Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Chuyển hàng tấn vàng sang Thụy Sỹ: Nấu chảy, đúc khối bán?

Trong khi xuất khẩu vàng trang sức sang Mỹ, Bỉ, Pháp, Australia,… giữ ở mức ổn định thì xuất khẩu mặt hàng này sang Thụy Sỹ lại bất ngờ tăng tới hơn 2.300%. Vì sao năm nay Thụy Sỹ lại nhập nhiều vàng trang sức của Việt Nam đến vậy?
Vàng trang sức ồ ạt chảy sang Thụy Sỹ
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu mặt hàng vàng trang sức, kỹ nghệ và các sản phẩm bằng vàng sang Thụy Sỹ 9 tháng 2016 lên tới 324,7 triệu USD, tăng tới 2.381% so với cùng kỳ năm ngoái (9 tháng năm 2015 xuất khẩu mặt hàng này sang Thụy Sỹ mới đạt hơn 13 triệu USD).
Đại diện Tổng cục Hải quan nhận xét hiện chưa thấy có vấn đề nào bất thường trong hoạt động xuất khẩu các mặt hàng này.
Tuy nhiên, lý giải việc vàng trang sức xuất khẩu sang Thụy Sỹ đột biến tăng mạnh, ông Nguyễn Thế Hùng, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, hé lộ nhiều thông tin bất ngờ.
Vàng trang sức ồ ạt chảy sang Thụy Sỹ để nấu thành vàng thoi. Ảnh minh họa: L.Bằng
Ông Hùng cho hay, khi Nghị định 24 của Chính phủ ra đời, chưa năm nào giá vàng trong nước thấp hơn giá thế giới. Song, lần đầu tiên trong năm nay, từ tháng 3 đến tháng 7, giá vàng trong nước thấp hơn giá quốc tế trung bình từ 300.000-500.000 đồng/lượng, nhất là sau sự kiện Brexit (Anh bỏ phiếu rời EU) giá vàng trong nước có lúc thấp hơn giá thế giới gần 1 triệu đồng/lượng. Thông thường, khi chênh lệch như vậy, DN sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vàng trang sức để thu lợi nhuận.
Tuy nhiên, ông Hùng đặt nghi vấn cho rằng, có thể Thụy Sỹ nhập vàng trang sức của Việt Nam chủ yếu để phân kim và nấu lại thành vàng thỏi 99.99% để xuất khẩu trở lại thị trường quốc tế. Đây không phải là thị trường tiêu thụ trang sức, họ mua vàng nguyên liệu là chính.
Thời điểm giá trong nước thấp có thể DN đã tận dụng xuất khẩu vàng, nhưng khi giá trong nước cao hơn giá thế giới thì việc đó không còn.
“Hầu hết các nước đều thế. Khi giá vàng trong nước thấp hơn giá quốc tế, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc,… cũng xuất vàng trang sức sang để Thụy Sỹ phân kim lại, nấu thành vàng miếng, vàng thoi. Bởi, Thụy Sỹ là trung tâm phân kim vàng, chiếm tới 60% thị phần tinh luyện vàng toàn thế giới”, ông Hùng chia sẻ.
Lợi dụng kẽ hở
Theo các chuyên gia, việc DN ồ ạt xuất khẩu vàng trang sức sang Thụy Sỹ để nấu thành vàng miếng là một hoạt động nhằm tránh phải chịu thuế xuất khẩu cao do Bộ Tài chính quy định, lách luật cấm xuất khẩu vàng miếng. Thực tế, 5 năm trước, có thời điểm xảy ra tình trạng doanh nghiệp lách quy định cấm xuất khẩu vàng miếng bằng việc xuất khẩu vàng nữ trang hàm lượng cao (từ 95% trở lên).
Để ngăn chặn việc này, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 157/2011/TT-BTC, yêu cầu doanh nghiệp phải giám định hàm lượng vàng trước khi xuất khẩu.
Tiếp đó, tháng 5/2015 Bộ này đã tăng thuế xuất khẩu từ 0% lên 2% đối với vàng trang sức, mỹ nghệ có hàm lượng trên 95% nhằm hạn chế khả năng xuất khẩu vàng nguyên liệu trá hình dưới dạng vàng trang sức, mỹ nghệ.
Nhiều biện pháp quản lý được đưa ra, nhưng việc ồ ạt xuất khẩu vàng trang sức sang Thụy Sỹ cho thấy việc này cần phải kiểm tra lại để xác định sự tăng trưởng này liệu có gì bất thường?
Theo Tổng cục Hải quan thì lực lượng kiểm soát chống buôn lậu trong thời gian từ tháng 9/2015 đến tháng 9/2016 chưa phát hiện vụ việc liên quan đến xuất khẩu vàng nguyên liệu trá hình dưới dạng vàng trang sức.
“Bởi các doanh nghiệp xuất khẩu vàng trang sức đều làm đúng các quy định hiện hành về xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ, mặc dầu thông thường vàng trang sức phục vụ tiêu dùng chỉ có hàm lượng tối đa là 75%”, đại diện HIệp hội vàng giải thích.
Hiện tại, quy định của Việt Nam chỉ cho phép xuất khẩu vàng trang sức dưới 95% hàm lượng vàng với thuế suất 0%. Còn nếu hàm lượng vàng trên 95% thì thuế suất là 2%. Với mức thuế suất này, đại diện Hiệp hội kinh doanh vàng cho hay, DN sẽ không xuất khẩu được vì không có lãi. Cho nên các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất vàng trang sức với hàm lượng vàng dưới 95%.
Thực tế, sau khi tăng thuế lên 2% với vàng trang sức trên 95% hàm lượng vàng, DN chỉ xuất khẩu loại dưới 93% với thuế suất 0%. Tổng cục Hải quan cho hay, 9 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 324,7 triệu USD.
Điều đó đặt ra câu hỏi, việc “siết” xuất khẩu vàng nguyên liệu hay tăng thuế vàng trang sức đã đủ sức ngăn cản được việc DN xuất vàng nguyên liệu dưới dạng vàng trang sức như được đặt ra ở trên?.
Bên cạnh đó, Hiệp hội kinh doanh vàng phản ánh thực tế, chênh lệch giữa giá vàng miếng so với giá vàng quốc tế, có thời điểm lên tới 5 – 7 triệu đồng mỗi lượng khiến cho DN gặp khó khăn khi mua vàng nguyên liệu với giá cao hơn giá vàng quốc tế. Điều này khiến cho DN khó cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Lương Bằng/Vef.vn
--------------
-----------

5 nhận xét:

  1. Mỗi ngày nước Mỹ in một lượng tiền mặt là 500 triệu USD.
    Một người VN nghĩ số đó là lớn kinh khủng!? Tất nhiên là trong hoàn cảnh teo tóp của kinh tế Việt.
    Nhưng nó chả là gì so với GDP của Mỹ 18.600.000 triệu USD.

    Trả lờiXóa
  2. csVN GIẢI TÁN CÁC TÔN GIÁO?
    Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vừa được Quốc Hội thông qua vào chiều ngày 18/11/2016. Luật này nghiêm cấm hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm đến an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.


    Ảnh: Internet
    Với tỷ lệ 84,58% đại biểu tán thành, luật Tín ngưỡng, tôn giáo sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018.

    Theo Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết Luật quy định Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

    Ngoài ra, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

    Theo Thanh Niên, luật còn nghiêm cấm các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

    Các hành vi chia rẽ tôn giáo, chia rẽ dân tộc, chia rẽ người theo tôn giáo cũng bị cấm.

    Tuy nhiên, luật này cũng bị các tôn giáo, tín ngưỡng và các tổ chức xã hội dân sự độc lập lên tiếng phản đối. Nhiều chức sắc tôn giáo cho rằng dự thảo luật này là bước thụt lùi về quyền tự do tôn giáo.

    Hồi đầu tháng 10/2016, Hơn 50 tổ chức tôn giáo, xã hội dân sự trong và ngoài nước gởi kháng nghị thư yêu cầu hoãn thông qua dự luật tín ngưỡng, tôn giáo này.

    Theo kháng thư, nếu luật này được thông qua, chính quyền sẽ có thêm quyền lực để xâm phạm đời sống tôn giáo. Các tôn giáo hiện tại ở Việt Nam sẽ khó tiếp tục tồn tại.

    Trả lờiXóa
  3. DL - Vì nghi phạm giết cô giáo mầm non vứt xác ở bãi rác là Trưởng công an xã, Đảng viên và là Đại biểu HĐND xã nên chưa thể khởi tố nghi phạm được. Ông Lê Trung Hiếu, Trưởng phòng Tham mưu, kiêm người phát ngôn Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết vào sáng ngày 17/11/2016.


    Hiện trường nơi tìm thấy thi thể nạn nhân. Ảnh: Zing
    Tờ Zing dẫn lời ông Hiếu cho biết rằng Cơ quan điều tra đang chờ tiến hành các thủ tục khai trừ Đảng đối với ông Phạm Văn Thông - nghi can trong vụ án giết cô giáo mầm non bỏ thi thể ngoài bãi rác - sau đó, mới có thể khởi tố bị can được, có thể là trong vài ngày tới.

    Luật sư Luân Lê nhận định về việc hoãn khởi tố bị can trên trang cá nhân:

    "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Thế nhưng Đảng đang nằm ngoài Hiến pháp và pháp luật.

    Rõ ràng với hành vi giết người man rợ, đầy đủ bằng chứng và không cần bàn cãi, theo Hiến pháp và Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, khi có sự việc phạm tội thì phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

    Vậy là cơ quan tiến hành tố tụng và tư pháp cũng như luật pháp trở nên vô hiệu và phụ thuộc (không còn độc lập) vì phải chờ chỉ thị của đảng và phải đợi thực hiện một thủ tục ngoài luật trước tiên."

    Theo Thanh Niên, đến sáng ngày 18/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với ông Phạm Văn Thông để điều tra về tội giết người.

    Sự việc diễn ra vào tối ngày 10/11, ông Phạm Văn Thông chở Lê Thị Tấm ra khu vực bãi rác của xã. Tại đây, 2 người xảy ra mâu thuẫn nên ông Thông dùng khăn ken siết cổ nạn nhân cho tới chết rồi bỏ thi thể vào bao tải vứt tại bãi rác cách đó khoảng 500m.

    Ngày 12/11, Ông Thông bị bắt tạm giam vì nghi vấn có liên quan đến vụ việc này. Qua lời khai, công an tìm được nơi vứt thi thể nạn nhân vào ngày 14/11.
    Cả ông Thông và cô giáo Tấm đều đã có gia đình. Ông Thông là Trưởng Công an xã Đồng Lương, đã có vợ và 2 người con.

    Theo Zing, Thanh Niên

    Trả lờiXóa
  4. HÃY NGHE Nội dung bóc băng cuộc điện thoại giữa Lê Hồng Hà và Hà Sĩ Phu ngày 10/3/2007 (RẤT NHIỀU Ý KIẾN CÓ GIÁ TRỊ)
    ...
    3/ Phần thứ ba, đó là trước mắt cuộc đấu tranh đang tập trung vào những vấn đề gì? Theo mình suy nghĩ và khái quát lại những hiện tượng đấu tranh ở trong toàn quốc thì tôi nghĩ rằng cuộc đấu tranh ấy hiện đang tập trung vào lĩnh vực đổi mới chính trị, tức là đấu tranh trên lĩnh vực chính trị. Cuộc đấu tranh ấy nó thừa hưởng thành quả đấu tranh thắng lợi trên mặt kinh tế và tư tưởng trong 30 năm qua và hiện nay nó đang bước vào một thời kỳ mới là tập trung đổi mới chính trị, mà chủ đề chính là “Xây dựng Nhà nước pháp quyền thật sự, chứ không phải “Nhà nước pháp quyền XHCN”. Nó phải là cuộc đấu tranh để xây dựng một chế độ dân chủ thật sự chứ không phải chế độ dân chủ XHCN và nội dung của nó là phải chấm dứt mô hình chuyên chính vô sản, có nghĩa là phải chấm dứt mô hình đảng độc quyền lãnh đạo, đảng trị.
    Nội dung của cuộc đấu tranh đổi mới chính trị này có thể nêu lên 05 điểm cụ thể:
    - Thứ nhất, đấu tranh để Quốc hội trở thành cơ quan quyền lực cao nhất theo đúng Hiến pháp.
    - Thứ hai, luật hóa điều 4 Hiến pháp, hoặc nếu không thì phải ra luật về sự lãnh đạo của Đảng. Sau khi ra luật về Mặt trận Tổ quốc thì phải ra luật vế đảng Cộng sản lãnh đạo và điều quan trọng là phải thanh toán hai hệ thống chính quyền đang tồn tại hiện nay ở Trung ương cho đến cơ sở. Hôm nọ, trong báo Gia đình và Xã hội cách đây độ một tuần hay là 10 ngày, nó có đăng một bài trả lời phỏng vấn của Đặng Hữu Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, có đưa ra một số liệu rất đáng lưu ý thế này, tổng số người ăn lương theo ngân sách Nhà nước hiện nay là 66 vạn, trong đó có 21 vạn là viên chức hành chính Nhà nước, 28 vạn là cán bộ phường xã, 27 vạn là Đảng và đoàn thể. Như thế là viên chức hành chính Nhà nước chỉ có 21 vạn mà biên chế của Đảng và đoàn thể từ Trung ương đến địa phương lại đến 27 vạn, Cho nên, nếu không giải quyết được vấn đề này thì bàn về cải cách hành chính của 21 vạn chỉ là vô nghĩa. Tại sao nhân dân anh hùng như thế này mà không tập trung xây dựng được UBND và HĐND cho tốt, mà phải có thêm hệ thống cấp ủy đảng lãnh đạo? Nó thành ra 02 hệ thống chính quyền rất chồng chéo. Cho nên hội nghị Trung ương 4 vừa rồi không dám bàn đến ngân sách của Đảng vì nếu bàn thì sẽ thấy được Đảng đang được sở hữu và quản lý một khối lượng chi tiêu và tài sản khổng lồ. Do đó, điểm thứ hai là phải luật hóa sự lãnh đạo của Đảng và thanh lý được hệ thống hai chính quyền.
    - Thứ ba là phải đấu tranh để Tư pháp độc lập, các tòa án chỉ xử theo pháp luật chứ các cấp ủy Đảng không được quyền can thiệp.
    - Thứ tư là đấu tranh từng bước để Quân đội và Công an chỉ được trung thành với Tổ quốc và Nhân dân, không được quyền trung thành với Đảng.
    - Thứ năm là phải ban hành mới luật lập hội và luật tự do báo chí.
    ...
    https://server7.kproxy.com/servlet/redirect.srv/slxv/swkfxaos/snop/p2/tin-tuc/20161118/noi-dung-boc-bang-cuoc-dien-thoai-giua-le-hong-ha-va-ha-si-phu-ngay-1032007

    Trả lờiXóa
  5. Không biết đảng và chính quyền này có tồn tại được đến lúc luật tôn giáo có hiệu lực không nhỉ?KHÓ LẮM THAY -VÌ CÁI DÁNG NÀY CHÍNH THẾ NÀY BẤT NHÂN BẤT NGHĨA KHỐN NẠN-BÁN NƯỚC HẠI DÂN MÀ LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ CHƯA TỪNG CÓ /// GIẢI THỂ VÀ TIÊU DIỆT CHẾ ĐỘ NÀY LÀ CON ĐƯỜNG TẤT YẾU ĐỂ GIỮ GÌN ĐẤT NUOCVA PHÁT TRIỂN /

    Trả lờiXóa