Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Biển Đông: Vì sao Trung Quốc dịu giọng?

* THANH PHƯƠNG
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã dịu giọng trên vấn đề Biển Đông, tuy rằng trên thực tế Bắc Kinh không hề thay đổi lập trường trên hồ sơ này.
Khi Philippines ngày 15/05/2014 công bố các hình ảnh cho thấy Bắc Kinh bắt đầu tiến hành bồi đắp, mở rộng các đảo đang tranh chấp của quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã trả lời thẳng thừng : « Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa), và các vùng biển xung quanh, bao gồm cả Xích Qua Tiêu ( Đá Gạc Ma ). Bất cứ công trình xây dựng nào của Trung Quốc trên đảo này là hoàn toàn thuộc chủ quyền Trung Quốc ».
Mười tháng sau đó, tháng 03/2015, bà Hoa Xuân Oánh cũng đã ra tuyên bố tương tự : « Những hoạt động xây dựng bình thường của Trung Quốc trên các đảo của chúng tôi và trên vùng biển của chúng tôi là hợp pháp, hợp lý và chính đáng ».
Tuy nhiên, trong bốn tháng gần đây, đã có thay đổi lớn trong cách mà Bắc Kinh nói về những hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Trước hết là ngày 09/04, cũng chính phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh đã nêu rõ chi tiết các công trình xây dựng đảo nhân tạo để chứng minh mục đích « dân sự » của các công trình này. Tiếp đến, ngày 16/06, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lục Khảng thông báo việc bồi đắp đảo sắp kết thúc.
Theo trang mạng The Diplomat, các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ghi nhận rằng, trước khi thông báo sắp ngừng xây dựng đảo nhân tạo, Trung Quốc đã hoàn tất việc bồi đắp hai đảo Đá Gạc Ma và Đá Chữ Thập, và gần như đã hoàn tất các đảo khác.
Cho dù trên thực tế Trung Quốc vẫn sẽ thực hiện đến cùng những hoạt động xây dựng của họ trên Biển Đông, nhưng sự thay đổi giọng điệu nói trên cho thấy Bắc Kinh thấy rõ là nếu cứ khăng khăng « chủ quyền không thể tranh cãi », hay « hợp pháp, hợp lý », thì hình ảnh của nước này trên trường quốc tế và đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á sẽ bị tổn hại.
Cũng trên trang The Diplomat gần đây, một học giả thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định rằng tranh chấp Biển Đông có thể ảnh hưởng đến thành công của các dự án ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh, như dự án Con đường tơ lụa hàng hải. Dự án này rất cần sự hợp tác của các nước láng giềng trong khối ASEAN. Vị học giả này đề nghị Trung Quốc nên điều chỉnh các chính sách và chiến lược về Biển Đông.
Những thay đổi giọng điệu nói trên có thể là bước đầu của việc điều chỉnh chính sách về Biển Đông của Trung Quốc. Chiến lược của Bắc Kinh là vừa xác quyết chủ quyền trên Biển Đông, nhưng vừa duy trì quan hệ tốt với các nước tranh chấp, mà chủ yếu là dựa trên hợp tác kinh tế.
Nhưng như đã nói ở trên, Trung Quốc chỉ thay đổi giọng điệu chứ không hề thay đổi hành vi. Bắc Kinh vẫn dứt khoát không để mất một tấc lãnh thổ nào trên Biển Đông. Ấy là chưa kể, tuy xác nhận rằng các công trình xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa cũng nhằm mục đích quốc phòng, nhưng cho tới nay Trung Quốc không tiết lộ bất cứ điều gì về các kế hoạch quân sự hóa các đảo nhân tạo này, trong khi đây mới thật sự là điều gây lo ngại cho các nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.
             T.P/rfi
----------

17 nhận xét:

  1. Cách của TQ là biến không tranh chấp thành tranh chấp rồi lại biến tranh chấp thành không tranh chấp mà.
    Bước đầu việc bồi đắp đã xong, sự hiện diện của công trình nhân tạo đã là đương nhiện, sự hiện diệnc ủa người TQ tại đó cũng là đương nhiên... thế là họ hô hào "Giữ nguyên hiện trường"
    Cứ thế, cứ thế.. chẳng bao lâu các căn cứ qs ở H Xa sẽ không còn là tranh cãi nữa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sau đó , nó lại lấn qua Trường Sa với bài vở y hệt. Xong! Không đánh cũng thành. Chỉ có những tay cs thân Tàu là trơ cái mặt ra . Lúc ấy có muồn độn thổ cũng chẳng kịp nữa , có muốn chết cũng không xong nữa...Dân VN đâu có phải hạng vừa đâu!

      Xóa
    2. Trung quốc đang sợ sau chuyến đi của ông Trọng sang Mỹ, rất có khả năng Hà Nội sẽ mua máy bay tuần tra săn ngầm đã qua sử dụng P-3C Orion của Washington. Đây là loại vũ khí mà Việt Nam không thể mua được từ các đối tác quân sự truyền thống như Nga, Israel và EU.

      Hiện chỉ có Mỹ đang sản xuất các hệ thống săn ngầm đồng bộ trên máy bay tuần tiễu chống ngầm thế hệ mới P-8A Poseidon, Trung Quốc cũng đang tiến hành thử nghiệm đối với máy bay tuần tra săn ngầm Cao Tân 6 (GX-6).

      Trung Quốc rất lo lắng trước năng lực trinh sát chống ngầm không ngừng được nâng cao của các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Căn cứ tàu ngầm mới của Trung Quốc được xây dựng ở vịnh Á Long - Tam Á, thuộc đảo Hải Nam hiện đã trở thành đích ngắm của tất cả các lực lượng săn ngầm trong khu vực và cả của Mỹ.

      Xóa
    3. Tụi Tàu phải dịu giọng vì TBT Trọng sắp đi Mỹ và khả năng dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam là phương cách để củng cố chiếc đòn bẩy Việt Nam làm hậu thuẫn cho Mỹ chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông quan trọng này của thế giới.
      Nếu VN lại đồng ý cho Mỹ thuê cảng Cam Ranh thì tụi Tàu lo bỏ 7 hòn đảo để chạy lấy người vì không thể cự lại với Hạm đội 7 của Mỹ sẽ xuất phát từ Cam Ranh đánh ra, với cự ly rất gần. Mà Mỹ cũng chẳng cần đánh, chỉ cho tàu chiến, tàu ngầm, máy bay từ Cam Ranh tuần tra hàng tuần ở Biển Đông là đủ cho tụi Tàu khiếp vía mà bỏ chạy.
      Không biết TBT Trọng có làm được việc này không? Hay lại lo giữ cái ĐẠI CỤC!

      Đây là cơ hội mà ông Tư Sang lần trước sang Mỹ rất muốn làm nhưng phe thân Tàu trong BCT chống lại. Lần này thì đích thân ông Trưởng Ban thân Tàu đi Mỹ, trước sau gì cũng phải khẳng định với Mỹ thôi, chứ không thể nói kiểu đu dây giữa Mỹ và Tàu được.

      Xóa
    4. Hiện Trung Quốc vẫn tin rằng quan hệ với Việt Nam có thể chống chọi được sự cạnh tranh từ Mỹ. Một bài viết đăng trên tờ "Nhân dân Nhật báo", cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã chỉ ra rằng bất chấp việc chấp thuận sự hỗ trợ của Mỹ, Việt Nam dự kiến vẫn sẽ tôn trọng sự đồng thuận với Trung Quốc cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực.
      Bắc Kinh cho rằng Việt Nam có thể trở thành một phần trong chính sách kiềm chế Trung Quốc của Nhật Bản và Mỹ. Với Việt Nam, Trung Quốc coi là một đối tác mà vẫn có thể tiến lại quá gần với Mỹ. Và hệ quả là, Trung Quốc có thể kiềm chế với Việt Nam, thái độ mà đến nay họ chưa hề thể hiện trong các tranh chấp với Nhật Bản và Philippines, những nước vốn là đồng minh của Mỹ.

      Xóa
    5. Rich Jarrett, thuyền trưởng chiến hạm Mỹ USS Forth Worth, từng va chạm với tàu khu trục Trung Quốc trên Biển Đông, dự đoán rằng các cuộc đối đầu của tàu chiến Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông sẽ còn xảy ra nhiều lần.
      Và sẽ có thể xảy ra đụnh độ ở quy mô nhỏ để thử khả năng của nhau theo kiểu mềm nắn rắn buông.
      Mà Mỹ thì chắc chắn là rất rắn rồi.

      Điểm đáng chú ý là USS Forth Worth luôn có mặt trong các cuộc tập trận hải quân chung giữa Mỹ-Nhật Bản-Philippines. Những cuộc tập trận này luôn mời VN tham gia nhưng VN luôn từ chối và cho rằng không nên làm phức tạp tình hình.
      Thật là thiển cận và ngu dốt, không nhận ra chiến lược của Mỹ và Nhât để cùng đi theo và thoát khỏi tụi Tàu!

      Xóa
    6. Trung Quốc có thể đặt chiến đấu cơ J-11 của họ trên một số đường băng vừa được xây dựng tại các đảo nhân tạo bồi lấp (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) một khi công việc này hoàn tất. Việc triển khai J-11 ở Trường Sa sẽ mở rộng đáng kể phạm vi tác chiến của quân đội nước này khỏi giới hạn từ các căn cứ ở Hải Nam.

      Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng J-11 Trung Quốc sẽ chỉ giới hạn trong vai trò phòng thủ bởi nó là chiến đấu cơ thế hệ cũ, không thể sánh với các chiến đấu cơ tiên tiến của không quân Hoa Kỳ như F-22 và F-35.

      Ngoài ra, chỉ với một tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc khó có thể đối chọi với 10 tàu sân bay hiện đang hoạt động trên khắp các đại dương của Mỹ. Trung Quốc không hề có các căn cứ Hải quân trên bộ đặt tại các nước đồng minh như Mỹ nên tàu sân bay của Trung Quốc sẽ buộc phải rút về căn cứ Hải quân của nước này trước khi thời hạn hoạt động của tàu kết thúc. Điều này khiến cho sự hiện diện của tàu tại một khu vực nào đó sẽ bị gián đoạn đáng kể.

      Hơn thế nữa, khác với các tàu sân bay đang hoạt động của Mỹ, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cũng chỉ là “hổ giấy” khi mà các máy bay chiến đấu của Trung Quốc không thể cất cánh hay hạ cánh trên tàu. Điều này cũng có nghĩa tính năng cơ bản nhất để đảm bảo sự cơ động của Hải quân Trung Quốc trên đại dương là hoàn toàn không có.
      THẾ CHO NÊN TQ PHẢI DỊU GIỌNG KHI TBT VN SANG THĂM MỸ.
      Do có thể VN sẽ ngả sang Mỹ nhiều hơn, và lúc này thì TQ sẽ phải cô độc 1 mình vì không có ai che chắn khi mà Cam Ranh nằm trong tay Mỹ.

      Xóa
  2. Chính sách Tằm ăn dâu của Trung Quốc áp dụng cho công việc lấn đất lấn biển VN rất hiệu quả.
    (Trên đất liền Trung Quốc thuê hoặc mua lại các khu kinh tế, dưới biển thì bồi đắp đảo nhân tạo.)
    Thủ đoạn trắng trơn, phương châm "lấy thịt đè người" của TQ đã rõ ràng.
    Chẳng bao lâu nữa lãnh thổ Việt nam sẽ thành của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Của nhau . Lãnh thổ của Việt Nam thành của Trung Quốc, và lãnh thổ Trung Quốc thành của Việt Nam .

      Một câu thơ với liều lượng dự đoán cao

      "Bên đây biên giới là nhà/Bên kia biên giới cũng là quê hương"

      Chỉ sai ở 1 điểm, sẽ không còn biên giới nữa .

      Xóa
  3. Việt Nam nên đóng mới hàng trăm tàu tên lửa Molina, núp dọc bờ biển, sẵn dàng lao ra tiêu diệt bọn giặc bành trướng Bắc Kinh. 100 tàu là 1.600 bệ phóng tên lửa.
    Chính phủ nên bãi bỏ 300 loại phí thu của dân rất vô lý, thay vào đó kêu gọi nhân dân góp tiền đóng tàu chiến. Nhân dân ủng hộ.

    Trả lờiXóa
  4. Chi co the cham dut qua trinh nay bang mot cuoc chien

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói đúng bản chất vấn đề. Thằng Tàu này chỉ có cho một trận tan xác mà chưa chắc nó đã chịu bé cái mồm. Năm 1979-1985 đã từng như vậy. Đừng có ngu xi giở cái ngón "đấu tranh ngoại giao" , nó vừa cười vừa khinh cho mà chẳng giải quyết được gì.
      CCB đánh Tàu.

      Xóa
  5. "Biển Đông: Vì sao Trung Quốc dịu giọng?" VÌ:
    ĐẢNG TA vừa CỐNG cho đảng CS TQ - (Đại hán ) một miếng quá to (Bồi đắp XD 07 đảo chìm tại TS) nuốt chưa xuôi, còn vướng ở cổ (!).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái đảng này thật là đểu với dân .

      Xóa
  6. MỀM THÌ NẮN RẮN THÌ BUÔNG
    Đó là thuộc tính của thằng Tầu.
    Đừng bao giờ vì thế mà buông lơi cảnh giác.
    Hãy cảnh giác.
    Hãy cảnh giác

    Trả lờiXóa
  7. Thằng giặc chó chết này ( Tàu cộng ),tin nó,coi chừng chết không kịp ngáp đấy! tiến lên,giết hết giặc Tàu gian ác cho đến thằng cuối cùng thì mới an tâm ! - lúc đó loài người có thể buông súng được rồi !

    Trả lờiXóa
  8. No dang nhun minh xuong de lay da day thoi
    Chuan bi co mot cu chom toi ngay sau do.

    Trả lờiXóa