Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

Công bố hàng loạt vi phạm tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có công bố kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản, cổ phần hoá, thoái vốn và tái cơ cấu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trong giai đoạn 2012-2015.

Theo đó, hàng loạt vi phạm tại ACV có hoạt động liên quan tới việc thu hồi và giao đất quốc phòng không đúng để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất đã được chỉ ra.
Sử dụng không đúng nguồn vốn
Trong thông báo kết luận của TTCP, kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của ACV giai đoạn 2012 – 2015 đạt tổng doanh thu trên 49.785 tỷ đồng.
Tuy nhiên, công ty này trong quá trình thực hiện quản lí, sử dụng vốn, tài sản, cổ phần hoá, thoái vốn tại ACV và các đơn vị thành viên tồn tại nhiều khuyết điểm, vi phạm.
Cụ thể, ACV đã sử dụng không đúng nguồn vốn để xây dựng Dự án đường lăn E6 ở sân bay Đà Nẵng với giá trị 297 tỷ đồng giai đoạn 2012-2015. Việc dùng sai nguồn vốn này khiến phần chi phí dùng để đầu tư đã không được tính là chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Vì vậy, ACV phải nộp bổ sung gần 63 tỷ đồng thuế TNDN.
Thêm vào đó, đến ngày 31/3/2016, ACV mới ghi tăng tài sản Dự án đường lăn E6 với giá trị 297 tỷ đồng nên giá trị các tài sản của Nhà nước được loại ra khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa không đúng. Trách nhiệm thuộc về ACV.
Xét về việc quản lý, sử dụng đất, đến thời điểm ACV chuyển sang công ty cổ phần, cảng vụ chưa hoàn thành thủ tục giao hơn 2.888 ha đất và chưa ký hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm với trên 197 ha. Điều này dẫn đến ACV thiếu cơ sở để nộp tiền thuê đất vào ngân sách Nhà nước với số tiền 330 tỷ đồng. Ngoài ra, 11 cảng hàng không chưa được chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với hơn 7.225 ha.
Giao đất quốc phòng, cho thuê đất sai quy định tại Tân Sơn Nhất
Trong thông báo của TTCP cũng nêu lên việc ACV và một số chi nhánh cảng hàng không cho thuê lại đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất sai mục đích, không đúng quy định của Nhà nước với tổng diện tích 2.931 ha.
Cụ thể, khi thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng 7,63 ha đất quốc phòng để mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Quốc phòng thực hiện việc thu hồi và giao đất không đúng chức năng, thẩm quyền theo quy định, thực hiện tính tiền đền bù của Bộ Xây dựng làm tăng sai quy định giá trị thực tế công trình thêm 61,6 tỷ đồng. Tại một số vị trí đất do ACV, SASCO đang quản lý, sử dụng nhưng chưa hoàn thiện thủ tục giao, thuê đất.
ACV,Thanh tra Chính phủ,Tân Sơn Nhất,vi phạm,đất quốc phòng
Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất
Xét về việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, ACV đã ghi tăng giá trị tài sản khi chưa đủ điều kiện và thực hiện trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định hơn 70 tỷ đồng. Do đó, ACV phải nộp bổ sung hơn 15,5 tỷ đồng thuế TNDN.
Bên cạnh đó, ACV đã không thực hiện đấu thầu mà thay vào đó là chỉ định thầu cho thuê hầu hết mặt bằng để kinh doanh dịch vụ tại các cảng hàng không từ năm 2010. Chỉ tính riêng giai đoạn 2014-2015, công ty đã ký 803 hợp đồng với số tiền lên tới 701 tỷ đồng qua hoạt động này.
Sai phạm đặc biệt của ACV nằm ở vấn đề đơn vị này thu tiền sử dụng sân đường dẫn vào nhà ga hàng không đối với ôtô đưa đón trả khách tại 21 chi nhánh cảng hàng không là không đúng quy định của pháp luật về đất đai do không phải nộp tiền sử dụng đất.
Trong một số dự án, ACV và các đơn vị liên quan còn một số vi phạm làm tăng chi phí dự án, tổng mức đầu tư dự án vượt nguồn vốn theo kế hoạch được phê duyệt hơn 73,6 tỷ đồng.
Đặc biệt, tại gói thầu số 10A và 10B thuộc Dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (sử dụng vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản). Chủ đầu tư là ACV miền Bắc đã đấu thầu nhưng không có tính cạnh tranh về kỹ thuật, năng lực và giá gói thầu làm tăng giá gói thầu cao hơn giá dự toán 2 gói thầu là 5,7 tỷ JPY, tương đương hơn 1.450 tỷ đồng.
Trên cơ sở phát hiện các sai phạm, Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý số tiền là 3.652 tỷ đồng và 7.225,1 ha đất. Đến nay, ACV đã thực hiện xử lý vi phạm về tài chính tổng cộng 1.158 tỷ đồng. 
Cơ quan thanh tra cũng kiến nghị xử lý trách nhiệm các cá nhân, tập thể và tổ chức có liên quan đến sai phạm trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, cổ phần hóa, đầu tư xây dựng ở ACV như kết luận đã nêu.
Vi phạm của SASCO
Ngoài ra, hàng loạt vi phạm tại công ty SASCO cũng được chỉ ra với số tiền hàng chục tỷ đồng. Cụ thể, từ năm 2005 đến 2015, SASCO đã đầu tư vốn thành lập Công ty liên doanh Nhà Viethaus tại Đức (liên doanh giữa SASCO và Công ty H.M.SKY Gmbh - Đức). Tuy nhiên, kết quả kinh doanh không có hiệu quả, lỗ lũy kế đến 31/12/2015 là hơn 13,4 triệu euro. Thêm vào đó, các mục tiêu kinh tế của dự án chưa đạt được và khó có khả năng thu hồi vốn đầu tư và các khoản nợ với số tiền là hơn 9,6 triệu euro, tương đương gần 62 tỷ đồng.
TTCP cũng chỉ ra SASCO còn được UBND tỉnh Lâm Đồng cho thuê hơn 131 ha đất lâm nghiệp rừng phòng hộ môi trường cảnh quan để triển khai dự án.
Bên cạnh đó, SASCO còn có những vi phạm trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước.
(VnN)
---
>Bộ Quốc phòng bàn giao đất khu vực Tân Sân Nhất cho TP.HCM

2 nhận xét:

  1. Thật sự với chủ nghĩa Mác Lê thuần tuý không có nền kinh tế thị trường định hướng ắt sẽ không có tham nhũng hối lộ cửa quyền , tham quan như xã hội VN hôm nay . Vì chủ nghĩa Mác Lê chỉ có tác dụng tạo nên một xã hội độc tài đảng trị trong sạch vì nghèo đói .

    Nghèo đói như VN từ 1954 đến 1975 và như Triều Tiên hôm nay hẳn nhiên không có gì để tham nhũng hối lộ .

    Trung Quốc và VN khi Mác Lê cộng thêm nền kinh tế thị trường định hướng dẫn đến buôn bán làm ăn với ngoại quốc , nhờ đó xã hội phát triển khiến cả hai bùng phát tệ nạn tham nhũng hối lộ tăng tốc giống nhau như đúc .

    Càng chấn chỉnh tệ nạn trên chỉ tạo thêm cho những người nắm quyền lực cao hơn đủ điều kiện để trấn áp thuộc cấp theo thế giây chuyền từ trên xuống dưới trong tư duy độc quyền chỉ đạo và phục tùng . Đảng độc quyền lãnh đao tạo nên một nhà nước độc quyền với những cán bộ lãnh đạo độc quyền và thuộc cấp phải thì hành , nói chung là thiếu dân chủ .

    Vì vậy chủ nghĩa Mác Lê không tạo nên tham nhũng và hối lộ . Chính sự độc quyền trên mọi lĩnh vực cùng thị trường định hướng để phát triển xã hội là nguồn gốc cơ bản tạo nên tệ nạn này .

    Khi các bị cáo đồng tuyên bố mọi sai lầm đều do tuân theo chỉ thị của thượng cấp . Nếu càng lên cao trách nhiệm này chính là Bộ Chính Trị phải nhận lãnh sai phạm .

    Cơn đại hồng thủy tham nhũng hối lộ đã bộc phát khó mà ngăn chận dưới sự độc quyền của Thanh ta Chính phủ . Dùng dân chủ để chống độc quyền mới hạn chế lần hồi , rồi từ từ căn bệnh tham nhũng hối lộ mới thuyên giảm .

    Nhưng Đảng có dám dùng dân chủ để chống độc quyền theo chủ nghĩa Mác Lê hay không ? Hẳn là không như ông TBT đã tuyên bố . Thì hôm nay sự chỉnh đốn bài trừ tham nhũng trong cơ cấu Đảng và nhà nước đã châm ngòi thuốc nổ cho quả bom chính Đảng và nhà nước đang ôm bên mình .

    Một hành động tự sát chứ không phải đập chuột sợ vỡ bình . Ngòi nổ châm ngay vào đầu não yếu huyệt của nền kinh tế . Nó không giống như chiếc roi chờ chực để đập chuột chạy xung quanh bình .

    Ông TBT Trọng học theo cách của ông TBT Tập , uống thuốc độc để giải độc . Tiếc thay vẫn đứng nguyên tại chổ không muốn xa lìa vùng đất nhiễm độc quyền Mác Lê , khác gì ông tuyên bố cùng ôm nhau mà chết .

    Trả lờiXóa
  2. Cùng chung sức kiến thiết song rồi phá,Phá kỳ tan tan nát đi rồi xây ...?

    Trả lờiXóa