Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Vén bức màn bí mật vụ án Huyền Như và vụ án Nguyễn Đức Kiên

DẤU HIỆU VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA VIETINBANK
... Vietinbank có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kế toán, dân sự và hình sự là: Tự ý thanh lý các hợp đồng tín dụng có dấu hiệu vi phạm pháp luật dân sự và pháp luật hình sự (do Huyền Như mạo danh, giả mạo chữ ký, giả mạo hồ sơ, dùng các sổ tiết kiệm do chiếm đoạt mà có để cầm cố vay vốn tín dụng) - được xác lập bởi Huyền Như và những người có trách nhiệm của Vietinbank.
Đồng thời với việc Vietinbank tự ý tất toán các tài khoản tiết kiệm (các sổ tiết kiệm) của các nhân viên ACB, khi các sổ tiết kiệm này đã bị Huyền Như chiếm đoạt trái pháp luật để cầm cố vay vốn tín dụng của Vietinbank (Vietinbank nhận cầm cố để cho Huyền Như vay tiền) - Khi chưa có phán quyết của tòa án tuyên bố về hợp đồng dân sự vô hiệu, và chưa có quyết định xử lý về tài sản chiếm đoạt (các sổ tiết kiệm) của “cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”.
Điều đó cho thấy, những người có trách nhiệm của Vietinbank trong các vụ việc này đã đi từ sai phạm này đến sai phạm khác một cách chủ quan và liên tục: từ việc tham gia xác lập hợp đồng tín dụng (do Huyền Như mạo danh, giả mạo chữ ký), nhận cầm cố sổ tiết kiệm có nguồn gốc do Huyền Như chiếm đoạt trái pháp luật, tự ý tất toán sổ tiết kiệm có nguồn gốc do Huyền Như chiếm đoạt để cấn trừ khoản tiền mà Huyền Như lừa đảo lấy tiền của Vietinbank. Cho nên, những người có trách nhiệm của Vietinbank liên quan đến vụ việc này có vai trò giúp sức tích cực cho hoạt động lừa đảo chiếm đoạt của Huyền Như. Vietinbank tự ý tất toán sổ tiết kiệm có nguồn gốc do Huyền Như phạm tội mà có là vi phạm bộ luật dân sự và bộ luật hình sự, Luật kế toán 2003, Luật các tổ chức tín dụng 2007 (nay là Luật các tổ chức tín dụng 2010). Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần truy cứu trách nhiệm của những người có thẩm quyền ở Vietinbank trong vụ việc này, thu hồi tiền có nguồn gốc “sổ tiết kiệm” để trả lại cho các chủ sở hữu tài sản này...
LỖI CỦA CÁC CƠ QUAN TỐ TỤNG HÌNH SỰ:
... Một là, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự sơ thẩm và phúc thẩm (vòng 1) chưa phân định được sự khác nhau giữa các hành vi: Huyền Như có dấu hiệu chiếm đoạt sổ tiết kiệm (đã xảy ra), Huyền Như chiếm đoạt tiền trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm (của sổ tiết kiệm đó – không xảy ra), Huyền Như có dấu hiệu chiếm đoạt tiền vốn tín dụng của Vietinbank (đã xảy ra), Vietinbank có dấu hiệu chiếm đoạt tài khoản tiền gửi của các nhân viên ACB thông qua hành vi tự ý tất toán tài khoản trái pháp luật (đã xảy ra). Do không “phân định” được các hành vi này dẫn đến việc quy kết Huyền Như chiếm đoạt tiền gửi tiết kiệm của các nhân viên ACB là một trong những qui kết có tính chất sai trái trọng yếu nhất của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
Hai là, qui kết tổng thể từ quyết định ủy thác gửi tiền tiết kiệm của ACB, … đến Huyền Như trong một mối liên hệ thống nhất từ A tới Z (Z chiếm đoạt tiền của A); nhưng lại áp dụng tách án làm phá vỡ mối liên hệ thống nhất thành hai phần tách biệt nhau, làm cho mạch liên kết của vụ án bị cắt đứt đoạn không còn liên hệ được với nhau. Điều này cho thấy, phương pháp tách án của các cơ quan tố tụng hình sự lại mâu thuẫn chống lại chính phương pháp qui kết vụ án của các cơ quan tố tụng hình sự. Đặc biệt là họ vi phạm tính logic đặc thù và quy trình, trình tự tố tụng tội danh theo điều 165 của Bộ luật hình sự.
Ba là, cơ quan tố tụng hình không áp dụng Luật kế toán (2003), dẫn tới vô ý hoặc cố ý tạo điều kiện cho Vietinbank chối bỏ trách nhiệm bồi thường cho khách hàng (có dấu hiệu làm theo kịch bản của kết luận điều tra, cáo trạng và dự thảo bản án). Họ, các cơ quan tố tụng hình sự không nhận thức được tiền trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (tài khoản thanh toán) của khách hàng thuộc trách nhiệm quản lý của ngân hàng, và ngân hàng phải chịu trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự trong việc quản lý loại tài sản này - theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, Luật kế toán 2003, Luật các tổ chức tín dụng 1997 (nay là 2010).
Bốn là, trong vụ án Huyền Như liên quan đến nguồn tiền của ACB, thì không được tách án. Nếu trường hợp các hành vi của một số cựu lãnh đạo ACB rất phức tạp, chưa xác minh làm rõ được, trong khi các mãng khác của vụ án Huyền Như đã rõ ràng và chín muồi không thể trì hoãn xét xử lâu hơn được nữa. Thì có thể, người ta được phép tách nội dung “cố ý làm trái” và “gây hậu quả nghiêm trọng” của tội danh theo điều 165 để xét xử chung trong một phiên tòa - chứ không phải tách một vế (nguyên nhân) gộp vào vụ án Nguyễn Đức Kiên, tách vế (kết quả) gộp vào vụ án Huyền Như).
Phải bảo đảm cặp phạm trù (nhân - quả) của điều 165 diễn ra trong cùng một phiên tòa - và Bộ luật tố tụng hình sự phải đáp ứng tính logic của Bộ luật hình sự - nếu Bộ luật tố tụng hình sự chưa bảo đảm được yêu cầu có tính nguyên tắc này, thì phải sửa đổi lại.
Nhìn vào thực tế hồ sơ vụ án, chúng ta thấy các hành vi của một số cựu lãnh đạo ACB ủy thác tiền gửi cho nhân viên gửi tiền vào Vietinbank đã quá rõ ràng và rất đơn giản. Thế mà người ta vẫn cố tình tách án ra khỏi vụ án Huyền Như (để nhập vào vụ án Nguyễn Đức Kiên) - Thì chỉ nhằm vào một mục tiêu giả định là: dồn án cho bầu Kiên, dồn hết hậu quả pháp lý về kinh tế và hình sự của Vietinbank cho Huyền Như (trong xét xử sơ thẩm vòng 1).
LHM/Danluan
-------------

2 nhận xét:

  1. Viettinbank đã phaỉ chi ra hàng chục nghìn tỷ, cùng với một số ngân hàng và đại gia khác giúp nhà nước csVN xóa bớt nợ tham nhũng của Vinashin, làm cho cơn phẫn nộ của người dân với đảng và nhà nước csVN ở vụ này giảm nhiệt.
    Vì thế, Viettinbank cùng với một số ngân hàng khác được ưu ái, có cơ hội thao túng thị trường tín dụng: tha hồ tăng lãi suất cho vay (những năm 2010-2012)để lấy lãi bù vào khoản đã chi này mà không gặp trở ngại naò từ phía đảng và nhà nước csvN.
    Bọn đó là bộ máy rửa tiền giúp Mafia đỏ .

    Trả lờiXóa