Thiết kế ý tưởng sân bay Long Thành
trong hồ sơ quy hoạch được duyệt
(Ảnh: Cục Hàng không Việt
|
*
PGs.Ts NGUYỄN THIỆN TỐNG
Đó là nhận định của PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, Nguyên
Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không, Trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM về Dự án
sân bay Long Thành.
Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành (Dự án sân
bay Long Thành) tiếp tục nóng lên những ngày gần đây khi Quốc hội thảo luận dự
án này.
Khác
với kỳ họp trước, trong báo cáo mới nhất của Chính phủ, dự án sân bay Long
Thành đã có sự điều chỉnh so với dự tính ban đầu.
Cụ thể diện tích thu hồi cho dự án được điều chỉnh
giảm từ 5000 héc-ta xuống còn 2.750 héc-ta, số tiền đầu tư cho giai đoạn 1 cũng
giảm tới 2,6 tỷ USD.
Tuy
nhiên chính những thay đổi lớn về con số khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi. Báo
Điện tử Giáo dục Việt Nam xin gửi tới độc giả quan điểm của PGS-TS Nguyễn Thiện
Tống - Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không, Trường Đại học Bách Khoa
Tp.HCM về dự án này.
"Không
nghiêm túc"
Đối với dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long
Thành có tầm quan trọng và quy mô rất lớn thì việc nghiên cứu tiền khả thi là
rất cần thiết nhằm trả lời câu hỏi về khả năng thỏa mãn các điều kiện cơ bản
của việc đầu tư, đảm bảo các điều kiện cần để quyết định tiếp tục bỏ vốn nghiên
cứu khả thi một cách toàn diện và đầy đủ về dự án hay loại bỏ để nghiên cứu
chọn lại phương án đầu tư dự án khác.
Nếu nghiên cứu tiền khả thi cho thấy dự án sân bay
Long Thành không có hiệu quả tài chính, không chắc có hiệu quả kinh tế, không
phù hợp với điều kiện hiện tại của đầu tư công cũng như khả năng vốn của nhà
nước, không có khả năng thực hiện đạt mục tiêu cảng hàng không trung chuyển
quốc tế của khu vực thì không cần phải tốn kém một khoản tiền lớn đầu tư cho
bước nghiên cứu khả thi.
PGs.Ts Nguyễn Thiện Tống |
Vì nghiên cứu khả thi là nghiên cứu đầy đủ, toàn diện,
sâu sắc tất cả các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính, kinh tế, quản lý
với nhiều phương án khác nhau nhằm thực hiện ý đồ dự án với lợi ích cao nhất,
là bước cuối cùng của công tác chuẩn bị đầu tư. Cho nên trong trường hợp dự án
xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành quy mô rất lớn, chi phí nghiên cứu
khả thi khoảng 3000 tỷ đồng.
Qua các Tóm tắc Báo cáo đầu tư Dự án xây dựng cảng
hàng không quốc tế Long Thành (tháng 6 năm 2013, tháng 9 năm 2014, tháng 3 năm
2015), Tờ trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Cảng hàng không
quốc tế Long Thành của Bộ Giao thông vận tải gửi Thủ tướng Chính phủ ngày
12/9/2014, phần phân tích khả thi tài chính hầu như không có gì.
Chỉ riêng Báo cáo Giải trình bổ sung về Báo cáo đầu tư
Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành của Chính Phủ gửi Quốc hội
ngày 27/10/2014 mới có phần đề cập đến phân tích tài chính đối với hạng mục nhà
ga hành khách (nguồn vốn doanh nghiệp, công ty cổ phần, PPP) với kết quả tính
toán cho chỉ số nội hoàn tài chính FIRR là 13,9% xem xét cho thời hạn 25 năm
(tr. 21 Báo cáo Giải trình bổ sung).
Đây là hạng mục có khả năng cho lãi suất cao nhất được
chọn để tính toán với dự báo lạc quan về nhu cầu hành khách nhằm đưa ra chỉ số
nội hoàn tài chính FIRR cao là 13,9%, tuy nhiên đối với những hạng mục khác cần
đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa (tư nhân) mà có khả năng cho lãi suất thấp hơn
thì chỉ số nội hoàn tài chính FIRR chắc chắn sẽ thấp hơn 13,9%. Nhiều hạng mục
có chỉ số nội hoàn tài chính FIRR thấp hơn 10% thì sẽ không hấp dẫn nhà đầu tư
và như thế khả năng huy động nguồn vốn tư nhân cũng sẽ không có.
Mặt khác phân tích khả thi tài chính cho toàn thể dự
án hay cho giai đoạn 1 của dự án là nghiên cứu quan trọng nhất của nghiên cứu
tiền khả thi. Tuy nhiên Báo cáo đầu tư Dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế
Long Thành klại hông thực hiện vì vậy không yêu cầu về nghiên cứu tiền khả thi.
Như TS Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng
dạy Kinh tế Fulbright từng phát biểu “Dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế
Long Thành tính toán tài chính cách nào cũng lỗ” cho nên chủ đầu tư là Tổng
Công ty cảng hàng không Việt Nam cố tình tránh né không thực hiện phân tích
tính toán tài chính.
Để trả lời câu hỏi về nhu cầu vốn đầu tư cho dự án,
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi phải thể hiện ngân lưu tài chính (dòng tiền)
qua từng năm của thời gian thực hiện dự án. Đồng thời cho biết khả năng vốn của
chủ đầu tư (Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam ) và khả năng huy động nguồn vốn
tư nhân cùng nhu cầu bù lỗ của nhà nước cho từng năm là bao nhiêu? Và cho toàn
thể là bao nhiêu.
Phân tích tính toán về kinh tế trong các Báo cáo đầu
tư Dự án vừa quá sơ sài vừa sai lệch cả về chi phí và lợi ích. Tóm tắc Báo cáo
đầu tư Dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành lần đầu (tháng 6 năm
2013) đưa ra chỉ số nội hoàn kinh tế EIRR là 22,1%, rồi lần thứ hai (tháng 9
năm 2014) thì EIRR là 29,8%, và lần thứ ba (tháng 3 năm 2015) lại là 24,5%.
Trong khi đó số vốn đầu tư cho giai đoạn 1 lúc đầu là
7,8 tỷ USD cho diện tích sân bay 2.565 ha với 2 đường băng cất hạ cánh và nhà
ga hành khách 400.000 m2 để đạt năng suất 25 triệu khách/năm, nay trong Tóm tắc
Báo cáo đầu tư Dự án vào tháng 3 năm 2015, số vốn đầu tư cho giai đoạn 1 rút
xuống còn 5,2 tỷ USD cho diện tích 1.165 ha với chỉ 1 đường băng cất hạ cánh và
nhà ga hành khách 400.000 m2 để đạt năng suất 25 triệu khách/năm.
Vốn đầu tư cho giai đoạn 1 giảm đi 1/3 như thế chủ yếu
là do giảm 1.400 ha diện tích sân bay và giảm 1 đường băng cất hạ cánh trong
khi năng suất vẫn đạt 25 triệu khách/năm. Những thay đổi lớn như thế về vốn đầu
tư sẽ làm thay đổi nhiều về kết quả tính toán tài chính và kinh tế.
Điều này chứng tỏ thêm rằng số liệu của Báo cáo đầu tư
Dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành là không đáng tin cậy và cần
có thời gian để nghiên cứu kiểm chứng độc lập trước khi Quốc Hội quyết định.
Phần phân tích tài chính và phân tích kinh tế của Báo
cáo đầu tư Dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành còn sơ sài, thiếu
sót, không chặt chẽ, không chính xác, không có tính hiện giá ròng tài chính
FNPV, không có tính chỉ số nội hoàn tài chính FIRR cho dự án, không tính hiện
giá ròng kinh tế ENPV, chỉ số nội hoàn kinh tế EIRR cho dự án không đáng tin
cậy. Báo cáo Đầu tư dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành không đạt
yêu cầu về nghiên cứu tiền khả thi.
Chứng
tỏ dự án lúc đầu không nghiêm túc, làm đại ra, nếu không không có những phản
biện của các chuyên gia nhà, nhà khoa học mà làm như dự toán ban đầu thì quá
lãng phí.
Nhiều điểm
không trung thực
Một số thông tin trong Báo cáo mới chỉ nói một nửa sự
thật, nói một nửa sự thật là nói dối.
Cụ thể trong Báo cáo nếu ra một số ví dụ sân bay lớn
có diện tích từ 4.000 ha – 5.000 ha trở lên. Rồi từ đó kết luận sân bay lớn
phải có diện tích trên 4.000 ha điều này nhằm biện hộ cho sân bay Long
Thành rộng 5.000 ha.
Dữ
liệu thứ hai, Báo cáo dự án nói đến việc sân bay lớn đều cách xa trung tâm
thành phố. Báo cáo đưa ra một số ví dụ các sân bay lớn ở xa trung tâm đô thị để
nhằm biện hộ cho Long Thành.
Đây cách diễn giải không đúng, không trung thực, nói
thẳng ra là “nói láo”. Bởi để dư luận ủng hộ người viết dự án cố tình lấy những
sân bay có diện tích lớn, có khoảng cách các xa thành phố đế minh họa dẫn đến
hiểu sai, tức là mới chỉ nói 1 nửa sự thật.
Trong khi thực tế rất nhiều sân bay lớn khác có diện
tích nhỏ hơn, ở ngay trung tâm thành phố nhưng vẫn phục vụ hàng chục triệu
khách mỗi năm. Nếu công tâm, khách quan tại sao không đưa thông tin đó vào?.
Thực sự có đến 29 trong số 100 sân bay đông khách nhất
thế giới năm 2011 chỉ cách trung tâm thành phố từ 10 km trở xuống. Sân bay Tân
Sơn Nhất cách trung tâm thành phố 7 km nên ở trong nhóm này.
Sân bay Schiphol có 52,5 triệu khách năm 2013 cách
trung tâm thủ đô Amsterdam của Hà Lan 9 km. Sân bay McCarran có 41,9 triệu
khách cách trung tâm thành phố Las Vegas ở Mỹ 8 km. Sân bay Madrid có 39,7
triệu khách chỉ cách trung tâm thủ đô của Tây Ban Nha 9 km. Sân bay Kingsford
Smith có 37,9 triệu khách cách trung tâm thành phố Sydney ở Australia 7 km. Sân
bay Ninoy Aquino có 32,9 triệu khách cách trung tâm thủ đô Manila của
Philippines 7 km. Sân bay Benito Juarez có 31,5 triệu khách chỉ cách trung tâm
thủ đô của Mexico 5 km. Sân bay Logan có 30,2 triệu khách chỉ cách trung tâm
thành phố Boston ở Mỹ 4,8 km.
Khi khoảng cách đó là từ 15 km trở xuống thì có 46 sân
bay, trong đó có những sân bay như Orly của Paris ở Pháp, Hồng Kiều của Thượng
Hải ở Trung Quốc, Haneda của Tokyo ở Nhật bản, Gimpo của Seoul ở Hàn Quốc... và
sân bay Hartsfield Jackson đông khách nhất thế giới năm 2013 với trên 94 triệu
khách mà chỉ cách Thành phố Atlanta ở Mỹ 11 km.
Khi khoảng cách đó là từ 20 km trở xuống thì có đến 58
sân bay. Khi khoảng cách đó là từ 30 km trở xuống thì có đến 79 sân bay. Có 13
sân bay cách trung tâm thành phố từ trên 30 km đến 40 km. Chỉ có 8 sân bay cách
trung tâm thành phố trên 40 km. Sân bay Long Thành cách Tp.HCM 45 km đường chim
bay và trên 50 km đường bộ nên ở trong nhóm này.
Tờ trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án của Bộ
Giao thông vận tải gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 12/9/2014 có đoạn viết
“theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các cảng hàng không lớn trên thế
giới nằm cách trung tâm thành phố từ 40 đến 60 km...” (trang 7 Tờ trình).
Ở các nước tiên tiến vấn đề tiếng ồn mà dân cư ở khu
vực sân bay phải chịu đựng được giảm bớt bằng cách hạn chế giờ bay vào giữa
khuya. Mặt khác tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng làm giảm tiếng ồn của động cơ
phản lực để ở khoảng cách 700 m nó chỉ bằng với tiếng ồn của ô tô ở khoảng cách
10 mét. Chủ tịch UBND Tp.HCM Lê Hoàng Quân chỉ bằng cảm tính mới cho rằng
“những máy bay có khối lượng lớn lên xuống trên hệ thống nhà dân là không an
toàn”, chứ thực tế trong hơn nửa thế kỷ qua những máy bay lớn hoạt động rất an
toàn ở hàng trăm hàng ngàn sân bay trên thế giới, trong đó rất nhiều sân bay
trong thành phố.
* * *
> Đừng để sân bay Long Thành có số phận bị đập bỏ như
sân bay Mirabel ở Montreal
40 năm sau khi xây dựng hoành tráng.
"Sân bay quốc tế Mirabel cách Montréal 39 km về
phía tây bắc, hoạt động từ tháng 10 năm 1975, là cửa ngỏ của Montreal cho mọi
người đến dự Thế Vận Hội Olympic 1976 ở Canada. Đây là sân bay lớn thứ nhất thế
giới về diện tích (400 km²) vào thời điểm đó. Sân bay này được dự định thay thế
cho sân bay Dorval hiện hữu trước đó, cách Montreal 20 km.
Vào những năm cuối thập kỷ 1960, Chính phủ Canada dự
đoán rằng sân bay Dorval sẽ hoàn toàn bảo hòa vào năm 1985 nên không đủ khả
năng đáp ứng nhu cầu 20 triệu hành khách/năm thông qua sân bay ở Montreal. Họ
quyết định xây dựng một sân bay mới ở Mirabel. Trong giai đoạn đầu tiên chuyển
tiếp, từ 1975 đến 1997, tất cả các chuyến bay quốc tế đi và đến Montréal, ngoại
trừ những chuyến bay đi và đến từ Hoa Kỳ, được yêu cầu phải dùng sân bay
Mirabel. Giai đoạn sau đó sân bay Dorval
cuối cùng sẽ bị đóng cửa.
Mirabel có các phương tiện phục vụ tối tân và tiện
nghi hơn sân bay cũ Dorval, nhưng nó xa trung tâm thành phố và thiếu kết nối
giao thông thuận tiện cho hành khách đi lại giữa sân bay Mirabel và trung tâm
Montreal. Dần dần các hãng máy bay gây áp lực để quay trở lại sử dụng sân bay Dorval nên Dorval
không thể bị đóng cửa như dự định ban đầu. Các hãng hàng không mới thật sự có
quyền lực quyết định sân bay họ muốn sử dụng, vì thế Ban quản lý sân bay
Mirabel không thể nào ép buộc họ sử dụng Mirabel được khi họ đã chọn quay lại
sân bay Dorval.
Do đó đến năm 2004 thì Mirabel không còn một chuyến
bay chở hành khách nào nữa, mà nó chỉ được dùng cho vận chuyển hàng hóa và làm
chỗ đóng phim.
Ban đầu sân bay Mirabel hoành tráng là một niềm tự hào ở Canada , nhưng
sau đó nó trở thành một điều ngượng ngùng khi nhắc đến. Ngày nay nó trở thành
một vùng đất bỏ phí mục nát và sắp bị đập bỏ, sau khi Thành phố Montreal không tìm được
một kế hoạch hợp lý để sử dụng nhà ga hành khách.
Bài học rút ra từ sân bay Mirabel là “Bất kế phương
tiện phục vụ hiện đại ra sao, sân bay hoành tráng không lôi cuốn và đem lại
khách hàng mà sự thuận tiện đi lại nhanh chóng do kết nối giao thông và khoảng
cách gần trung tâm thành phố mới là yếu tố đáp ứng nhu cầu hành khách và làm
cho sân bay tồn tại và phát triển”. Vì thế đừng để sân bay Long Thành có số
phận bị đập bỏ như sân bay Mirabel ở Montreal
40 năm sau khi xây dựng hoành tráng.
N.T.T /GDVN
-----------------
(*) -PGS-TS Nguyễn Thiện Tống: Tiến sĩ
Kỹ thuật Hàng không, Đại học Sydney; Thạc sĩ Quản trị Hành chánh công, Đại
học Harvard; Nguyên Giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright; Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không, Trường Đại học
Bách Khoa TpHCM. Tuy PGS-TS Nguyễn Thiện
Tống đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn được mời dạy thỉnh giảng, mời tham gia hội đồng
khoa học chấm luận án Tiến sĩ.
---------------
Ông Dương Trung Quốc nói rằng cần phải làm SBLT vì...đã lỡ đầu tư hạ tầng xung quanh rồi,bỏ đi thì phí
Trả lờiXóaXin hỏi ông,ai đã "đi tắt đón đầu",có phải cái đám con cháu của mấy cha nội chóp bu không?
Xin hỏi ông,nếu dự án này lỗ hoặc phá sản thì thiệt hại là bao nhiêu,ai sẽ đi tù hay lại là "đại biểu là do dân bầu,đại biểu quyết sai thì dân ráng mà chịu"
Nghe ông nói cái lí do để xây SBLT,tôi nghĩ rằng,chỉ có 1 trong 2 khả năng : ông quá hồ đồ hoặc ông đã hoặc sẽ được nhận một lợi ích nào đó từ nhóm mafia quyết "làm" dự án này
Dương "Trung Quốc" mà. Nghe tên thấy oải...
XóaHồi đó sao cha mẹ không đặt tên Dương Việt Nam?
Chúng ta cần lắng nghe ý kiến của các chuyên gia ! Tại sao ư ? Đó là những ý kiến có chuyên môn (có học). Thực té từng có những dự án quyết định xem nhẹ ý kiến chuyên gia chuyên ngành đi đến bế tắc, làm tổn hại kinh tế và tài nguyên đất nước !
XóaTại sao Long Thành chưa quyết đinh, mà cơ sở hạ tầng ở đó đã có trước? cơ sở đó là gì, ai dầu tư đại biểu Dương Trung Quốc nói rõ thêm cho dân hiểu? Đến như Sân bay quốc tế Mirabel (Canada), xây to nhất Canada 40 năm trước còn phải hủy bỏ, chẳng lẽ lại tiếc mấy cơ sở hạ tầng đón trước sân bay LThành sao?
"Thế dám nói tôi là vô học à? Không sợ tôi giận à?"
Xóa(Yang Tung Quo)
Bon CQ CsVn mfia nay no biet ro.nhung chu yeu la Tlen lot tay qua lon nen bon no bat chap mien sao nhan Tien lot tay con loi hai ke me Dan den
XóaCách đây một số năm, HĐND Hà Nội thông qua một nghị quyết quan trọng không cho đường sắt đi qua nội thành Hà Nội với biểu quyết 100% đại biểu (với nhiều giáo sư, tiến sỹ, ông này bà nọ, cà vạt, kính trắng trông rõ là oai). Sau khi nghị quyết đã được thông qua thì có một anh xe ôm ở Huế và một bà bán rau ở Đà Nẵng thốt lên: "Chui cha! Vậy nếu Đà Nẵng, Huế cũng thông qua nghị quyết tương tự thì tầu hỏa đi ra biển à? Đất đai là của chung quốc gia chứ". Các giáo sư, tiến sỹ, ông này, ông nọ của HĐND Hà Nội im thít và nghị quyết 100% số phiếu của Hà Nội bị lờ tịt. Bây giờ nghe các "giáo su", "tiến sỹ", "nhà" này, "nhà" nọ bênh vực kế hoạch xây dựng sân bay Long Thành thi gần như cả 90 triệu dân VN đều chung một tiếng thở dài: "Biết rồi, Mỗi ông kiếm được bao nhiêu ở cái vụ này"
XóaDẹp ngay cái dự án này đi mấy ông ơi,dân chúng khổ quá rồi,tiếng rên la của họ đã vang vọng cả đất trời,các ông không nghe thấy sao ? hãy buông tha cho người dân chúng tôi đi ! xin đấy ! ( nợ chồng chất nợ !!! // Ai chịu trách nhiệm ??? )
Trả lờiXóaThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã "trảm trước, tấu sau" dự án sân bay Long Thành đối với Quốc hội
Trả lờiXóaNếu đã quyets tâm xây dựng Long Thành bằng mọi giá thì nên có kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng và đấu giá đất ở Tân sơn Nhất lấy tiền mà làm Long Thành.
Trả lờiXóaHai sân bay lớn cho một thành phố là lãng phí.
Về thời gian,cứ để người ta khởi công kênh Kra hay khởi công Long Thành để vốn lớn đỡ bị tồn động(trả lãi cho đống sắt thép xi măng chưa sinh lợi) ,khi hoàn thành có khả năng khai thác hiệu quả ngay.
"Thiếu nghiêm túc" thì nhằm nhò gì,thưa bác Tống vì
Trả lờiXóahọ dám làm chuyện "bất cận nhân tinh" hay nói thẳng
thừng là làm những chuyện bất nhân,vô đạo !
Đặc thù của Cộng sản là chỉ nói một nửa sự thật mà, nên báo cáo dự án SBLT cũng chỉ nói lên một phần ba người ta vẫn chấp nhận được vì các quan chức cộng sản thích thú nhất là thực hiện các dự án lớn, bởi lợi nhuận lâu dài thì chưa biết thế nào nhưng trước mắt là chắc chắn đã có phần trăm rất lớn.
Trả lờiXóaHầm...Hừ...Sắp đến ngày “mạt sản” rồi thì chúng ông cũng phải tranh thủ chứ, đất đai biển đảo có còn để bán được nữa đâu, các tập đoàn kinh tế lớn cũng không còn rút được nữa, mấy thằng tập đoàn tư nhân như lão Đức lão Vượng ... giờ khôn lắm không tìm ra kẽ hở để đập thì chúng ông buộc lòng phải làm cái Long thành này thôi, híc...Chúng bay phản biện càng làm cho chúng ông hăng máu làm nhanh thôi, hic...
XóaNước đổ đầu vịt thôi bác Tống ơi, lý luận dẫn chứng rành rành thuyết phục vậy liệu có làm cho các quan suy nghĩ lại chút không?
Trả lờiXóaKhó mà không thực hiện vì lợi ích trước mắt quá to lớn làm che khuất hết những rủi ro rất có thể sẽ xảy ra trong tương lai bác Thiện Tống à.
Một khi mà lợi ích nhóm đặt lên trên, thể chế độc tài đè ép nén dẫn dắt dân tộc thì các nhà khoa học trí thức như các bác bị gạt ra ngoài là điều hiển nhiên thôi.
Một tỉnh như Vĩnh phúc không biết nghe thằng tàu nào xui lại đi xây Văn Miếu thờ Khổng Tử "hoành tráng" trên diện tích 4,241 ha với tổng kinh phí 270,9 tỉ đồng.
Trả lờiXóaTrong khi đó cả tỉnh Vĩnh Phúc có 65 di tích quốc gia vẫn thiếu ngân sách để duy tu, bảo tồn, phải trông chờ vào nguồn xã hội hóa.
Còn Bệnh viện Đa khoa tỉnh thì xây dựng nhiều năm nay vẫn chưa xong vì thiếu vốn ngân sách.
Có phải thằng tàu đứng say vụ này không?
Hoặc sân bay Long Thành cũng do thằng Tàu đứng sau lưng không? Vì tàu rất muốn cho VN vay tiền để ngày càng lệ thuộc vào chúng.
Đề nghị Vĩnh phú đổi chức năng Văn miếu mới xây thành bệnh viện dân nghèo ? Được thế thì phúc đức quá !
XóaXây sân bay Long Thành làm mục đích trung chuyển khách cho cả khu vực Đông Nam Á liệu có khả thi? chúng ta có cạnh tranh được với Singapore, Malaysia, Thailan hay không? khi mà họ có tiềm năng trí thức và tiềm năng kinh tế mạnh hơn Việt nam, thủ tục hành chính gọn nhẹ và đặc biệt là sự nhạy bén !
Trả lờiXóaNHiều phát biểu của ông Dương Trung Quốc hàng hai, hiểu sao cũng được, phê một ít, nâng một ít, đừng để người ta phản ứng quá, đó là cách nói của những người CS cáo già. Người nghiên cứu sử như là ngự sử, không nói nước đôi. Nếu đã lỡ đầu tư một số hạng mục hạ tầng thì bỏ; Một đồng sợ tốn bốn ngàn cũng hết, ông không biết sao !?
Trả lờiXóa