Trong hành động mới nhất gây lo lắng cho nhiều người gửi tiền tiết kiệm ở VN là NHNN VN, gọi là State Bank of Vietnam, viết tắt là SBV đề xuất thí điểm nâng mức bảo hiểm tiền gửi từ 50 triệu VND lên 75 triệu VND cho một trương mục ký thác của thân chủ (tức là tiền gửi họ phải chỉnh sửa lại khá rắc rối là số tiền gửi phải từ 75 triệu VND trở lên cho một trương mục ký thác). Nhiều người thắc mắc vậy bên Mỹ họ bảo hiểm cho một trương mục ký thác là bao nhiêu?
Về hồ sơ này thì ở VN tôi không rõ là họ quy định như thế nào về mức bảo hiểm. Họ chỉ nói cái chuyện hơi mơ hồ là ai cũng rõ là thân chủ dù có gửi 1 tỷ VND thì ngân hàng nếu phá sản thì khách gửi cũng chỉ nhận được 75 triệu VND (cái này thì không bàn cãi vì ở đâu cũng quy định như vậy cả). Tuy nhiên họ có đề cập đến việc thân chủ gửi 50 triệu VND như trước thì khi ngân hàng phá sản họ có bù cho 75 triệu BND hay không thì lại là chuyện khác rắc rối, kể cả gửi 75 triệu VND họ có được đền bù 75 triệu VND hay không? Tức là nếu gửi sợ rủi ro họ có thể chẻ ra nhiều món nhỏ như gửi 150 triệu VND thì chẻ đôi ra thành 2 trương mục, tức là người gửi có hai người đứng tên chẳng hạn thì NHNN họ có bảo hiểm hay không?
Thực tế về nghiệp đầu tư khi chẻ ra nhiều món nhỏ để gửi thì cũng không có lời khi nhận lãi ưu đãi. Vì thực tế nếu người gửi 1 trương mục 1 tỷ VND thì tất nhiên sẽ nhận được lãi ưu đãi của họ nhiều hơn thay vì chẻ nhỏ ra nhiều món sẽ nhận lãi ít đi nên cũng ít ai họ chẻ ra nhiều món nhỏ để gửi cả. Thí dụ ở VN hay ưu đãi thu hút tiền gửi lớn nếu thân chủ ký thác 1 tỷ VND trở lên thì họ trả lãi 7,5% chẳng hạn cho 1 tài khoản ký thác. Nhưng cũng bằng số tiền đó người gửi chẻ ra nhiều món nhỏ gửi vào thì tất nhiên họ ngân hàng sẽ trả lãi thấp hơn 7,5% có khi chẻ ra nhiều món nhỏ quá như 100 triệu VND cho một tài khoản thì chỉ nhận được 6% chẳng hạn,….
Ôi thôi đó là chuyện của VN, có lẽ VN chuẩn bị cho một số ngân hàng yếu kém phá sản đây. Vì Nhà nước VN bây giờ hết còn thời vàng son rồi, họ đang tạo ra quá lớn về 2 gánh nợ là nợ xấu ngân hàng và nợ công quá cao nên ngân sách không thể tài trợ gánh hết được.
Trở lại hồ sơ tiền gửi bảo hiểm ở Mỹ, đó là tôi trích dẫn phân tích lại mà trước đây tôi đã phân tích nhiều lần rồi, nó không có gì mới cả. Vì hiện nay nó cũng không thay đổi tiền gửi cả.
TÌM HIỂU VỀ CƠ QUAN BẢO HIỂM TIỀN GỬI LIÊN BANG FDIC
Federal Deposit Insurance Corporation ( FDIC), hay Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang bảo hiểm những gì?
Đó là câu hỏi của nhiều người. Đầu tiên bạn đọc truy cập đường dẫn tham khảo của FDIC ở đây mà tôi cũng cấp ngắn gọn về nó: www.fdic.gov/deposit/covered/categories.html
Về chuyên môn, FDIC chỉ đảm bảo bảo hiểm tiền tiết kiệm, hay các tài khoản tiền gửi khác. Hãy nhớ rằng FDIC họ không bảo hiểm cổ phiếu, trái phiếu, hoặc quỹ mutual funds, tức là các quỹ tương hỗ, hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm như quỹ đầu tư đối trọng “hedge fund”. Tính đến tháng 9/2015 và bây giờ vẫn thế là không thay đổi, tức là tính đến thời điểm tháng 3/2017 thì FDIC đang bảo hiểm đảm bảo cho 6.300 ngân hàng ở Mỹ. Trong đó tất cả các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ như JPMorgan Chase (NYSE: JPM); Bank of America Corp (NYSE: BAC); Wells Fargo & Co (NYSE: WFC), Citigroup (NYSE:C),… đều bắt buộc được bảo hiểm hầu hết các tài khoản tiền gửi ký thác tiết kiệm của thân chủ. Đó là 250.000 USD cho mỗi tài khoản ký thác. Trước đây trong cơn bão tài chính năm 2008, FDIC tạm thời nâng mức bảo hiểm đảm bảo này lên gấp đôi là từ 250.000 $ cho mỗi tài khoản lên 500.000 $ cho mỗi tài khoản. Tất nhiên số tiền đó phải bằng hoặc cao hơn số tiền bảo hiểm đảm bảo đó. Nếu sợ rủi ro thì bạn gửi tiền tiết kiệm nhiều như 500.000 $ chẳng hạn thì bạn có thể chẻ ra thành hai món bảo hiểm, tất nhiên bạn phải có hai trương mục đứng tên khác nhau,…
Đối với các ngân hàng đầu tư như Morgan Stanley (NYSE: MS); Goldman Sachs (NYSE: GS) thì khi cơn bão tài chính Mỹ bùng phát Quốc hội Mỹ đã Đạo luật Cải cách Phố Wall Dodd-Frank, phục hồi một số điều khoản trong luật Glass-Steagall để vẽ ra làn ranh giới giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại bằng đạo Luật Glass-Steagall 1933 để ngăn chặn các ngân hàng (chủ yếu là ngân hàng thương mại) sử dụng các quỹ của người gửi tiền cho các khoản đầu tư rủi ro của họ, như đầu tư vào thị trường chứng khoán, và các tài sản rủi ro khác. Nó còn được gọi là Luật Ngân hàng năm 1933. Đối với các ngân hàng đầu tư họ chỉ được làm nghiệp vụ như đầu tư chứng khoán, IPO cho các nghiệp vụ chứng khoán, hay đầu tư vào các tài sản rủi ro khác bằng tiền cổ phần viên của họ, và ngăn chặn các ngân hàng đầu tư không được nhận tiền ký thác tiết kiệm của công chúng để đi đầu tư làm các nghiệp vụ kể trên. Thực tế Quốc hội Mỹ cũng đã giảm nhẹ Quy tắc Volcker bởi Đạo luật Dodd - Frank Wall Street Reform and Consumer Protection Act thông qua 21/7/2010.
Quy tắc Volcker là nhằm xác định lại bằng Đạo luật Dodd- Frank đã bị hủy trước đó vào năm 2000. Hãy nhớ rằng Quy tắc Volcker rất quan trọng đối với hệ thống tài chính Mỹ mà nhiều nước khác.
Đó là bởi vì nó phân biệt các hoạt động rủi ro dựa vào quỹ riêng tiền tự có không cần bảo hiểm và hoạt động ngân hàng dựa vào vốn huy động của người gửi tiền, cần được nhà nước bảo hiểm. Phân biệt giữa hoạt động đầu tư rủi ro dùng tiền riêng của các cổ phần viên và hoạt động quản lý đầu tư rủi ro tiền của người khác.
Quan trọng hơn là quy tắc này nó cấm các hoạt động ngân hàng thương mại nhận tiền ký gửi ký thác của thân chủ để đầu tư tham gia hoạt động ẩn chứa rủi ro cao như đầu tư vào các quỹ phòng hộ hay quỹ đầu tư đối trọng (hedge fund) hay đầu tư vào quỹ buôn bán cổ phiếu (equity fund). Cấm ngân hàng thương mại tham gia vào buôn bán chứng khoán bằng trò chơi độc hại như "proprietary trading", cấm ngân hàng thương mại lấy tiền ký thác tham ra trò chơi đầu tư vào các hoạt động có rủi ro như đã nói là đầu tư vào vàng, chứng khoán,...
Kết luận của tôi là ở VN thì việc họ không phân biệt đâu là ngân hàng đầu tư đâu là ngân hàng thương mại thì nguy cơ phá sản thì rất cao, chẳng hạn như ngân hàng thương mại ở VN cũng làm nghiệp vụ đầu tư môi giới chứng khoán, nếu họ lấy số tiền ký thác đó đi đánh bạc trên thị trường cổ phiếu mà giá cổ phiếu sụt giá thì mất nợ và vỡ nợ thì dễ bị kẹt ngân hàng sẽ gặp rủi ro lớn về phá sản,
Thơ Phương/(FB Thơ Phương)
---------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét