Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Nóng: Hà Nội đã thuận cho Mỹ thuê cảng Cam Ranh?

Một góc Cam Ranh - Ảnh: Bùi Văn Bồng
Đã có thương thảo ngầm trước chuyến đi
Ngày 4-6-2017 VOA đưa ra bài viết của Reuter xác nhận đã có thương thảo riêng giữa CVSN và ông Trump ngay sau khi ông Trump đắc cử.
Lý do khiến cho CSVN phải móc nối sớm như vậy là vì Trump tuyên bố sẽ hủy kế hoạch TPP;  mà đối với CSVN thì đó là một bi kịch :
“Đi đầu trong việc dàn xếp liên hệ là đại sứ của Việt Nam tại Washington, ông Phạm Quang Vinh … Ông Vinh cũng có vai trò quan trọng liên quan đến Hiệp định Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng ông Trump đã từ bỏ hiệp định này – một bi kịch đối với Việt Nam”.
“Việt Nam đã bắt đầu vận động hành lang ngay khi ông Trump đắc cử”… ..  “Việt Nam đã thu xếp được một cuộc điện đàm giữa hai ông Phúc và Trump hơn một tháng trước khi ông Trump nhậm chức.”


Trước đó CSVN có 7 lần mời ông Trump sang thăm Việt Nam (sic). Việc ông Trump có tham dự APEC và có thăm VN hay không là chuyện của nước Mỹ và chuyện riêng của cá nhân ông Trump.   Nhưng bảy lần mời liên tiếp khiến cho các nhà quan sát quốc tế hiểu rằng CSVN muốn ông Trump phải trả lời ngay về một chuyện gì đó chứ không phải là chuyện ông ta thăm Việt Nam.
Trước khi ông Phúc đến Mỹ , VOA đã đưa ra giải thích của ông Murray Hiebert, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Mỹ : “Ông ấy cần đến để chốt lại chuyện ông Trump sẽ đến tham dự thượng đỉnh APEC”
Không ai tin là ông Phúc đến Mỹ để chốt lại chuyện ông Trump có tham dự APEC hay không.  Chuyện “chốt lại” không cần phải có một chuyến đi rình rang và 7 lần thúc hối.
Ngoài ra giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cũng có nói xa gần :  “Vấn đề là liệu ông Phúc có đặt một cái tương quan cá nhân nào tốt đẹp với ông Trump hay không thì nó sẽ thành công rất nhiều”.
Vậy cái “tương quan” đó là gì ? Đã có trước khi ông Phúc sang Mỹ, hay là đợi ông Phúc sang Mỹ mới tạo nên cái tương quan đó?…  Để làm rõ nghĩa thêm cho câu nói của giáo sư Hùng, ngày 27-5-2016 VOA đã tiết lộ :
“Hãng tin Anh cho rằng đó là kết quả của “các cuộc gọi, các lá thư, các cuộc tiếp xúc ngoại giao và các chuyến thăm cấp thấp khởi sự từ trước cả khi ông Trump nhậm chức ở Washington, nơi Việt Nam vẫn duy trì một nhà vận động được trả giá 30 nghìn đôla một tháng”.
Rõ ràng đã có tiếp xúc mật từ khi ông Trump mới đắc cử Tổng thống Mỹ. Sau đó là chuyến đi Mỹ của Thứ trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc, rồi Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, và cuối cùng là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Kết quả “đi không về rồi” của ông Phúc chỉ là kết quả bề ngoài
Ngày 1-6-2017 Thông tấn xã CSVN đưa tin sau khi ông Phúc kết thúc chuyến đi : “Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Donald Trump”.
Nghĩa là chỉ đi thăm chơi và nói chuyện thời tiết, chuyện mua bán, chuyện Bắc Hàn… rồi trở về tay không chứ không đạt được một thỏa thuận nào nơi ông Trump. *( Nội dung của buổi nói chuyện 30 phút đã được ông Trump nói trước với báo chí : “Chúng tôi sẽ nói chuyện về thương mại. Chúng tôi sẽ nói chuyện về Bắc Hàn. Chúng tôi có rất nhiều chuyện để nói…” ).
Không thể nào có chuyện ông Phúc “đi không về rồi” sau 7 lần cương quyết đòi gặp. Cũng không thể nào ông Trump gởi thư mời ông Phúc đến để nghe ông Phúc nói chuyện trên trời dưới đất, kể cả chuyện Bắc Hàn !
Vậy thì những gì trình diễn bên ngoài không phải là mục đích thực của chuyến đi. Mà phải là một đề nghị quan trọng của CSVN .  Đề nghị này đã được đưa ra kể từ khi ông Trump mới đắc cử. CSVN cần ông Trump trả lời trước khi họ họp Hội nghị Trung ương 5.
Tiết lộ của Reuter
Lẽ ra thì chuyện có tiếp xúc mật sẽ không bao giờ được tiết lộ nếu như đề nghị của CSVN thất bại.  Nhưng 2 ngày trước khi ông Phúc lên đường thì Reuter và VOA làm như vô tình hé lộ một chút bí mật.Thời điểm hé hộ trước chuyến đi có nghĩa là hai bên đã thỏa thuận rồi, chuyến đi chỉ là hợp thức hóa ( ký kết ).
Và sau khi phái đoàn của ông Phúc trở về thì VOA đăng bài bình luận của Reuter với tựa đề là “Việt Nam vận động Bạch Ốc vì lợi ích chiến lược”.  Nội dung giải thích rõ hơn về chủ đề của cuộc dàn xếp riêng tư ngay sau khi ông Trump đắc cử.
Tựa đề “Vì lợi ích chiến lược” cho thấy ông Trump mời ông Phúc đến không phải là chuyện thương mại hay là chuyện Bắc Hàn.  Mà là chuyện chiến lược.  Tất nhiên chuyện chiến lược giữa Mỹ và CSVN thì chỉ có chuyện giữ an ninh ( làm sen đầm ) trên Biển Đông.  Vậy cuộc thương lượng mật lâu nay là “đề xuất giải quyết tình hình Biển Đông” của CSVN .
Nhưng CSVN đã có 7 lần thúc giục ông Trump phải trả lời đủ thấy là CSVN đã chấp thuận đòi hỏi lâu nay của Mỹ là Hạm đội Mỹ sẽ đảm trách nhiệm vụ “cảnh sát biển” tại khu vực Biển Đông với điều kiện Mỹ phải được thủ giữ vị trí chiến lược số một của vùng biển Đông Nam Á là hải cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Kết quả dàn xếp giữa hai bên được thấy rõ là khi Ông Trump đang bàn bạc ( ký kết ?) với ông Phúc tại Washington thì tại Hà Nội ông McCain đang nói chuyện ( ký kết ?) về hợp tác an ninh trên Biển Đông với Chủ tịch nước CSVN Trần Đại Quang.  Qua ngày hôm sau thì ông McCain đến Cam Ranh và lên thăm chiến hạm USS John S.McCain đang neo đậu tại Cam Ranh.  Không phải vô tình mà chiến hạm McCain có mặt tại Cam Ranh để tiếp đón ông.
Hẵn nhiên một khi hạm đội Mỹ có nhiệm vụ quốc tế là giữ an ninh trên Biển Đông thì những nước được bảo vệ an ninh phải đóng góp chi phí cho hạm đội Mỹ.  Những nước được bảo vệ trực tiếp là Trung Cọng, Việt Nam, Phi Luật Tân, Malysia, Indonesia, Brunei, Đài Loan.  Còn những nước được bảo vệ gián tiếp là những nước thường xuyên sử dụng hải lộ Biển Đông như Nhật, Hàn Quốc, Úc, Tân Tây Lan, Anh, Pháp, Ấn Độ…Đặc biệt nếu Trung Cọng thoái thác nghĩa vụ đóng góp thì các nước khác sẽ tình nguyện đóng thay cho TC.
Riêng Việt Nam muốn Mỹ giữ luôn an ninh cho bờ biển Việt Nam thì phải cho Hải quân Mỹ được sử dụng cảng Cam Ranh làm bản doanh của Hạm Đội.  Hải quân Mỹ cần một bến cảng chiến lược để làm nơi đồn trú và tiếp liệu.  Tuy nhiên nơi đồn trú của một Hạm đội bắt buộc phải là một căn cứ chiến thuật, tức là căn cứ chiến đấu.  Không chỉ đơn thuần là tiếp tế hay sửa chữa tàu thuyền.
Mà hễ đã xây dựng căn cứ chiến thuật thì cần phải có hợp đồng thuê mướn dài hạn để Mỹ có thề đổ của xây dựng căn cứ vững chắc, lâu bền chứ không thể nào có chuyện cho ở miễn phí rồi lúc nào muốn đuổi thì đuổi.  Tốt nhất là cho thuê trong 99 năm ( coi như bán ).
Tóm lại, Reuter và VOA muốn xác nhận là ông Trump và CSVN đã có thương lượng về Cam Ranh từ tháng 11 năm 2016 và nay ông Phúc đi Mỹ để “chốt lại. Dĩ nhiên chuyện “chốt lại” chỉ là kết quả của 7 tháng thương lượng và những chuyến đi con thoi.  Mà chuyến đi con thoi sau cùng là chuyến đi của ông John McCain đến Cam Ranh.
Thông cáo kết thúc của phái đoàn “John McCain” cho biết phái đoàn đã tiếp xúc với Chủ tịch nước, Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch Quốc hội và những đại biểu Quốc hội khác trong kế hoạch Mỹ hỗ trợ an ninh và hợp tác quốc phòng với CSVN :
“…chuyến thăm được tiến hành trong bối cảnh có những diễn biến đáng ngại khu vực và những thách thức gia tăng tại vùng Biển Đông”…. “Đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ tìm cách mở rộng hỗ trợ an ninh và hợp tác quốc phòng với phía Việt Nam”…
Đài RFA nhận xét : “Thông cáo của đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ nêu rõ điều đáng chú ý là vào khi các vị thượng nghị sĩ Mỹ đang có mặt tại Việt Nam thì chính quyền của tổng thống Donald Trump tuyên bố mong muốn làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam sau chuyến công du của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”.
Mỹ và CSVN đẩy mạnh hợp tác giữ an ninh trên Biển Đông chứ không phải một mình Mỹ đối phó với TC trên Biển Đông.  Nhưng vai trò của CSVN chỉ là cung cấp nơi đồn trú cho hạm đội Mỹ, tức là cho thuê cảng Cam Ranh.
Vậy có thể kết luận chuyến đi của ông Phúc là “chốt lại” chuyện cho thuê Cam Ranh đã được hai bên thương lượng lâu nay.  Có thể hai bên đã thỏa thuận xong mọi chuyện nhưng chưa công bố vì cần một khoảng thời gian để chuẩn bị dư luận.
BÙI ANH TRINH/(Văn Tuyển)
-------------

17 nhận xét:

  1. Nếu chuyện này là thật thì tốt cho VN . Nhân dân VN chỉ mong Hải quân Mỹ đứng chân trên biển VN để chế áp Trung quốc. Đó là thành công lớn của ông Phúc trong chuyến đi Mỹ vừa qua.

    Trả lờiXóa
  2. Biết tin Hoa Kỳ trấn giữ cảng Cam Ranh, tôi & nhiều người rất vui, nghĩ rằng:"VN đã khôn hồn để Mỹ giữ Cam Ranh thì phúc của VN là không bị mất biển đảo. Còn nếu để Nga giữ thì nhớ lại năm 1988, khi TQ đánh chiếm Gạc Ma, Liên Xô là đồng minh của VN, nó giúp ta được cái gì?" Tóm lại, để cho Nga đóng ở Cam anh là "cõng rắn cắn gà nhà" đó. Nghe được tin này, tôi mừng như bố tôi sống lại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nga hay Mỹ thì cũng chẳng ai hơi đâu mà "giúp" VN chống TQ, họ cũng chỉ mượn VN trong chiến lược của họ đối với TQ thôi; trong tình thế này, VN có ...ăn kẹo cũng chẳng dám ra mặt chống Tàu!
      Cho nên cái chiến lược cù cưa cũng ...có lý của nó.

      Xóa
  3. Tư lệnh Hạm đội 7 muốn tàu chiến Mỹ đi sát các đảo ở Biển Đông mà TC chiếm. Nhưng TT Trump còn lưỡng lự...
    Đánh nhau với TC không dễ. Nhưng TC cũng không dám đánh nhau với các siêu cường khác.

    Trả lờiXóa
  4. Bác Bồng chụp hình từ cửa sổ máy bay mà nét nhỉ

    Trả lờiXóa
  5. Trăm lần nghe không bằng 1 lần thấy . Chừng nào thấy mới tin . Bị gạt hoài , gạt cã đời cũng vẫn bị gạt nữa . Mỹ thuê Cam Ranh vậy thì ký kết Thành Đô 2020 tính sao đây . Cho dù dân VN có mơ nhưng Tàu không cho phép thì cũng không được .

    Trả lờiXóa
  6. Đây là một hành động sáng suốt của chính quyền Việt Nam, sau chỉ cần cải thiện việc nội trị: Tiến lên nền chính trị tự do và dân chủ là toàn dân được thảnh thơi lo việc dựng nước.

    Trả lờiXóa
  7. LÀ SỸ QUAN HẢI QUÂN TUY ĐÃ NGHỈ HƯU NHƯNG LUÔN QUAN TÂM TÌNH HÌNH BIỂN TRONG ĐÓ CÓ BIỂN ĐÔNG .NẾU CHUYỆN NÀY LÀ THẬT THÌ TÔI XIN KHẲNG ĐỊNH CHẮC CHẮN RẰNG NHÂN DÂN VN TRONG ĐÓ CÓ TÔI RẤT VUI MỪNG . TRUNG CỘNG CHỈ DÁM ĐE DỌA CÁC NƯỚC YẾU TRẾ VÀ NHU NHƯỢC ( ĐẠI DIỆN CHO NHỮNG KẺ NHU NHƯỢC TRONG ĐCSVN LÀ NGUYỄN PHÚ TRỌNG ) NHƯNG MÌNH TRỌNG CŨNG KHÔNG NGĂN CẢN ĐƯỢC ĐÓ LÀ XU THẾ TẤT YẾU CỦA LỊCH SỬ TRƯỚC SAU VN CŨNG PHẢI ĐI THEO TRÀO LƯU DÂN CHỦ ĐA ĐẢNG

    Trả lờiXóa
  8. Dân lương Thiệnlúc 11:01 14 tháng 6, 2017

    Muốn hay không thị cuộc đấu trong nội bộ ĐCSVN đã đến hồi thắng: Lực lượng thiên về thân Mỹ, coi Mỹ là đồng minh toàn diện đã chiếm ưu thế.
    Lạy Trời phù hộ nhân dân VN, nếu sau khi Liên Xô đổ mà Putin vẫn ôm Cam Ranh như xưa thì VN thật khó xử
    Nếu coi TQ với VN là môi vơi răng thì VN toi ngay.
    Luận điệu nửa vời VN tự quản lý Cam Ranh để phục vu cả thế giới thì thật vớ vẩn mà không khéo TQ lộng quyền bất cứ lúc nào.
    Dù sao tinh thần dân tộc vẫn thắng.

    Trả lờiXóa
  9. Đồng ý cho đồng chí Trumb thuê Cam Ranh 99 năm.

    Trả lờiXóa
  10. Bọn cs ( nga, tc) bội tín không chơi được

    Trả lờiXóa
  11. Nếu VN để cho Nga tiếp quản Cam Ranh thì đúng với ý đồ TQ vì Nga ở Cam Ranh là sẽ đẩy Hoa Kỳ và các nước đồng minh Hoa Kỳ ra khỏi khu vực Biển Đông này để cho TQ làm bá chủ.

    Trả lờiXóa
  12. Dù nền kinh tế đất nước đang cực kỳ khó khăn ;khủng hoảng trầm trọng ;Nhưng để Mỹ vào Cam Ranh du miễn phí ,thì cả dân tộc này cũng mừng vui khôn cùng / Đảng CSVN đã mở mắt ;sau 87 năm đui mù bẩm sinh .Mừng vô cùng -nhưng đó là sự thật hay chỉ là giấc mơ ???Cho hoi sau sẽ rõ ///

    Trả lờiXóa
  13. Để Tập vào thì dân lo ngay ngáy . Để đ/c Trump vào thi dan ngáy o o .

    Trả lờiXóa
  14. Ông Mỹ nói với ông Việt Nam: Cảng Cam Ranh bọn Tàu cộng đang đòi thuê của Quý Quốc để lộng hành trên biển Đông, các ông hãy cứ tự nhiên đàm phán với chúng. Nhưng, hãy nhớ một điều rằng, hễ Tàu cộng trả cao bao nhiêu thì chúng tôi sẽ trả cao gấp đôi!

    Trả lờiXóa