Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Luật về Hội Việt Nam: Chậm đưa ra, ai có lợi?

Một chuyên gia phản biện xã hội bình luận về việc lùi thông qua Dự thảo Luật về Hội sẽ làm lợi cho nhóm mà ông gọi là "phi nhân bản", tức những cán bộ, quan chức và doanh nghiệp không đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu.
Đã có mong đợi Dự thảo Luật về Hội được thông qua trong kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa 14, tuy nhiên hôm 25/10, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "xin lùi" do còn nhiều tranh cãi.
Tiến sỹ, bác sỹ Trần Tuấn từ Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật nói trong chương trình Bàn tròn của BBC Tiếng Việt hôm 03/11:
"Nhóm thủ lợi trong chuyện [chậm trễ] này là đội ngũ công chức nhà nước phi nhân bản. Phi nhân bản ở đây, là khi nhà nước không đặt lợi ích trên cơ sở của dân, vì dân, do dân.
"Tương tự, có những doanh nghiệp phi nhân bản có lợi trong vấn đề này. Chẳng hạn, hoạt động của các doanh nghiệp mà lợi ích của họ càng phát triển càng mâu thuẫn với sức khỏe cộng đồng, môi sinh, thì họ rất sợ tiếng nói của người dân được tổ chức lại và đưa đến các cơ quan công quyền hoặc đưa ra luật pháp."
'Nợ' bao giờ trả?
Luật sư Trần Quốc Thuận - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói trong chương trình, Luật về Hội đã được ghi trong Hiến pháp 1946, đến nay là 70 năm, "70 năm thì đưa ra đưa vào cũng nhiều khó khăn và đó là món nợ mà tôi nghĩ là cũng phải trả".
"Nhưng rất tiếc là kỳ họp này nhiều thắc mắc mà đại biểu đưa ra vẫn chưa quyết được. Dự kiến là sẽ bị hoãn, khả năng thông qua trong kỳ họp này là không có," nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận xét.
Ông cũng khẳng định, đây là quyền cơ bản nhất và phổ quát nhất, mà "đáng tiếc là cho tới nay Việt Nam vẫn chưa thực hiện được".
Chia sẻ quan điểm trên, PGS.TS. Phạm Quý Thọ từ Học viện Chính sách và Phát triển cho rằng, món nợ này "hiện nay vẫn chưa trả được".
"...Quan trọng nhất là Hiến pháp năm 2013 cũng đã quy định rằng công dân phải có quyền hội họp nhưng cũng không thực hiện được. Vì sao lại thế?
"Luật sư Thuận có nói đó là một món nợ, nhưng thực ra, việc lựa chọn một thể chế chính trị theo chủ nghĩa xã hội và kinh tế quá tập trung đối lập với việc thành lập hội nên luôn luôn bị trì hoãn.
"Trước hội nhập quốc tế và những hiệp định sắp ký, như chúng ta sẽ tham gia TPP, thì tính cấp bách của bộ luật này ra đời là việc cần thiết, cái đó phải trả.
"Nhưng câu hỏi là đến bao giờ thì rõ ràng là trong kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa XIV, khi dự thảo được trình ra thì bị phản đối rất mạnh mẽ, không chỉ từ phía các hội mà cả các đại biểu quốc hội," chuyên gia nghiên cứu về chính sách công nói.
Mối lo sợ
PGS.TS Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển thuộc Vusta một trong sáu khách mời tham gia chương trình nhận xét thêm, việc một dự án luật phải mất nhiều năm như vậy "hầu như chưa có trong tiền lệ", và nó có điều gì đó "không bình thường".
Ông cho rằng, về mặt kinh tế, Việt Nam đã chuyển đổi cơ bản theo cơ chế kinh tế thị trường, "nhưng rõ ràng về mặt xã hội mà nói, chúng ta đi ra từ thể chế mà tất cả đều do đảng và nhà nước lo hết. Các tổ chức xã hội cũng thuộc sự quản lý của nhà nước.
Quyền lập hội là quyền tự do liên kết dân sự của người dân và nhà nước cảm thấy không yên tâm lắm vì sợ bị lợi dụng vào việc tổ chức khủng bố, gây mất trật tự trị an, gây mất an ninh, không kiểm soát được.
"Có được Luật về Hội là tạo ra hành lang pháp lý để người dân thực hiện được quyền cơ bản nhất của mình."
Khi được hỏi phải chăng có sự e ngại về vấn đề đảng phái, Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển, ông Hoàng Ngọc Giao cho rằng, đó chính là nhận thức về chính trị để lại từ trước.
"Lịch sử để lại trong nhận thức về chính trị của những người làm chính sách quen theo cách quản lý nhà nước là phải kiểm soát, kiểm soát tất cả."
Ông nói thêm, "những tổ chức phụ thuộc vào nhà nước thì họ hoàn toàn hài lòng, như Mặt trận, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hay kể cả liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
"Quyền lập hội là quyền tự do liên kết dân sự của người dân và nhà nước cảm thấy không yên tâm lắm vì sợ bị lợi dụng vào việc tổ chức khủng bố, gây mất trật tự trị an, gây mất an ninh, không kiểm soát được. Và họ cũng sợ là những tổ chức ấy nhóm họp với nhau, lại nhận tiền tài trợ của các tổ chức khủng bố để rửa tiền - là những lo lắng từ góc độ quản lý và kiểm soát của nhà nước."
'Na ná Trung Quốc'?
PGS.TS Phạm Quý Thọ. chuyên gia nghiên cứu về chính sách công nhận xét trong Bàn tròn thứ Năm rằng Luật về Hội còn vướng về thể chế, "và những người quản lý vẫn nghĩ rằng có thể luật này ra đời mâu thuẫn với rất nhiều các điều khoản khác, như điều lệ đảng hay một số quy định của nhà nước, thậm chí là với một số các luật khác.
"Và một điểm nữa, là chúng ta chưa quen làm những luật như thế này. Tôi được biết rằng trong quá trình làm luật cũng đã tham khảo nhưng điều kiện của các nước như Đài Loan hay Đông Âu, nhưng những luật ấy không đơn giản mà áp dụng cho Việt Nam. Thậm chí còn có ý kiến cho rằng, nó na ná giống luật mà chúng ta tham khảo từ Trung Quốc."
Luật sư Trần Quốc Thuận bổ sung thêm, "ở Việt Nam chúng ta không nói ra, nhưng chúng ta đang thực hiện chế độ toàn trị.
Cách tổ chức từ trước tới giờ, là tổ chức gì thì phải quản lý cho bằng được, nhất nhất phải nghe lời, không quản lý được, không nghe lời thì giải tán. - Trần Quốc Thuận, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
"Trong Luật về Hội này không được điều chỉnh là 6 tổ chức chính trị xã hội, ngoài ra là 28 tổ chức đặc thù, và có tới 8966 tổ chức đặc thù ở địa phương của 62 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Người ta cảm giác rằng xã hội này, tất cả người dân sinh ra từ nhỏ tới lớn đều tham gia các tổ chức do đảng, nhà nước thành lập cả."
//Xin mời xem Video: Ba Dũng nổi cáu: Chỉnh Đảng kiểu giả vờ ông Tổng Trọng còn làm được cái con mẹ gì?

Ông cũng đặt ra vấn đề về nỗi sợ bị cạnh tranh, qua ví dụ việc kêu gọi ủng hộ lũ lụt thành công của MC Phan Anh, và so sánh với lời kêu gọi của các tổ chức nhà nước.
"Người ta sợ thành lập hội bị cạnh tranh với các hội đang tồn tại, sợ bị mất quần chúng rồi tạo diễn biến này kia - vậy sợ là do không quản lý được. Tôi nghĩ là phải để người dân họ thành lập, còn việc họ chọn lựa tổ chức nào phục vụ lợi ích của người ta thì người ta tham gia.
"Cách tổ chức từ trước tới giờ, là tổ chức gì thì phải quản lý cho bằng được, nhất nhất phải nghe lời, không quản lý được, không nghe lời thì giải tán.
"Ngay trong quy định đặt vấn đề là những người đứng đầu phải được sự công nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, như vậy là đâu còn quyền tự do lập hội vì đây là tổ chức tự nguyện mà?
"Phải thay đổi tư duy này đi," vị nguyên đại biểu Quốc hội Việt Nam nhận xét.
(BBC)
-----------

5 nhận xét:

  1. Có lẽ do luật về hội có nhiều điều khoản trái với 27 điều trong "Phú Trọng Hình Luật" vừa mới ban hành.

    Trả lờiXóa
  2. Ai tin đang có "luật pháp" ở Việt Nam hiện nay nào? Tôi tin là, thậm chí Công Sơn cũng không tin.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. không biết sau vụ Formosa Công Sơn có dám ăn hải sản nữa ko? nếu CS vẫn ăn thì có nghĩa CS vẫn tin vào pháp luật VN... và có ngày CS thân mến sẽ chết cùng với nó...

      Xóa
  3. Chẳng thấy "nó" "bán nước" và làm tay sai cho ngoại bang ở đâu cả:
    https://www.youtube.com/watch?v=nObfDFlOgvY
    chỉ thấy đó là một bài hát rất tự tôn dân tộc, rất chính nghĩa, rất nhân văn.

    Trả lờiXóa
  4. Không phải nó cho gì thì được nấy, ai cho nó có quyền ấy: nó cướp chứ ai ủy quyền, HÃY CỨ TỰ DO THÀNH LẬP HỘI ĐOÀN, KỆ CON BÀ NÓ, NÓ ĐÀN ÁP THÌ GIẾT NÓ.

    Trả lờiXóa