Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Việt-Mỹ: Thời điểm 'chín' để lãnh đạo cao nhất gặp gỡ


"Tổng thống Mỹ đã mời Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam đi Mỹ là kết quả cả quá trình phát triển của các bước đi trong quan hệ Việt Mỹ".
LTS: Nhân kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, Tuần Việt Nam có bài phỏng vấn nguyên thứ trưởng ngoại giao Lê Công Phụng, người từng làm Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (2007-2011). Dưới đây là phần 2 nội dung cuộc phỏng vấn.
Biến thách thức thành cơ hội 
Hiện nay, Mỹ rất quan tâm đến những hành động xây dựng, bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc, được cho là làm phá vỡ an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông. Việt Nam và Mỹ có những lợi ích chung gì trong an ninh Biển Đông?
Phải nói rằng Việt Nam và Mỹ, trong tình hình hiện nay, chia sẻ rất nhiều điểm tương đồng trong vấn đề duy trì hòa bình và ổn định, cũng như an ninh trong khu vực Biển Đông. Chính vì vậy Mỹ cũng đánh giá lại vai trò của Việt Nam. Vị trí của Việt Nam trong chiến lược của Mỹ đang được tính toán lại, trong mối quan hệ cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, đang trở nên ngày càng quyết liệt.
Trung Quốc trỗi dậy đã đụng đến vị thế chiến lược của Mỹ. Trong tương quan lực lượng trên thế giới, cũng như trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất, trong khi Trung Quốc đang lên, muốn trở thành siêu cường để thay thế vị trí số 1 của Mỹ. Mỹ không chấp nhận chuyện đó, và có chiến lược tái cân bằng ở châu Á.  
 Nguyên thứ trưởng ngoại giao Lê Công Phụng. 
                                 Ảnh: Vietnamembassy.us
Chúng ta không bàn về chuyện tại Mỹ quay lại nên Trung Quốc trỗi dậy với thái độ quyết đoán hơn, hay vì Trung Quốc trỗi dậy mà Mỹ phải tái cân bằng. Nhưng rõ ràng việc Mỹ tái cân bằng tác động rất lớn đến việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực. Những kiến tạo lâu nay của Mỹ, những cơ chế, cơ cấu mà Mỹ xác lập ở khu vực và Mỹ đóng vai trò chủ đạo, đã giúp cho khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, mà không gây ra bất cứ xáo trộn nào.
Trung Quốc trỗi dậy đã làm cho trật tự bị rối tung lên, tạo nên sự cạnh tranh chiến lược quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thứ hai là Mỹ nhìn nhận Việt Nam rất khác trước. Việt Nam cần củng cố ASEAN, biến khối này đoàn kết hơn, thì Mỹ cũng cần điều này. Duy trì hòa bình ổn định, Mỹ cũng giúp Việt Nam. Việt Nam về vị trí địa chiến lược ảnh hưởng rất lớn đến Biển Đông, nên việc duy trì ổn định ở Biển Đông không thể không hợp tác với Việt Nam.
Trong khi Trung Quốc trỗi dậy, bồi đắp đảo, lấn chiếm chỗ này chỗ khác, thì làm sao có hòa bình, ổn định được. Đối với các nước ASEAN, Trung Quốc dùng tiền để chia rẽ khối này, trong khi Mỹ muốn ASEAN đoàn kết và mạnh hơn để giúp cho Mỹ thực hiện chiến lược tái cân bằng.
Như vậy, về lợi ích chiến lược Việt Nam và Mỹ giống nhau nhiều và hiện nay Mỹ và Việt Nam đang hợp tác vì có những lợi ích giống nhau, song trùng. Nhưng Việt Nam hợp tác với Mỹ, nhưng không dựa vào Mỹ để duy trì độc lập chủ quyền. Bởi vì Mỹ giữ thái độ trung lập trong vấn đề độc lập chủ quyền, Mỹ chỉ cần thực hiện được tái cân bằng chiến lược và không để nước nào đụng đến vai trò số 1 của Mỹ.
Tôi có thể nói đây chính là thời cơ vàng cho Việt Nam tăng cường hợp tác với Mỹ vì những mục đích chung như tôi nói ở trên. Cạnh tranh Trung – Mỹ là thách thức, Việt Nam làm sao phải có tài biến thách thức thành cơ hội để phát triển, mà không bị rơi vào thế kẹt giữa hai cường quốc này.
Mỹ cần Việt Nam vì vai trò chiến lược tại khu vực 
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương có ý nghĩa gì trong chính sách tái cân bằng của Mỹ? TPP liệu có phải chỉ khối kinh tế thuần túy?
TPP hiện nay không còn phức tạp nhiều lắm đâu. Khi tôi còn ở Mỹ, tôi rất ngạc nhiên khi thấy Mỹ muốn đưa Việt Nam vào TPP, bởi trình độ phát triển của Việt Nam so với 11 nước còn lại chưa tương xứng. Họ lôi kéo Việt Nam chủ yếu vì vị trí địa chính trị của Việt Nam, vai trò chiến lược của Việt Nam trong triển khai chiến lược của Mỹ tại khu vực. 
Một mặt, theo tôi hiểu, biểu hiện cái hội nhập của thế giới, cái toàn cầu hóa. Nhưng, mặt khác, nó thể hiện cạnh tranh Mỹ - Trung. Việt Nam tham gia TPP, nhưng không tham gia vào cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung, mà đẩy mạnh hơn nữa cái hội nhập. Chúng ta coi hợp tác kinh tế - thương mại trong TPP là chính. Việt Nam càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, sẽ càng có những cơ hội để duy trì hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển.
Về TPP, Việt Nam hiện đang gặp khó khăn về vấn đề lao động và nhất là công đoàn. Nhưng không chỉ có Việt Nam, mà Malaysia và mấy nước Nam Mỹ đấu tranh rất quyết liệt, không chấp nhận sự áp đặt của Mỹ.
Tuy còn nhiều cái vướng, nhưng tôi tin rằng TPP sẽ hoàn tất trong năm nay, vì về cơ bản Đảng Cộng hòa, giữ vị trí đa số ở cả hai viện, rất muốn ký TPP để tạo ra vành đai kinh tế không có Trung Quốc.
Và nếu vào được TPP, điều này mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam?
Tham gia TPP, Việt Nam sẽ có thị trường mở rộng hơn, có nguồn vốn lớn hơn để phát triển.
Tuy nhiên, do trình độ Việt Nam ở mức thấp, nên có những điều Việt Nam phải chịu. Ví dụ, dù thuế suất đối với xuất nhập khẩu xuống 0%, nhưng Việt Nam có gì để xuất. Để tránh hàng hóa nước ngoài dồn vào Việt Nam, chúng ta buộc phải tái cơ cấu thật nhanh. Việt Nam có thể mua tất cả máy móc kỹ thuật hiện đại với thuế suất bằng không để tái cơ cấu lại nền sản xuất.
Nói tóm lại, TPP sẽ thúc đẩy rất mạnh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. 
Dấu mốc mới trong quan hệ Việt – Mỹ 
Việc Mỹ mời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm có ý nghĩa như thế nào? Liệu có phải là khẳng định sự tôn trọng đối với thể chế của Việt Nam?
Tổng thống Mỹ đã mời Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam đi Mỹ là kết quả cả quá trình phát triển của các bước đi trong quan hệ Việt Mỹ, chứ không phải chốc lát.
Hồi tôi làm Đại sứ ở Mỹ, tôi đã đề xuất với phía Mỹ chuyện này rất nhiều lần, nhưng phía Mỹ cũng muốn nhưng chưa đến độ để mời. Tức là đến lúc này là thời điểm chín cho chuyện hai vị lãnh đạo cao nhất của hai nước gặp nhau.
Cũng nên lưu ý rằng một năm Mỹ chỉ mời 2 khách nhà nước trong một kế hoạch rõ ràng từ trước, và sẽ tiếp trong Nhà Xanh. Và năm nay Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong hai khách mời nhà nước đó và từ trước Mỹ cũng chưa tiếp khách mời Việt Nam nào tại Nhà Xanh.
Điều này chứng tỏ quan hệ Việt – Mỹ đã phát triển tới mức cao trong quan hệ song phương, sự hiểu biết lẫn nhau sâu sắc hơn, và mối quan hệ hợp tác được mở rộng và có chất lượng cao hơn. Và đặc biệt là cái nhất trí và đồng thuận giữa hai bên về lợi ích trong khu vực cũng như trên thế giới được phát triển tới mức hai nhà lãnh đạo cao nhất có thể ngồi nói chuyện với nhau, một dấu mốc mới trong quan hệ giữa hai nước.
Chứ còn tôn trọng thể chế, cũng như độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đã được nêu trong tuyên bố chung của tổng thống Mỹ với các nhà lãnh đạo Việt Nam như Chủ tịch nước, hay Thủ tướng. Chuyện mời Tổng Bí thư đi khẳng một điều là quan hệ hai bên đã phát triển tới mức mà hai bên hết sức tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng cách cư xử và chế độ chính trị xã hội của nhau. Điều này cũng khẳng định là tuy quan hệ mới là đối tác hợp tác toàn diện nhưng thực ra cũng không khác gì đối tác chiến lược.
Xin cảm ơn ông.
Huỳnh Phan (thực hiện)/TVN
---------------

38 nhận xét:

  1. Được biết, kế hoạch 'tái cân bằng' của Mỹ đã có mấy năm nay mà thằng Tàu thì mới bồi đắp đảo khoảng một năm nay. Như vậy, tình báo CIA đã nằm đầy trong Trung Nam Hải rồi. Hoan hô Mỹ.

    Trả lờiXóa
  2. Rất mong cựu đại sứ Lê Công Phụng và các nhà ngoại giao lão luyện khác cung cấp đầy đủ thông tin tới TBT Nguyễn Phú Trọng những điều tất yếu và cần thiết phải có trong quan hệ Việt Mỹ để ông TBT hiểu hết ý nghĩa và vai trò lịch sử của ông trong chuyến đi này.
    Ông TBT sắp hạ cánh rồi, nếu ông hiểu được vai trò của mình, ông sẽ đặt được một cái mốc quan trọng để mở đường cho những người kế tục sự nghiệp mà không xẩy ra mâu thuẫn.
    Còn nếu vì lý do nào đó, ông chưa hiểu ra hoặc hiểu rồi nhưng vẫn e dè sợ anh Tập đe nẹt, thì ông vẫn cứ hạ cánh theo quy luật tự nhiên và người tiếp quản vai trò của ông hôm nay sẽ phải đi những bước gấp hơn, quyết liệt hơn, để bù thời gian đã mất. Bọn bành trướng Bắc Kinh đã ở sân nhà rồi. Nhân dân VN quyết không cho chúng toại nguyện đâu thưa ông.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Thành Tâm nói đúng: Thời điểm chín muồi là khi cờ đến tay anh.
      Nói theo lối cổ là THIÊN, ĐỊA, NHÂN hòa.

      Anh có đủ sáng suốt để phất lá cờ lúc này hay không? Đó là nhờ Hồng phúc của tổ tiên anh.
      Không phải ngẫu nhiên mà trong diễn văn ngày 1/7/2015, ông TT nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt Quân ủy TW nói đến việc TRUNG THÀNH VỚI TỔ QUỐC VỚI DÂN TỘC.
      Nguyên gốc của câu này là TRUNG VỚI NƯỚC, HIẾU VỚI DÂN.
      Nhưng những năm sau này người ta xuyên tạc câu khẩu hiệu thiêng liêng đó, nói thành TRUNG VỚI ĐẢNG, HIẾU VỚI DÂN.
      Vậy là đảng quan trọng hơn Tổ Quốc?
      Như thế có được không? Không được .
      Chính vì câu khẩu hiệu đó mà càng ngày người ta quên Tổ Quốc để ôm vong hồ của ông Mac ông Lê Nin đã thối rữa và ôm chân bọn bành trướng Phương Bắc.
      Thật nhục nhã

      Xóa
    2. ông Nguyễn Phú Trọng có hai thế yếu để có thể hoạch định chiến lược chung với Mỹ. Thứ nhất, ai cũng biết ông Trọng không phải là một tổng bí thư mạnh và có ảnh hưởng quyết định về chính sách trong đảng. Qua những sự thất bại của ông trong nỗ lực kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng cũng như đưa Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị trước đây, ai cũng thấy rõ tầm ảnh hưởng của Nguyễn Phú Trọng trong Ban Chấp hành Trung ương đảng rất yếu.

      Thứ hai, sinh năm 1944, trong kỳ đại hội đảng vào đầu năm 2016 sắp tới, ông đã 71 tuổi, lứa tuổi bị buộc phải về hưu. Như vậy, ông chỉ còn tại vị được chưa tới một năm nữa thôi. Đó là một thời khoảng ngắn ngủi không thích hợp cho bất cứ một cam kết hoặc một chính sách nào lâu dài. Mỹ chắc chắn biết rõ điều đó: Trong tiếng Anh, người ta hay gọi những lãnh tụ sắp hết nhiệm kỳ như vậy là “vịt què” (lame duck).

      Xóa
    3. Việt Nam muốn khẳng định thiện chí và nhiệt tình thắt chặt bang giao với Mỹ để cân bằng cán cân quyền lực với Trung Quốc. Điều ai cũng biết là lâu nay Trung Quốc tìm mọi cách để lấn hiếp Việt Nam. Với con đường lưỡi bò của Trung Quốc, nếu thành hiện thực, nước bị thiệt thòi lớn nhất là Việt Nam.

      Với việc bồi đắp các bãi đá ngầm ở Trường Sa của Trung Quốc, khi hoàn tất, nước bị đe doạ nhiều nhất cũng là Việt Nam. Với cả hai, Việt Nam đều bị bất lực. Nhỏ và yếu, Việt Nam không có cách gì để phòng vệ một cách hiệu quả cả. Dù muốn hay không, Việt Nam cũng phải tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài.

      Trong mấy năm vừa rồi, Việt Nam chạy đôn chạy đáo để tìm kiếm đồng minh. Nhưng đồng minh duy nhất có thể giúp được Việt Nam chính là Mỹ. Không thể có ai khác. Qua chuyến đi Mỹ, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ muốn gửi một thông điệp: cả đảng Cộng sản và chính phủ Việt Nam đều cần Mỹ và đều đặt hy vọng vào quan hệ đồng minh ấy.

      Xóa
    4. Hiện nay, ông TBT NP Trọng đang chuẩn bị đi Mỹ gặp Tổng thống Barack Obama và các nhân vật cao cấp của chính giới Mỹ. Tầm quan trọng của chuyến đi này không thua kém hội nghị Thành Đô xưa kia. Nó sẽ lại là một dấu ấn nữa:

      a) Nếu Việt Nam vẫn xem Mỹ là người khác ý thức hệ, trong khi lợi dụng vẫn cần giữ khoảng cách so với Trung Quốc, nước láng giềng, dù bành trướng vẫn là bạn chung chiến hào xã hội chủ nghĩa, thì chuyến đi sẽ làm đậm thêm dấu ấn Thành Đô, đẩy nước Việt Nam vào thế lệ thuộc không lối thoát vào Trung Quốc.

      b) Nếu thực tâm hợp tác với Mỹ, tìm trong mối quan hệ hợp tác đặc biệt này các quyền lợi về kinh tế, an ninh, chính trị, khoa học, kĩ thuật, quản lí, cách tổ chức xã hội hiệu quả… thì chuyến đi sẽ góp phần hóa giải tác hại Thành Đô, đưa Việt Nam dần dần lên con đường độc lập và tự chủ hơn trong cái thế giới hiện đại đan xen giữa cạnh tranh, hợp tác, hội nhập lẫn nhau. Bước chân lên con đường đó, Việt Nam sẽ vững vàng phát triển trên nền vững chắc của một xã hội tự do khai phóng và tri thức, toàn dân đồng lòng hợp lực…

      Con đường hợp tác thật lòng với Mỹ dẫn tới tương lai tốt đẹp hơn biết bao nhiêu so với hoàn cảnh của đất nước hiện nay cứ mãi loay hoay trong vòng độc tài, chia rẽ, chậm tiến và do đó phải lệ thuộc, sợ hãi một Trung Hoa đang hung hăng hiếp đáp và lấn chiếm. Chuyển được Việt Nam từ hiện trạng bí lối sang tương lai tươi đẹp là công trạng lớn với tổ quốc, lòng dân sẽ mãi ghi nhớ.

      Xóa
    5. Đương kim Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius từng khẳng định rằng, “Mục tiêu của Hoa Kỳ rất rõ ràng: Chúng tôi muốn Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng pháp luật và nhân quyền”.
      Ông cũng chia sẻ rằng “Hoa Kỳ sẵn sàng chấp cánh cho Việt Nam bay cao và xa” hơn nữa nhưng bay cao và xa tới đâu thì tùy thuộc vào Việt Nam và theo ông nhận định thì nhân quyền là chủ đề mà ông gọi là “hóc búa nhất”, là rào cản trở chính trong quan hệ Mỹ-Việt hiện nay.
      Nhân dân Việt Nam hơn bất cứ người dân nào khác trong khu vực hiểu rõ sự hưng vong của Việt Nam cũng như hòa bình, an ninh, thịnh vượng của khu vực Á Châu - Thái Bình Dương sẽ tùy thuộc rất nhiều vào sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng chung của toàn khu vực, trong đó vai trò đặc biệt của Hoa Kỳ như là một tác nhân chính sẽ là một trong các yếu tố quyết định.
      Với bề dày quan hệ với một nước láng giềng như Trung Quốc, người dân Việt Nam chắc chắn sẽ hoan nghênh sự hiện diện tích cực của Hoa Kỳ trong khu vực như một đối tác quan trọng có trách nhiệm.
      Họ thừa biết rằng liên minh với Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời giúp phát triển kinh tế Việt Nam thịnh vượng, kiến tạo đời sống sung túc, ấm no, hạnh phúc cho người dân Việt Nam.

      Nhưng vấn đề ở đây không phải là người dân Việt Nam mà là lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chính họ đang là rào cản cho tiến trình “liên minh” đó. Họ thà chấp nhận mất nước hơn là mất Đảng chỉ vì họ sợ rằng một liên minh với Hoa Kỳ tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền sẽ khai tử chế độ cộng sản của họ.

      Xóa
    6. Với tất cả những gì người Mỹ đã làm từ 20 năm qua và đặc biệt trong chuyến bay đưa ông Trọng từ Hà Nội đến Washington để vào Tòa Bạch Ốc, có một cựu Tổng thống Mỹ, Bill Clinton, người của 20 năm trước đã can đảm mở đường bang giao với Hà Nội giữa muôn vàn khó khăn, đi tháp tùng. Đó không thể là một thông điệp không rõ ràng hơn được về sự quan tâm trân trọng của chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam.
      Liệu ông Trọng sẽ mang thông điệp gì đến Washington và quan trọng nhất vẫn là sau khi rời Tòa Bạch Ốc, ông Trọng và những người đồng chí của ông sẽ làm gì để “Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng pháp luật và nhân quyền”?

      Xóa
    7. Kết quả cuộc hội đàm tại Bắc kinh của bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cùng với 16 sĩ quan cao cấp từ 16-18.10 lại còn cực kì tệ hại hơn nữa. Ngày 20.10 chính Phùng Quang Thanh đã thuật rõ lại cho báo chí bên lề phiên họp khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 13 về nội dung và không khí trong cuộc gặp bộ trưởng Quốc phòng Trung quốc Thường Vạn Toàn ở Bắc Kinh.

      Cũng như Nguyễn Phú Trọng, ông Thanh đã gọi những người chủ trương chiếm đảo và xâm lấn biển Đông của VN là „Bạn“:„Bạn đón tiếp ta rất nhiệt tình, trọng thị, chu đáo và rất hữu nghị“. Nguy hiểm nữa là, Phùng Quang Thanh đã nhìn nhận việc Trung quốc chiếm đóng các đảo của VN là tình trạng Status quo –tình trạng đã rồi:
      „Chúng tôi có trao đổi là giờ phải giữ nguyên hiện trạng, trên biển Đông phải thực hiện cho đầy đủ DOC – tinh thần, quan điểm chung là không mở rộng tranh chấp, không cắm mới vào những nơi mà các bên chưa cắm.“

      Không chỉ xuống nước như vậy, Phùng Quang Thanh còn nhìn nhận và bảo vệ Bắc kinh có quyền xây dựng các đảo chiếm của VN thành các pháo đài quân sự:
      „Còn hiện nay trên biển, nói thật là các bên đều có xây dựng. Đài Loan cũng xây dựng, Philippines cũng tiến hành xây dựng đường băng, Malaysia có xây dựng. Việt Nam cũng có hoạt động xây dựng, đó là tôn tạo, nâng cấp, mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, cho các lực lượng đóng quân trên đảo để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, đảm bảo điều kiện sinh hoạt trên đảo.
      Tuy nhiên nguồn lực của ta còn có hạn nên việc xây dựng quy mô chưa lớn như Trung Quốc.“

      Với tuyên bố trên Phùng Quang Thanh đã cố tình từ nhầm lẫn tới sai lầm cực kì nguy hiểm: 1. Các đảo này cho tới gần đây vẫn thuộc lãnh thổ và thẩm quyền của VN, Trung quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm trái phép, trái luật quốc tế về hàng hải. 2. Nhưng nay Phùng Quang Thanh đã nhìn nhận như trên, coi như các đảo này từ nay vĩnh viễn thuộc Trung quốc và mặc nhiên coi việc Trung quốc xây dựng và biến các đảo này thành các căn cứ quân sự là quyền của Trung quốc. 3. Tuyên bố công khai của Phùng Quang Thanh cho phép Bắc kinh dùng làm bằng cớ trước dư luận VN, Trung quốc và thế giới là, việc Trung quốc chiếm đảo và mở rộng các đảo này là hoàn toàn hợp pháp! Ở dây Phùng Quang Thanh đã sai lầm rất nguy hiểm, cho kẻ đi cướp có quyền như chủ nhà!

      Xóa
    8. Washington không nhìn nhận việc Bắc kinh chiếm đóng các đảo tại biển Đông cũng như biển Hoa đông và chống lại việc Bắc kinh đang biến các đảo chiếm đóng của các nước láng giềng thành các căn cứ quân sự cho hải quân và không quân Trung quốc trực tiếp đe dọa đường hàng hải quốc tế quan trọng nhất này.

      Ở điểm cực kì quan trọng này quyền lợi Mĩ và VN đồng nhất với nhau. Trong chiến lược xoay trục quốc phòng an ninh sang châu Á-Thái bình dương VN là một trong những điểm xung yếu nhất. Nếu VN hợp tác chặt chẽ với Hoa kì thì những mưu đồ bành trướng của Bắc kinh có thể ngăn chặn hữu hiệu. Vì nếu một nước VN độc lập, mạnh cả về kinh tế, quân sự , được sự ủng hộ của nhân dân và liên minh với Hoa kì cũng như với các nước trong khu vực thì Bắc kinh không thể thực hiện ý đồ đen tối được.

      Xóa
    9. Trong kỉ nguyên võ khí nguyên tử đã có những thí dụ rất thành công của nhiều nước giữ vững hòa bình lâu dài, mặc dầu sống bên cạnh các nước thù địch mạnh hơn và có võ khí nguyên tử. Như Tây Đức sau Thế chiến thứ 2 đã liên minh chiến lược với Mĩ, nhờ cái dù nguyên tử của Hoa kì che chở nên mặc dầu cựu cường quốc nguyên tử Liên xô hung tợn nhưng không dám đụng tới Tây Đức. Cuối cùng Tây Đức thống nhất với Đông Đức không tốn một viên đạn. Đức đang trở thành cường quốc kinh tế thứ ba, thứ tư trên thế giới và là một nước dân chủ mẫu mực.

      Trường hợp Nhật và Nam Hàn cũng tương tự. Cả hai nước này đều sống cạnh các nước láng giềng có võ khí nguyên tử là cựu Liên xô và Trung quốc, nhưng nhờ liên minh chiến lược với Hoa kì nên đã giữ được độc lập, hòa bình suốt trên nửa thế kỉ qua và trở thành những nước dân chủ và có nền kinh tế rất mạnh trên thế giới.
      Những thí dụ chính trị cận đại này đã chứng minh sự lỗi thời của các quan niệm „nước xa lửa gần“, „bán anh em xa mua láng giềng gần“. Đức, Nhật và Nam Hàn dù xa Mĩ cả chục ngàn cây số, nhưng trong thời đại của hỏa tiễn liên lục địa chỉ cần vài phút có thể bay tới các mục tiêu, nên nó là những võ khí hiệu quả nhất làm cho những chế độ độc tài không dám thực hiện những tính toán phiêu lưu.

      Xóa
    10. VN không còn ở trong thế kỉ 20. Sự tan rã của Liên xô, toàn cầu hóa kinh tế-tài chánh và cách mạng của thông tin điện tử đã làm thay đổi tận gốc tương quan lực lượng quốc tế. Vì thế chiến lược an ninh đối ngoại của VN cũng phải thay đổi kịp thời mới bảo đảm được các quyền lợi sinh tử của dân tộc. Thời kì Trung quốc là thiên triều, VN là chư hầu đã qua rồi. Nay Trung quốc là láng giềng của VN nhưng đang trở thành kẻ thù nguy hiểm và trực tiếp của VN. Trong khi ấy Mĩ cũng là láng giềng của VN, hiểu theo bối cảnh khoa học kĩ thuật và quan hệ thế giới của Thế kỉ 21. Quan trọng khác nữa là Hoa kì và VN lại đang có chung quyền lợi trên biển Đông.

      Xóa
    11. Nguyễn Phú Trọng có cái may mắn của lịch sử để thực hiện sứ mạng thoát Trung, qua đó cũng là cơ hội để ông có thế chuộc lại những lỗi lầm cực kì nguy hiểm do những người tiền nhiệm và chính ông gây ra cho dân tộc. Liệu ông có thể nhận ra cơ hội này hay không và có đủ bản lãnh vượt qua cái bóng đen của mình không? Nếu Nguyễn Phú Trọng quyết định đi thăm Hoa kì chỉ vì tự ái hão, muốn chứng tỏ rằng „mình phải như thế nào thì người ta mới mời chứ!“, như ông rất tự đắc sau khi được Giáo hoàng và một số thủ lãnh EU tiếp vào cuối tháng 1.2013 thì không nên thăm Hoa kì. Vì giải tỏa tâm lí tự ti mặc cảm cho cá nhân mình chẳng giúp được gì trong việc giải quyết vấn nạn làm sao đất nước „Thoát Trung“!

      Còn nếu đặt mục tiêu thăm Mĩ vì quyền lợi tối thượng của dân tộc là Thoát Trung và gia nhập TPP (Hiệp ước Đối tác xuyên Thái bình dương) thì ông Trọng phải chuẩn bị thật tốt và phải có những hành động cụ thể rõ ràng để nhân dân VN hưởng ứng, chính giới Mĩ kính trọng và thế giới ủng hộ. Trong trường hợp này ông Trọng phải thực hiện song song hai việc cực kì quan trọng là: 1.Củng cố nội lực bằng chính sách hòa giải và đoàn kết dân tộc thực sự. 2. Lập liên minh chiến lược với Hoa kì để ngăn chặn hữu hiệu chủ nghĩa đế quốc mới của Bắc kinh.

      Xóa
    12. Nguyễn Phú Trọng đi thăm Bắc kinh trước rồi mới sang Washington, vì nghĩ rằng có thể dọa già dọa non được Tập Cận Bình là một tính toán cực kì sai lầm và không tưởng. Tập Cận Bình vẫn chỉ tìm cách xoa đầu ông Trọng như đã làm từ trước tới nay và tiếp tục bắt VN làm con trâu vàng của Trung quốc! Trong khi đó cả chính phủ và quốc hội Mĩ sẽ không tin là Nguyễn Phú Trọng dám dứt khoát với Bắc kinh, nên Mĩ sẽ không ủng hộ VN được.

      Xóa
  3. Mong TBT NPT hiểu được lòng Dân và nắm lấy cơ hội lịch sử hiếm có này để phát triển đất nước và thực sự trên thực tế sẽ cứu nguy cho ĐCS trong bối cảnh hiện nay.

    Trả lờiXóa
  4. Trương Minh Tịnhlúc 13:18 4 tháng 7, 2015

    Tôi đồng ý với quan điểm của nguyên thứ trưởng Lê Công Phụng.
    Tin tức rối mù chẵng biết đâu mà lần.Dân không còn tin Đảng nói.Tự đi tìm khắp nơi....
    TQ sẽ đánh chiếm hết 100% Trường Sa là chắc chắn.
    Chưa chắc Mỹ đã giúp VN giử được đảo vì không có "Liên Minh Quân Sự".
    Nhưng ít nhất giúp VN khỏi nô lệ Tàu.....Bên Thùy Trang thử làm một cuộc trưng cầu Dân Ý thì 90% dân VN thích Mỹ (dĩ nhiên là ghét Tàu).

    Trả lờiXóa
  5. hoa kỳ và việt nam bang giao hợp tác tốt ,trở thành bạn và đối tác thật sư ,đưa việt nam thịnh vượng hòa bình, như lời của đại sứ mỹ tuyên bố.sẳn sàng giúp nhau khi có biến.thì tổng trọng là tổng bí thư giỏi hơn, linh,mười,phiêu,mạnh, là người thực hiện được ý có tính chiến lược của bác hồ, là có đuược bang giao tốt với hoa kỳ.lịch sử sẻ ghi công.mong lắm!

    Trả lờiXóa
  6. Xong dân Việt bầu cử, đòi sủa hiến pháp, xóa điều 4 hiến pháp, thì cái tổng bí thư hay bộ chính trị, chẳng còn cái vai trò gì nữa. Cái đảng muốn làm gì cũng được, miễn là không con điều 4 hiến pháp, tức là, cái đảng cộng sản, không còn ngồi xổm trên luật pháp!

    Trả lờiXóa
  7. Chuyến đi Mỹ lịch sử này mong bác cả hiểu cho ;Tổ Quốc,Nhân Dân là trên hết,bác hãy là người lính"tận trung với Nước,tận hiếu với dân" như cụ Hồ đã dạy để chuộc lại những gì đã đánh mất bác nhé.

    Trả lờiXóa
  8. hoan hô mỹ bỏ cộng sản trung quốc theo cộng sản việt nam và cu ba.thật sáng suốt trí tuệ,hoan hô obama.clinton.

    Trả lờiXóa
  9. Cờ đến tay ai người đó phất.Cờ đã được giao vào tay bác tổng Trọng rồi.Thiên thời địa lợi đã đến ,Bác tổng phất đi kẻo mất cơ hội ngàn năm có một đấy. Bác tổng cứ vi hành xuống dân mà nghe,họ chê Bác lú,nhưng có lẽ họ sai,Bác lú sao lại được Mỹ mời ( ! )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. sau khi về, theo điều 4 hiến pháp, bác ra lệnh cho 91% đại biểu quốc hội, là quân của cái đảng của bác, xóa bỏ điều 4 hiến pháp, thế là bác không còn lú nữa!

      Xóa
  10. Đồng chí Tổng đâu có bảo thủ thế đâu! Các bác xem bài báo này mà xem, chỉ lạ 1 điều: tin này lại được dịch lại từ các báo của Mỹ, và trong mấy trăm báo chính thống chỉ có mỗi laodong đưa tin, không nhẽ cánh tuyên truyền và báo chí mới dính mắc với anh cả Trung nhiều đến thế?

    http://laodong.com.vn/the-gioi/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-my-la-luc-luong-can-thiet-cho-su-on-dinh-khu-vuc-349646.bld

    Trả lờiXóa
  11. nhận xét hay ,câu nói hay nhất trong ngày. ( bác lú sao lại được mỹ mời! )

    Trả lờiXóa
  12. Bác Trọng còn tại vị hôm nay bác không phất cờ thì hối hận đấy - lâu nay hay chê bác là lú nếu lú thật thì quá khổ cho VN - Vậy bác kiên cường lên nhé đừng để vuột mất

    Trả lờiXóa
  13. Người Mỹ rất khôn. Nhưng muốn làm đồng minh với họ, ta cũng phải khôn. Liệu ngài Lú thân yêu có làm vậy được không? Ông đừng móc tờ giấy A4 ra đọc è è nhé...

    Trả lờiXóa
  14. Không nên kỳ vọng vào chuyến đi của ông Trọng . Thời đại ngày nay đã chứng minh rằng sự tồn tại của con người là hoàn toàn phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi cá cá nhân và cộng đồng , không hề tồn tại yếu tố mơ hồ , thần bí , siêu thực . Ngay cả các vĩ nhân cũng thường khiêm tốn nói rằng Trong mỗi sự thành công , thì yếu tố thiên tài chỉ chiếm 1% và 99 % còn lại là nỗ lực của mồ hôi .

    Nhiều người VN có thể đang rất kỳ vọng vào sự thay đổi có tính “ Đột phá “ trong chuyến đi này nhằm giúp VN chuyển mình , nhưng có thể sẽ lại phải thất vọng thêm lần nữa nếu biết rằng con người ta thường rất hiếm khi thay đổi về nếp nghĩ và cá tính khi đã ở tuổi xế chiều . Đa phần nó đã được bộc lộ ở tuổi trẻ và trung niên . Thay đổi quan điểm chính trị lại càng hiếm . Nó đòi hỏi cá nhân ấy phải có “ Quá trình “ tích lũy , nghiền ngẫm , “ Nung nấu “ , cộng thêm bản lĩnh phi thường . Xét những yếu tố đó để so sánh với ông Trọng , thì thấy rằng còn rất lâu ông ấy mới hội tụ đủ những tố chất kể trên .

    Chế độ độc đảng , đặt , để , luôn chọn nhà lãnh đạo để cơ cấu dựa trên sự trung thành với lý tưởng CM , trung thành với ĐCS lên hàng đầu , yếu tố nhân dân và tổ quốc chỉ ở hàng thứ yếu ( Bản thân điều này không những thể hiện trong điều lệ đảng , mà còn ghi rõ trong hiến pháp ) . Vì vậy nó đã “ Đập bẹp “ những tư duy đột phá , và “ Là phẳng “ những bộ óc tự nhiên , để đặt nó vào đường ray của tư duy theo lối mòn vốn có – Tư duy tập thể lãnh đạo . Mọi điều Cần thực hiện theo nghị quyết tập thể , không đòi hỏi nhiều sáng tạo hay trí tuệ cá nhân .

    Về quá trình , khả năng ……. Ông Trọng không thể sánh được với ông Hồ Chí Minh , Lê Duẩn , Trường Trinh – Những người từng trải qua gian khổ , tù đày để đặt nền móng cho chế độ CS tồn tại đến hôm nay . Dù rằng mỗi thời mỗi khác , nhưng những gì mà ông Trọng có được trong nhiệm kỳ của ông , không có gì đáng để gọi là thành tích , hay nói cách khác – Ông đã góp phần làm cho nó trở nên tệ hại hơn .

    Về phương diện điều hành đất nước , cũng tương tự như vậy . Đất nước thêm nghèo khổ , bần cùng , vừa bị chèn ép , vừa phụ thuộc vào Trung Quốc một cách tệ hại . Không có bản lĩnh cá nhân , thiếu quyết đoán , không có khả năng tập hợp , hay thay đổi tình thế . không sâu sắc , Chậm chạp , giáo điều , bảo thủ . Là những nhược điểm không ai muốn mắc phải , nhưng không hiểu sao lại “ Tập hợp “ khá đầy đủ ở ông Trọng .

    Nhiều người kỳ vọng ở ông sẽ là một Goocbachop hay Boris Yeltsin của Việt Nam sau chuyến đi này ,để giúp VN lật sang trang sử mới , nhưng thật tiếc rằng Goocbachop và Teltsin là thể hiện cả những bức xúc , dồn nén của dân tộc Nga , hàng trăm năm mới có được . Các ông này đã nung nấu đủ lâu trong chế độ CS với tâm trạng muốn thoát khỏi và phá bỏ nó để xây dựng lại từ đầu – Dù phải đau đớn . Trong khi ông Trọng không thể hiện được điều này qua sự điều hành và qua các phát ngôn của ông - Những phát ngôn thường mang nặng âm hưởng của văn hóa làng xã phong kiến , nghiêng về hờn dỗi , nặng về trù yểm , thiếu tầm bao quát .

    Một vài lời hí hửng khoe khoang “ Đã chinh phục được Obama “ , hay “ Mình có thế nào người ta mới mời mình đi chứ “ . có thể là những “ thành tích “ của ông Trọng sau chuyến đi . Chỉ thế thôi . Rất Khó có đột biến .

    Những thay đổi ở Việt Nam sẽ đến , nhưng chưa phải ở lúc này , và không phải từ con người này .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nghĩ khác với Nặc danh 18:43, chuyến đi này của ông Tổng Trọng không hề cì nước vì dân, cũng chẳng vì lợi ích của Quốc gia của dân tộc. Ông vì bản thân ông.
      Một đời theo Đảng. Tư duy của một ông giáo làng, ông thấy cuộc đời tuy có bon chen, nhưng với ông vẫn được trải thảm nhung. Ông đạt được mọi điều ông muốn và ông leo lên ngôi vua không khó lắm .... và chẳng còn bao lâu nữa ông đã về vườn rồi.

      Chắc là ông đang nghĩ đến thân phận mình.
      Lúc đầu thì ông ;ơ mơ nhưng càng ngày ông càng nhận thấy ĐẤT NƯỚC SẼ CHUYỂN MÌNH và ông rất cần một chốn dung thân.

      Nhìn lên phương Bắc, bạn Vàng 4 tốt và 16 chữ vàng mà ông gắn bó nhiều năm qua đang tiêu diệt lẫn nhau. Còn ở quê hương mình, ở ngay giữa Thủ đô Hà Nội, ông sợ ông sẽ không có chốn dung thân. Chưa biết rồi đây, một ngày đẹp trời nào đó, người ta tuyên bố xoa bỏ ĐCS, xóa bỏ Nhà nước XHCN và thành lập nước Cộng hòa.... Một nhà nước mới ra đời đối nghịch với mô hình lý tưởng ông đã theo đuổi cả đời.... Ông sợ lắm. Chuyện ngoài ý muốn đó không chóng thì chày sẽ xẩy ra....

      Vậy ông sẽ đi đâu?
      Không có gì và không có ai có thể là ông yên lòng. Sang Bắc Kinh nhiều lần rồi, nhưng lần nào ông cũng thon thót sợ hãi, trở về càng mất ăn mất ngủ.... Rồi đàn em thân tín của ông, cấp dưới của ông, thấy vậy, khuyên ông nên đi Mỹ một chuyến, Biết đâu thay đổi khẩu vị, ông sẽ tìm ra một điều gì mới?
      Và ông đồng ý.
      Phía VN gợi ý và phía Mỹ chính mời.

      Lú này tình hình biể đông, tình hình biên giới đang rất phức tạp.
      Những người có hiểu biết và có nhiều kinh nghiệm ứng xử thấy cần thiết phải cụm vào giúp ông.

      Ông chuẩn bị lên đường với một hành trang mới.
      Tóc bạc rồi.
      Sức khỏe kém nhiều rồi.
      Nhưng ông đang chờ đón những cái mới với một tâm hồn trẻ thơ.

      Cầu chúc cho ông tiếp nhận những cái mới với một tâm hồn bình dị của một anh giáo làng.

      Xóa
    2. Đây có lẽ là comt hay nhất của "Để gió cuốn đi" từ trước đến nay. Yếu tố trì trệ bảo thủ là tính cách đặc trưng của ông Trọng. Nhưng qua chuyến đi này, biết đâu lại có đột biến? Hãy chờ xem sao!

      Xóa
  15. vn có 1đường lối đúng,có địa chính trị quan trọng,có truyền thống kiên cường,mới sinh ra đã biết đánh giặc giử nước,đánh nhiều nhất là đánh giặc tàu,người vn ai cũng hiểu tàu luôn có ý đồ cướp nước ta từ mấy nghìn năm rồi, với đặc điểm như vậy nên các nước rất cần vn cần nhất là:trung quốc, mỹ, nga, nhật.

    Trả lờiXóa
  16. Ông Trọng là người bảo thủ , giáo điều, Ông chủ yếu chỉ biết xây dưng Đảng cuộc đời Ông không hề biết hòn tên mũi đạn nên Ông thuộc dạng điếc không sợ súng .Ông không hiểu được sự hy sinh mất mất của các thế hệ cha anh cho ngày hôm nay.Tuy nhiên dù thế nào đi nữa thì cũng ghi nhận sự tiến bộ trong Ông, vì Ông đã đến thăm một cựu thù- Thực ra cũng cực chẳng đã phải làm - Bụng đói đầu gối phải bò thôi chứ chẳng sung sướng gì đâu. Năm nay theo phân công thì anh Cu ba canh chừng thế giới nhưng vì ta ngủ say quá họ đem bán trộm ít Xì gà cho Mỹ để đổi ít hàng hóa về dùng, nhiều lần dùng thấy hay và họ quyết định mở cửa bán công khai. Việt nam nếu chậm thì dân sẽ khổ, nên tôi mong rằng Ông Trọng sẽ là người làm mạnh hơn Cu ba đem về cho Việt nam một tương lai tươi sáng , hóa giải hết hận thù để cho các thế hệ người Việt nam từ nay trở đi có một cuộc sống hòa bình ,độc lập thịnh vượng giữ vững toàn vẹn lãnh thổ biên giới hải đảo giang sơn gấm vóc.Muốn được như vậy chỉ có Mỹ mới là người bạn chân thành và trách nhiệm giúp VN làm được điều đó. Chúc Ông lên đường bình an vô sự và làm tốt sự mong mỏi của người dân.
    CCB chống Tàu F313-QK2-Mặt trận Vị xuyên -Hà giang 1984-1988

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng mong ông Trọng, sau khi về, theo QUYỀN đã ghi trong điều 4 hiến pháp, ra lệnh cho các nhân viên của mình, biểu quyết, xóa bỏ điều 4 hiến pháp.

      Khi đó, dân chọn người tài,làm lãnh đạo, mà họ mà không theo cái quan điểm của cái đảng ông Trọng: chỉ có chúng tôi ĐƯỢC PHÉP là LÃNH ĐẠO. Dân tự chọn, tự chịu!

      Xóa
  17. đương nhiên tổng trọng đem đến mỹ:1/tinh thần hòa hiếu yêu chuộn hòa bình của nhân dân việt nam 2/ vn luôn độc lập tự chủ, không lệ thuộc bất kỳ thế lực nào.3/ vn muốn làm bạn tốt với hoa kỳ cùng góp phần đem đến hòa bình,ổn định trên thế giới và khu vực,tự do hàng hải trên biển đông,4/ủng hộ sự tham gia hoa kỳ trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển đông theo luật pháp quốc tế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 4 điều nêu trên nghe thấy từ lâu rồi . Thế ra là ông Trọng sang Mỹ là đi đu dây , đi chơi dối già và chữa bệnh lú à , hả vẹt Nặc danh23:14 Ngày 04 tháng 07 năm 2015 ?

      Xóa
    2. Tại sao các ông nãnh đạo không thành lập 1 đoàn xiếc chuyên về đu dây? Chắc là đứng đầu thế giới đây.

      Xóa
  18. không hy vọng gì cái lũ cần đảng hơn dân tộc, cái lũ chỉ biết đặt đảng lên trên cả quyền lợi dân tộc và quốc gia và lấy áp đặt bạo lực độc đảng toàn trị đối với dân chúng để tham nhũng và bán nước.

    Trả lờiXóa
  19. Nếu con số này là 40 năm thay cho 20 năm thì Việt Nam hiện tại đứng ở vị thế khác. Lỗi chưa hẳn hoàn toàn thuộc về chính phủ Việt Nam sau năm 75, nhưng thái độ chậm chạp, ngay thơ trước hoàn cảnh mới, ý định chấn chỉnh nội bộ trước đã hầu như gạt Việt Nam ra khỏi phần còn lại của thế giới. Khi bạn đang đàm phán với Mỹ thông qua một Liên Xô và đoán được TQ muốn kết nối với Mỹ bỏ rơi VN mà ta vẫn còn ý chí CNXH thì VN, như lịch sử, đã phải gánh cái hoàn cảnh mà đáng lẽ TQ gánh.
    Như thời Nguyễn, năm 75 tiếp tục là một sai lầm hay gọi là quyết tâm nhảy vào sai lầm mặc kệ vận mệnh quốc gia. Và nay, TBT sang Mỹ là đàm phán hay thỏa thuận hay gọi một tiếng "đại ca, cho em theo với" ... Chẳng ai biết. Tổng Bí thư 1 đảng sang gặp chính phủ nhân dân của cường quốc số 1 thế giới. Mỉa mai thay cho quan điểm Xhcn.

    Trả lờiXóa
  20. Thằng Nặc danh 23:14 giỏi nhỉ,nghề liếm của tên này cũng đã đạt đến "đỉnh cao"rồi đấy !

    Trả lờiXóa