Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

CÁI CHẾT ĐƯỢC BÁO TRƯỚC!

Hơn 750 tỷ đồng các ngân hàng cho vay,
giờ chỉ còn lại đống sắt gỉ sau 6 năm vứt giữa nắng mưa
                                                              (Ảnh: Internet)
* TÔ VĂN TRƯỜNG
Báo chí đã đăng thông tin nhà máy thép Hà Tĩnh (Vũng Áng) bị phá sản phải đóng cửa. Đây là Liên hợp Gang Thép Vạn Lợi Hà Tĩnh được đưa vào Qui hoạch theo Quyết định số 694/QĐ-BCT ngày 31/01/2013, công suất sản xuất là 0,5 triệu tấn phôi thép vuông/năm, đi vào sản xuất từ 2020.
Thực ra, Liên hợp này khởi công từ  2008 và sẽ đi vào sản xuất năm 2010, đã mua sắm nhiều thiết bị của Trung Quốc và gặp “trục trặc” về vốn từ 2009, đến 2010 đã phải dừng lại. Nhưng Bộ Công Thương vẫn đưa vào Qui hoạch!? Đó là cái chết được báo trước! Hay nói theo cách khác, tư duy kiểu ấy, không chết mới là lạ!
                             >> Dự án nghìn tỉ chết, ngân hàng ‘chia đống sắt vụn'  
Cái chết được báo trước
Theo tìm hiểu của báo Người lao động n   hà máy Thép Vạn Lợi do Công ty CP Gang thép Hà Tĩnh làm chủ đầu tư, xây dựng tại Khu Kinh tế Vũng Áng (xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) bị bỏ hoang nhiều năm nên hiện nay, các hạng mục công trình, trang thiết bị máy móc nhập về đã bị hoen gỉ, xuống cấp. Trong biên bản làm việc ngày 30-1-2015 và 24-4-2015 gửi Ban Quản lý Khu Kinh tế Hà Tĩnh cùng Công ty CP Gang thép Hà Tĩnh, chủ đầu tư xác nhận không thể khởi động lại dự án.
Tổng vốn đầu tư vào dự án này đã lên tới gần 1.000 tỉ đồng. Trong đó, hơn 750 tỉ đồng là vay của các ngân hàng, nhiều nhất là VDB với 620 tỉ đồng, Vietcombank 70 tỉ đồng, BIDV 50 tỉ đồng. Trả lời báo chí, đại diện một ngân hàng đặt chi nhánh ở Hà Tĩnh cho chủ đầu tư vay tiền cho rằng hồi năm 2008, vì “nghe theo lời kêu gọi” của tỉnh nên các ngân hàng mới cho vay. Tài sản thế chấp là dự án thì ngân hàng có nguy cơ mất trắng vì dự án giờ đây chỉ là đống sắt vụn.
Quy hoạch phát triển thép cung gấp 2,5 lần cầu
Nói một cách tổng quan, quy hoạch là dự kiến bố trí, sắp xếp các hợp phần của một tổng thể theo không gian, thời gian làm cơ sở cho kế hoạch dài hạn nhằm đạt đến mục đích đã đề ra. 
Trong quy hoạch phát triển ngành thép đã đưa ra con số sản phẩm theo từng thời kỳ như sau:
Sản phẩm
Giai đoạn 2007-2012,                              xây dựng 20 nhà máy, x 1000 tấn/năm
Giai đoạn 2013-2020 có xét đến 2025,  xây dựng 44 nhà máy, x 1000 tấn/năm
Gang, sắt xốp
0,25
32,65
Phôi vuông
4,19
21,44
Phôi dẹt

25,50
Thép dài
3,88
14,80
Thép dẹt cán nóng
0,60
23,25
Thép dẹt cán nguội
1,40
2,88

Tổng công suất sản xuất thép các loại (thép dài, thép dẹt cán nóng và thép dẹt cán nguội):
Giai đoạn 2007-2012 :        5, 88 triệu tấn/năm  
Giai đoạn 2013-2020:         40,91 triệu tấn/năm
Còn phải kể đến các nhà máy thép đã có và đang sản xuất  như Công ty Gang Thép Thái Nguyên, Công ty Thép Miền Nam, Thép Hòa Phát, Thép Vạn Lợi, Thép Việt,  sản xuất khoảng 9,5 triệu tấn thép các loại, trong đó thép dài cho xây dựng là 6 triệu tấn và thép dẹt cán nóng 1,8 triệu tấn/năm.
Trong khi đó Bản Qui hoạch phát triển sản xuất thép đưa ra nhu cầu các loại thép (thép dài-cho xây dựng, thép dẹt cán nóng và thép dẹt cán nguội):
Năm 2013:     14 triệu tấn
Năm 2015:     16 triệu tấn
Năm 2020:     24 triệu tấn
Năm 2025:     37 triệu tấn
Như vậy, tổng công suất sản xuất tới 2020 gồm công suất của các nhà máy xây dựng trước 2007, xây dựng trong giai đoạn 2007-2012 và xây dựng trong giai đoạn 2013-2020 lên tới gần 60 triệu tấn/năm, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ thép của 2020 là 24 triệu tấn.
Số liệu trên cho thấy con số Qui hoạch lớn gấp 2,5 lần so với nhu cầu tiêu thụ. Botay.com!
Thảm cảnh Dự án thép tổng mức đầu tư gần 2000 tỷ
(các ngân hàng cam kết vốn hơn 80%) đình trệ từ 2010.
            Lỗi do ai?
Bản Qui hoạch phát triển ngành thép được xây dựng không dựa trên luận cứ cơ sở khoa học và phương pháp luận tin cậy mà chỉ là bài tính cộng các dự án tự phát hoặc do nước ngoài đầu tư, mang tính mong muốn, giải pháp mang tính đạo lý, chung chung. Nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong nước như quặng sắt Thạch Khê, măng gan, crômite Cổ Định, Than,…không được đề cập đến, phải phát triển như thế nào, tiếp tục điều tra bổ sung ra sao, nguồn sắt thép phế trong nước như thế nào?. Bản quy hoạch không hề đề cập đến nguồn vốn vv…
Bộ Công thương phải chịu trách nhiệm về bản quy hoạch phát triển thép rất tù mù này vì cung lớn gấp 2,5 lần cầu. Trong tổng công suất 60 triệu tấn này, khu vực tư nhân chiếm 70 %, công ty quốc doanh chiếm 30 %. Đáng mừng là vai trò của lĩnh vực tư nhân chiếm chủ đạo cung cấp “cơm” cho ngành công nghiệp.
Như vậy, bản Qui hoạch lập ra chủ yếu để khu vực tư nhân tham gia. Có điều đầu tư vào ngành thép đòi hỏi vốn rất lớn, tiêu thụ năng lượng và nguồn nước rất lớn, và gây ô nhiễm nặng môi trường, chiếm đất rất nhiều. Trong khi tư nhân Việt Nam nguồn vốn không nhiều (có thể nói là không có vốn), cho nên thường có những đối tác bên ngoài đứng đằng sau.
Doanh nghiệp – nhất là tư nhân có vốn, có lãi và có cơ chế thì họ làm, còn không thì chỉ chiếm chỗ để đấy khi có thời cơ thì làm hoặc để bán lại. Như vậy, làm sao có thể nói rằng là doanh nghiệp tư nhân họ bỏ vốn ra để “thực hiện đường lối công nghiệp hóa” ?
Cũng chính vì lãnh đạo Hà Tĩnh tập trung vào Liên hợp thép Vũng Áng Formosa của Đài Loan và Liên hiệp Gang Thép Vạn Lợi mà Dự án Gang Thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam (VSC) không thể triển khai được. Đương nhiên, các ông chủ tư nhân “uyển chuyển”, xây đắp quan hệ tốt hơn là doanh nghiệp quốc doanh như VSC.
Dự án của VSC này xuất hiện từ thời ông Lê Duẩn với ý đồ ban đầu sản xuất 1,5 triệu tấn thép từ quặng sắt Thạch Khê do Liên Xô giúp. Dự án (đã được ghi trong Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ 3) do ông Hồng Long Thứ trưởng Bộ Cơ khí-Luyện kim đứng đầu (một đại tá đã bắt sống trung tá Pierre Charton trong chiến dịch Cao Bằng năm 1950).  
Nhưng Liên Xô đâu có nhiều tiền để giúp Việt Nam  thực hiên bao nhiêu dự án “khung ” lúc đó, nào là Nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh, khai thác chế biến quặng bô xít Đak Nông, nhà máy luyện nhôm Ma Mèo ở Lạng Sơn…Còn mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh khó khai thác đến nỗi liên danh Krupps (Tây Đức)-Mitsui (Nhật Bản) và Glenco (Nam Phi) đành phải “goodbye”, rồi BHP Billiton tập đoàn khai khoáng lớn nhất thế giới cũng không giám sờ tới.  Sau đó, VSC liên doanh với tập đoàn Tata Ấn Độ, nhưng không thể triển khai được trong đó có vấn đề địa điểm, vấn đề quyền được sử dụng sắt Thạch Khê cho luyện thép. Cho tới nay thì Dự án của VSC không còn nữa, quặng sắt Thạch Khê cũng “đắp chiếu” nằm yên tại chỗ.
Vạn Lợi chắc không thể thực hiện được dự án này, nhưng phải tìm cách bán hay nhượng lại để gỡ một ít vốn.
Thời buổi này, chắc không có công ty thép Việt Nam nào có khả năng nhẩy vào vì vốn không có, vì không thể tiếp nhận một đống thiết bị Trung Quốc đưa về từ 2009. Tuy nhiên, đây lại là miếng mồi rất ngon cho Trung Quốc để “xây lô cốt” trên 200 ha đất đắc địa về địa lý này. Kiểu này cũng sẽ lập lại đối với dự án luyện nhôm Trần Hồng Quân ở bô xít Tây Nguyên  (lưu ý rằng tiềm lực Vạn Lợi hơn hẳn Trần Hồng Quân vì Vạn Lợi đã có nhiều dự án thép ở Hải Phòng, Vũng Tàu.). Bài học theo vết xe đổ rồi sẽ cũng đấu thầu thiết bị và Trung Quốc lại thắng thầu cung cấp.
Cảnh báo, một khả năng nữa là Formosaxin nhận luôn, mở rộng Liên hợp của mình thêm 200 ha nữa. Dù là công ty Trung Quốc khác hay Formosa tiếp nhận, thì sẽ hình thành một khu kinh tế của Trung Quốc rộng lớn nằm giữa nước Việt Nam, người ta không thể biết Trung Quốc làm gì bên trong đó. Một khả năng nữa là làm sống lại dự án “1,5 triệu tấn” của ông Lê Duẩn?
Công ty Formosa của Đài Loan Trung Quốc đang khai thác Vũng Áng, công nhân chủ yếu là người Trung Quốc lục địa. Formosa đã từng xin được tự trị ở Vũng Áng nhưng không được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam!. Trong đó, cái họ quan tâm là vị trí chiến lược của Vũng Áng, có cảng nước sâu Sơn Dương, đối diện với Hải Nam Trung Quốc , có những cán bộ sẵn sàng bán đứng đất cho "dự án" và sẵn sàng làm ngơ để Trung Quốc đào đường ngầm ngay trong nhà mình mà không cần biết.!
Việt Nam chưa có chính sách phát triển công nghiệp thép
Thảo luận với một chuyên gia công tác lâu năm trong ngành công nghiệp nặng, và chuyên gia quốc tế, chúng tôi có chung nhận thức Việt nam chưa có chính sách phát triển công nghiệp thép. Bởi vì để đảm bảo cho phát triển bền vững và hiện đại công nghiệp thép và ngăn chặn việc xây dựng các nhà máy thép yếu kém, các chỉ số kinh tế, công nghệ và chất lượng phải đạt các yêu cầu như sau:
- Diện tích lắp đặt một máy thiêu kết ít nhất phải 180 m2, chiều cao một buồng lò  cốc ít nhất là 6 m, thể tích hữu dụng của một lò cao ít nhất 1.000 m3, công suất danh định của một lò thổi ô xy (BOF) ít nhất là 120 tấn, và của một lò điện hồ quang (EAF ) là 70 tấn.
- Xây dựng các nhà máy thép mới ở cảng nước sâu phải có lò cao với dung tích hữu ích ít nhất là 3.000 m3, lò thổi ô xy ít nhất 200 tấn, và công suất nhà máy với ít nhất 8 triệu tấn thép thô/năm.
- Các nhà máy thép phải đạt được các chỉ tiêu kinh tế sau: tiêu thụ năng lượng để sản xuất 1 tấn thép thô là 0,7 tấn than tiêu chuẩn qui đổi hoặc thấp hơn đối với lò cao, 0,4 tấn hoặc ít hơn đối với lò điện hồ quang. Tiêu thụ nước để sản xuất 1 tấn thép thô là 6 tấn hoặc thấp hơn đối với lò cao, 3 tấn đối với lò điện hồ quang, tỷ lệ nước tuần hoàn là 95 % hoặc cao hơn.. Các chỉ tiêu khác liên quan đến tiêu thụ điện ít nhất bằng mức trung bình của các công ty thép cỡ trung hàng đầu.
- Tất cả các nhà máy phải đáp ứng tiêu chuẩn phát thải quốc gia và địa phương.
- Tất cả lò cao mới được trang bị với máy phát điện để sử dụng nguồn nhiệt và áp lực dư thừa. Tất cả lò cốc phải được trang bị thiết bị làm nguội khô cốc, thiết bị thu bụi, và thiết bị khử lưu huynh đối với khí cốc. Lò cốc, lò cao, và lò chuyển phải được lắp đặt thiết bị tái chế khi than và khí cốc, nơi nào sử dụng lò điện hồ quang thì phải lắp thiết bị tái xử lý bụi và khói.
- Phù hợp với các nguyên tắc của kinh tế quay vòng, các công ty thép cần xây dựng các hệ thống xử lý nước thải và xỉ. Những công nghệ như là làm nguội khô cốc, tái chế khí than và khí cốc, thì cần lắp đặt máy phát điện chạy bằng khí than, hơi nước và áp dực dư thừa của lò cao, và khói, bụi và tái chế xỉ để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, sử dụng tốt hơn các nguồn năng lượng, và bảo vệ môi trường tốt hơn.
- Khuyến khích công nghiệp thép tạo ra năng lực phát minh, sáng chế. Các công ty thép cần thiết lập các bộ môn thí nghiệm và phát triển; xây dựng, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất thép tiên tiến như là đúc tấm liên tục và giảm nhiệt độ nóng chẩy.
- Các công ty thép cần nhanh chóng áp dụng công nghệ sản xuất thép tiên tiến và các thiết bị như thiết bị nạp liệu, tuyển chọn vật liệu, làm giầu oxygen và phun than bột, qui trình sử lý ban đầu đối với thép lỏng, lò cao có dung tích lớn, nung chẩy phát sinh đối với lò chuyển, đúc liên tục, cán liên tục, cán và làm nguội được khống chế.
- Các công ty cần nội địa hoá thiết bị, nâng cao trình độ nghiên cứu và phát triển, thiết kế và chế tạo đối với những công nghệ quan trọng và thiết bị. Chính quyền trung ương sẽ hỗ trợ các dự án thép quan trọng sử dụng các thiết bị do trong nước mới phát triển như là bỏ thuế, cấp kinh phí nghiên cứu và vốn phụ trợ.
- Huỷ bỏ các công nghệ và thiết bị đã lạc hậu. Không được phép xây dựng các dự án sản xuất thép và gang, cốc không đạt tiêu chuẩn. Huỷ bỏ những công nghệ và thiết bị như là thiết bị thiêu kết, lò cốc (kể cả lò đã được nâng cấp ), lò luyện gang, lò cao với dung tích lò dưới 300 m3 (trừ những lò của các công ty đúc ống), lò thổi ô xy với công suất danh định dưới 20 tấn, lò thép hồ quang điện với công suất danh định nhỏ hơn 20 tấn (trừ những lò của các công ty đúc và sản xuất thép hợp kim chất lượng), lò cảm ứng trung tần, và nhà máy cán thép nhỏ đã cũ, lạc hậu.
- Chính sách đối với nhập khẩu thiết bị và công nghệ: Khuyến khích các công ty thép áp dụng thiết bị và công nghệ trong nước, và giảm sự lệ thuộc vào nhập khẩu. Chỉ thiết bị và công nghệ tiên tiến và thực dụng và không có trong nước thì mới được nhập khẩu. Cấm nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng, lạc hậu.
- Khuyến khích các công ty thép phát triển theo hướng tập trung và chuyên môn hoá, sử dụng những công nghệ chu trình ngắn để sử dụng thép phế. Không khuyến khích sử dụng lò điện hồ quang loại nhỏ gây ô nhiễm môi trường và tiêu thụ năng lượng cao và cả lò cao nhỏ. Khuyến khích các công ty sản xuất thép đặc biệt làm ra những sản phẩm thép đặc biệt dùng trong công nghiệp quốc phòng, vòng bi, khuôn mẫu chịu nhiệt, chịu lạnh và thép không gỉ vv...
Thay cho lời kết
Quy hoạch phát triển ngành thép, sản lượng cung gấp 2,5 lần nhu cầu. Mỏ Thạch Khê chết chưa chôn, Công ty thép Vạn Lợi phá sản vv… Cái chết được báo trước, trách nhiệm trước hết là Bộ trưởng Công Thương là người có chức năng lập quy hoạch phát triển ngành thép. Rất tiếc tình trạng này là hậu quả đã được dự báo trước từ lâu khi Bộ Công thương cứ cố tình triển khai như dự  án sắt Thạch Khê bằng mọi giá. Trong khi trước đó, Liên bang Đức, Liên Xô cũ, WB, ADB v.v ...đã "bỏ của chạy lấy người". 
Sau Bộ Công thương là TKV (Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam) khi cứ lao đầu vào một cách “u mê” và "ném tiền qua cửa sổ" hàng trăm tỷ đồng rồi. Từ bài học phát triển ngành thép, lại thấy âu lo, trăn trở về dự án bô xít Tây Nguyên.  Ai đứng đằng sau giật dây vì quyền lợi và mục tiêu chiến lược của họ? Hỏi tức là trả lời.
TVT (Tác giả gửi BVB)
---------------

31 nhận xét:

  1. Vừa rồi,tại diễn đàn do Viện hàn lâm khoa học tổ chức,ông Trần Du Lịch tuyên bố sẽ bấm nút thông qua dự án sân bay LT với những lập luận quá ngô nghê.
    Xin hỏi ông vài câu :
    Làm thế nào,hoặc dựa vào đâu để ông bảo đảm rằng không có chuyện "phết,phẩy" trong dự án này,như ông đã đặt ra?
    Làm thế nào để ông bảo đảm rằng,mấy cha nội "đảng và nhà nước" không đưa cái đám con,cháu,chắt,chút,chít bất tài vào vận hành dự án này
    Nếu dự án này lỗ hoặc phá sản,như vinashin,vinaline,bôxit,thép Hà Tĩnh...,thì ông sẽ quy trách nhiệm cho ai,cá nhân nào hay lại do "đảng và nhà nước"
    Anh Đinh tặc nói phần lớn vốn là xã hội hoá,nhưng nếu truy nguồn gốc thì đều là tiền ngân sách,tức là do dân còng lưng đóng thuế,chứ cá nhân nào có số vốn khủng như thế,mà có củng chẳng ai dám đầu tư vào cái dự án rủi ro như thế cả

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Trần Du Lịch cũng biết đấy , chắc "bấm" để cá kiếm thôi.

      Xóa
    2. "Xã hội hóa" - Móc túi dân! Khoan thủng sức dân nghèo!

      Xóa
    3. Cũng là TS nhưng trông ông Quang A cực quá, còn ông Du Lịch phây phây mâm nào cũng có. Ngẫm ra sồng vì tiền dễ hơn sống vì chí khí.

      Xóa
  2. Chính phủ lại nghĩ ra một món thuế-phí gì đó, thu thêm môi đầu người dân 50.000 đồng là giải quyết bay vụ này. Lo gì?

    Trả lờiXóa
  3. Càng đọc càng thấy bực tức và căm giận những cái đầu bã đậu đang cố bám lấy quyền lực và cái ghế Lãnh đạo để rồi phá nát cái đất nước Việt Nam tươi đẹp này....
    Thôi đành vậy. Bán hết cho Trung Quốc, chấp nhận nước VN là 1 tỉnh của Trung Quốc cho rồi..
    Tượng đài Mao Chủ tịch sẽ được xây tại trước cửa Hội trường Ba đình.

    Trả lờiXóa
  4. Bài viết phân tích rất bài bản, các số liệu thuyết phục quy rõ trách nhiệm cho Bộ công thương. Quy hoạch kiểu "đếm cua trong lỗ" ngân hàng nghe theo lời kêu gọi của tỉnh , không có thế chấp khi hoạn nạn tất cả phủi tay chỉ chết tiền thuế của dân vì doanh nghiệp xưa nay đều tay không bắt giặc. Huhu

    Trả lờiXóa
  5. Có được dự án phải qua nhiều cửa , tiền rải rác khắp nơi để bôi trơn ai mà chẳng hiểu luật bất thành văn. Doanh nghiệp tư nhân phá sản do ngu muội cả tin còn ngân hàng sẽ đổ lỗi do cơ chế. Sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi.

    Trả lờiXóa
  6. Nỗi lo sợ nhất là đằng sau các dự án đầu tư có bàn tay của Trung Quốc. Thâm hiểm, thủ đoạn mua chuộc và thò chân cáo vào ngôi nhà của "nhóm lợi ích" tham lam mê muội hãy chờ xem hậu quả ra sao.

    Trả lờiXóa
  7. Vừa ăn,vừa tham nhũng vừa phá ! Còn gì tổ quốc VN của chúng tôi đây hở Trời !!!

    Trả lờiXóa
  8. Biển Đông TQ ngang nhiên mở rộng các đảo ăn cướp của ta thành đảo nhân tạo quân sự , cấm đánh bắt cá nhưng ngoài miệng cứ leo lẻo 4 tốt 16 chữ vàng. Ơ trong nước phía bắc thuê đất rừng gần 400 nghin ha dài hạn 50 năm, nhiều vị trí trọng yếu quan trọng suốt từ Bắc xuống Nam kể cả Tây Nguyên đã bị chi phối. Lãnh đạo mềm yếu nhu nhược buồn cho thời ta đang sống hổ thẹn với cha ông.

    Trả lờiXóa
  9. Bộ công thương cố đấm ăn xôi . Bài học về sản xuất thép là nguy cơ nhẫn tiền cho dự an bô xít Tây Nguyên.

    Trả lờiXóa
  10. Nếu Bộ công thương và TKV im lặng thì có nghĩa các con số dẫn chứng trong bài viết là chuẩn thì không còn gì để nói nữa. Chán

    Trả lờiXóa
  11. Cái chết lớn nhất bao trùm cả những cái chết như thế này mà đã được các nhà trí thức (trong đó có cả Ts TVT) báo trước là : sự xụp đổ toàn hệ thống nếu không nhanh chóng cải cách toàn diện. Chẳng cần phải chờ "thế lực thù địch" nào !

    Trả lờiXóa
  12. Gần đây hết sự kiện chặt cây xanh ở Thủ đô, lấn sông Đồng Nai làm nhà bán , nhà máy nhiệt điện ở miền Trung gây ô nhiễm môi trường khiến dân nổi giận tràn cả ra đường quốc lộ lại đến nhà máy thép phá sản, lùm xùm vụ sân bay Long Thành vv...Tất cả đều do công tác cán bộ yếu kém. Không biết cách tuyển nhân sự cho đại hội đảng 12 có khá hơn được không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bọn chúng bây giờ đang tạo 1 chiến dịch quảng cáo cho dự án SB Long Thành rầm rộ lắm(trên đài, báo, TV chính thống...). Các nhà khoa học đã lên tiếng rất nhiều...Tuy nhiên, cũng như các vụ khác:bô xít, thủy điện tràn lan...họ cũng vẫn sẽ bỏ ngoài tai để "cố đấm ăn...tiền". SB Tân Sơn Nhất vẫn còn đủ chỗ mở rộng(nếu kiên quyết thu hồi các khu đất bị lấn chiếm, xây dựng ko phép, có phép...đểu, những sân Golf đã được xây dựng). Vậy cái cớ để ăn tiền sẽ mất, vậy nên phải giếc liệc làm SB Long Thành...

      Xóa
  13. Vừa ăn vừa tham những chưa bằng còn bán tất cả cho ông bạn Tầu ô phương bắc.

    Trả lờiXóa
  14. Sản xuất thép cũng như luyện nhôm rất tốn năng lượng trong khi nước ta đang nhập khảu điện của cả Trung Quốc. Làm ăn không hiệu quả mà cứ lao đầu vào làm thì chỉ có thể giải thích là tham nhũng, móc ngoặc, lợi ích riêng kệ cho việc nợ công nợ xấu nguy cơ báo động vì trăm tội đổ lên đầu dân. . Rất cần nhiều tiếng nói phản biện vỗ tay thêm to để thức tỉnh cảnh báo các cái đàu u mê lú lẫn.

    Trả lờiXóa
  15. Anh Trường nói thật và có tâm với dân tộc coi chừng mấy ảnh xia và thằng lãnh đạo nó bảo anh là địch đấy hi he hi he he

    Trả lờiXóa
  16. Không chỉ riêng phát triển ngành thép thấy trái tai gai mắt mà ở VN cứ đụng vào đâu cũng phát hiện sai đấy , dự án càng lớn càng đội vốn, thi công càng dài lâu thế là sao hở trời?

    Trả lờiXóa
  17. Một đất nước mà tham nhũng đã thành QUỐC NẠN" thành "GIẶC", Bộ bộ, Ngành ngành, chính quyên từ TƯ đến Địa phương THI ĐUA THAM NHŨNG, Tìm mọi cách để tham nhũng... Thì chất lượng, hiệu quả giá trị đầu tư mang lại ích gì cho nhân dân, đất nước (???), Trong khi chất lương cuộc sống của nhân dân thì không được quan tâm. Đảng, Nhà nước rất thích "TỰ SƯỚNG". ÔI ĐẤT NƯỚC CÓ BAO GIỜ BUỒN NHƯ HÔM NAY ?.

    Trả lờiXóa
  18. Trương Văn Đànlúc 19:32 3 tháng 6, 2015

    Một trường mẫu giáo xây dựng chỉ hết trên 3 tỉ đồng, quyết toán 8 tỉ, quản lý theo cách của CNXH là thế! Hở ra cái gì, ông nào cũng rình kiếm miếng! Dân è cổ chịu!

    Trả lờiXóa
  19. Đừng mơ hồ với TQ thâm độc lắm, Dùng tiền bạc đổi lấy đất đai tức là dồn ta đến chỗ chết Ở trong nước tham nhũng đúng như bạn Trương Văn Đàn bình luận làm ít khai láo lấy tiền của nhân dân

    Trả lờiXóa
  20. Tội tày ĐÌNH từ thời thằng NÔNG ĐÚ MẠNH mà ra

    ''ĐẢNG ta đó trăm tay nghì mắt" mà vẫn như MÙ

    Trả lờiXóa
  21. Ăn,ăn nữa ăn mãi ! // phá hoại phá hoại nữa ,phá hoại mãi !!!...Cho đến bao giờ đây hở ông Trời ???

    Trả lờiXóa
  22. Tại sao nhiều vị chính khách của mình tâm và tầm có vấn đề như Bộ trưởng công Thương , bộ trưởng bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng bộ y tế vv...mà vẫn được trọng dụng nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Là những "hình nhân thế mạng" mà thôi!

      Xóa
  23. Không phải hình nhân thế mạng mà thôi còn quy hoạch leo cao hơn nữa thử hỏi đất nước sẽ đi về đâu?

    Trả lờiXóa
  24. Ông ĐBQH Trần du Lich.đi đánh gold bằng Mec E250,nhờ mấy thằng ăn trộm chôm 50 triệu và gậy gold ở 1 cây xăng bên q9 nên cả nước mới biết ông ta khá giàu và sống thượng lưu. ông này chắc chuyển vào đánh gold ở sân bay TSN nên mới la làng 22h đêm khu này ồn không tả được,đường gold cũng mất chính xác vì gió và tiếng ồn của máy bay,hi sân bay mà vào xây biệt thự và sân gold vào chơi ,nghĩ rồi kêu ồn!?.đâu phải bị đụng chạm chút thì lên tiếng cái kiểu trẻ trâu như vậy hà ông tiến sĩ ĐBQH.Hỏi thật ông , ông được gì khi hăng say lên tiếng cả mấy tuần nay về việc ủng hộ xây sbLThanh,ông dư biết nợ công của Việt nam đã tới ngưởng,và sân bay Tân sơn nhất quá tải do con số thống kê" Không thể tin" được của bộ GTVT.( tết ất mùi khách rất đông sao không quá tải mà mấy hôm nay kêu quá tải),ông là ts Kinh tế thì nếu nhà ông đang nợ như chúa chổm ông có đi vay thêm để xây nhà và mua xe không!? và sb TSN nếu gói ghém,tính toán dẹp cái sân gold hoàn toàn có thể làm thêm 1 đường băng, nhà khách sân bay mở rộng gđ 2 hoàn thành,và khi đường Phạm văn Đồng kết nối với tsn XONG THÌ 25-30 TRIỆU KHÁCH NĂM HOÀN TOÀN TRONG TẦM KHAI THÁC CỦA TSN.Kiểu nói to ăn tiền của ai đó không thể qua mặt dư luận.

    Trả lờiXóa
  25. Ông nghị Trần Du Lịch hoạt ngôn, nổi tiếng là LÀ CON TẮC KÈ ĐỔI MÀU.

    Trả lờiXóa
  26. Chủ nghĩa xã hội TỐT ĐẸP ở VN là CHA CHUNG KHÔNG AI KHÓC !!!!!!

    Trả lờiXóa