Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Nếu Đảng tự nhốt quyền lực trong “lồng pháp luật”

Tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, đe dọa sự phát triển kinh tế và sự tồn vong của chế độ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với cử tri Hà Nội hôm 7/10/2016 là cần có cơ chế kiểm soát quyền lực và phải nhốt quyền lực trong “lồng luật pháp”.
Cần chống tham nhũng từ gốc
Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên thực hiện qua điện thoại vào tối 28/10/2016, TS Nguyễn Thanh Giang một nhà hoạt động ở Hà Nội mô tả điều ông gọi là “hai buồng trứng cơ bản” đẻ ra tham nhũng, thứ nhất đất đai là tài sản toàn dân, thứ hai kinh tế quốc doanh làm chủ đạo… Vẫn theo TS Nguyễn Thanh Giang, ở Việt Nam tài nguyên, đất đai về hình thức là của toàn dân, nhưng các thế lực, những người có quyền có chức đã lạm dụng quyền sử dụng…  tình trạng này sản sinh ra lợi ích nhóm và chiếm đoạt đất đai của nhân dân để làm giàu. Hiện nay giai cấp tư bản Đỏ kếch xù hơn tư bản ngày xưa đã từng bị Đảng Cộng sản Việt Nam tiêu diệt. TS Nguyễn Thanh Giang nhấn mạnh: “Tôi cho là chống tham nhũng bằng cách chống những người tham nhũng thì không đời nào chống được, mà phải chống cái nguyên nhân sản sinh ra những người tham nhũng…Tôi cho là chống tham nhũng bằng cách chống những người tham nhũng thì không đời nào chống được, mà phải chống cái nguyên nhân sản sinh ra những người tham nhũng.”
Ở các nước dân chủ áp dụng chế độ tam quyền phân lập, Hành pháp – Lập pháp – Tư pháp có vị thế độc lập và giám sát lẫn nhau cho nên quyền lực được giám sát có hiệu quả. Trong khi đó ở Việt Nam, trước trào lưu mong muốn cải cách chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay từ năm 2012 đã tái khẳng định Việt Nam không theo thể chế tam quyền phân lập.
Điều 4 Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Tuy rằng, có thêm một ít dòng được cho là mới mẻ, đó là “Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.” Ông Nguyễn Phú Trọng cũng như các giới chức cao cấp của Đảng và Nhà nước luôn có chung một cách lập luận, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Nhốt quyền lực sẽ trói tay Đảng
Được biết, ngày 7/10 khi tiếp xúc cử tri Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói phải có cơ chế kiểm soát quyền lực và nhốt quyền lực vào lồng pháp luật. TS Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội nhận định: “ Mãi cho tới gần đây ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới nói được một câu tương đối hay như vậy. Nhưng nếu nhốt quyền lực vào cái lồng luật pháp thì Đảng bị trói tay, không còn Đảng.  Ông ấy nói điều ấy phi thực tế, ở Việt Nam chính ông Nguyễn Phú Trọng luôn kêu gọi tất cả mọi thứ đều phải dồn cho Đảng, quân đội, công an tất cả phục vụ Đảng và chính ông ấy nói Hiến pháp chỉ là thể chế hóa Cương lĩnh Đảng, tức là ông ấy đặt Đảng trên cả dân tộc, trên cả pháp luật thì đời nào mà ông ấy chống được tham nhũng.”
Trong cùng một ý nghĩa về việc tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam hơn 20 năm đề ra rất nhiều Nghị quyết để phòng chống tham nhũng, mà không đạt hiệu quả. Ông Nguyễn Trung Dân, cựu Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Du Lịch, người từng bị cách chức năm 2009 sau khi duyệt đăng bài viết “Tản mạn đảo xa”, đề cao tinh thần yêu nước trước mối đe dọa từ phương Bắc, từ Saigon nhận định: “Bao giờ mà pháp luật không được thượng tôn, luật pháp làm ra không bình đẳng vẫn có sự phân biệt giữa người này người khác, phân biệt nhân thân giữa người này người kia… tóm lại một câu, khi nào Đảng vẫn đứng trên pháp luật, Đảng chỉ huy pháp luật thì chắc chắn không thể có được sự gọi là minh bạch và rõ ràng để mà xử lý tham nhũng hết.”
Trên một phương diện khác, chế độ độc đảng ở Việt Nam được cho là một chính quyền mạnh và ổn định. Đây là những điều kiện tối cần thiết để giúp một quốc gia thành đạt về mặt kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu chính trị đã ghi nhận sự kiện Đài Loan, Nam Hàn từng có nhiều thập niên gần như độc đảng, chế độ chính trị khắc nghiệt nhưng các nước đó đã phát triển kinh tế vững mạnh và bước tiếp theo mới thực hiện cải cách chính trị dân chủ.
TS Nguyễn Thanh Giang nhận định về việc tại sao Việt Nam tiếng gọi là chính quyền mạnh và ổn định, nhưng lại ách tắc kinh tế tụt hậu so với láng giềng trong khu vực. Ông nói: “ Sự ổn định ở Việt Nam là một thứ ổn định khiên cưỡng, ổn định áp chế bằng độc quyền, độc tài, độc đoán, áp chế bằng súng đạn và nhà tù, áp chế bằng sự đàn áp dã man dưới mọi hình thức của công an và chính quyền. Sự ổn định đó giống như nồi áp suất đang bị bít rất chặt bởi luật pháp chỉ phục vụ Đảng Cộng sản Việt Nam. Cho nên sự ổn định đến một lúc nào đó sẽ nổ bung ra. Thực tế đó được nhìn thấy như ở các nước xã hội chủ nghĩa, kể cả bậc thầy xã hội chủ nghĩa của Cộng sản Việt Nam là Cộng sản Liên Xô trước đây.”
Cuộc chiến đấu phòng chống tham nhũng không ngừng nghỉ ở Việt Nam được xem như  thất bại. Lên tiếng trong Hội nghị lấy ý kiến đánh giá 10 năm chống tham nhũng ở Việt Nam tổ chức hôm 27/10 ở Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhìn nhận tình trạng tham nhũng trên cả nước là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước và trên hết là đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Theo TS Nguyễn Thanh Giang tham nhũng quyền lực là tình trạng phổ biến ở Việt Nam. Tham nhũng quyền lực lại có vai trò nguy hiểm nhất từ đó biến hóa muôn hình vạn trạng các loại tham nhũng khác. Nếu lời hứa hẹn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “nhốt quyền lực trong lồng pháp luật” không phải là một lời nói suông, hay theo cách mô tả của TS Nguyễn Thanh Giang là nói cho sướng miệng, thì đây có thể là một sự may mắn cho tiến trình cải cách ở Việt Nam.
Nam Nguyên/(RFA )
------------

7 nhận xét:

  1. Hôm nay đây, chúng ta hễ nghe tới "đảng (csVN)" là muốn nôn mửa!...

    Trả lờiXóa
  2. Hoan hô Tiến sĩ Thanh Giang
    Hiểu sâu, biết rộng,lời Vàng dễ nghe
    Chẳng như mọt sách hay khoe
    Mù mờ chữ nghĩa, màu mè riêu cua...

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết rất đúng và thực tế. Hiện tượng và bản chất các quan chức VN tham nhũng tại các cấp chính quyền đã trở thành phổ biển và mức độ ngày càng trầm trọng . ĐCSVN chống tham nhưng chỉ như " gãi ghẻ", dù có hô hào kiểu "phê và tự phê" thế nào chăng nữa cũng hết " quốc nạn chuột" . Hang ổ của nó chính là chế độ độc quyền quyền lực của ĐCSVN. Nếu hiểu " nhốt quyền lực trong lồng pháp luật" thực sự thì trước hết phải xóa ngay điều 4 HP " đảng lãnh đạo nhà nước và XH". Đặt điều kiện thành lập và hoạt động của ĐCSVN dưới sự chế tài và bảo vệ của HP và PL. Khi nói tham nhũng ở VN hiện nay là quan chức của ĐCSVN . Quan chức càng to, càng co thì tham nhũng càng lớn . 100% Quan chức là đảng viên , nếu trên 50% tham nhũng thì ĐCSVN là đảng tham nhũng. Giải quyết vấn đề "nhốt quyền lực của ĐCSVN" bên cạnh đặt dưới khuôn khổ HP, PL còn chấp nhận thể chế đa đảng để kiểm soát, đối trọng chế ước nhau. Quốc nạn TN có nguồn gốc từ đây và muốn ngăn chặn TN thì phải chữa trị từ bệnh gốc này . Đó là xóa bỏ độc đảng và độc quyền của ĐCSVN.

    Trả lờiXóa
  4. Thử liệt kê xem có bao nhiêu thứ LỒNG:
    - Lồng ruột.
    - Lồng gà.
    - Lồng lộn.
    _ Lồng Faraday
    - Lồng chó.
    - Lồng lộng.
    - Lồng cơ chế ??? (Trời ạ, nhỏ lớn giờ mới nghe, ngồ ngộ làm sao í)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đúng là "gà sống thiến sót" có khác: phát minh ra thuật ngữ "lồn cơ thế" (ấy chết, tôi viết thiếu chữ g).
      chắc những triết gia từ cổ chí kim có sống lại khi nghe từ "lồng cơ chế" này cũng phải chắp tay lạy chó lú bằng .....lợn.
      Thần kinh hoang tưởng đưa ra những khái niệm lừa đảo không giống ai.

      Xóa
  5. nhốt quyền lực vào cái lồng gì? nhốt ông trọng vào lồng lợn thì đúng hơn, nhốt mà không khéo lồng nó mất chữ gờ là ông trọng lại được thả ra thì dân lại bốc cứt ăn vã.
    phải xử bắn điều 4 hiến pháp. đó là đòi hỏi của lịch sử.
    CCB diệt Tàu bố của nguyễn phú lợn.

    Trả lờiXóa
  6. Trọng lú nói cứ như bố con chó xồm không bằng.
    Còn điều 4 hiến pháp thì chỉ có nhốt cán bộ có quyền lực vào cái lồn

    Trả lờiXóa