Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017

Xử lý nợ xấu: Ôi, Quốc hội Việt Nam!...

 Ôi, Quốc hội của tôi!...
Phải nói, ít nhất cũng thoát được trách nhiệm về sau này…   
Chưa bao giờ trong lịch sử tồn tại của mình, Quốc hội Việt Nam lại được nhận một trọng trách lớn đến như vậy khi được Chính phủ “nhường phần” trách nhiệm xử lý nợ xấu.
Cũng chưa bao giờ giới đại diện nửa đại biểu nửa nghị sĩ trong nghị trường quốc hội lại “bừng bừng khí thế” như lúc này, khi họ lần đầu tiên cảm thấy sức ép trách nhiệm thực sự đặt lên vai mình.
Ít nhất, Quốc hội sẽ phải ban hành một bản nghị quyết về xử lý nợ xấu. Nhưng nghị quyết không thôi chưa đủ, và sẽ không giống với vô số nghị quyết khác, mà nghị quyết lần này còn ràng buộc trách nhiệm của Quốc hội vào từng điều khoản. Chính phủ khôn ngoan sẽ căn cứ vào đó mà làm.
Chính phủ lại thật khôn ngoan. Sau thời “phá chưa từng có” của các ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình, thời Thủ tướng Phúc đã phải lãnh trách nhiệm “đổ vỏ” cho ít nhất 600 ngàn tỷ đồng nợ xấu. Trong hơn một năm kể từ lúc thành lập tân chính phủ của chế độ độc đảng, cho tới giờ tất cả đều thất vọng đến mức vô vọng, nợ xấu không nhũng không giảm đi mà còn tăng lên, Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) - một doanh nghiệp được đẻ ra từ thời Nguyễn Văn Bình - đã hầu như chẳng làm được gì ngoài chuyện kê biên nợ xấu trên giấy. Thậm chí 2 ngàn tỷ đồng vốn lưu động mà ngân sách cấp cho VAMC còn không được dùng tới một đồng nào để mua nợ xấu.
Bây giờ thì nhiều đại biểu quốc hội phải “lên ruột”.
Vào cuối năm 2014, gần 500 “nghị gật” của Quốc hội đã được nghe Thống đốc Nguyễn Văn Bình lần đầu tiên tiết lộ con số nợ xấu lên đến 500 ngàn tỷ đồng. Còn trước đó, Thống đốc Bình chỉ báo cáo nợ xấu vào khoảng 100 ngàn - 150 ngàn tỷ đồng mà không có bất kỳ cơ sở nào đính kèm. Và cũng như một thói quen đã ăn vào não trạng, các đại biểu quốc hội chỉ biết gật gù và gật đầu biểu quyết cho một bản nghị quyết chấp nhận con số đó.
Nhưng đến cuối năm 2015 thì tình thế đã cháy bỏng. Khi đó diễn ra chiến dịch “ép nợ xấu về dưới 3%”, được chỉ đạo bởi Nguyễn Tấn Dũng nhằm lấy thành tích trước Đại hội 12. Quốc hội của một ủy viên bộ chính trị sắp hết thời là ông Nguyễn Sinh Hùng lại chỉ biết gục gặc. Không ai biết nợ xấu thực là bao nhiêu và cũng chẳng biết nó sẽ gây ra hậu quả lớn đến mức nào.
Điều duy nhất mà quốc hội vào cuối năm 2015 làm được là phản đối việc dùng ngâ sách để giải quyết nợ xấu - một hành động phản đối dũng cảm một cách đáng ngạc nhiên nếu so với thái độ gần như nín lặng trước Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình vào những năm trước.
Tuy nhiên, câu trả lời thật đơn giản: ngân sách cuối năm 2015 đã “chỉ còn 45 ngàn tỷ đồng mà không biết chi cho cái gì” - như trần thuật đầy chua chát của bộ trưởng kế hoạch đầu tư khi đó là ông Bùi Quang Vinh.
Không còn bất kỳ khoản kết dư nào, ngân sách có muốn giải quyết nợ xấu cũng đành bó tay. Giới đại biểu quốc hội cũng bởi thế đã mạnh miệng hơn một chút.
Còn giờ đây, không nói thì chết. Nợ xấu đã trở nên vô phương cứu chữa, hẳn nhiều dân biểu đã nhận thấy như vậy.
Phải nói, ít nhất cũng thoát được trách nhiệm về sau này.   
Minh Quân/(VNTB)
-----------------

10 nhận xét:

  1. Nguy cơ vỡ nợ, khủng hoảng tài chính đã được các chuyên gia kinh tế ( không là quan chức Chính phủ)trong và ngoài nước cảnh báo từ năm 2013 . Nhưng vì bệnh thành tích quá nặng nên Chính phủ lúc đó đã dấu nhẹm sự thật và đẻ ra cái CTy quản lý tái sản các tổ chức tín dụng ( VAMC) thực chất là cái túi đựng nợ . Chính phủ mới của ông Phúc đành phải "bạch hóa" và thông qua Bộ chính trị ( có bà Ngân) đổ lên vai Quốc Hội. QH là dân, nợ đổ lên vai dân thì dân phải trả nợ chứ còn ai vào đây nữa?!!

    Trả lờiXóa
  2. Mỗi năm 2 kỳ họp, một khóa ít nhất 10 kỳ họp, tốn kém không biết bao nhiêu tiền thuế của dân mà chả giải quyết cái gì, tham nhũng vẫn tràn lan, chủ quyền đất nước ngày càng bị xâm phạm, nhân dân ngày càng nghèo đói, thất nghiệp... Loại Quốc hội như Việt Nam thì nên giải tán đi cho nước dỡ nghèo, dân đỡ khổ...

    Trả lờiXóa
  3. Nên gọi là đảo nợ thành công: lấy món lãi thấp thế chỗ món lãi cao. Chứ có thánh sao trả được nợ khổng lồ thế với đội ngũ công quyền ăn tàn phá hại này!

    Trả lờiXóa
  4. Trách nhiệm cũng thuộc về những ai đã đi bầu cho quốc hội bù nhìn, dốt nát.

    Trả lờiXóa
  5. Ôi dào! Dù nợ có "ngập đầu ngập cổ" thì con cháu ta gánh. Lo gì?

    Trả lờiXóa
  6. Tat ca moi sai pham va thiet hai trong 10 qua ,ong Nguyen Phu Trong phai chiu trach nhiem.
    Dong tinh voi cu Ngo Khac Mai, truy to ong Trong TBT dang cong san VN ve toi tieu trahc nhiem gay hau qua nghiem trong

    Trả lờiXóa
  7. Bệnh thành tích là sự dối trá của chủ nghĩa mác! Giao cho cho quốc hội xử lý khác nào thả thêm chuột vào kho thóc đã cạn kiệt. Cái quốc hội súc vật chứ dân nào bầu lũ thú vật này.

    Trả lờiXóa
  8. Đảng chủ trương ăn cắp tham nhũng bằng độc đảng và "định hướng XHCN"; chính phủ thừa hành nhiệm vụ "bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình" để vơ vét tiền của đất đai tài nguyên tài sản về cho những người cầm đầu đảng; đến lúc lộ ra "nợ xấu" thì giao việc xử lý cho cái "cuốc hội" để hợp pháp hóa việc xử lý cho nó có vẻ khách quan dân chủ, nhưng những người là đại biểu cuốc hội thì chỉ là những con rối, những bù nhìn do lãnh đạo đảng điều khiển, chứ bố bảo họ dám làm trái ý đảng "lãnh đạo".
    Cho nên, xử lý nợ xấu kiểu như vậy chỉ là làm trò mèo giấu cứt mà thôi, trọng lú lừa đảo ơi.
    (thân nhân L/s Quảng trị 1972)

    Trả lờiXóa
  9. Cùng việc Xử lý nợ xấu và tịch thu triệt để những tài sản bất minh của trên dưới 1000 cán bộ cao cấp hiện đang làm việc và đã nghỉ hưu do Bộ Chính trị và Ban bí thư quản lý được sẽ có tiền làm cao tốc Bắc - Nam và xây dựng sân bay Long Thành.

    Trả lờiXóa
  10. Xử lí nợ sấu dễ ợt,ngoài việc thu hồi taì sản bất minh của các quan chức 63 tỉnh thành, còn đâu cứ tăng giá xăng dầu tất thể là đủ và thừa có gì mà cứ bấn vậy.N Đ.

    Trả lờiXóa