Hình minh họa |
Việc Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ” nhôm” bị Cục Di trú Singapore trả lại Việt Nam để ta tự xử là một cái may cho các nhà chức trách Việt Nam. Từ đây , chúng ta sẽ lần ra những thủ đoạn tinh vi của Vũ ” nhôm” trong hàng chục năm nay anh ta mua bán đất công sản lằng nhằng ra sao và ai hưởng lợi trong số 31 ngôi nhà và lô đất thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng đi vào túi cá nhân hàng trăm triệu đô la ?
Tôi cho rằng đây sẽ là điều cực thú vị đứng ở góc độ phân tích điều tra qua 1 ví dụ mà tôi biết đôi chút . Chuyện Vũ ” nhôm ” bị truy nã về tội danh mang bí mật quốc gia ra nước ngoài cũng có thể chỉ là một bước cần thiết về nghiệp vụ để Công an Việt Nam dễ làm việc với các nước chăng ?
Vào năm 2004 gì đó, báo Đại đoàn kết ( Thuộc UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ) có nhu cầu mua đất tại thành phố Đà Năng để mở Văn phòng thường trú như nhiều báo khác. Có thể do tiền xin nhà nước thì khó nên họ xin thì cứ xin rồi sau tính. Lúc đó, để xin mua nhà thanh lý cũng không phải quá khó ,nhất là với một số cơ quan báo chí đóng trên địa bàn. Đại đoàn kết có lẽ cũng vậy.
Họ đã có văn bản chính thức xin thành phố giải quyết để mua ngôi nhà 82 Trần Quốc Toản có diện tích rộng đến cả trăm mét vuông đẹp long lanh giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng.
Nghe nói việc mua bán cũng thuận lợi. Song, câu chuyện đáng buồn là ở chỗ, Vũ ” nhôm” đã đứng sau để làm đạo diễn vụ này. Và rồi anh ta được mua lại bằng những thủ đoạn rất tinh vi khi hai bên cùng thương lượng với nhau sau khi nhà nước đã hoá giá cho Đại đoàn kết.
Có lẽ với cách làm” tay không bắt giặc” của Đại đoàn kết, họ đã tự biến thành” người ở nhờ” nhà 82 nói trên với Công ty Bắc Nam 79 của Vũ ” nhôm” dù có trương biển Đại đoàn kết . Họ được Vũ” nhôm ” dành cho 1 phòng làm việc mà không phải bỏ tiền thì nghĩ cũng đã sung sướng rồi chăng !
Thế rồi vào một giai đoạn ” đẹp trời ” khi anh Trương Duy Nhất , trưởng đại diện VP Miền Trung bị vướng vòng lao lý do “lợi dụng tự do dân chủ” gì gì đó ,có viết lách chống Trung Quốc … .thì sau đó người ta thấy ngôi nhà 82 bỗng nhiên không còn treo tấm biển Đại đoàn kết đó nữa., chắc cũng chỉ vô tình trùng nhau.
Họ “được” Vũ ” nhôm chi tiền thuê dài hạn cho một nơi khác để mở VP. Thế là nhà 82 nói trên đã biến thành của riêng Vũ . Đất công biến thành đất tư là như vậy.
Năm 2012, một số anh em báo Đại đoàn kết biết chuyện ,họ kiện Tổng biên tập để mất tài sản công khi nhiều lần không kê khai. Anh em kiện ngày đó cũng liểng xiểng vì dám đấu tranh cái chuyện động trời này với TBT. Họ đã :
1. Kiến nghị cơ quan thẩm quyền xử lý đối với việc thiếu trách nhiệm của Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam trong việc quản lý tài sản Nhà nước thuộc thẩm quyền, để cho báo Đại Đoàn Kết cố ý làm trái quy định pháp luật, gây thất thoát tài sản nhà đất trụ sở làm việc.
2. Đề nghị người có thẩm quyền thu hồi lại tài sản nhà đất tại 82 Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng bị báo Đại Đoàn Kết sử dụng sai mục đích và thanh lý sai quy định pháp luật theo Điều 14 Nghị định số 14 /1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ; Điều 2, Điều 4 và Điều 9 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
3. Đề nghị thu hồi số tiền 674.483.400 đồng và 1 tỷ đồng mà báo Đại Đoàn Kết thu từ việc sử dụng sai mục đích, thanh lý trái quy định tài sản được giao làm trụ sở làm việc theo Điều 3 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Thế nhưng rồi câu chuyện kiện tụng này cũng chìm xuồng. Tóm lại, báo Đoàn kết với danh nghĩa được thanh lý đất thì không còn gì ngoài một nơi Vũ thuê cho làm văn phòng còn đất công sản thì Vũ” nhôm ” đã thôn tính”. Nó vừa tinh vi, vừa như tước đoạt ( cũng có thể có sự thông đồng nào đó, nay” há miệng dễ mắc quai” cũng nên ?)
đất đai công sản mà lẽ ra Bộ Tài chính phải quản lý ( qua Cụ Quản lý công sản ).
Họ đã có văn bản chính thức xin thành phố giải quyết để mua ngôi nhà 82 Trần Quốc Toản có diện tích rộng đến cả trăm mét vuông đẹp long lanh giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng.
Nghe nói việc mua bán cũng thuận lợi. Song, câu chuyện đáng buồn là ở chỗ, Vũ ” nhôm” đã đứng sau để làm đạo diễn vụ này. Và rồi anh ta được mua lại bằng những thủ đoạn rất tinh vi khi hai bên cùng thương lượng với nhau sau khi nhà nước đã hoá giá cho Đại đoàn kết.
Có lẽ với cách làm” tay không bắt giặc” của Đại đoàn kết, họ đã tự biến thành” người ở nhờ” nhà 82 nói trên với Công ty Bắc Nam 79 của Vũ ” nhôm” dù có trương biển Đại đoàn kết . Họ được Vũ” nhôm ” dành cho 1 phòng làm việc mà không phải bỏ tiền thì nghĩ cũng đã sung sướng rồi chăng !
Thế rồi vào một giai đoạn ” đẹp trời ” khi anh Trương Duy Nhất , trưởng đại diện VP Miền Trung bị vướng vòng lao lý do “lợi dụng tự do dân chủ” gì gì đó ,có viết lách chống Trung Quốc … .thì sau đó người ta thấy ngôi nhà 82 bỗng nhiên không còn treo tấm biển Đại đoàn kết đó nữa., chắc cũng chỉ vô tình trùng nhau.
Họ “được” Vũ ” nhôm chi tiền thuê dài hạn cho một nơi khác để mở VP. Thế là nhà 82 nói trên đã biến thành của riêng Vũ . Đất công biến thành đất tư là như vậy.
Năm 2012, một số anh em báo Đại đoàn kết biết chuyện ,họ kiện Tổng biên tập để mất tài sản công khi nhiều lần không kê khai. Anh em kiện ngày đó cũng liểng xiểng vì dám đấu tranh cái chuyện động trời này với TBT. Họ đã :
1. Kiến nghị cơ quan thẩm quyền xử lý đối với việc thiếu trách nhiệm của Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam trong việc quản lý tài sản Nhà nước thuộc thẩm quyền, để cho báo Đại Đoàn Kết cố ý làm trái quy định pháp luật, gây thất thoát tài sản nhà đất trụ sở làm việc.
2. Đề nghị người có thẩm quyền thu hồi lại tài sản nhà đất tại 82 Trần Quốc Toản, TP. Đà Nẵng bị báo Đại Đoàn Kết sử dụng sai mục đích và thanh lý sai quy định pháp luật theo Điều 14 Nghị định số 14 /1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ; Điều 2, Điều 4 và Điều 9 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
3. Đề nghị thu hồi số tiền 674.483.400 đồng và 1 tỷ đồng mà báo Đại Đoàn Kết thu từ việc sử dụng sai mục đích, thanh lý trái quy định tài sản được giao làm trụ sở làm việc theo Điều 3 Quy chế Quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Thế nhưng rồi câu chuyện kiện tụng này cũng chìm xuồng. Tóm lại, báo Đoàn kết với danh nghĩa được thanh lý đất thì không còn gì ngoài một nơi Vũ thuê cho làm văn phòng còn đất công sản thì Vũ” nhôm ” đã thôn tính”. Nó vừa tinh vi, vừa như tước đoạt ( cũng có thể có sự thông đồng nào đó, nay” há miệng dễ mắc quai” cũng nên ?)
đất đai công sản mà lẽ ra Bộ Tài chính phải quản lý ( qua Cụ Quản lý công sản ).
Kết luận năm 2013 của Đảng đoàn Trung ương MTTQ năm nào đã nhắc đến vụ việc này . Đó là sai phạm trong quản lí công sản là “từ bỏ quyền sử dụng văn phòng thường trú tại 82 Trần Quốc Toản, Đà Nẵng”. Kết luận nêu rõ sai phạm này thuộc về Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết và cá nhân ông Tổng biên tập.
Sau đó hình thức họ có kiện tụng tiếp và có xử lý ai, như thế nào thì tôi cũng không nắm được nữa.
Từ một ví dụ nhỏ này đã cho thấy cách đại gia Vũ” nhôm” tự tung tự tác coi trời băng vung trên đất Đà Nẵng thật là dễ sợ một khi anh ta bắt tay được để làm ăn với cơ quan nào đó kiểu như các đồng nghiệp chúng tôi…
Sau đó hình thức họ có kiện tụng tiếp và có xử lý ai, như thế nào thì tôi cũng không nắm được nữa.
Từ một ví dụ nhỏ này đã cho thấy cách đại gia Vũ” nhôm” tự tung tự tác coi trời băng vung trên đất Đà Nẵng thật là dễ sợ một khi anh ta bắt tay được để làm ăn với cơ quan nào đó kiểu như các đồng nghiệp chúng tôi…
Chỉ một ví dụ nhỏ mà tôi nhớ được nói trên đã cho thấy hành vi thôn tính 31 ngôi nhà, lô đất vàng của Vũ” nhôm” ở Đà Nẵng tinh vi ra sao một khi họ thông đồng được với cơ quan đứng ra xin mua mà lại không muốn bỏ tiền mua để xây dựng . Nghĩ cũng thấy tội cho báo bạn tôi mà cũng thấy đáng trách cho họ khi để tài sản nhà nước lọt dần vào tay các nhóm lợi ích . Ấy là trong việc anh Trương Duy Nhất ngày ấy bị tống giam, không biết Vũ ‘ nhôm” có sự tác động khe khẽ nào không để rồi chỉ sau ít ngày anh Nhất bị bắt thì trụ sở nói trên biến mất cái biển báo Đại đoàn kết / cơ quan đại diện tại miền Trung thì không rõ lắm, vì chuyện cũng đã lâu không nhớ chính xác . Và bây giờ thì nhìn ngôi nhà bề thế của Vũ ‘ nhôm’ mà thấy xót xa cho công thổ quốc gia vô cùng !
Giá như ngày đó không có chuyện này thì nay ngôi nhà 82 Trần Quốc Toản kia đã là của báo Đại đoàn kết quản lý. Nhà nước ta đã không mất gì như bây giờ ! Thật tiếc cho báo Đại đoàn kết,” cầm vàng mà để vàng rơi !”.
Giá như ngày đó không có chuyện này thì nay ngôi nhà 82 Trần Quốc Toản kia đã là của báo Đại đoàn kết quản lý. Nhà nước ta đã không mất gì như bây giờ ! Thật tiếc cho báo Đại đoàn kết,” cầm vàng mà để vàng rơi !”.
Nhà báo Quốc Phong
(FB Quốc Phong)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét