Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

VỀ BÀI BÁO CỦA GIÁO SƯ LÊ XUÂN TÙNG


* Ts. NGUYỄN  THÀNH SƠN
Báo Dân Trí đã đăng bài viết " Phải chăng Kinh tế tư nhân là nền tảng của nền kinh tế quốc dân?”  của tác giả Lê Xuân Tùng (LXT). Nội dung và tư tưởng chủ đạo trong bài viết của giáo sư LXT là phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam (VN) cả về lý luận cũng như thực tiễn.
Trước hết, vì nội dung và tư tưởng của bài viết đang mâu thuẫn với một chủ trương đúng đắn và hết sức sáng suốt của Nhà nước VN (đảng, chính phủ, quốc hội VN) về đẩy mạnh “cổ phần hóa” các doanh nghiệp nhà nước, “xã hội hóa” các dịch vụ công. Nghiêm trọng hơn nữa, tác giả của bài viết đã từng là một “VIP” cộng sản. Bài viết được đăng trên báo “lề phải” vào thời điểm Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đang chuẩn bị tiến hành Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII. Những điều đó có thể làm cho người đọc nhầm tưởng bài báo của giáo sư LXT thể hiện quan điểm chính thống của ĐCSVN.
Vì vậy, với tư cách là một đảng viên ĐCSVN (33 năm tuổi đảng), một cán bộ làm việc trong “kinh tế nhà nước” 37 năm, tôi xin trình bày một số ý kiến phản biện về những quan điểm và nhận thức lệch lạc trong bài báo của giáo sư LXT như sau:
Về mặt thực tiễn (lý luận được rút ra từ thực tiễn):
Vai trò của kinh tế tư nhân trên thế giới: Trong lịch sử của nhân loại, có rất nhiều ví dụ về việc kinh tế tư nhân đã thể hiện vai trò mà kinh tế nhà nước không thể hiện được. Trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục (ngày nay chúng ta ghép vào “dịch vụ công”), nếu không có kinh tế tư nhân, nhân loại không thể có được những viện bảo tàng nổi tiếng (ở Nga, Pháp, Anh, Đức), không có được các trường đại học tuyệt vời (ở Mỹ, Anh, Singapore) như ngày nay. Trong khoa học, các giải thưởng Nobel, các phát minh khoa học đóng vai trò quyết định sự phát triển nền văn minh của nhân loại cũng có được là do các hoạt động của kinh tế tư nhân mang lại. Trong kinh tế, những sản phẩm của các hãng Microsoft, Google, Yahoo, IBM, Ford, GE, Rolls Royce, Toyota, Sony, Nokia, Samsung v.v. rất có hiệu quả, và không thể thay thế trong nền kinh tế-xã hội toàn cầu, không thể có được nếu các hãng này không phải là doanh nghiệp tư nhân.
Ở các nước TBCN, các doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực kinh tế nhà nước cũng không đóng vai trò quan trọng như những doanh nghiệp tư nhân và lĩnh vực kinh tế tư nhân. Trong lĩnh vực tài chính của thế giới, các định chế tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Châu Á, Qũy tiền tệ quốc tế, hay kể cả Cục dự trữ Liên bang Mỹ cũng được thành lập và hoạt động chủ yếu dựa vào “kinh tế tư nhân”. Ở các nước có nền kinh tế càng phát triển, lĩnh vực kinh tế tư nhân càng có vai trò chủ đạo và có xu hướng dần dần thay thế kinh tế nhà nước (kể cả trong lĩnh quốc phòng, hay chinh phục vũ trụ). Mỹ là nước có tiềm lực quốc phòng mạnh nhất thế giới, nhưng tiềm lực này cũng dựa chủ yếu vào các doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tư nhân. Trong nền kinh tế tư nhân hàng đầu thế giới này, chỉ riêng các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng đến 90% và luôn luôn đóng vai trò chủ đạo trong kinh tế thị trường.
Ở các nước XHCN cũ: Phương thức sản xuất trước đây dựa chủ yếu vào doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước đã phải nhường chỗ cho phương thức sản xuất dựa chủ yếu vào doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tư nhân. Nước Nga, sau khi Liên Xô tan rã, đã không thể tồn tại được nếu như không có cuộc cách mạng “tư nhân hóa” do B. Enxin khởi xướng từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước.
Trong bài viết của mình, giáo sư LXT đã đưa ra nhận xét phiến diện về công cuộc đổi mới nền kinh tế và cải cách thể chế chính trị (mà nòng cốt của chúng là giải thể mô hình XHCN và tư nhân hóa nền kinh tế) đã được diễn ra thành công trên quê hương của Cách mạng Tháng Mười vĩ đại. Người dân Nga, kể cả những người cộng sản, đều thừa nhận vai trò to lớn của kinh tế tư nhân và những đóng góp quan trọng của những người từng là VIP cộng sản như M. Gorbatrốp, B. Enxin, V. Putin vào việc đoạn tuyệt dứt khoát với đường lối XHCN và CSCN để cứu nước Nga sau gần ¾ thế kỷ tồn tại và phát triển theo những định hướng sai lầm. Nếu không có sự chuyển đổi mạnh từ kinh tế nhà nước sang kinh tế tư nhân, các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết cũ cũng không thể phát triển và tồn tại được như ngày nay. Trên thế giới, những nước có nền kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo chỉ đếm trên đầu ngón tay và rất dễ nhận biết như Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba, v.v.
Giáo sư LXT viết: “Quá trình tư nhân hóa điển hình diễn ra ở nước Nga … những kẻ tài phiệt”.
Trong đoạn văn trên, tác giả đưa ra những nhận định chủ quan và phiến diện. Việc tư nhân hóa ở nước Nga hoàn toàn không phải là “điển hình”, chỉ mang tính rất riêng biệt và có phần độc đáo. Nội dung câu này cho thấy tác giả chỉ nhận thấy cái “đuôi” của con voi “quá trình tư nhân hóa” ở nước Nga. Nên nhớ rằng, trên thực tế, người Nga coi cuộc cách mạng “tư nhân hóa” của B. Enxin giống như “cách mạng tháng Mười” của V.Lênin (chúng tôi xin phép bàn riêng về đề tài này).
Vai trò của kinh tế tư nhân ở VN: Trong một thời gian dài, ở VN, khi ranh giới giữa lập pháp, hành pháp, và tư pháp còn chưa rõ nét như ngày nay, trong lĩnh vực kinh tế, nhà nước đã thực hiện chức năng quản lý kinh doanh là chủ yếu. Vì vậy, kinh tế tư nhân gần như bị coi nhẹ và vai trò quan trọng của nó không được nhận ra cho đến khi nhà nước (mà cụ thể là Chủ tịch Hồ Chí Minh) cho thực hiện chính sách “ruộng 5%”- tức thực hiện kinh tế tư nhân trong nông nghiệp. Và ngay từ khi đó, mọi người đều thừa nhận trong nông nghiệp, 5% đã quan trọng (có vai trò chủ đạo) hơn 95%.


Các doanh nghiệp nhà nước lớn của VN- những quả đấm “thép” của nền kinh tế nhà nước, từ các tập đoàn Dầu khí, Viễn thông, Điện lực … đến các tổng công ty lớn như Hàng không, Thép, Xi măng, Hóa chất … trong thời gian qua chắc chắn đã không thể phát triển được, thậm chí còn bị xóa sổ nếu không dựa vào sự hợp tác (mua bán, trao đổi) với các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài. Nền kinh tế của VN phát triển được như ngày nay chủ yếu dựa vào đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài chính là lĩnh vực kinh tế tư nhân.
Những công trình kinh tế quan trọng ở VN (chủ yếu thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng) được xây dựng bằng nguồn vốn ODA và vốn vay của nước ngoài đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của VN. Nên nhớ rằng, các nguồn vốn đó (mà các chính phủ nước ngoài có được để cho vay) hoàn toàn do kinh tế tư nhân nước ngoài nộp thuế tạo ra. Hiện nay, nếu không tính hai lĩnh vực nông nghiệp và đầu tư nước ngoài (là kinh tế tư nhân gần như 100%), phần còn lại là doanh nghiệp nhà nước không thể đóng vai trò chủ đạo, kể cả về giá trị thặng dư mà nó mang lại, kể cả về lực lượng lao động mà nó nuôi sống.
Nếu không có kinh tế tư nhân, chỉ dựa vào kinh tế nhà nước, liệu hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, có phát triển được như hiện nay?. Việc giao lưu giữa hai bờ sông Hồng (qua cầu Thành Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân), sông Sài Gòn (Cầu Sài Gòn 2, hầm Thủ Thiêm), cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ... có được như biện nay cũng dựa vào kinh tế tư nhân. Các công trình cầu, đường, sân bay, cảng biển khác trong cả nước cũng được xây dựng bằng nguồn vốn vay của kinh tế tư nhân nước ngoài là chủ yếu. Các phương tiện vận tải khách và hàng hóa nội địa chủ yếu cũng của kinh tế tư nhân trong nước. “Tam giác kinh tế” Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nếu chỉ dựa vào các đại gia “Đường sắt Việt Nam” hay “Đường bộ Việt Nam”, không có sự tham gia của lực lượng vận tải hành khách và vận tải hàng hóa của tư nhân, chắc chắn đã chết yểu từ lâu.
Trước đây, nếu không có các tư nhân và kinh tế tư nhân, trong lĩnh vực văn hóa giáo dục VN không thể có được ngôn ngữ tiếng Việt với 24 chữ cái tuyệt vời như hiện nay, nhà hát Lớn, các nhà thương Bạch Mai, Phủ Doãn, Xanh Pôn,  trường Bưởi, quốc học Huế. Trong lĩnh vực kinh tế, nếu không có kinh tế tư nhân, VN không thể có được nhà đèn Yên Phụ, khu mỏ Hòn Gai, cảng Hải Phòng, sân bay Bạch Mai, nhà ga Hàng Cỏ v.v. Tất cả những công trình đó (là thành quả của kinh tế tư nhân), đã từng làm tiền đề cho sự nghiệp xây dựng kinh tế-xã hội và hình thành kinh tế nhà nước ở VN.
Ngày nay, nếu không có kinh tế tư nhân, VN không thể trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Trong quá khứ, chúng ta đã xây dựng hàng trăm nông trường, lâm trường quốc doanh (kinh tế nhà nước) nhưng lương thực, thực phẩm phải bán theo tem phiếu, phải nhập tới 2 triệu tấn gạo/năm để nuôi 31 triệu người.
Nếu chỉ dựa vào kinh tế nhà nước, đời sống văn hóa của chúng ta sẽ đi đến đâu?. Ở thủ đô Hà Nội, chưa có công trình văn hóa nào của kinh tế nhà nước “qua mặt” được Nhà hát Lớn. Rạp xiếc Trung ương (kinh tế nhà nước) phải cho tư nhân thuê để kinh doanh bia, nhà hát Kim Mã phải đóng cửa, công viên Thống Nhất đang bị “kinh tế nhà nước” xẻ thịt bán đất để tồn tại v.v. Trong khi đó, các tầng hầm ở Royal City lúc nào cũng đông nghẹt người đến vui chơi, mua sắm. Trong khi, bị kinh tế nhà nước chiếm hết chỗ dành cho vui chơi, thể dục, thể thao và hóng mát, người già, con trẻ ở thủ đô Hà Nội phải đến các tòa nhà của kinh tế tư nhân trả tiền để tắm mát, bơi lội, trượt băng, trốn tránh những ngày hè nóng bức.
Nếu không có lĩnh vực kinh tế tư nhân chúng ta đã không giải quyết được vấn đề nhà ở (từ nông thôn đến thành thị) như hiện nay, không thể có được những khu đô thị mới bên bờ sông Hồng Hà Nội như Ecopark và giữa Sài Gòn như Phú Mỹ Hưng. Khi kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, chung cư cao nhất Hà Nội chỉ xây được có 6 tầng. Ngày nay, các tòa nhà của kinh tế tư nhân Mường Thanh, Vincom, Hoàng Anh Gia Lai, Bitexco v.v. thấp nhất cũng trên 20 tầng, được xây ở khắp mọi nơi. Nếu không có kinh tế tư nhân, khách sạn Thắng Lợi bên Hồ Tây liệu có đủ chỗ để chúng ta đón các các đoàn khách nước ngoài đến dự IPO, nhà khách Chính phủ bên Hồ Hoàn Kiếm liệu có đủ điều kiện để đón các nguyên thủ quốc gia đến dự các hội nghị của APEC, ASEAN v.v.
Nếu chỉ có kinh tế nhà nước, nền kinh tế quốc dân của VN đang dựa vào ai? và dựa như thế nào?. Hiện tượng Vinashin, như đã được giáo sư LXT đề cập hời hợt trong bài báo, nói lên điều gì?. Nếu đi sâu phân tích đến cùng (cả về lý luận lẫn thực tiễn) vụ việc Vinashin chắc chắn chúng ta sẽ có câu trả lời cho câu hỏi nên gán “vai trò chủ đạo” cho lĩnh vực kinh tế nào?. Không chỉ có Vinashin. Sau gần 20 năm hình thành và phát triển, các doanh nghiệp nhà nước lớn (tập đoàn và tổng công ty)- những “quả đấm thép” của kinh tế nhà nước đến nay ra sao?. Vinaline cũng giống như Vinashin. Các Vina cà phê và Vina gạo tồn tại trên lưng của kinh tế tư nhân. Tập đoàn Điện lực tồn tại được nhờ tăng giá điện liên tục, mọi yếu kém, thua lỗ đổ hết lên đầu người dùng điện. Các tập đoàn Dầu khí, Than-khoáng sản chỉ tồn tại được nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản có sẵn trong nước. Các dự án đầu tư ra nước ngoài của hai “đại gia” này chỉ thấy tiền có “đi” mà không có “về”. Các tổng công ty nhà nước trong lĩnh vực sản xuất xi măng, sắt thép, phân bón, hóa chất liên tục sản xuất ra các sản phẩm có giá thành cao hơn so với giá nhập khẩu từ các nhà máy của tư nhân nước ngoài. Nhà máy pin Văn Điển của kinh tế nhà nước, đã sang thế kỷ XXI rồi vẫn chưa chế tạo nổi một cục pin kiềm chỉ nhỏ bằng cái đầu đũa, vẫn tiếp tục tung ra thị trường sản phẩm pin kẽm “con thỏ” lạc hậu hàng trăm năm. Trong khi các nhà máy cơ khí chế tạo của kinh tế nhà nước “một thời vang bóng” (cơ khí Trần Hưng Đạo, cơ điện Hà Nội, cơ khí Chính xác, công cụ Số 1, cơ khí Trung qui mô v.v.) phải bán đất cho kinh tế tư nhân để xây bất động sản (Vincom, Melia, Royal City), thì cơ khí Quang Trung của kinh tế tư nhân đã đóng vai trò quan trọng và quyết định trong việc sớm đưa công trình thủy điện Sơn La vào vận hành vượt tiến độ, góp phần làm lợi hàng chục ngàn tỷ đồng. Cơ khí ô tô của kinh tế nhà nước (cơ khí Giao thông vận tải) chỉ đóng được vài chục thùng xe tải, rồi cũng phải bán đất cho dự án nhà ở (Nam Đô). Trong khi người VN vẫn phải mua ô tô giá cao (gấp 2-3 lần so với các nước), cơ khí ô tô của kinh tế tư nhân (Vinaxuki, Toyota, Honda, Hyundai, Ford v.v.) đã vận dụng chính sách thuế của nhà nước để thu lợi hàng tỷ đô la mỗi năm.
Nói tóm lại, thực tế cho thấy, nền kinh tế quốc dân ở VN không thể phát triển được như ngày nay nếu không có kinh tế tư nhân.
Về mặt lý luận
Nhà nước, theo nghĩa triết học và chính trị - kinh tế học, có vai trò quản lý, không có vai trò kinh doanh. Ngay trong nghĩa hẹp của ‘quản lý’, nhà nước cũng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, không thực hiện chức năng quản lý kinh doanh. ‘Doanh nghiệp nhà nước’ chỉ làm ‘kinh tế nhà nước’, nhưng, ‘doanh nghiệp tư nhân’ có thể vừa làm ‘kinh tế tư nhân’, vừa làm “kinh tế nhà nước”.
Chúng ta không phủ nhận vai trò của kinh tế nhà nước, nhưng vai trò chủ đạo đó (nếu có) không thể “bất di, bất dịch”. Trong các giai đoạn phát triển của nền kinh tế VN, kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân đã thay nhau đóng vai trò chủ đạo. Nếu như điều gì đó có thể coi như “chân lý bất di bất dịch của mọi thời đại”, đó chính là điều đã được C. Mác và V. Lênin tiên đoán: nhà nước sẽ dần dần phải giảm nhẹ đi vai trò của nó và cuối cùng phải biến mất trong phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Có thể hiểu, kinh tế nhà nước, cuối cùng cũng phải nhường chỗ cho kinh tế phi nhà nước (kinh tế tư nhân) để chịu sự chi phối của “bàn tay vô hình” (như Adam Shmit- người được C. Mác coi là thầy, đã đề cập từ trước khi xuất hiện phương thức sản xuất XHCN). Cố tình nhấn mạnh vai trò của kinh tế nhà nước là chúng ta vô tình phủ nhận chân lý của C. Mác và V. Lênin.
Như C. Mác đã dạy: Phương thức sản xuất này chỉ thắng phương thức sản xuất khác bằng năng suất lao động cao hơn. Ở VN hiện nay, rõ ràng năng suất lao động (hay hiệu quả) của các doanh nghiệp tư nhân và trong lĩnh vực kinh tế tư nhân cao hơn nhiều so với doanh nghiệp nhà nước và trong lĩnh vực kinh tế nhà nước.
Xưa kia, để xây dựng nền kinh tế ở Nga theo phương thức XHCN, chính V. Lênin đã từng mong muốn có được một nền giáo dục của Mỹ, một nền công nghiệp của Anh, của Đức- những nơi V. Lênin thừa hiểu đều do kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo.
Sự phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế tư nhân trong bài viết của giáo sư LXT thật khó hiểu xét cả về lý luận và thực tiễn. Câu hỏi cần được đặt ra và thảo luận hoàn toàn ngược lại: Tại sao cứ phải ghép cho các doanh nghiệp nhà nước “vai trò chủ đạo”- cái mà chúng không thể có về mặt lý thuyết và thực tế. Liệu câu trả lời ở đây có phải là “lợi ích nhóm”? hay “nhóm lợi ích”?.
Giáo sư LXT viết: “Điều nói trên chứng minh tính đúng đắn trong luận điểm của C. Mác rằng, không một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển vẫn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới, cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chin muồi trong lòng bản thân xã hội cũ.
Về lý luận, viết như trên người đọc có thể hiểu sai là, hình thái xã hội chỉ diệt vong khi tất cả những lực lượng sản xuất phát triển. Hình thái xã hội được xác định bằng “lực lượng sản xuất” và “quan hệ sản xuất”. Theo phép biện chứng của C. Mác, khi lực lượng sản xuất (đã phát triển) mâu thuẫn với quan hệ sản xuất (còn lạc hậu) sẽ dẫn đến sự thay đổi của phương thức sản xuất, và kéo theo sự thay đổi (phát triển ở mức cao hơn) của hình thái xã hội (cách mạng về quan hệ sản xuất).
Giáo sư LXT viết: “… gán cho kinh tế tư nhân vai trò mà nó không thể làm được xét cả về lý luận và thực tiễn.
Trong câu văn trên, tác giả đã đưa ra một “lý luận” bất chấp mọi “thực tiễn”. Về lý thuyết, kinh tế tư nhân (nói chung), cũng như kinh tế nhà nước (không phải của VN), có thể làm được mọi thứ (từ đào kênh xuyên lục địa nối hai đại dương đến chế tạo máy bay hay phóng tầu vũ trụ). Thực tiễn ở VN, cũng như ở các nước, đã chứng minh kinh tế tư nhân có hiệu quả hơn kinh tế nhà nước (nông nghiệp ở VN chỉ là một ví dụ). Sau khi Hiến pháp mới được ban hành, vấn đề nguyên tắc không phải là “gán” hay không “gán”, “cho” hay không “cho” kinh tế tư nhân một vai trò nào đó. Theo Hiến pháp, chúng ta phải chấp nhận và khuyến khích quyền tự do chính đáng của con người, trong đó có quyền tự do kinh doanh và làm giầu chân chính của mỗi cá thể (kinh tế tư nhân). Đường lối của ĐCSVN liên quan đến vấn đề này là nhất quán và đúng đắn. Chúng ta không nên đặt lại vấn đề theo kiểu “cả vú lấp miệng em” như trong bài báo của giáo sư LXT.
Giáo sư LXT viết: “… con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước … là “đối tác công tư”, “công - tư kết hợp”.
Sau khi “Chính sách kinh tế cộng sản thời chiến” thất bại và nền kinh tế Nga lâm vào bế tắc, V. Lênin đã tự ý sáng tác ra “Chủ nghĩa tư bản nhà nước” (C. Mác và Ph. Anghen chưa bao giờ đề cập đến vấn đề nhạy cảm này) để bào chữa cho việc thực hiện “Chính sách kinh tế mới” theo con đường phát triển kinh tế hàng hóa, nhà nước chấp nhận các mối quan hệ của thị trường, cho phép tự do buôn bán. Thực chất quan điểm “chủ nghĩa tư bản nhà nước” của V. Lênin là phát triển nền kinh tế Nga theo định hướng TBCN. Tuy nhiên, với nguồn gốc Do Thái của mình, V. Lênin đã lợi dụng ý tưởng “con ngựa TBCN” của Ph. Anghen để sáng tác ra các lập luận như “bắc những chiếc cầu nhỏ xuyên qua CNTB”, “lợi dụng CNTB”, “đi xuyên qua CNTB”, v.v. Thực tế, sau khi chính sách “Kinh tế cộng sản thời chiến” thất bại, từ tịch thu sản phẩm, quốc hữu hóa các doanh nghiệp, chuyển sang thu thuế của nông dân và hợp tác với tư sản, V. Lênin đã nhận ra tính tất yếu của phương thức sản xuất TBCN. Cuộc đấu tranh gay gắt trong nội bộ ĐCS Bôn sơ vích Nga lúc bấy giờ đã làm cho ngòi bút của V. Lênin uyển chuyển hơn khi viết ra các lập luận mơ hồ về “thời kỳ quá độ” hay “chủ nghĩa tư bản nhà nước”. 
Như chúng ta đã biết, “thời kỳ quá độ” ở Liên Xô cũ đã kéo dài 73 năm, nhưng, về mặt xã hội, một vấn đề “dân tộc” cũng không được giải quyết xong. Về mặt kinh tế, qua 28 kỳ đại hội, 8 chức tổng bí thư, với mấy chục triệu đảng viên và hàng trăm triệu dân của Liên Xô cũ, trong suốt gần ¾ thế kỷ vẫn chưa xây xong “chiếc cầu bắc qua TBCN”. Đặc biệt, trong “Chính sách kinh tế mới”, tất cả những khuyết tật, tệ nạn, yếu kém của CNXH như: giảm sút lòng tin của nông dân vào chính quyền xô viết, tệ quan liêu, đầu cơ, sự yếu kém trong quản lý, xã hội không ổn định, tình trạng khốn cùng của người lao động, tình trạng không có đường xá, nông nghiệp suy yếu, công nghiệp khai khoáng không phát triển được, thiếu sự liên kết giữa nông nghiệp và công nghiệp, không có công nghệ, không biết cách tổ chức và quản lý nền sản xuất lớn v.v. đều được V. Lênin hy vọng giải quyết thông qua con đường phát triển TBCN (chủ nghĩa tư bản nhà nước). Trong bài viết của mình, giáo sư LXT mới chỉ nhìn thấy bề ngoài của “con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước” của V. Lênin. Rất may, giáo sư LXT chưa phản đối việc thực hiện chính sách “xã hội hóa”, “đối tác công tư”, hay “công tư kết hợp” của nhà nước VN.  
Giáo sư LXT viết: “Đừng bao giờ gán cho kinh tế tư nhân vai trò và nhiệm vụ mà nó không thể có và không thể nào thực hiện được”. Đây là một câu kết luận vội vã và vô trách nhiệm. Xét về mặt logic, không “gán” thì làm sao “có” được. Chưa “gán” sao đã khẳng định “không thể nào thực hiện được”. Xét về nội dung, ở phần trên của bài viết, chính tác giả đã thừa nhận, bằng các chính sách giao ruộng 5%, khoán “10”, chỉ thị “100”, ĐCS và nhà nước VN đã coi kinh tế tư nhân như một sách lược để cứu nền kinh tế.
Về cách trình bày
Dân trí ở Việt Nam đã phát triển. Để người đọc có thể chấp nhận được, mọi lý luận và lập luận (quan trí) phải được trình bày khoa học, trước hết, nói và viết phải đúng ngữ pháp.
Giáo sư LXT viết: “Còn nhớ những năm 1958-1960, thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở miền Bắc chúng ta đã lên án tư hữu, coi nó là biểu hiện của phương thức sản xuất lạc hậu, không tương thích với chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Cách dùng từ “cải tạo xã hội chủ nghĩa” ở đây không đúng. Những năm 1958-1960, ở miền Bắc chưa có chế độ xã hội chủ nghĩa để làm đối tượng cho việc cải tạo. Chỉ có thể nói “cải tạo xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (hay chưa đúng, nhưng còn có thể chấp nhận được là “cải tạo xã hội xã hội chủ nghĩa”).
Giáo sư LXT viết: “Vì vậy, đã phát động phong trào đưa nông dân ồ ạt vào hợp tác xã từ bậc thấp đến bậc cao”. Câu văn này được giáo sư viết sai chính tả, không có chủ ngữ, không đúng cách đặt câu trong ngữ pháp tiếng Việt.
Giáo sư LXT viết: “Lối làm ăn tập thể kiểu cũ kéo dài về cơ bản cho đến những năm 80 của thế kỷ trước”. Trong câu văn này, tác giả đã tùy tiện dùng các khái niệm không chính thống “lối làm ăn tập thể kiểu cũ”. Viết như vậy, người đọc có thể đặt câu hỏi “lối làm ăn tập thể kiểu mới” sau những năm 80 là gì?.
Giáo sư LXT viết: “Và câu nói nổi tiếng của Ph. Ăng-ghen: Bắt con ngựa TBCN cầy trên mảnh đất của CNXH.
Câu trên không đúng hành văn (thừa chữ “và”), không đúng ngữ pháp, sau hai chấm (:) không mở đóng ngoặc kép (“”) nhưng lại viết hoa. Tác giả đã lẫn lộn khái niệm cơ bản (nếu “con ngựa” có tính từ là “TBCN” thì “mảnh đất” không thể đi với bổ từ là “CNXH”, mà phải là “XHCN”). Nên nhớ rằng “CNXH” và “XHCN” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau trong lý luận chính trị.
Giáo sư LXT viết: “Việc xa rời những chỉ dẫn quan trọng trong xây dựng CNXH đã dẫn đến căn bệnh “ấu trĩ tả khuynh” mà V.I. Lê-nin đã từng căn dặn …”.
Trong ngữ cảnh của câu trên, sau động từ “xây dựng” không thể có bổ ngữ là “CNXH”, mà phải là “xã hội XHCN”. “Việc xa rời những chỉ dẫn” có thể được gán cho căn bệnh “quan liêu”, chứ không phải là căn bệnh “ấu trĩ tả khuynh”. Khái niệm “căn bệnh ấu trĩ tả khuynh” của người cộng sản được V. Lênin đưa ra để chỉ những việc làm dốt nát của người cộng sản “coi trời bằng vung” (giống như việc cải cách ruộng đất hay cải tạo công thương nghiệp ở VN trước đây).
Giáo sư LXT viết: “Còn nhớ hồi đầu năm 1987, ngay sau Đại hội VI, tháng 12-1986, đồng chí  Tổng Bí thư …”. Câu văn này được viết rất tùy tiện, coi thường người đọc. “Tháng 12-1986” chưa phải là “đầu năm 1987”.
Giáo sư LXT viết: “Có nhà kinh tế nước ngoài đã đúc kết bằng một mệnh đề “sở hữu công nhưng quản lý tư”. Hàm ý là tư nhân quản lý chặt đồng tiền của mình bỏ ra”.
Nếu đúng có “nhà kinh tế nước ngoài” (hoàn toàn mơ hồ) đưa ra một “mệnh đề” như vậy, thì “hàm ý” của “sở hữu công nhưng quản lý tư” không phải là “tư nhân quản lý chặt đồng tiền của mình bỏ ra”. Giải nghĩa một “mệnh đề” như vậy, hoặc là coi thường người đọc, hoặc là không hiểu “nhà kinh tế nước ngoài” kia nói gì.
Giáo sư LXT viết: “Tất cả các chức vụ quan trọng phải bằng lựa chọn thi tuyển công khai, minh bạch”. Câu này được viết không đúng ngữ pháp. Nội dung có thể được đoán ra, nhưng hành văn không thể là của một giáo sư.
Giáo sư LXT viết: “Không thể thượng tầng kiến trúc của chúng ta vận hành theo định hướng XHCN mà hạ tầng cơ sở dựa trên sở hữu tư nhân”.
Trong câu văn trên, tác giả đã đưa ra một sự so sánh hoàn toàn vô trách nhiệm và thiếu hiểu biết. Chỉ có thể so sánh “định hướng XHCN” với “định hướng TBCN”, hoặc so sánh “sở hữu tư nhân” với “sở hữu toàn dân”. Không thể so sánh trình độ của ông giáo sư này với cái ghế của ông giáo sư kia.
Giáo sư LXT viết: “Hạ tầng cơ sở của mỗi thời đại lấy quan hệ sản xuất đặc chưng, tiêu biểu của thời đại đó làm nền tảng”.
Trước hết, câu văn trên tối nghĩa do dùng từ sai. “Hạ tầng cơ sở” lại còn có “nền tảng”. Nghĩa của câu trên cần được diễn đạt: “Mỗi thời đại lấy quan hệ sản xuất đặc trưng, tiêu biểu của thời đại đó làm nền tảng”. Không thể coi một vấn đề được diễn đạt sai cả ngữ pháp là “chân lý của mọi thời đại”. Lý luận như vậy là “ngọa ngôn”.
Giáo sư LXT viết: “Tầm vóc của nó thật là vĩ đại, vì …”. Đây là câu văn nói. Viết theo kiểu “tự sướng” như vậy, người đọc không hiểu “tầm vóc” của cái gì vĩ đại?.
Giáo sư LXT viết: “V.I.Lê-ninrằng: “danh từ nước Cộng hòa xô-viết xã hội chủ nghĩa … là chế độ xã hội chủ nghĩa”.
Câu trên vừa sai chính tả, vừa sai ngữ pháp. “Vấn đề này” là vấn đề nào?. Sau hai chấm, mở ngoặc kép lại không viết hoa. Tiếng Nga có cấu trúc ngữ pháp rất chặt trẽ. Vì vậy, người viết phải xem lại ngữ cảnh câu nói này của V. Lênin. Một câu viết vô trách nhiệm như thế này không thể dịch ngược sang tiếng Nga (tiếng nói của V. Lênin). Trong tiếng Nga, nếu dịch ra tiếng Việt chỉ có “Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết”, chứ không có “nước Cộng hòa xô-viết xã hội chủ nghĩa”.
Giáo sư LXT viết: “Những vấn đề nói trên mang tính quy luật đối với các nước tiền TBCN hoặc những nước TBCN kém phát triển tiến lên CNXH.
Người đọc không tin câu văn trên là của một giáo sư chính trị. Nếu đã dùng “TBCN” thì phải dùng “XHCN” chứ không thể dùng “CNXH”. Tác giả vẫn không phân biệt được “Xã hội chủ nghĩa” với “Chủ nghĩa xã hội”.
Tóm lại:
Không công nhận vai trò chủ đạo của kinh tế tư nhân là phủ nhận lịch sử, quay lưng lại với thực tế, và không nhìn thấy tương lai của nền kinh tế toàn cầu cũng như của nền kinh tế VN.
Bài viết của giáo sư LXT đề cập đến những vấn đề lý luận chính trị mang tính nguyên tắc, nhưng, bằng những lập luận phiến diện, và bằng các hành văn không chuẩn, thậm chí sai chính tả và không đúng ngữ pháp. Nội dung bài viết xa rời thực tế, thiếu cơ sở lý luận, phản ánh những tư duy bảo thủ của một số người cố tình cổ xúy cho cả dân tộc đi ngược với xu thế chung của thời đại.
Những luận điểm được nêu trong bài viết của giáo sư LXT cho thấy, người viết hiểu về chủ nghĩa Mác-Lênin, nhận thức về xu thế chung của thời đại, và đánh giá thực tế ở VN còn phiến diện, theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”.
Ngoài ra, từ hành văn, cách dùng từ, cách lập luận, đến các trích dẫn kinh điển trong bài báo cho thấy, giáo sư LXT đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng liên quan đến vai trò của kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Nhưng rất tiếc, nội dung của bài báo còn thiếu tính thuyết phục, cần được trao đổi rộng rãi và khách quan.
(TS. Nguyễn Thành Sơn, Phòng A120, nhà 2F, phố Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nộ.; E.mail:  nguyenthanhsontkv@yahoo.com; ĐT: 0903412138).
--------------

29 nhận xét:

  1. đây mới thực là bài hay,rất bình tỉnh, nhận xét phản biện khách quan ,đúng ,sai rỏ ràng, có trách nhiệm,tính xây dựng thuyết phục.

    Trả lờiXóa
  2. Xin hỏi các bác là ông này có bà con gì với ông Lê Xuân Tá,
    từng du học Liên Xô sau về làm quan chức kỹ thuật.
    Ông LXTá từng viết một bài báo tiết lộ là "cuộc chiến đánh
    miền Nam" do Lê Duẫn chủ trương là nhằm vượt qua hào
    quang Điện Biên Phủ của tướng Giáp để nắm quyền lực ?

    Trả lờiXóa
  3. Ở các nước “không bình thường”, người dân không được phép nghĩ điều họ muốn nghĩ, cảm nhận điều họ cảm nhận, hoặc nói điều họ muốn nói. Họ luôn phải thích ứng với những ý tưởng và tâm trạng của kẻ cầm quyền. Họ bị buộc phải tuân thủ các quy định mà kẻ cầm quyền tạo ra, mà những quy định ấy thường là để triệt hạ quyền làm người của dân chúng.

    Trả lờiXóa
  4. Ở Saigon nay có những nhóm trẻ phải kiếm ăn bằng cách tự lập ra các đội múa Lân mạt hạng, hô hào với chủ nhà rằng chúng sẽ đem tài lộc cao dày cho họ?
    Ông hàng xóm bên trái tôi già mà lẩm cẩm, nên khi chúng mời ông ta cứ "Hả? Hả?".
    Ông hàng xóm nhà tiếp đó liền cuời, nói với bọn trẻ: "Ông ấy bị lẫn rồi. Tụi bay đừng mời vô ích!"
    "Vậy tụi con múa cho chú nhe?"
    "Tao bị Lú đấy. Không trả tiền cho tụi bay đâu! Dám múa không?" - ông ta cười hè hè.
    "Mấy thằng cha già điên!" bọn trẻ lầm bầm và bỏ đi.

    Trả lờiXóa
  5. "một chủ trương đúng đắn và hết sức sáng suốt của Nhà nước VN (đảng, chính phủ, quốc hội VN) về đẩy mạnh “cổ phần hóa” các doanh nghiệp nhà nước, “xã hội hóa” các dịch vụ công"

    Nông dân ta gọi nôm na là "vỗ béo". "xã hội hóa" của Đảng & Chính phủ thật ra là "kệ mịa chúng mày".

    "Nghiêm trọng hơn nữa, tác giả của bài viết đã từng là một “VIP” cộng sản"

    Tớ không hiểu! Nếu Lê Xuân Tùng là VIP Cộng Sản bác đòi LXT phải viết cái gì ? Phải viết ủng hộ các quan hệ tư bẩn ?

    "Dân trí ở Việt Nam đã phát triển"

    Tuy trí thức của tác giả này vẫn lụt đụt, lẽo đẽo theo sau ? Đọc chỉ thấy Các Mác, Ăng ghen & Lê Nin chửi nhau loạn xạ xà bần, vui đáo để!

    Trả lờiXóa
  6. Tư duy và học thuật của Ts. NGUYỄN THÀNH SƠN thật đáng nể . Ông Lê Xuân Tùng nên giương cờ trắng đi . Tư duy của ông bị đông cứng đã lâu bởi mớ lý luận của Mác - Lê . Lần sau đừng múa bút nữa . Việt Nam rất nhiều người tài . Chính ĐCS và những người cùng tư duy như ông đã trói chặt họ . Tiếc thay Việt Nam .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo tôi, cách tư duy của ông TS Sơn là tự nhiên của loài người. Cái hay thì học, cái xấu thì bỏ.
      Nhưng với nhà nước VN, đã quy định, theo điều 4 hiến pháp, là cái đảng cộng sản VN, với gần 4 triệu người, với nhiều kinh nghiệm chuyên chính vô sản, điều khiển 90 triệu người. Vì thế, nhà nước VN, sẽ là không tự nhiên, và cách tư duy của ông TS Sơn, là không là tư duy của nhà nước CHXHCH VN, nhưng là tư duy của con người VN. Vì thế, hai bên, không nên tranh luận làm gì!
      Sống và làm theo điều 4, tất nhiên, các bác mặt trận, chỉ cho phép chọn tuyệt đại đa số đảng viên cộng sản VN, là đại biểu quốc hội, và họ không bao giờ xóa điều 4 hiến pháp và lại ông tương tự ông Trọng lú, lại lên làm lãnh tụ!

      Xóa
  7. ông lê xuân tùng cũng có chút bản lỉnh phản biện lại chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay,còn một số khác thì ủng hộ cổ vủ cho tư nhân theo chủ trương của chính phủ hiện nay.bảo đảm ở vn không ai biết và gập các mác lê nin nhưng hở ra là nói cacmac ăng ghen,lênin.(mấy ông này mà biết các mác ăng ghen lê nin .chết liền)

    Trả lờiXóa
  8. Ông Tiến sĩ về lý luận, VIP của đảng mà viết ngữ pháp chưa trôi, ý tứ lủng cũng, lập luận tréo hèo, đánh lận con đen, khg phân biệt được XHCN với CNXH, hai phạm trù khác nhau...thì ôi thôi! Cái nền Tuyên giáo của ta sẽ đi về đâu hởi em? Vậy mà vẫn cố viết để chứng tỏ ta vẫn còn tồn tại đây, ta vẫn kiên định đây, mong chi được trên cho thêm chút danh lợi cuối đời! Quá tệ! Rất tâm đắc bài phản biện vững vàng, đầy thuyết phục của TS Nguyễn Thành Sơn, một trí thức thật sự vì không chịu được cái sai trái, dối trá, phải,lên tiếng để dạy dỗ ngài TS kia.

    Trả lờiXóa
  9. Tôi có cảm giác là lão Tùng cố ý nịnh đảng để nhận được một món lợi nào đó hoặc để tránh một sự bất lợi nào đó.
    Chắc chắn phải có một mục đích nào đó ẩn sau bài viết này.
    Nếu điều đó là sự thật thì đây là một con cáo già.

    Trả lờiXóa
  10. Nói cho nó vuông và hiểu một cách đơn giản : Nhà nước không có tiến. Nhà nước chỉ đứng ra quản lý tiền thay Dân. Toàn bộ ngần sách nhà nước là tiền của Dân. Tiền vay mượn ODA nước ngoài cuối cùng vẫn là của Dân ( Vì Dân sẽ phải đóng góp để trả nợ ) Lương và bổng lộc của các ông từ Ông TBT , CT Nước, TT Chính phủ, CT Quốc hội các vị Bộ, Thứ trưởng vv cho đến anh Công an giao thông ngoài đường đều do Dân trả. Họ đã làm gì lợi cho Dân, cho nước để xứng đáng với đồng lương và bổng lộc mà họ đã nhận ???. Kinh tế nhà nước là gì vậy ? Có phải là tiền của Dân ( của nhiều tư nhân ) đóng góp nên hay không ?. Lý luận lộn xộn, bậy bạ và lung tung nhiều quá ! GS LXT nên ghi nhớ lời Khổng Tử : " BIẾT THÌ NÓI, KHÔNG BIẾT THÌ KHÔNG NÓI, ẤY MỚI LÀ BIẾT !" hoặc đơn giản hơn như câu ngạn ngữ Việt " KHÔNG BIẾT THÌ DỰA CỘT MÀ NGHE ". Rất vui khi đọc bài của TS NTS !! GS LXT bảo vệ đảng kiểu này khác nào phá đảng. Không khéo GS LXT nằm trong lực lượng " thế lực thù địch của đảng " để chống phá đảng !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lý! Có thể ông LXT này là " thế lực thù địch" chống phá đảng cũng nên!

      Xóa
  11. Trương Minh Tịnhlúc 22:25 19 tháng 6, 2015

    Bài viết hay.Tuyệt vời.

    Trả lờiXóa
  12. Tôi không hiểu lắm về KT tư nhân- tư bản, KT xhcn, kt thị trường- định hướng XHCN...?
    Nhưng tôi nghi ngờ mô hình KINH TẾ TƯ NHÂN ở VN nếu k có sự chống lưng của nhóm lợi ích + của cac THÁI TỬ ĐẢNG CỦA CÁC TẦNG LỚP QUAN CHỨC CS THÌ MÔ HÌNH KTTN CỦA VN SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU VÀ TỒN TẠI VÌ AI DÂN HAY QUAN CS???
    NL

    Trả lờiXóa
  13. Đọc bài của GS.TS, nguyên...LXT viết, có đoạn: "Không thể thượng tầng kiến trúc của chúng ta vận hành theo định hướng XHCN mà hạ tầng cơ sở dựa trên sở hữu tư nhân. Hoàn toàn mâu thuẫn, vì kinh tế tư nhân, như kinh nghiệm thế giới đã chỉ ra, nếu tự nó, sẽ vận động về hướng nào, chắc mọi người đã rõ.
    Hạ tầng cơ sở của mỗi thời đại lấy quan hệ sản xuất đặc trưng, tiêu biểu của thời đại đó làm nền tảng. Những quan hệ sản xuất khác trước đó vẫn được sử dụng nếu thực tế có nhu cầu, nhưng không bao giờ lại đóng vai trò là nền tảng, là chủ đạo của nền kinh tế quốc dân. Đó là một chân lý bất di bất dịch của mọi thời đại."
    - Dạ, báo cáo, thưa đồng chí vốn nguyên là ...Thưa GS: Cái "Thượng tầng kiến trúc của GS ngon, hay, vững như thế, những gọi là "quả đấm thép" Quốc Roanh mạnh, vai trò nền tảng như thế, tại sao mà biết bao tiền nhà nước đi vay nước ngoài để cố "ngậm bồ hòn làm ngọt" tốn kém mấy lần vẫn không cứu vãn được các Tập đoàn, Tổng CTy Nhà nước vốn được ưu ái, lo đến tận chân răng, móng chân?
    Mà nếu số tiền đã rót đầu tư, xây dựng, chi phí, bù lỗ, trả nợ thay, cứu vãn ấy mà ưu tiên cho kinh tế tư nhân, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, phát huy nội lực trong toàn dân tộc pthì Nhà nước và nhân dân được lợi những gì, kinh tế VN nay có bị tụt kém cả Lào, Campuchia không? 25 năm gọi là đổi mới sau Thanh Đô mà chưa rút được bài học kinh nghiệm gì mới à? Mong GD LXT ngẫm kỹ nghĩ sâu giúp cho!

    Trả lờiXóa
  14. Qua cách lập luận của ông TS Lê văn Tùng cho thấy ông không phải là thành phần bị Đảng lừa bịp , tuyên truyền , khủng bố hay tẫy não .

    Ông Tùng dựa chính vào lý thuyết CNXH , không dám đối diện với gần 1/2 thế kỷ VN dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN xây dựng XHCN thất bại liên tục . Cho đến tận hôm nay cais danh từ định hướng không ai hiểu nỗi là gì ! Ngay chính ông Tùng cũng không dám nhắc đến , chứng tỏ ông Tùng biết rõ mình đang biện minh cho một điều không thể được đa số trí thức Cộng Sản chấp nhận .

    Vì một lý do nào đó ông Tùng phải viết bài này . Chứ thực tâm ông đã hiểu quá rõ cái giá trị của kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân suốt thời kỳ VN bắt đầu đổi mới cho đến tận hôm nay .

    Có nghĩa ông cố tình nguỵ biện . Chính bản thân ông Tùng biết ông đang nguỵ biện , để bào chữa , bao che cho đường lối và chính sách của Đảng .

    Ngay đến bản thân của ông TBT Nguyễn phú Trọng cũng như ông TS Tùng , có cùng một tâm trạng " Biết là thế đấy nhưng không được nói như thế .....! " .

    Nói cho cùng , trong các thể chế quân chủ , dân chủ chỉ có chế độ Cộng Sản là điều hành chính quyền tồi tệ nhất . Tồi tệ nhất do tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách và sự đối kháng không hoà hợp giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân , khiến cho xã hội rối loạn về mọi phương diện , sinh ra nhiều ung bứu xã hội , đưa đến một nhà nước và xã hội suy thoái .

    Đừng nhìn vào những phương tiện vật chất hiện đại mà kết luận VN đang giàu có , phát triển thành công là lầm to ! Chỉ cần một cơn lốc khủng hoảng kinh tế đi qua , những khu vực địa ốc hoành tráng , những thành phố ăn chơi , những khu du lịch sang trọng sẽ thành hoang phế . Để tiếp tục cho chính quyền nhà nước hoạt động , người dân sẽ è cổ ra mà đóng hàng vạn loại thuế . Lúc đấy mới hiểu ra cái khả năng lãnh đạo Nhà nước của Đảng hay dở thế nào ?

    Ngày ấy , chắc không còn xa ....!!!

    Trả lờiXóa
  15. Nguyễn Ngọc Anhlúc 09:07 20 tháng 6, 2015

    Pascal có câu “Con người vừa là thánh vừa là thú” .
    Sống trong chế độ đảng trị vô thần thì phần thú của con người ngày một phát triển và phần thánh của con người sẽ mất dần. Ngược lại sống trong chế độ dân chủ thì phần thánh của con người sẽ phát triển còn phần thú sẽ giảm dần.
    Ông Bill Gate (tự phát minh, phát kiến, tự doanh- tư nhân) đưa tài năng ra làm việc nay giầu có nhất thế giới ông đã cho người nghèo 36 tỷ đô la. Còn ông Bùi tiến Dũng (quốc Roanh-Nhà nước XHCN) quan cộng sản do tham nhũng giàu có đánh bạc hàng triệu đô la. Hai con người ở hai chế độ chính trị khác nhau đã hoàn toàn khác nhau vậy.
    Tôi mong những người cộng sản cầm quyền hãy nhìn nhận những sự thật trên đây để sớm tỉnh ngộ hòng đưa đất nước ta đi vào chế độ dân chủ tự do. Nếu không thì cả một thế hệ rồi đây sẽ điên loạn. Mà những người điên đầu tiên chính là con của các ông quan giầu có cộng sản.
    Chứ viết cái kiểu áp đặt chủ quan lấy được như ông LXT thì chán lắm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trích "Tôi mong những người cộng sản cầm quyền hãy nhìn nhận những sự thật trên đây để sớm tỉnh ngộ hòng đưa đất nước ta đi vào chế độ dân chủ tự do."

      Tôi không tin. Chẳng có ai, đang nắm quyền tuyệt đối, cái gì cũng phải hỏ "lực lượng LÃNH ĐẠO nhà nước và xã hội" (theo điều 4 hiến pháp, lại không muốn làm LÃNH ĐẠO nữa, chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận bầu chính quyền cầm quyền do dân bầu!

      Xóa
  16. Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn nói: "...đang mâu thuẫn với một chủ trương đúng đắn và hết sức sáng suốt của Nhà nước VN (đảng, chính phủ, quốc hội VN) về đẩy mạnh “cổ phần hóa” các doanh nghiệp nhà nước, “xã hội hóa” các dịch vụ công." Tiến sĩ có nhớ Hiến pháp 2013 được Quốc hội thông qua xác định Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo không? Viết như phần trích dẫn trên đây thì Đảng, Nhà nước, Quốc hội thực hiện không đúng nôi dung Hiến pháp quy định sao?

    Trả lờiXóa
  17. Mình chỉ là kỹ sư, giáo viên; nhưng khi đọc bài của vị GS-TS thì mình có nhãn quan chính trị bậc thầy của vị GS-TS như LXT! Không biết lĩnh vực khoa học khác bác Tùng có biết tí gì không?

    Trả lờiXóa
  18. Ông Tùng đã đến hồi mê sảng! Việt nam có câu: "Chết là hết" mà mê sảng coi như đã chết, xin các bác.

    Trả lờiXóa
  19. tiến sỉ, giáo sư của việt nam chỉ biết rành các mác,ăng ghen ,lý luận chử nghĩa tuông như suối chảy.giáo sư ,tiến sỉ của người chỉ biết công nghệ,khoa học,y học,phát minh chế tạo ,sản xuất,buồn thay cho việt nam.

    Trả lờiXóa
  20. loại giáo sư, tiến sĩ như Lê Xuân Tùng có đầy rẫy trong các cơ quan của ĐCSVN, loại xạo ngôn đi chết đi được rồi đấy đừng làm khổ dân VN nữa hỡi ông dở người

    Trả lờiXóa
  21. Bài viết của Ts Sơn rất công phu đáng quý nhưng hơi bị loãng vì đi sâu vào vấn đề ngữ pháp của Gs Từng mất đi chủ đích cần phê bình là thể chế mất lòng dân hiện nay. Xin góp ý nhỏ bài của Ts Sơn có một số hạt sạn là có một số lỗi chính tả và có chổ phê bình không chính xác như:
    Giáo sư LXT viết: “Còn nhớ hồi đầu năm 1987, ngay sau Đại hội VI, tháng 12-1986, đồng chí Tổng Bí thư …”. Câu văn này được viết rất tùy tiện, coi thường người đọc. “Tháng 12-1986” chưa phải là “đầu năm 1987”.
    Câu nầy ông LXT viết đúng đấy chỉ có điều không gãy gọn thôi. "Tháng 12 - 1986" là nói ngày có Đại hội VI, không mâu thuẫn với thời điểm đầu năm 1987 khi Tổng bí thư nói.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phần trên phân tích, minh chứng, lý giải khá sâu, làm bật vấn đề khó cãi; phần chê câu chữ ngữ pháp lạc điệu và hơi bị "chẻ sợi tóc", có những chỗ chê vẫn không đúng về ngôn ngữ học, thuật học!!

      Xóa
  22. Tôi thấy bài này của Ông LXT cũng giống bài" cần luật hóa việc chạy chức chạy quyền" dạo nọ. Mấy ông này đích thi là thế lực thù địch ăn tiền nước ngoài để đá xoáy các chủ trương chính sách đúng đắn của đảng, đi ngược lại con đường tiến lên CNXH và CNCS mà đảng và bác Hồ đã chọn. Cơ quan an ninh cần để ý đến những tay này.

    Trả lờiXóa
  23. các bác thông cảm ông Tùng bị tai biến từ khi còn làm bí thư Hà Nôi nên nói năng lảm nhảm, đừng chấp. Cũng giống như GS macle Nguyễn đức Bình kiên quyết không chấp nhận đảng viên được làm kinh tế.Mình nghĩ ông này cũng lú nhưng không phải, ông có lý, đảng viên đều có điều kiện tham ô, tham nhũng cả rồi, được làm kinh tế nữa có mà giàu hơn tư bản.Nghe các cụ U7,80 phát bừa, các bạn nên thể tất, não teo rồi. Với riêng các cụ, các cụ cũng nên biết điều hơn, các cụ chả đã làm khổ dân mãi rồi hay sao? cái thời các cụ hét ra lửa ấy.

    Trả lờiXóa
  24. Với riêng các cụ, các cụ cũng nên biết điều hơn, các cụ chả đã làm khổ dân mãi rồi hay sao? cái thời các cụ hét ra lửa ấy. Nhưng toàn là các cụ trốn chiến trường đi Đông Âu học có tí chữ tí quyền nếu vào chiến trường Gặp đói khổ và sốt rét chắc quy tiên cả rối Thông cảm ?

    Trả lờiXóa