Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Kẻ xuyên tạc "đáng yêu" (! ?)

Báo đảng Trung Quốc lại xuyên tạc "Việt Nam cất quân xâm lược Trường Sa" - Ai yêu TQ ?
Chính thể có thể khác nhau, nhưng Tổ quốc Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã thực thi đầy đủ ...
Thời báo Hoàn Cầu ngày 29/6 tiếp tục luận điệu chống phá Việt Nam quyết liệt hòng mưu đồ hỗ trợ âm mưu bành trướng của Bắc Kinh biến Biển Đông thành ao nhà của họ. Một trong những cơ quan ngôn luận hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ bôi nhọ Việt Nam mà còn xấc xược xúc phạm anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những tâm hồn biểu tượng thiêng liêng của người Việt khi giật tít hỗn láo: "Năm 1975 Võ Nguyên Giáp từng chỉ huy hải quân Bắc Việt xâm chiếm Trường Sa, Trung Quốc".
Nhân cách và trí tuệ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
khiến một số kẻ ở Trung Nam Hải khiếp sợ nên mới tìm cách bôi nhọ?
                                                                   Ảnh: The New York Times.
Thực tế là Thời báo Hoàn Cầu xuất bản lại bài bình luận xuyên tạc bôi nhọ Việt Nam có tiêu đề xấc xược không kém: "Việt Nam lật mặt: Năm 1956 Thủ tướng Việt Nam từng thừa nhận các đảo ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc" do tờ Nhân Dân nhật báo và chính Thời báo Hoàn Cầu đã xuất bản ngày 18/7/2011.
Bài báo của Tôn Lực Chu, một học giả Trung Quốc cổ súy cho tham vọng bành trướng bá quyền ở Biển Đông đã dùng những lời lẽ rác rưởi thậm tệ để mạt sát Việt Nam, bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trung Quốc đánh tráo các khái niệm pháp lý hòng bôi nhọ Việt Nam
Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc rêu rao rằng: "Trước năm 1974, bất luận là các cuộc họp, tuyên bố của chính phủ Việt Nam hay sách báo, bản đồ do nhà nước Việt Nam xuất bản đều thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng sau đó Việt Nam trở mặt, không chỉ xuất quân xâm chiếm  Trường Sa mà còn tìm mọi cách ngụy biện cho sự thay đổi thái độ của mình".
Ngay câu đầu tiên, học giả và truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cố tình bóp méo các khái niệm pháp lý cơ bản hòng lập lờ đánh lận con đen.
Trao đổi nhanh với chúng tôi qua điện thoại, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết: "Lập luận này của phía Trung Quốc hoàn toàn vô giá trị trước ánh sáng công pháp quốc tế vì họ cố tình đánh tráo các khái niệm pháp lý cơ bản.
Thứ nhất, Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình và rõ ràng. 
Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, đáp ứng đủ những điều kiện của nguyên tắc chiếm hữu thật sự mà Luật pháp và thực tiễn quốc tế đã và đang có hiệu lực. Hoàng Sa và Trường Sa là những quần đảo của Việt Nam nằm giữa Biển Đông mà phạm vi của chúng đã được xác định trong các tài liệu chính thức của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. 
Ảnh chụp màn hình bài báo xấc xược của Thời báo Hoàn Cầu
xúc phạm danh dự Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bôi nhọ Việt Nam
Thứ hai, theo Hiệp định Geneva 1954 mà Trung Quốc là một bên đặt bút ký, Cộng hòa Pháp trước đó đại diện cho Việt Nam về mặt đối ngoại thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đã bàn giao hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền cho các chính thể ở niềm Nam Việt Nam: Đầu tiên là Quốc gia Việt Nam và kế đó là Việt Nam Cộng hòa.
Các chính thể này đã tiếp quản và thực hiện nhiệm vụ quản lý phần lãnh thổ phía Nam Việt Nam, chờ ngày Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Cả trên phương diện pháp lý và thực tế, Việt Nam Cộng hòa đã thực thi đầy đủ chủ quyền hòa bình, hợp pháp, liên tục đối với 2 quần đảo này, kịp thời và liên tục lên tiếng phản đối các hành động xâm phạm chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. 
Chính thể có thể khác nhau, nhưng Tổ quốc Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã thực thi đầy đủ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hòa bình, hợp pháp và liên tục kể từ khi Cộng hòa Pháp bàn giao năm 1954.
Trong giai đoạn 1954 – 1976, trước khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất, thì các chính thể: Quốc gia Việt nam, Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa niềm Nam Việt Nam là những chủ thể  kế tục nhau, đại diện cho Nhà nước Việt Nam, Dân tộc Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam thực thi sứ mệnh bảo vệ chủ quyền đối với với quần đảo này theo đúng nguyên tắc và thủ tục pháp lý của Công pháp quốc tế hiện hành.
Bởi vậy, mọi tuyên bố hay phát ngôn của cá nhân, tổ chức nào về Hoàng Sa, Trường Sa giai đoạn này không phải do các chính thể nói trên đưa ra đều vô giá trị trước Công pháp quốc tế. Giai đoạn này ngoài các chính thể nói trên ra, không tổ chức, cá nhân nào có quyền phát ngôn về Hoàng Sa, Trường Sa.
Trước sự tấn công xâm lược của lính Trung Quốc năm 1974, các quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu anh dũng, đổ máu hy sinh để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, dù không giữ được đảo trước sức mạnh bành trướng xâm lược, nhưng sự thực lịch sử đó không thể thay đổi được!".
Tiến sĩ Trần Công Trục,
nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ
.
Trung Quốc đã không ngừng tìm mọi cách “đổi trắng thay đen”, với rất nhiều thủ thuật, thủ pháp hết sức tinh vi, xảo quyệt, điển hình là lập luận này trên Thời báo Hoàn Cầu : "Năm 1933, Đan Mạch và Na Uy kiện nhau ra tòa về chủ quyền đối với đảo Greenland, cuối cùng Đan Mạch thắng kiện. Một trong những lý do để tòa án quốc tế đưa ra phán quyến này là vì năm 1919 Ngoại trưởng Na Uy Nils Claus đã nói với Công sứ Đan Mạch rằng, Na Uy không phản đối yêu sách chủ quyền của Đan Mạch đối với Greenland. Vụ kiện này đã trở thành án lệ của nguyên tắc "trước sau như một".
Tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam vài chục năm qua cũng tương tự: Trước năm 1974, các tuyên bố, sách báo, bản đồ do Việt Nam phát hành bao gồm cả công thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đều thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. Nhưng sau đó Việt Nam lại lật mặt, không chỉ cất quân đánh chiếm Trường Sa mà còn ngụy biện cho sự thay đổi thái độ của mình?!"
Tiến sĩ Trần Công Trục khẳng định: "Trung Quốc đã cố tình lý giải sai nguyên tắc pháp lý quốc tế, nguyên tắc 'tiền hậu bất nhất'. Bởi vì, vấn đề là cần phải hiểu và xác định chủ thể trong quan hệ quốc tế, đại diện cho Nhà nước Việt Nam để quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong thời kỳ này là ai?
Câu trả lời duy nhất đúng là: Dưới ánh sáng của Công pháp quốc tế, đó là các chính thể: Quốc gia Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa, tiếp đến là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của Hiệp định Geneva 1954. Vì vậy, lập luận về nguyên tắc "trước sau như một" của ông Tôn Lực Chu hay Thời báo Hoàn Cầu, Nhân Dân nhật báo là đã bỏ qua yếu tố quan trọng này và vì vậy, nó hoàn toàn không có sức thuyết phục.
Phải chăng đây là sự thiếu hụt về kiến thức pháp lý hay là chủ tâm trong việc cố tình đánh tráo khái niệm về chủ thể trong quan hệ quốc tế theo Công pháp quốc tế?" -Tiến sĩ Trần Công Trục bình luận.
Thời báo Hoàn Cầu xúc phạm anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thới báo Hoàn Cầu đã xúc phạm anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi viết rằng: "Tháng 1/1974, hải quân Trung Quốc đánh nhau với hải quân Nam Việt (Việt Nam Cộng hòa), sau đó bức hải quân Nam Việt phải rời khỏi Hoàng Sa. Bắt đầu từ lúc này, lập trường của Bắc Việt (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) bắt đầu thay đổi rõ rệt, tranh chấp biển đảo giữa 2 nước bắt đầu từ đây."
Tháng 4/1975 khi chiến tranh thống nhất đất nước Việt Nam sắp bước vào hồi kết, lãnh đạo Bắc Việt (Đại tướng) Võ Nguyên Giáp nhanh chóng chỉ huy hải quân Bắc Việt xâm chiếm Trường Sa. Từ đầu năm 1975 Bộ Tư lệnh Hải quân Bắc Việt đã tiến hành các công tác chuẩn bị đánh chiếm (tiếp quản) các đảo ở Biển Đông và vịnh Thái Lan.
Ngày 4/4/1975 (Đại tướng) Võ Nguyên Giáp đã gửi quân lệnh đặc biệt cho Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Tư lệnh Hải quân yêu cầu nắm chắc thời cơ lên kế hoạch tác chiến, thời cơ đến lập tức chiếm (tiếp quản) Trường Sa. Ngày 13/4 (Đại tướng) Võ Nguyên Giáp chỉ thị, quân đội Nam Việt rút khỏi đảo nào, Bắc Việt chiếm (tiếp quản) đảo đó lập tức".
Tiến sĩ Trần Công Trục phân tích: "Không cần phải bình luận nhiều đối với luận điệu xuyên tạc này, chỉ cần nhìn hình ảnh người chiến sỹ quân Giải phóng niềm Nam Việt Nam kéo lá cờ hai màu xanh đỏ rất nổi tiếng của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trên quần đảo Trường Sa khi được lệnh ra tiếp quản quần đảo này vào đầu năm 1975 thì cũng đã thấy rõ tính chất hợp pháp của sự tiếp quản này.
Lá cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
được trang trọng kéo lên tại Trường Sa khi tiếp quản.
Dưới ánh sáng của Công pháp quốc tế, vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và lực lượng quân giải phóng của Chính phủ này mới có đủ tư cách để tiếp quản quần đảo này. 
Ông Trục cho biết: "Từ ngày 13 đến 28 tháng 4 năm 1975, các lực lượng Quân Giai phóng nhân dân miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo có quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ, đồng thời triển khai lực lượng đóng giữ các đảo, một số vị trí khác trong quần đảo Trường Sa.
Ngày 05 tháng 06 năm 1975, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 02 tháng 07 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 6 (1976-1981), Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất được bầu vào ngày 25 tháng 4 năm 1976, đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn có nghĩa vụ quyền hạn tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa."
Hồng Thủy/GDVN
--------------

40 nhận xét:

  1. Đề nghị tồng chí Nguyễn Bắc Son, bộ 4T nghiêm trị tờ Thời báo Hoàn Cầu vì dám nói xầu Việt Nam, nói xấu đảng, thậm chi còn đe dọa.
    ông Son có nghiêm trị được không? Hay là lại né tránh sự thật như thói quen xưa nay của ông?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Son nói: đó là chuyện của người TQ.
      Bộ 4T chỉ nghiêm trị người VN thôi. Còn chúng ta phải yêu TQ, không nên ghét TQ, làm sao phải tuyên truyền cho dân hiểu việc này, chứ tôi cũng như đại tướng Phùng đang lo lắng và tâm tư về chuyện tại sao dân VN lại ghét TQ quá, thế này thì mất hết tình hữu hảo và 4 + 16 chữ rồi.

      Xóa
    2. Tôi đang bận đi khám xét mấy tờ báo lá đa ở Đồ SON, nghe nói mấy tờ báo này đang tìm cách câu khách và nâng giá bán với người TQ. Cái này đáng lo hơn chuyện báo chí TQ nói về VN.

      Xóa
    3. Tồng chí SON nói: TQ là cha là mẹ của VN, họ nói vậy chứ họ đánh chửi chúng ta phải giữ phận làm con, làm tôi tớ cho họ.
      Cha mẹ có thương thì mới cho roi cho vọt, cái này các tồng chí hiểu cả rồi chứ.

      Xóa
    4. Hòa thượng Thích Nói Thẳnglúc 18:28 30 tháng 6, 2015

      Giặc xâm lược sát nách. Đô hộ mấy nghìn năm, muốn Đông Dương thành tỉnh Quảng Nam của Trung Quốc (chúng có Quảng Đông, Quảng Tây rồi, riêng Quảng Nam vẫn để dành...).
      Một kẻ hàng xóm tham lam, chuyên đi ăn cướp, lật lọng, hứa hão, đểu cáng, tráo trở, vu khống, xuyên tạc , coi VN là đồ khỉ, khinh ra mặt, vậy mà Phùng Phúng Phính bắt phải yêu, "yêu xa xiết, yêu xay dzắm"! He...he...

      Xóa
    5. BCT cũng như CSVN chóp bu đang có Nỗi lo cực lớn của tác động của dư luận xã hội, nếu như lần này, từ đại hội đảng bộ cơ sở, các đại biểu được phát biểu ý kiến thật sự dân chủ, như Bộ Chính trị từng xác định, được tự do nói lên chính kiến của mình, thì tình hình chắc chắn sẽ có nhiều điều khác trước. Đó là vì trong các văn kiện được dự thảo có quá nhiều điều phi lý, trái lẽ phải và thực tiễn, quá lạc hậu và sai lầm mà một con người bình thường cũng có thể nhận ra, nhưng Bộ Chính trị bảo thủ, giáo điều vẫn cố tình ép buộc toàn Đảng phải nhắm mắt chấp nhận là chân lý.

      Đó là học thuyết Mác - Lênin, đó là chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Xã hội kiểu mác-xít đã bị toàn thế giới lên án, bác bỏ, cũng như đã bị nhiều nước đặt ra ngoài vòng pháp luật, coi là tội ác chống nhân loại. Vậy thì còn có lý do gì mà bắt toàn đảng CS và toàn dân phải kiên trì áp dụng?

      Xóa
    6. TÌNH HÌNH BẤT THƯỜNG:
      Trong các đại hội đảng trước đây, khi còn cách Đại hội Đảng toàn quốc 7 hay 8 tháng là các đại hội đảng bộ cơ sở và cấp quận, huyện đã được tiến hành để thảo luận góp ý vào các văn kiện trình Đại hội toàn quốc và bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên.

      Năm nay tình hình khác hẳn. Tháng 6 rồi mà các đại hội đảng bộ cơ sở chưa động tĩnh gì. Một điều khác hẳn các đại hội trước là Bộ Chính trị lần này chỉ tập trung lo về vấn đề nhân sự, về số lượng, tiêu chuẩn bầu cấp ủy các cấp và các đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên, tiêu chuẩn ủy viên Trung ương và ủy viên Bộ Chính trị nhiệm kỳ mới, gần như không nhắc đến việc thảo luận, góp ý, thông qua nội dung các văn kiện quan trọng sẽ trình Đại hội toàn quốc.

      Cũng chưa thấy Bộ Chính trị đưa ra lời kêu gọi cán bộ, trí thức dân tộc, nhân sỹ ngoài đảng và toàn dân góp ý vào các văn kiện đã được dự thảo.

      Đó chính là điều Bộ Chính trị cố tình che dấu toàn đảng CS và toàn dân VN lúc này là nội dung các văn kiện quan trọng sẽ trình Đại hội đang vấp phải sự chống đối dữ dội của một số hơn 60 đảng viên trí thức tiêu biểu, của tất cả các nhà báo tự do, của hơn 30 tổ chức xã hội dân sự, của đông đảo nông dân trong cả nước, của hầu hết các nhà doanh nghiệp tự do vừa và nhỏ không có chân trong các nhóm lợi ích riêng ăn bám vào kinh tế quốc doanh. Sự phản kháng chưa từng có này có thể cản trở cho Đại hội XII tiến hành được trôi chảy.
      Thế cho nên che dấu là an toàn nhất cho đảng lúc này, tụi Tàu công đã chỉ đạo như vậy nhằm càng làm cho VN kinh tế ngày càng lụn bại, nội bộ xâu xé... để chúng dễ bề chiếm trọn Biền Đông

      Xóa
  2. 7 quốc gia hoãn ký kết các điều khoản Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Á châu (AIIB).
    AIIB là tổ chức tài chính mới mà Trung Quốc lập để cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
    Lễ ký kết được tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh hôm thứ Hai 29/6, với đại biểu từ 57 quốc gia.
    Các nước này được trông đợi ký các điều khoản quy định đóng góp của mỗi thành viên cũng như quỹ khởi điểm của ngân hàng.
    Tuy nhiên chỉ có 50 nước ký kết, 7 quốc gia là Đan Mạch, Kuwait, Malaysia, Philippines, Hà Lan, Nam Phi và Thái Lan, đã từ chối ký với lý do chưa được ủng hộ ở trong nước.
    Điềm xấu cho AIIB!

    Trả lờiXóa
  3. Cái ông tướng to bự chảng phùng phúng phính kêu gọi toàn đảng, toàn quân, toàn dân VN, từ già đến trẻ phải yêu TQ, ghét TQ không khéo nó tức nó đánh cho thì "nguy cho dân tộc", nghe tin mạng tung lên là bị ám sát ở Pháp.
    Dư luận mấy hôm nay đã ầm ĩ lên rồi, ai cũng nửa tin nửa ngờ. Càng kéo dài ngày, dự luận càng phức tạp. Nếu không có chuyện đó, ông ta vẫn tỉnh táo, khỏe mạnh để "yêu TQ say đắm" nhằm phòng nguy cho dân tộc, và rụt cổ rùa khi nghe ai nói ghét TQ, thì cho ông ta lên VTV1 phỏng vấn gì đó, sẽ dẹp dư luận ngay thôi, khó gì đâu?
    Ông Đinh Thế Huynh thử chỉ đạo VTV xem sao? Đây là góp ý chân tình, thật cái bụng người Mèo ta đó!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hôm qua, 29-6, giao ban Chính phủ không có tướng Phùng (phúng phính). Tướng Phùng vẫn tiếp tục vắng mặt tại buổi khai mạc "Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân" lần thứ 9 vừa được khai mạc vào sáng nay, 30/6/2015 tại Hà Nội!
      > Nghi lắm! Có khi nguy kịch, hoặc đã "thôi rồi Lượm ơi", nhưng chưa tiện Công Thị Bố chăng?

      Xóa
    2. Đảng thì gióng lên " Quang vinh muôn năm " , nhưng dân lại mong lãnh đạo chết sớm . Thế mới lạ

      Xóa
    3. Bộ trưởng quốc phòng mà khiếp nhược ôm chân kẻ trù truyền kiếp của dân tộc thì sống cũng như chết mà thôi.

      Xóa
    4. - Đừng, xin bà con cả nước thương tôi chút, đừng chọc giận TQ để chiến tranh xảy ra. Chiến tranh thì gần chục căn biệt thự và cái Công ty của con trai tôi - Phùng Quang Hải - như Chân dung Quyền lực đã đăng - bị mất hết à, biết bao nỗ lực paste tài sản cho con trai tôi sẽ bị trắng tay à? Xin đừng ghét Tq, hãy yêu đi, cố hết sức gắng mà yêu TQ, đừng chống, đừng chọc giận nó! (Phùng)

      Xóa
  4. Theo tin đặc biệt từ tổ chức R.H. ở Hoa Kỳ cho hay thì Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng csVN PHÙNG QUANG THANH đã vừa bị ám sát bằng súng hãm thanh vào sáng hôm qua Thứ Sáu 26-6-2015 trước một ngôi nhà trên đường phố hẽm ở Paris của Pháp.

    Tin nói rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh và toán các cận vệ và sĩ quan tùy tùng sau khi đã kết thúc một tuần làm việc với đối tác Bộ Quốc Phòng Pháp nên rủ nhau đi chơi, mua sắm và thăm vài gia đình "Việt kiều yêu nước" là cơ sở nằm vùng tại Paris. Khi vừa ra khỏi một căn nhà trong hẽm phố Paris thì bị hai kẻ lạ mặt không rõ sắc dân hay quốc tịch đã dùng súng tự động hãm thanh bắn nhiều phát và Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị trúng 2 viên đạn.

    Tin cũng nói thêm rằng ngay tức khắc các cận vệ và đám sĩ quan tùy tùng đã đưa Đại Tướng Phùng Quang Thanh trở lại căn nhà vừa mới bước ra và liên lạc với Bộ Quốc Phòng Pháp để đề nghị bảo mật nguồn tin và lập tức đưa Đại Tường Phùng Quang Thanh ra phi trường trở lại Hà Nội khẩn cấp. Hiện tin nầy vẫn chưa nói rõ tình trạng vết thương của Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh nặng nhẹ như thế nào.

    Trả lờiXóa
  5. “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”, báo Thanh Tra trích nguyên văn lời phát biểu của ông Phùng Quang Thanh tại hội nghị của Chính phủ với địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015.

    Cũng theo người đứng đầu quân đội CSVN, khi giữa hai nước xảy ra xung đột thì cần phải “hết sức bình tĩnh, tin tưởng tuyệt đối vào Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”.

    “Chúng ta tăng cường hợp tác để hạn chế mặt phải đấu tranh, nhưng đấu tranh cũng để hợp tác. Đấu tranh không thể để đỗ vỡ, xung đột”, đại tướng Phùng Quanh Thanh 'lý luận'.

    Trước dã tâm ngày càng thâm độc của Trung Cộngxâm lược, thay vì lo lắng cho vận mệnh tồn vong của đất nước thì ông Thanh lại 'lo lắng' khi người dân Việt Nam ngày càng ghét Trung Cộng. Quả là chuyện ngược đời.

    Một lần nữa, bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã lộ rõ bộ mặt nâng bi, nịnh bợ của một kẻ thân Tàu. Bởi lẽ chỉ có Tàu Cộng mới cảm thấy lo lắng khi bị người khác ghét.

    Trả lờiXóa
  6. Một sự thật hiển nhiên là dân Việt ghét Tàu Cộng cũng đủ khiến bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh lo sợ, không hiểu đến khi lâm trận thực sự thì ông đại tướng sẽ cầm quân như thế nào đây?
    Ông lo ông tếch sang Tàu, làm chỉ điểm cho tụi Tàu đánh phá Việt Nam!!!

    Trả lờiXóa
  7. Nhân đây, cũng xin nói rõ với tướng Thanh, thế lực mà nhân dân chúng tôi căm ghét đó chính là đảng cộng sản Trung Cộng với chủ trương xâm lược. Đối với kẻ thù xâm lược thì chỉ ghét chứ không ai yêu cả.

    Và cũng nói thêm một điều, chúng tôi ghét bọn cộng sản Trung Cộng một, nhưng ghét cái đảng cộng sản Việt Nam này đến 10. Bởi chính đảng CSVN là một đảng bán nước hại dân. Lịch sử đã chứng minh, chế độ CS đã tiếp tay cho Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  8. Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Mặt Heo: “Ta với Trung Quốc, hai nước láng giềng còn va chạm, còn mâu thuẫn trên biển, thể nào lúc này, lúc kia sẽ có va chạm, có mâu thuẫn, bất đồng nên lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương khi gặp tình hình như vậy thì hết sức bình tĩnh, tin tưởng tuyệt đối vào Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
    Nếu chúng ta không vững vàng thì rất dễ bị phân hóa”, chạy theo những thế lực thù địch đang tìm cách chia rẽ tình hữu nghị giữa 2 đảng, 2 nhà nước, Phùng Mặt Heo còn nhấn mạnh như vậy!

    Trả lờiXóa
  9. Lịch sử chiến tranh của VN về cơ bản là lịch sử chống xâm lược từ các thế lực bành trướng Phương Bắc. Đây là chiến tranh chống xâm lược chứ không phải là xung đột do hiềm khích giữa hai bên. Trong các cuộc chiến tranh đó, người Việt Nam đã chịu quá nhiều đau khổ.

    Trong nửa cuối thế kỷ 20, mặc dù quan hệ VN-TQ được coi là hữu hảo dựa trên nền tảng gọi là chủ nghĩa quốc tế vô sản, đất đai của cha ông vẫn tiếp tục mất về tay Trung Cộng. Trong cuộc chiến tranh xâm lược năm 1979 của TC trên toàn tuyến biên giới, chúng đã tàn sát hàng chục vạn đồng bào, chiến sĩ ta, phá hủy toàn bộ cơ sở vật chất ở những nơi chúng đến…

    Có thể viết hàng vạn trang sách cũng không thể kể hết tội ác của nhà cầm quyền TQ xưa và nay đối với người Việt Nam. Vì vậy, ghét TQ là tâm lý đương nhiên của người Việt. Nói ra điều này không phải là để thù hận mà để nhớ, để cảnh giác với bản chất bá quyền của chúng, để tri ân cha ông đã đổ bao nhiêu xương máu gìn giữ non sông này. Không thể quay lưng lại với lịch sử, với tiền nhân.

    Trả lờiXóa
  10. Ai dám bảo tiền nhân không ghét TQ? Ngày xưa, trước họa xâm lăng của giặc Nguyên, vua Trần Nhân Tông đã mở Hội nghị Bình Than để bàn kế sách chống quân Nguyên. Trần Quốc Toản, vì còn ít tuổi không được dự nên đã bóp nát quả cam lúc nào không biết. Sau ông về tập trung hơn một nghìn gia nô và thân hữu tham gia kháng chiến, chiến đấu rất dũng cảm. Binh sĩ đời Trần đều xăm lên tay hai chữ “Sát Thát” để biểu thị quyết tâm chống xâm lược. Trần Quốc Tuấn đã viết Hịch tướng sĩ, một áng hùng văn bất hủ mà ngày nay đọc lại, ta vẫn thấy hừng hực khí thế chống xâm lược, bảo vệ bờ cõi. Nếu không ghét TQ, liệu vua tôi, tướng sĩ đời Trần có những hành động ấy không. Chính tinh thần “ghét Trung Quốc” đã tiếp cho quân dân đời Trần sức mạnh, tạo nên hào khí Đông A.

    Sau kháng chiến 10 năm gian khổ, Lê Lợi đuổi được quân Minh về nước. Nguyễn Trãi viết Đại cáo Ngô hào sảng. Cụ kể tội quân xâm lược:

    Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
    Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

    Cụ chẳng nể nang, khiếp sợ gì, gọi thẳng vua Minh (Minh Tuyên Tông) là “thằng nhãi con”.

    Có thể kể thêm ra đây nhiều minh chứng nữa để chứng tỏ rằng, nếu không có tinh thần ghét kẻ thù, VN đã không bảo vệ được biên cương, bờ cõi của cha ông để lại.

    Trả lờiXóa
  11. Có thể ai đó phản biện khi họ dẫn ra lời tiếp theo của ông Phùng Quang Thanh: “Chúng ta tăng cường an ninh quốc phòng là để tự vệ, khi nào buộc phải tự vệ thì chúng ta mới tự vệ”. Tức là, lúc TQ đem quân sang xâm chiếm, thì chúng ta mới ghét, còn khi chưa thì phải yêu (hay không ghét). Xin thưa, nếu không có sự chuẩn bị về tinh thần, tư tưởng, để đến khi kẻ thù mang đại binh tiến vào bờ cõi rồi mới “ghét” e không kịp nữa rồi. (chiến tranh biên giới 1979 là một ví dụ mà Phùng đại tướng đã quên rồi)

    “Ghét TQ là nguy hiểm cho dân tộc”, Câu này có thể người thường nào đó nói một cách tùy hứng, nhưng phát ngôn ra từ miệng ông chỉ huy cao nhất của quân đội VN thì ai cũng sửng sốt. Không thể hiểu nổi, khi ông Bộ trưởng Quốc phòng nói như thế, tinh thần chiến đấu của sĩ quan, binh sĩ VN sẽ ra sao khi đối mặt với đạo quân xâm lược Trung Quốc?

    Trả lờiXóa
  12. Sức mạnh cơ bắp có thể bắt con người giam vào ngục tối nhưng không thể bắt con người ghét hay yêu. Tình cảm của con người không thể định hướng được. Mỹ và Việt Nam vốn là cựu thù. Trong cuộc đọ súng với người Mỹ, VN được TQ viện trợ tới mức tối đa. Khi ấy, TQ là đồng minh còn Mỹ là kẻ thù. Nhiều người VN chết bởi đạn bom Mỹ và ngược lại. Chiến tranh là như vậy. Nhưng chẳng cần lấy trưng cầu, chắc ai cũng biết, nếu được chọn một trong hai, chắc chắn số người ghét TQ sẽ áp đảo so với số người ghét Mỹ. Có định hướng phải ghét Mỹ, yêu TQ cũng không thể thay đổi mối tương quan ấy.

    Không thể không ghét TQ khi họ đã gây nên bao đau thương cho dân tộc VN từ hàng ngàn năm nay và cho đến bây giờ, chúng chưa từ bỏ dã tâm xâm lược? Sao cứ phải yêu kẻ mà miệng này nói hữu hảo nhưng lưỡi kia luôn kích động chiến tranh “Hãy giết hết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa”?

    Trả lờiXóa
  13. Phùng đại tướng hãy nhớ lấy câu này nhé:
    Dù nói ra hay không thì ai cũng biết, TQ vẫn là mối nguy cơ lớn nhất (nếu không nói là duy nhất) đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của VN. Nếu có chiến tranh nổ ra, chắc chắn là chiến tranh đến từ TQ chứ không phải từ Lào, Căm Pu chia hay Mỹ. Vậy mà ông Bộ trưởng quốc phòng lại lo lắng tâm lý ghét TQ là nguy hiểm cho dân tộc. Điều ngược lại mới đúng, tức là yêu TQ mới nguy hiểm cho dân tộc. Không hiểu khi người chỉ huy cao nhất của quân đội “tâm tư” như thế thì tinh thần và sức chiến đấu của sĩ quan, binh sĩ VN sẽ ra sao nếu chiến tranh nổ ra, có hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hay không?
    Nếu không hiểu thì nên từ chức đi, đừng làm BT Bộ quốc phòng nữa mà lúc nào cũng run sợ trước kẻ thù truyền kiếp của dân tộc VN là TQ!!!

    Trả lờiXóa
  14. Ban đầu tôi cho là ông Phùng sợ chiến tranh. Chiến tranh tang tóc và nguy hại cho đất nước như Việt Nam từng kinh qua trong ngần ấy năm đã làm kiệt quệ con người lẫn tài nguyên không dễ gì tái tạo. Ông phát biểu trong suy nghĩ ấy, suy nghĩ của một người dân bình thường, của một công dân từng bị chiến tranh tàn phá và từ đó nghe tới chiến tranh là sợ hãi như chim sợ cành cong. Con người trong ông đã nói thật và tôi thông cảm trăm phần cho cái tính người bình thường ấy.

    Nhưng khổ, tôi lại khó chống cự lại ý tưởng rằng ngoài một con người bình thường ra ông là một người lính, mà không phải một người lính bình thường. Lính hơn cả lính. Ông có quyền ra lệnh xử bắn bất cứ anh lính nào vì cái bản ngã của con người để khi xung trận lại thụt lui trước kẻ thù. Dưới tay ông không biết bao nhiêu tướng tá ông cần làm gương để chỉ huy. Ông không thể nói với họ rằng quân đội ta yếu nên phải hy sinh, phải thụt lui để giữ hòa bình cho đất nước.

    Hòa bình không thể có khi quân đội cúi đầu trước ngoại bang, nhất là khi quân đội nước ấy được người lãnh đạo cao nhất quỵ lụy bằng thứ ngôn ngữ của kẻ bại trận.

    Trả lờiXóa
  15. Ông là BTQP, đại tướng lãnh đạo quân đội có nhiệm vụ chiến đấu với giặc, nếu cần để bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ nhân dân....Vậy mà trong những ngày toàn dân Việt Nam sôi sục chống lại sự ngông cuồng của giặc trong vụ san lấp 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa, thì ông lại xuất hiện trong một hội nghị quốc tế chỉ để tỏ lòng thân thiện với giặc, nhận giặc làm anh em trong nhà. Hình ảnh tươi cười cùng những lời nói thân thiện với kẻ thù của ông không bao giờ chúng tôi có thể quên được. Vì nhiều người trong chúng tôi đã phải bật khóc với những giọt nước mắt tủi hổ, trong đó có rất nhiều những lính can trường của ông.
    Vậy mà giờ này ông lại nói những lời lẽ mà chỉ có kẻ thù mới thích nghe. Những lời nói của ông, ngây ngô như của thằng Mán về Kinh, ngớ ngẩn nói những câu nói ngớ ngẩn để thiên hạ biết mình ngớ ngẩn.
    Là một lãnh đạo cực kỳ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo thì ông BT Thanh không thể nói một cách vô cảm rằng ;"tuyên truyền như thế nào mà từ trẻ con đến người già đều căm ghét Trung Quốc".
    Thưa ông. Bộ máy tuyên truyền do Đảng lãnh đạo không hề tuyên truyền chống Trung Quốc. Không hề có chuyện đó, nếu không nói còn có những việc bắt bớ những người dân đấu tranh chống TC. Còn việc tại sao người dân lại có tinh thần chống TC mạnh mẽ và lớn mạnh chưa từng có như thời gian gần đây thì ông nên hỏi những người TC. Những hành động bá quyền, những thái độ như đang làm cha thiên hạ, cùng sự tảng lờ không thèm đếm xỉa đến nỗi phẫn uất của người dân VN khi những lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng và không thể chia cắt của cha ông chúng ta vẫn còn ở trong tay những kẻ ngạo mạn và ngạo ngược ấy. Không thể có sự tuyên truyền nào có thể khiến cho toàn dân Việt Nam căm ghét chế độ cầm quyền Bắc Kinh nếu chế độ ấy không làm những điều đáng căm ghét...
    Và ông BTQP cũng nên nói cho đúng, là Tàu cộng chứ không phải dân tộc Trung hoa là kẻ bị người dân VN căm ghét và coi như kẻ thù truyền kiếp và không thể chấp nhận làm bạn được với dân tộc Việt Nam từ lâu rồi. Không thế lực nào có thể ngăn cản được điều đó...
    Và với tư cách của một con dân Việt, lẽ ra ông phải thấy vui mừng với điều đó, chứ không phải là ngược lại....

    Trả lờiXóa
  16. Ban đầu tôi cho là ông Phùng sợ chiến tranh. Chiến tranh tang tóc và nguy hại cho đất nước như Việt Nam từng kinh qua trong ngần ấy năm đã làm kiệt quệ con người lẫn tài nguyên không dễ gì tái tạo. Ông phát biểu trong suy nghĩ ấy, suy nghĩ của một người dân bình thường, của một công dân từng bị chiến tranh tàn phá và từ đó nghe tới chiến tranh là sợ hãi như chim sợ cành cong. Con người trong ông đã nói thật và tôi thông cảm trăm phần cho cái tính người bình thường ấy.

    Nhưng khổ, tôi lại khó chống cự lại ý tưởng rằng ngoài một con người bình thường ra ông là một người lính, mà không phải một người lính bình thường. Lính hơn cả lính. Ông có quyền ra lệnh xử bắn bất cứ anh lính nào vì cái bản ngã của con người để khi xung trận lại thụt lui trước kẻ thù. Dưới tay ông không biết bao nhiêu tướng tá ông cần làm gương để chỉ huy. Ông không thể nói với họ rằng quân đội ta yếu nên phải hy sinh, phải thụt lui để giữ hòa bình cho đất nước.

    Hòa bình không thể có khi quân đội cúi đầu trước ngoại bang, nhất là khi quân đội nước ấy được người lãnh đạo cao nhất quỵ lụy bằng thứ ngôn ngữ của kẻ bại trận.

    Trả lờiXóa
  17. Hết tâm tư (vì anh em không lên tướng) lại sang lo lắng (vì xu thế ghét tàu), ủy mị quá đi.
    Mỗi lần lãnh đạo 2 bên gặp gỡ để củng cố quan hệ là TQ lại leo thang trên biển Đông. Hiện sân bay trên bãi Chữ Thập sắp xong rồi, và nó cũng mới tấn công tàu cá Việt Nam.
    Sao ông không ra lệnh cho Hải quân Việt Nam ra bảo vệ ngư dân mà lại chạy đi lo dùm cho Tàu cộng bị dân VN ghét. Ông có lẽ chính là tên Việt gian thân tàu đang ẩn nấp trong BCT VN, chờ thời cơ để bán trọn VN cho tàu khi lên làm TBT phải không?

    Trả lờiXóa
  18. Trương Minh Tịnhlúc 19:23 30 tháng 6, 2015

    CS chẵng giúp gì được cho Tổ Quốc ngoại trừ gây rắc rối. Cái công hàm Phạm Văn Đồng ở trên là một.Tại sao người mình mê muội thế nhĩ !-Ai lại nói gia đình mình là của người khác (dù anh em đang đánh nhau).
    Đã vậy còn chưa tĩnh.Lại thêm 4 tốt,16 chữ vàng.Không biết tại người mình ngu hay tại cái gì?-Ham địa vị quá chăng?.Ai cõng rắn cắn gà nhà ?.

    Trả lờiXóa
  19. Xin chúc mừng người tù bất khuất Lê Thanh Tùng đã được trả tự do . Chúc anh mạnh khỏe , can trường .

    https://www.danluan.org/tin-tuc/20150630/nha-dau-tranh-dan-chu-le-thanh-tung-da-duoc-csvn-tha-tu-va-tra-ve-dia-phuong-truoc

    Trả lờiXóa
  20. Có thể Đại tướng Duê Nán PQT "đi lái tàu ngầm" thật rồi. Ô hô, thương thay!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông í muốn đi "lái tàu ngầm" mua của Nga, nhưng lại bị... lộn Tàu ngầm... bên TQ.
      (Nay hết lộn, chúc mừng ông được trở về đất mẹ thân yêu).

      Xóa
    2. "Uống nước nhớ nguồn...
      Làm quan phải hiếu...
      Quan ơi hãy nhớ năm xưa...
      Những ngày còn thơ...
      Công ai nuôi dưỡng...
      Công đức sinh thành...
      Quan hỡi đừng quên...
      Công cha như núi Thái Sơn Việt Nam...
      Nghĩa mẹ như nước...
      Trong nguồn chảy ra...

      Không phải là Trung Cộng!"

      Xóa
  21. Thôi, nghĩa tử là nghĩa tận (mạng).........

    Trả lờiXóa
  22. Người bị bịnh thần kinh mới có thể tin anh ba Tàu (Tàu cộng san ) !

    Trả lờiXóa
  23. Hùng hói khi còn làm PTT nói " “Tôi đảm bảo TTCK sẽ lên giá và có chất lượng hơn. Nếu là nhà đầu tư chứng khoán thì lúc này tôi sẽ mua cổ phiếu” . Nhiều người tin tưởng mua CP ầm ầm , sau chết không kịp chạy. Phùng tượng đái cũng giống y chang , "Xu thế ghét Trung Quốc nguy hiểm cho dân tộc" . Giờ tại sao Phùng tượng đái lại ẩn nấp kín thế????

    Trả lờiXóa
  24. ông thanh mà chết thật không biết số phận phùng quang hải thì thế nào

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chẳng cứ gì Phùng Quang Thanh-Phùng Quang Hải, sắp tới lên "đoạn đầu đài" hết lượt đó bác ạ.

      Xóa
    2. Bạn lo bò trắng răng làm gì? Lo cho dân đen càng ngày càng đen đi...

      Xóa
  25. Thường , chuyện quốc gia đại sự chỉ có 1 số rất ít Đại Nhân nắm biết rõ mà thôi ,đó là chuyện quốc gia đại sự , gọi là bí mật quốc gia . Còn hạng tôm tép , người nhỏ ( tiểu nhân) thì chẳng có thông tin gì để biết , nên mới sanh ra chuyện đồn đoán , bàn tán ,rĩ tai …
    .
    Những vắng mặt kèm lời đồn đoán , đã nói rằng có 1 cái gì đó bất thường rồi . Có thể đoán điều bất thường này sẽ làm cho ông Tướng , cho dù vẫn sống bình thường cũng rất nguy hại , ảnh hưởng đến địa vị sắp tới ,nói thẳng khó mà giử chức Chủ Tịch . Được trời cho 1 chử nhàn rồi đó .

    Hiện tượng này dứt khoát chỉ là 1 trong 2 khả năng sinh ra : Trong và ngoài nước .

    Nếu là trong nước thì đây chỉ là chuyện nhỏ , chuyện thỉnh thoảng đã xãy ra từ vài chục năm nay , dân VN đã quen nhiều rồi , không sao ( No star where ) . Rồi có người khác lên thế , không mợ chợ vẫn đông .

    Nhưng lở đúng đó là do bên ngoài thì hiện tượng này trở thành 1 cái điềm quá xấu rồi đó . Mẹ con đang hoà thuận quá tốt mà mẹ chọt vào hông con 1 phát , thì phải xem cái gì xãy ra vậy .
    Đã tưởng Mỹ ,Trung dàn xếp tốt , ông Tập sắp qua thăm , cã hai đều né chiến tranh là dĩ nhiên và đất liền VN chỉ là nơi để 1 bên lấn chiếm , thu tóm , bên kia cố dụ dổ lôi kéo lại .
    Nhưng không hẳn vậy , bên trong 2 ông lớn cũng còn có sóng ngầm bất đồng . Phía này mẹ cũng trừng mắt nhìn con , sợ nó làm chuyện lộn xộn ,dại dột đi hoang ,bất chấp bao cam kết hiếu thảo với mẹ , thì phiền .
    Trong bối cảnh đó,nó tương xứng với sự phá phách bên biên giới Campuchia gần đây , giàn khoan vẫn đưa đến “ vùng nhạy cảm “ , các tàu đánh cá vẫn bị dạy dổ không tí thông cảm .
    Chẳng lẽ đây là cú bạt tai cho thằng con giật mình ,: để nhắc nhở ,cho dù là con trong nhà ,nhưng thỉnh thoảng phải ra oai 1 tí nó mới nhớ thân phận vẫn chỉ là cẩu nô tài . Mà không biết chừng , sau phát roi cảnh cáo ,nếu lộn xộn thì mẹ sẽ dạy nặng hơn .
    Dù gì đi nữa thì hiện tượng này cũng làm bước đi của Đảng trưởng vào thềm toà Bạch Ốc nặng nề hơn .

    Trả lờiXóa