cũng không thể dùng hình phạt, hăm doạ, hay tăng thêm tội. Còn quyền được có luật sư hỗ trợ thì có nghĩa là nhà nước chỉ được hỏi cung khi có luật sư bên cạnh. Hai quyền này hỗ trợ cho nhau, và mục đích là giúp cho mọi công dân được sự hỗ trợ cần thiết khi đối phó với nhà nước.
Quyền im lặng đã có rất lâu ở Mỹ, từ thời mới lập quốc, tức là cuối thế kỉ 18. Quyền này không được lập ra để tránh án oan sai, đúng như giáo sư Conley có nói. Nó được lập ra xuất phát từ tình hình chính trị của nước Mỹ lúc bấy giờ. Mỹ vốn là thuộc địa của Anh. Người Mỹ xem chính phủ hoàng gia của Anh thời đó giống như là một chính phủ đô hộ với quyền lực tập trung vào một số ít.
Thói quen tra khảo tội phạm lúc đó vốn thịnh hành ở Anh và được chính phủ Anh áp dụng ở Mỹ. Người Mỹ xem những biện pháp của chính phủ Anh là sai lầm, và là tư duy cổ hủ của giai cấp phong kiến cầm quyền.
Khi lập nước, người Mỹ quyết tâm tránh những sai lầm của chính phủ Anh và họ lập ra một hiến pháp với những quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền được im lặng không phải chống lại mình, quyền được tôn trọng riêng tư ở nhà và trong các giấy tờ riêng tư là những quyền mà người Mỹ quyết lập ra để tránh những sai lầm mà chính phủ hoàng gia Anh mắc phải.
Nói cách khác, người Mỹ quan điểm người dân là bình đẳng với nhà nước. Pháp luật Mỹ được xây dựng trên quan điểm là nhà nước, là thế lực mạnh mẽ và cũng dễ làm sai, nên người dân được trang bị các quyền để có thể giao dịch bình đẳng với nhà nước. Lẽ tất nhiên là quan điểm này bị ảnh hưởng rất nhiều từ giai đọan thuộc địa của Mỹ. Với người Mỹ, "chính quyền" làm càng ít và càng ít quyền thì càng tốt.
Ngày nay, quyền im lặng được áp dụng rộng rãi ở rất nhiều nước. Quyền im lặng chủ yếu được sử dụng nhằm bảo đảm rằng không ai bị ép cung, khai chống lại mình, bởi đó là một quyền cơ bản của con người.
Nếu như ngày xưa ở nước ta, các triều đại phong kiến không cho phép con tố cáo tội ác của cha mẹ để tròn đạo hiếu, thì quyền im lặng ngày nay là để đảm bảo không ai phải tố giác bản thân, nhằm bảo vệ nhân phẩm của con người.
Xét về mặt lí, thì nếu không có quyền im lặng, người dân có thể bị ép buộc phải khai. Khi bị ép buộc thì chưa chắc họ đã khai đúng, vì thế mới có chuyện xảy ra án oan dựa hoàn toàn vào lời khai của thủ phạm.
Ở Mỹ thì ít khi xảy ra những vụ án oan kiểu đó. Đa phần các án oan sai là do người làm chứng nhìn nhầm, bị hại dựng chuyện, và công tố viên chỉ nhất định kết tội cho xong chuyện. Luật pháp Mỹ quy định công tố viên phải cung cấp mọi bằng chứng cho luật sư bào chữa, nhưng không phải ai cũng làm như vậy.
Mặt khác, những lo lắng về việc quyền im lặng sẽ khiến tòng phạm chạy trốn là hết sức vô lý. Bởi lẽ khi bị bắt, một người không muốn khai thì có làm gì họ cũng không khai, trừ khi là dùng hình phạt thể xác, tức là nhục hình. Mà dùng nhục hình bức cung là một biện pháp phải bị cấm triệt để thì luật pháp mới chính xác được.
Có quyền im lặng và quyền gặp luật sư thì người dân mới có khả năng đứng trước pháp luật một cách bình đẳng. Ngày xưa, ở những năm 1700 hồi đó mà người Mỹ còn áp dụng được quyền im lặng. Bây giờ khoa học hình sự và kĩ năng của các trinh sát chắc chắn phải hơn ở Mỹ mấy trăm năm trước. Vậy thì áp dụng quyền im lặng cho bị cáo cũng là một cách để pháp luật được thực thi chính xác.
(VnEx)

 
---------------

14 nhận xét:

  1. Tớ muốn hỏi thật Đảng Cộng Sản Việt Nam cái này

    Trong lãnh vực logic học có 1 nghịch lý gọi là con tàu của Theseus. Nó như thế này: Đảng Cộng Sản đang có 1 con tàu Vinasin Xã Hội Chủ Nghĩa, và Đảng bắt đầu thay từng bộ phận trên con tàu XHCN đó bằng đồ tư bẩn . Thay 1 vài bộ phận lắt nhắt, con tàu vẫn giữ nguyên là con tàu XHCN. Nhưng đến 1 lúc nào đó, với tất cả các bộ phận XHCN đã thay ra, Đảng Cộng Sản có thể ráp được 1 con tàu thứ 2. Bây giờ Đảng Cộng Sản có 2 con tàu . Câu hỏi của tớ là Con Tàu Nào Mới Đúng Là Con Tàu Xã Hội Chủ Nghĩa ban đầu ?

    Dân logic học gọi hiện tượng thay bằng đồ của bên kia là thoái hóa . Bác Trọng cũng kêu là "thoái hóa chính trị/tư tưởng".

    Tùy Đảng đèn giời xem xét .

    Trả lờiXóa
  2. Lũ ngu đỉnh cao nhân loại này thì chỉ có cách bắt hết , hốt hết , đập chết hết mới mong xã hội tử tế được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại thêm một thằng đại biểu quốc hội coi thường dân:
      Phát biểu trong phiên thảo luận của quốc hội hôm 3/6/2015, đại biểu quốc hội Hà Minh Huệ đã phản đối dự thảo luật trưng cầu ý dân vì cho rằng dân trí Việt Nam 'còn rất thấp'.

      "Dân chủ của ta có hạn, dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số, trưng cầu có khi gây hại, không thể tùy tiện", báo VietNamNet trích lời ông Hà Minh Huệ nói.

      Sau tuyên bố chửi dân của ông Huệ, không thấy có vị đại biểu quốc hội nào lên tiếng phản bác. Phải chăng, 500 đại biểu quốc hội CS cũng đồng tình cho rằng vì dân ngu nên không cần trưng cầu dân ý?

      Xóa
    2. Thằng đểu Đỗ Văn Đương thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh còn cho rằng áp dụng quyền im lặng “có vẻ như dung túng” hoặc “có lợi” cho tội phạm.
      Nó nói:
      “Trong dự luật này gần như quy định quyền im lặng của người phạm tội.
      "Luật không buộc phải khai, không buộc phải nhận tội, như vậy ngầm hiểu là im mồm rồi.
      "Tội phạm không khai báo gì cả thì sao xử lý? Cái này phải làm rõ là bị can, bị cáo được phép trình bày ý kiến và quan trọng nhất là chống lại bức cung nhục hình.
      "Chứ không phải cứ khăng khăng im mồm như thế, nếu cứ nghĩ như thế là diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân… Quan điểm của tôi là không để oan sai nhưng cũng không để bỏ lọt tội phạm”.
      Quan điểm của tên Đương tất nhiên là đã vấp phải sự phản đối từ các ĐBQH khác, cũng như từ rất nhiều người dân trên các trang mạng xã hội.
      Trong khi Quốc hội Việt Nam đang cố gắng cải tiến hệ thống luật pháp cho theo kịp với chuẩn mực luật pháp quốc tế, giảm các vụ án oan sai bằng việc đưa quyền im lặng vào dự luật tố tụng hình sự thì tên Đương lại phát biểu rất lạc lõng, thể hiện một tư duy cũ kỹ, lạc hậu.
      Tên này phải đuồi ra khỏi QH, cho về quê làm vườn. Một tên phát biểu bậy bạ, ngu xuẩn, ếch ngồi đáy giếng mà cũng dương cổ ra nói lấy được, đúng là đồ ăn tục, nói láo, đánh rắm rong, làm thối inh cả quốc hội của tên Hùng hói!
      Mà tên Hùng hói cũng ăn nói ngu dốt một duộc như tến Đương:
      Quốc hội là cơ quan lập pháp, nếu quyết sai cũng phải nhận khuyết điểm chứ không phải kỷ luật, Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội. Vì thế, không thể vì cả 500 đại biểu bỏ phiếu mà kỷ luật cả 500 vị hay kỷ luật ông Chủ tịch. “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”

      Xóa
    3. ĐB Đỗ Văn Đương, theo báo Pháp luật TP HCM ngày 28/5, bài “Quy định quyền im lặng là diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân”, ông Đương không chỉ phản đối mà còn khá gay gắt: “Luật không buộc phải khai, không buộc phải nhận tội, như vậy ngầm hiểu là im mồm rồi. Tội phạm không khai báo gì cả thì sao xử lý? Cái này phải làm rõ là bị can, bị cáo được phép trình bày ý kiến và quan trọng nhất là chống lại bức cung nhục hình. Chứ không phải cứ khăng khăng im mồm như thế, nếu cứ nghĩ như thế là diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân…”.

      Xóa
    4. Lão Nghị ngáo đá Đương đã nói: “… quy định quyền im lặng là diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân...”. Cái này thì tay Đương đương làm quá khiên cưỡng! Diễn biến hòa bình là một chiến lược chính trị của thế lực thù địch. Không lẽ cụ thể hóa vào luật cái quyền cơ bản của con người được Hiến pháp ghi nhận, phù hợp với công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự, chính trị của công dân mà Việt Nam đã gia nhập từ năm 1982 là một chính sách trong chiến lược đó?
      Không lẽ bảo vệ cái quyền cơ bản của công dân là chống lại nhân dân?
      Tên Đương và tên Hùng hói có trả lời được câu này không?

      Xóa
    5. Còn những thằng như thằng Hà Minh Huệ này thị dân Việt Nam còn ngóc đầu lên không nổi.
      Thử cho nó gặp tụi công an Bình thuận xem, bị tẩn cho một trận thì khai tuốt luốt chứ ở đó mà dân trí cao hay tha62p.
      Xem cái bản mặt nó ở trang web này mà kinh tởm: khuôn mặt của một thằng đá cá lăn dưa chợ Cầu Muối ngày xưa. Xem: http://danlambaovn.blogspot.com/2015/06/pho-chu-tich-hoi-nha-bao-viet-nam-chui.html

      Xóa
    6. Tên Hà Minh Huệ, đường đường là phó chủ tich Hội nhà báo VN trong phiên thảo luận của quốc hội hôm 3/6/2015, đã phản đối dự thảo luật trưng cầu ý dân vì cho rằng dân trí Việt Nam 'còn rất thấp'.
      Tên này cho ở chung với tên nghị điên Hoàng Hữu Phước là hợp gu vì tên Phước này cũng cho rằng VN không nên có luật biểu tình vì dân trí thấp.
      Hội nhà báo VN với người lãnh đạo như tên Huệ này chắc cũng là một hội chuyên ăn theo, nói leo nửa say nửa tỉnh!

      Xóa
    7. Huệ và Phước khùng là hai thằng mặt dày hơn thớt . đồng tính và ngu . Bọn này thường là chân gỗ của nhóm lợi ích đấy các bác ơi .

      Xóa
    8. Ô, thế mà bây giờ miềng mới biết Hội nhà báo có thằng phó chủ tịch hội tên Huệ. Chắc hắn ít tiếng tăm nên xả ra mấy cầu phát biểu để dư luận chú ý. Hắn nói chưa chắc hắn đã hiếu mình nói gì.
      Đúng là Quốc hội của ta
      Thằng cha Hữu Phước phát loa nói càn
      Nó khùng nên đã phải can
      Câm mồm đừng nói lan man trò hề
      Hay thay có kẻ tiếp nghề
      Đương điên họ Đỗ đệm là tên Văn
      Hắn khua hắn múa tưng tưng
      Bắt người phải nói đừng im cái mồm
      Nay thêm thằng Huệ lôm côm
      Nó chồm lên nói trí dân quá thường
      Thằng này như ngựa không cương
      Nhố nhăng chẳng biết cương thường là đâu
      Rõ là ba kẻ bâu xâu
      Khùng - điên - tưng tửng ngu lâu dốt dày
      Về nhà dắt mũi trâu cày
      Quốc hội đâu chốn chúng mày lu loa
      Về nhà cầm gậy đuổi gà
      May ra còn chút ích nhà lợi riêng.

      Xóa
  3. Theo tôi vì xứ Việt ta dân trí còn thấp nên chính quyền vẫn thường dùng toa thuốc " cây nhà lá vườn " là Nhét giẻ vào mồm , và thọi thật lực cho mày nằm im thẳng cẳng luôn . Sau đó móc cho cái dây vào cổ rồi treo lên xà nhà là xong , ai kiện thì bảo là vừa tự tử đêm qua .Chấm hết . Cách này tỏ ra khá hiệu quả trong thời gian dài , thay vì học theo lối văn minh cao của các nước

    Trả lờiXóa
  4. Vì DÂN TRÍ THẤP , Nên chưa có luật biểu tình !

    Vì DÂN TRÍ THẤP ,nên chưa có quyền im lặng !

    Vì DÂN TRÍ THẤP , nên CÁN BỘ cs VN ĐƯỢC QUYỀN THAM NHŨNG , ĐỤC KHOÉT !

    Chửi cha bọn nào đã làm DÂN TRÍ NGƯỜI VN thấp !!!!

    Chửi cha bọn nào đã QUỐC HỮU HÓA và CƯỠNG ĐOẠT TƯ TƯỞNG VÀ TƯ DUY ĐỘC LẬP CỦA NHÂN DÂN VN!

    Trả lờiXóa
  5. Dân trí thấp là do bị ngu dân. Nếu có chính quyền chính nghĩa, dân trí ắt sẽ cao thôi.
    Chứ hiện nay ai sống tốt bị coi là ngu thì đất nước này đúng là mạt hạng rồi!!!

    Trả lờiXóa
  6. Xem phim Mỹ thấy cảnh anh công an căm ghét thằng tội phạm quá liền đánh đấm hắn mấy phát ra trò, làm người xem sướng tê? Chỉ là phim thôi, cho nó có không khí ý mà.
    Thực tế mà vậy, tay cảnh sát đó sẽ bị truy tố rồi.
    Bị can có quyền im lặng. Còn nếu bị can thật sự là tội phạm và hối hận thú nhận tội trong khi không bị tra tấn; phiên tòa sẽ có phán quyết nhanh "Bị cáo có tội!".
    Bị can có quyền im lặng. Còn nếu bên kết tội trưng ra được bằng cớ mẫu ADN (DNA; AND), máu, tinh dịch v.v... của bị can tại hiện trường thì bị can có là câm như hến cũng bị Tòa tuyên "Có tội!".
    Bị can có quyền im lặng. Và không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội. Và nếu bên kết tội không có bất kỳ bằng chứng xác thực gần 100% sự có tội của bị can, bị can đựơc Tòa tuyên "Vô tội!"
    Trong phiên tòa, nếu bị can khai "Do bị đánh đau quá tôi phải ký nhận tội không làm"; Tòa sẽ quay sang chất vấn "cơ quan có chức lăng". Và nếu thấy "cơ quan có chức lăng" làm bậy, vai trò bị cáo sẽ là của "cơ quan có chức lăng".
    (Vĩ thanh: 95% dân VN ta do vậy có mơ ước về CNTB)

    Trả lờiXóa