Ảnh minh họa |
Những năm kháng chiến chống Pháp, tôi làm chủ tịch
huyện Gò Quao trong vùng giải phóng. Cơ quan thường ở cùng nhà dân, dựa vào
dân. Một hôm, tôi đang ngồi làm việc ở phòng phía trong thì nghe bên ngoài có
tiếng lao xao. Mải mê đọc công văn, tôi không để ý lắm đến chuyện gì đang xảy
ra bên ngoài vì đã có các cô cậu văn phòng, văn thư lo rồi. Đột nhiên, có người
vén tấm vải che ngăn cách phòng tôi đi ào vào.
Tôi vừa kịp ngẩng đầu lên thì nhìn thấy một người đàn
bà khoảng ngoài ba mươi tuổi, da đen đúa, gầy gò, hình như là người Khmer. Chị
ta trông thấy tôi, ánh mắt sáng lên nửa như mừng nửa như giận. Bất thình lình
chị ta dùng hai tay nắm hai vạt áo giật mạnh đánh soạt một cái, bứt hết các
khuy cúc. Rồi chị ta xông thẳng đến bên tôi, hai tay nâng hai bầu vú teo tóp,
chìa sát mặt tôi và nói:
“Ông
chủ tịch bóp vú tôi đi! Ông chủ tịch bóp vú tôi đi!”.
Tôi hoảng hồn, né mặt qua một bên, chưa biết chuyện gì
xảy ra. Tại sao chị ta lại dám đến văn phòng Ủy ban huyện trong giờ làm việc
với bộ đáng như vậy và miệng thì kêu: “Ông chủ tịch bóp vú tôi đi!”.
Tôi nghiêm mặt nói: “Chị ngồi xuống, khép vạt áo lại rồi
có chuyện gì thì từ từ nói. Không thì tôi kêu người đuổi chị ra ngay”.
Nghe vậy, chị ta liền ngồi xuống, rơm rớm nước mắt:
“Ông chủ tịch à, ông không cho tôi bán heo, bán lúa ra thành để mua sữa cho con
tôi, nó đói quá nó khóc tắt tiếng rồi… Du kích bắt tôi, nói tôi làm bộ thiếu
sữa đế mang heo, mang lúa tiếp tế cho Tây. Tôi thiếu sữa thiệt mà, ông chủ tịch
bóp vú tôi đi, coi tôi nói thiệt hay tôi nói láo (dối)”.
Vậy 1à rõ rồi. Nhưng trong vùng giải phóng của ta lúc
đó, đâu có chỗ nào sản xuất sữa hộp, đâu có chỗ nào bán sữa tươi. Không cho bán
heo lúa ra thành thì chị ta không có bạc xanh (tiền Đông dương) để mua sữa hộp
cho con, còn nếu cho phép chị bán thì trái chủ trương của cấp trên lúc đó. Xin
nói thêm là cuối những năm 40, ta có chủ trương “bao vây kinh tế địch”, tức là
cấm dân vùng giải phóng bán sản phẩm nông nghiệp ra thành (vùng tạm bị địch
chiếm). Tôi làm chủ tịch huyện, không thể không thực hiện chủ trương ở trên,
cũng không thể ngồi nhìn trẻ sơ sinh thiếu sữa. Làm sao đây? Tôi nói: “Thôi chị
cứ về đi. Chiều đến đây tôi giải quyết”.
Chị ta đứng lên bước đi, nhưng lại quay mặt lại, vẻ
chưa hết lo lắng: “Ông chủ tịch không tịch thâu hàng của tôi chớ…”.
Chiều hôm đó, chị ta lại vào chỗ tôi, vẫn với chiếc áo
mất hết cả cúc, nhưng hai tay chị túm vạt áo kín lại và khoanh trước ngực, hình
như cả buổi trưa chị vẫn loanh quanh đâu gần đây chứ không về nhà vì ở xa… Tôi
lấy hai hộp sữa từ trong hộc ra, đặt trên bàn làm việc: “Chị cầm hai hộp sữa
này về cho cháu. Nhớ thêm nước cơm nước cháo. Sữa bây giờ hiếm lắm…”.
Chị vồ lấy hai hộp sữa, ôm chặt vào chiếc ngực lép,
dùng hai vạt áo đứt cúc túm chặt lại, miệng rối rít: “Cảm ơn ông chủ tịch, cảm
ơn ông chủ tịch”.
Tôi nói: “Chị cảm ơn lục cả ở chùa thì hơn. Sữa của
chùa, không phải sữa của tôi. Còn hàng của chị, chị cứ mang về”.
Chị bước ra, miệng vẫn cảm ơn, nhưng mắt vẫn chưa hết
vẻ lo lắng: “Nhưng mà hết hai hộp sữa này thì…”
–
“Thì lúc đó tính sau…”
Xin nói cho rõ thêm: Trưa hôm đó tôi đến ngôi chùa của
người Khmer trong vùng, vì tôi biết nhà chùa không bị buộc phải thực hiện “bao
vây kinh tế địch”, vài lần đến chùa công tác, tôi đã được mời uống cà phê sữa.
Nghe tôi kể, lục cả gửi tôi mang về cho chị hai hộp sữa…
Còn chủ trương “bao vây kinh tế địch” thì tôi đấu mạnh
với cấp trên, vì “bao vây kinh tế địch” trong khi kinh tế ta còn yếu kém quá
cũng bằng… “bóp cổ kinh tế ta”. Ai có kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ đều nhớ
khoảng mấy năm sau 1952 – 1954 gì đó – ta “cởi mở” hơn, vùng giải phóng chẳng
những có sữa cho trẻ em mà còn có bàn chải đánh răng cho người lớn… và cán bộ
thì có thể mua đèn pin hộp Wonder ở chợ ngã ba Đồng Cùng để tiện đi công tác
đêm hôm… Trong sự thay đổi chủ trương kịp thời này, tôi tin là có phần đóng góp
của câu chuyện “Ông chủ tịch bóp vú tôi đi” mà tôi đã nhiều lần kể cho các anh
ở Xứ ủy và Trung ương nghe…
Thanh Giao (Theo lời kể
của đ/c Phạm Sơn Khai, nguyên Hiệu
trưởng Trường Đại học Cần Thơ)/Blog
Kỳ Duyên/TTHN
--------------
Nay có bói cũng không ra một ông Chủ tịch huyện như thế! Thật "tội nghiệp" cho cái sự nghiệp của đảng ta. Không ai tiêu diệt, mà chính người cộng sản tự tiêu diệt mình. Những anh đàng hoàng, có tài, liêm khiết, thương dân đừng hòng có chân trong cấp ủy. Bầu cử từ cơ sở cấp phường, xã vừa qua cũng vậy. Vưỡn dàn cũ, chỉ hoán vị thay vai nhau thôi!
Trả lờiXóaTôi được biết, đảng bộ một xã có gần 300 đảng viên, nhưng chỉ có khoảng 100 đảng viên được đi dự đại hội. "Trên" quán triệt đến từng chi ủy chi bộ: "Anh nào hay phát biểu, thường đấu tranh, phê bình thẳng thắn là không cho làm đại biểu đi dự đại hội đảng bộ xã". Thế là các "diễn viên chính" của Đoàn kịch Đảng bộ xã cứ tha hồ diễn trò theo ý mình, theo kịch bản đã dựng sẵn. Dân chủ trong đảng cũng chỉ là hình thức mà thôi! Đó là chưa nói đến sự mập mờ của kiểm phiếu...Ban kiểm phiếu toàn người nhà của Bí thư đảng ủy và Chủ tịch xã!!!
XóaHình ảnh đẹp đẽ này chỉ còn thấy ở "Giai đoạn vàng" từ 1975 về trước, còn sau 1975 đến nay nó đã bị tuyệt chủng rồi và đúng như các Bác đã nói: Còn cái ông Chong, ông Dứa cứ tuyên ráo bậy bạ thế thôi, chứ CÓ SÀNG, CÓ LỌC gì đâu. Vẽ ra BÀU BÁN làm gì tổ tốn công, tốn của, tốn thời gian phỏng có lợi ích gì (!).
Xóa. Suy thoái nặng , giai đoạn cuối rồi . . Bây giờ có bà nào cả gan vạch vú ra như bà kia , có lẽ các ông bóp luôn , sữa hộp cũng chẳng có nốt . Chúng ăn của dân không chừa thứ gì mà .
XóaXin hỏi bạn Thái quang sinh: Cái chị nói: "ông chủ tịch bóp vú tôi đi", thì chị ấy thuộc dân trí thấp hay dân trí cao?
XóaCâu này Nặc danh22:30 nên hỏi Hà Minh huệ thì hợp hơn . Nếu câu trả lời là Thấp thì bạn đấm hay tát vào mặt lão ấy thì tùy .
XóaChào bạn ND 22:30
XóaTheo tôi, chị ấy văn hóa cao hơn ông Phó CT Hội Nhà báo Hà Minh Huệ, vì chị ấy nói thẳng nói thật: Lính của ông nói là tôi nói dối, có sữa, chẳng qua đi tiếp tế cho Tây. Chị đã dám đến thẳng ông Chủ tịch huyện để ông ta trực tiếp kiểm tra mà dạy lính, đồng thời trả heo, lúa để chị đem bán lấy tiền mua sữa cho con. Không những văn hóa đối nhân xử thế cao mà còn có bản lĩnh, thông minh, biết cửa nào kiện nhanh nhất.
Còn tay Huệ, làm báo lâu năm phải biết dân trí nước ta đâu có thấp, biết là nói sàm nói bậy, nhưng vì nịnh trên nên không nói thẳng nói thật, cốt lấy lòng, vuốt ve theo ý lãnh đạo.
Cảm ơn đã cùng chia sẻ!
Nặc danh22:30 Ngày 08 tháng 06 năm 2015 nên hỏi con trai của NĐManh, nguời bị cha cướp vợ.
XóaBây giờ quan trên bóp vú cán bộ, nhân viên nữ là chuyện thường. Không cho bóp còn khuya mới lên chức lên lương. Mà có bóp không đâu, phải dzô hotel vừa bóp vừa ...bíp chớ.
Trả lờiXóaĐa số cán bộ ta thời kháng chiến đáng quý. Còn cán bộ ngày nay thì như những con quỷ đực khát tình.
Đa số cán bộ ta thời kháng chiến đáng quý. Còn cán bộ nó ngày nay thì đáng quỷ!
XóaHoàng Văn Thực19:47 Ngày 08 tháng 06 năm 2015 nói rất đúng thực trạng các "đại hội đại biểu đảng bộ xyz" hiện nay và đại họa toàn cướp cũng vâỵ.
Xóacái trò "tiếp xúc cử tri" cũng như thế, từ bản chất đã chỉ muốn nghe nói dối, báo cáo sai, và nịnh bợ tự sướng rồi.
Đảng ta sáng suốt lắm! Hồi năm 79-80 thế kỷ trước Đảng coi chè là hàng quốc cấm. Làng tôi có con mẹ dấu hai kí lô chè vào bụng giả làm bà chửa vào làng bán cho người nghiện chè bị Đảng bắt được giải lên ủy ban giam suốt mấy ngày. Phá rừng chở măng về xuôi thì Đảng khuyến khích. Chè trồng ở trung du nhưng không được đem về xuôi vì do Nhà Nước thống nhất quản lý. Lương thực Đảng cũng cấm tiệt. Có ông già và cô con dâu ở Thái Bình lên Chiêm Hóa, Tuyên Quang xin người nhà được hai bao săn tươi và một bao săn khô mang về cứu lũ con, cháu xắp chết đói. Đến Vĩnh Yên Đảng bắt được co chân đạp rừ nóc xe xuống tịch thu sạch, bất chấp ông già quỳ xuống lạy như tế sao. Đảng cấm làm bún, phở vị để không lãng phí lương thực. Ai nói: "Ăn bún thì thôi ăn cơm, đi đâu mà lãng phí" liền bị Đảng gô cổ ngay. Sau "giải phóng" Đảng cấm mang lương thực vào thành phố nên ở Sài Gòn có BA người chết vì chục cân gạo. Khi đó có bà gìa đi xe đò từ Long An về Sài Gòn giấu hơn chục cân gạo hẩm bị công an phát hiện và tịch thu sau hồi quát tháo. Bà quỳ xuống lạy công an của Đảng tha cho vì bà bào có con trai là ngụy đã chết trân để lại cho ba 3 đứa cháu nội nheo nhóc. Mẹ chúng đã bỏ theo một anh du kích nào đó rồi. Anh công an của Đảng kiên quyết không cho và thịch thu gạo. Bà cụ nói nếu Đảng tịch thu gạo thì bà sẽ nhảy và bánh ô tô mà chết chứ không thể về nhìn ba đứa cháu chết đói được. Thấy vậy một anh bô đội trên cùng chuyến xe can thiệp đề nghị tha cho bà cụ và cho bà cụ mang gạo về. Anh công an của Đảng quât anh bộ đội lui ra để cho anh làm việc. Tưởng chỉ dọa không ngờ bà cụ tuyệt vọng lao mình vào chiếc xe đang chạy qua tự tử. Anh bộ đội trong phút quá xúc động rút súng bắn chết đồng chí công an của Đảng. Thấy vậy mấy công an khác của Đảng cạnh đó liền lao đến bắn chết ngay anh bộ đội. Ba người chết vì chục cân gao Đảng kính yêu ạ ! Cả đơn vị anh bộ đội hóa ra đóng quân ở không xa đó liền kéo đến phá tan đồn công an. Những việc đó và cả ngàn vạn việc tương tự xẩy ra khắp nơi ở mành đất hình chữ S được đặt dưới sự lãnh đạo sáng suốt, thiên tài của "Đảng Ta" đấy. Nay Đảng đang sáng suốt đưa đất nước lên CNXH, may ra đến cuối thế kỷ này sẽ nhìn thấy CNXH ở đâu đấy xem hình thù nó vuông, tròn, phồng dẹp ra làm sao. Nếu phải bóp vú kẻ đói rách mà kiên định được con đường đi lên CNXH thì Đảng ngán gì mà không bóp.
Trả lờiXóaChế độ ta tồn tại là nhờ nhiều vào súng đạn, nhà tù, trại giam, dối tra, mỵ dân, ít dựa vào lòng dân lắm. Nhà nước ta đang chuyển dần từ nhà nước 1975 sang nhà nước cảnh sát
XóaĐến bây giờ mà lãnh đạo ĐCS VN vẫn chưa sáng mắt ra đó mới là chuyện lạ
Trả lờiXóaTại sao ư???
Bởi 85 năm VN có ĐCS thì cái ác, sự tham lam, vô cảm đã nhiễm quá sâu vào con người lãnh đạo.
Tôi là U 62 đã nhiều lần đau đớn chứng kiến cán bộ hèn với kẻ cướp, ác với dân
và hiện tượng này giờ trở thành bản chất của lãnh đạo ĐCS VN
Tôi nghĩ đây là bài học kinh điển có thể đưa vào SGK để dạy các quan xã trở lên học thời vụ ở các trường chính trị ở các tỉnh, nhưng than ôi các quan đâu dễ lọt tai!, vì vậy mới có chủ trương của đảng, điều luật của NN, thông tư chỉ thị của chính phủ từ phòng lạnh mà ra cứ như trên trời rơi xuống dân đen.
Trả lờiXóađính cao trí tuệ của ta có nhiều sáng kiến hay phết : bao vây kinh tế tây trong khi mình đang chết đói ., tiêu thổ kháng chiến hô hào dân mang bàn ghế ra ...cản xe tăng ...v.v.....
Trả lờiXóarồi bao cấp, hợp tác xã tới khi gần chết đói cả nước thì bừng tỉnh lập công lao đổi mới
bó toàn thân ...
kinh nhất là nó bó cả bộ não của dân.
Xóa=> Sau cùng cũng chỉ để hành hạ con người mà thôi ! đó là bản chất của họ !
Trả lờiXóaNgười Khmer, Lào quá chân thật so với bọn Việt gian.
Trả lờiXóaRồi sẽ đến lúc đảng và nhà nước csvn Bóp vú phụ nữ để nặn bóp đến cả giọt sữa của người dân, nếu hết sạch không còn tài nguyên gì để khai thác, không còn vay nợ được của quốc tế, mà người ta đòi nợ, hi thuế phí không còn gì để đánh vào người dân, khi mà nuôi quá nhiều bộ máy công an để sẵn sàng đập dân giữ cho đảng cầm quyền được "ổn định chính trị"
Trả lờiXóaBùi Bồng ơi ! Mình biết bạn yêu Văn, Thơ từ bé, bạn có thấy ý nghĩ và việc làm của người cán bộ trên là rất cao đẹp không ?. Còn bây giờ mỗi khi phải nhìn, phải nghe những việc làm, lời nói của cán bộ, đảng viên; đặc biệt là việc làm, lời nói của CB, ĐV có chức, có quyền, trong đó có CB,ĐV to nhát. Tôi khong khỏi suy tư về long tin yêu Bồng a, . Bồng có thể chia sẻ không ?.
Trả lờiXóaCán bộ đảng viên ngày xưa , kể cả có chức có quyền (lãnh đạo) phần nhiều có lối sống, cách sống , đạo đức trong sáng, liêm khiết, thực tâm vì việc nước, vì dân, biết thương, thông cảm với những hoàn cảnh của dân, sâu sát dân, gánh vai giúp dân. Còn lãnh đạo ngày nay, vô cảm với mọi người dân, mặc kệ mọi nỗi thống khổ, oan ức, chỉ biết vơ tiền, không những tham mà ác. Cho nên, cũng đảng Lao động, sau này CS, nhưng nay bị thoái hóa , biến chất, tư lợi, vô cảm, nhẫn tâm, đã thoái hóa, biến chất, sinh bất công, vô trách nhiệm với việc được giao. Dân không tin, chán ghét, coi thường, thậm chí hận thù, cũng phải!
XóaTừng là đảng viên từ hồi còn đảng hiệu "đảng lao động VN", từng viết đơn bằng máu xin đi chiến đấu...và cũng từ cách đây vài năm, tôi cũng có nhận xét như anh Bồng. Nhưng, vài năm lại đây, phân tích về cách giành và giữ quyền lãnh đạo của đảng csVn và các đảng cs nói chung từ trước đến nay, cách đôí xử với nhân dân và dân tộc hiện nay của đảng, tôi khẳng định, những cán bộ đảng viên thế hệ chúng ta mà anh nói là "lối sống, cách sống , đạo đức trong sáng, liêm khiết, thực tâm vì việc nước, vì dân, biết thương, thông cảm với những hoàn cảnh của dân, sâu sát dân, gánh vai giúp dân" chỉ là những con tốt thí của đảngcs, bị những người cầm đầu đảng lừa bịp và lợi dụng trong điều kiện và giai đoạn chưa giành trọn quyền lực cho đảng với dân tộc mà thôi.
XóaKhổ quá, cái bối cảnh mà thiếu phụ xông vô gặp Chủ tịch là cái thời chính quyền ...ở nhờ nhà dân, giặc càn thì dân chỉ đường chạy,... thì dân mới dễ gặp cán bộ như rứa. Còn bây giờ muốn gặp được quan (từ lớn đến nhỏ) còn khó hơn gặp quan phụ mẫu thời PKĐQ. Hên lắm là gặp cán bộ "một cửa", chứ làm sao gặp được "lãnh đạo" mà nuối tiếc ...hình ảnh xưa kia chứ!
XóaĐảng hiện nay không những dối dân mà còn mánh khóe, thủ đoạn với các đảng cầm quyền khác ucra các nước "giãy chết". Nếu xét về nguyên lý CN M-L thì là thù địch. Biết ĐCS không thắng được nên đã dùng chiêu bài vuốt ve. Khi gặc các ĐCS đã bị thất quyền thì vẫn âm thầm "yêu thương" nhau. Một lần đoàng ông Trọng qua Ấn Độ, mang theo vài chục nghìn dollars Mỹ để cho ĐCS Ấn Độ. Tiền này của ai nếu không phải tiền thuế của dân?
Trả lờiXóaChế độ phong kiến hay độc tài nào cũng vậy, đầu tiên là vì dân ... sau rồi thoái hóa dần và bị lịch sử loại bỏ !!!
Trả lờiXóa