Cho ý kiến vào Dự thảo Bộ luật Dân sự
sửa đổi đang được Quốc hội xem xét cho ý kiến, Đại biểu Quốc hội, ông Nguyễn
Ngọc Hải, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang lo
ngại, nếu dựa vào lãi suất cơ bản để khống chế lãi suất cho vay trong giao dịch
dân sự, thì hàng loạt hợp đồng vay vốn bị vô hiệu.
- Thảo luận Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi tại tổ,
đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đồng tình với quy định dựa vào lãi suất cơ bản
để khống chế lãi suất vay vốn. Vì sao ông lại không đồng ý?
- Theo Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi
(Điều 483), trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất, thì lãi suất thỏa
thuận không được vượt quá 200% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố,
trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Tôi không đồng tình với
quy định này, vì lãi suất cơ bản trên thực tế là lãi suất tái cấp vốn, lãi suất
chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu do Ngân hàng Nhà nước công bố. Các loại lãi
suất này là công cụ điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, dựa
vào cung cầu tiền tệ trên thị trường và định hướng điều hành lãi suất, ngân
hàng trung ương đưa ra các loại lãi suất khác nhau nhằm cung tiền hoặc hút tiền
trên thị trường.
Lãi suất cơ bản không phản ánh lãi suất
thị trường tại thời điểm công bố, mà chỉ có tính định hướng thị trường thì
không thể căn cứ để xác định khoản vay nào đó là vi phạm hay không vi phạm pháp
luật.
Hơn nữa, lãi suất cơ bản không chia ra
làm nhiều loại ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn; không chia ra nhiều mức lãi
suất khác nhau, trong khi đó, quan hệ vay mượn trên thị trường có rất nhiều mức
lãi suất dựa vào nhiều yếu tố như quan hệ giữa người cho vay và người đi vay,
thời hạn vay, tài sản bảo đảm, mức độ khả thi của dự án, khả năng trả nợ… Vì
thế, không nên lấy lãi suất cơ bản làm căn cứ để xác định lãi suất vay mượn
trong giao dịch dân sự.
- Dường như ông còn băn khoăn về quy định, lãi suất
thỏa thuận không được vượt quá 200% lãi suất cơ bản?
- Tôi không hiểu căn cứ vào đâu mà Ban
soạn thảo lại nâng mức trần cho vay không được vượt quá 200% lãi suất cơ bản.
Khi đưa Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi ra hội trường thảo luận (ngày 25/6), tôi
sẽ tranh luận xem vì sao lại đưa ra mức 200%, mà không phải là 250%, 300% hay
cao hơn?
Tôi lo ngại rằng, nếu quy định như trong
Dự thảo được giữ nguyên, thì hàng loạt hợp đồng vay vốn ngoài hệ thống ngân
hàng sẽ bị vô hiệu, thậm chí sẽ có nhiều vụ kiện tụng vì vi phạm pháp luật
trong hợp đồng vay vốn.
- Dựa vào đâu mà ông nghĩ như vậy?
- Giả sử mức khống chế vẫn ấn định là
200%, lãi suất cơ bản hiện tại là 9%/năm, như vậy, lãi suất cho vay không được
quá 18%/năm. Trên thị trường tiền tệ, hiện nay, lãi suất cho vay của hệ thống
ngân hàng dao động 10-12%/năm, còn các định chế tài chính khác cho vay tiêu
dùng, cho vay mua nhà, mua xe ô tô… dao động 15-18%/năm. Trong trường hợp khách
hàng không trả được nợ, theo quy định, lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất
trong hợp đồng vay vốn như vậy sẽ có hàng loạt hợp đồng bị vô hiệu vì vượt quá
mức trần tối đa là 18%/năm. Thậm chí, dựa vào quy định này, người vay vốn cố
tình chây ỳ không trả nợ đúng hạn.
- Nhưng Ngân hàng Nhà nước có thể nâng lãi suất cơ bản?
- Như tôi đã nói, lãi suất cơ bản là lãi
suất điều hành chính sách tiền tệ, định hướng lãi suất trên thị trường tiền tệ,
là tín hiệu được ngân hàng trung ương phát ra cho thị trường rằng, chính sách
tiền tệ trong thời gian tới nới lỏng (giảm lãi suất) hay thắt chặt (tăng lãi
suất), chứ không phải là lãi suất thị trường.
Nếu dựa vào lãi suất thị trường, ngân
hàng trung ương điều chỉnh lãi suất cơ bản thì lãi suất cơ bản không còn ý
nghĩa điều hành chính sách tiền tệ, định hướng thị trường tiền tệ. Nếu ngân
hàng trung ương điều chỉnh lãi suất cơ bản dựa vào lãi suất thị trường thì vô
cùng nguy hiểm. Cụ thể, lãi suất trên thị trường đang tăng, ngân hàng trung
ương tăng lãi suất cơ bản thì chẳng khác gì “đổ thêm dầu vào lửa”, sẽ khiến lãi
suất trên thị trường tiếp tục tăng và cái vòng luẩn quẩn tiếp tục là ngân hàng
trung ương lại tăng lãi suất cơ bản.
- Theo ông, dựa vào lãi suất nào để khống chế mức
trần lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự?
- Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào lãi suất
cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của một số ngân hàng thương mại lớn để
tính toán và công bố thường xuyên, định kỳ và bất thường lãi suất cho vay trong
giao dịch dân sự. Mức lãi suất này cũng được chia ra loại ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn, dựa vào đây, người cho vay và đi vay sẽ biết được hợp đồng giao
dịch có vi phạm pháp luật hay không. Còn mức khống chế tối đa lãi suất là 200%,
250%, 300% lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố thì phải tính toán lại.
- Sao không dựa vào lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ
hạn 5 năm làm chuẩn để xác định lãi suất trong giao dịch dân sự phi ngân hàng,
thưa ông?
- Cũng có ý kiến đề nghị nên lấy lãi
suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm làm chuẩn, vì hàng tháng, Bộ Tài chính
tổ chức nhiều đợt đấu thầu trái phiếu để huy động vốn cho ngân sách nhà nước.
Theo tôi, không nên căn cứ vào lãi suất
trái phiếu chính phủ để áp vào lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự. Vì lãi
suất này không phản ánh lãi suất thực trên thị trường tiền tệ, khi nào ngân
sách cần sử dụng khối lượng tiền lớn, Bộ Tài chính có thể huy động với lãi suất
cao và ngược lại. Hơn nữa, hàng tháng, Bộ Tài chính tổ chức nhiều đợt đấu thầu
trái phiếu chính phủ khiến việc xác định lãi suất trong giao dịch dân sự khó
kiểm soát.
Mạnh Bôn/ĐTO
------------
- effective interest rate - lãi suất thực tế.
Trả lờiXóaLãi suất được điều chỉnh theo thời gian để thể hiện đúng thực sự số tiền lãi phải trả cho số tiền thực vay. Lãi suất thực tế khác với lãi suất danh nghĩa (explicit interest rate) là lãi suất được ghi rõ ràng trên hợp đồng tín dụng. Một ví dụ dễ thấy nhất là lãi trả cho tiền gửi kỳ hạn. Ở đây lãi suất thực tế khác với lãi suất danh nghĩa, tùy thuộc vào việc lãi được trả kép theo ngày, tháng, hay một cách khác. Thời gian trả lãi càng nhanh thì lãi suất thực tế càng lớn.
Khống chế Trần-Sàn là vô nghĩa. Khách hàng và Ngân hàng luôn dựa trên cơ sở Win-Win để giao dịch.
- Đội tuyển bóng đá CHXHCNVN vừa thua Myanmar 1-2, như thường lệ vẫn là "thua trên thế thắng". Quả thua đầu do bị đá phạt đền, do Ngọc Thắng dùng tay đẩy bóng trong khi bị Myanmar đá phạt trực tiếp. BLV trên "Bong da TV" nói "Ngọc Thắng để bóng chạm tay"? Tài năng của anh ta nên phát huy tại bộ phận tuyên giáo!
Thừa giấy làm chi chẳng vẽ voi!
Trả lờiXóa"quốc hội" thừa hơi bàn chuyện tào lao ở cái xứ mà "luật" có giá trị gì đâu: Ngay cái luật cơ bản nhất và quan trọng nhất là Hiến pháp còn không được thi hành thì bàn và "quyết" để làm gì hỡi các ông bà "nghị gật"?