Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

Diễn đàn an ninh vùng: Biển Đông nằm ở đâu?

Lãnh đạo liên minh quân sự 5 nước là Úc, Anh, Singapore, Malaysia
và New Zealand (FPDA) họp báo chung hôm 02/0
6
Đối thoại Shangri-La, diễn đàn an ninh khu vực, sắp khai mạc nhưng chưa rõ lập trường của Hoa Kỳ là gì và căng thẳng ở Biển Đông nằm ở đâu trong nghị trình.
Diễn đàn năm nay có sự tham dự của 12 bộ trưởng quốc phòng.
Thủ tướng Australia, Malcolm Turnbull, hiện đang thăm Singapore, sẽ có bài phát biểu nhập đề vào tối hôm khai mạc 2/6.
Trung tướng Nguyễn Đức Hải, Thứ trưởng Quốc phòng, và Thượng tướng Bùi Văn Nam, thứ trưởng Bộ Công an đại diện đoàn Việt Nam.
Tướng Nam sẽ phát biểu tại một phiên thảo luận có chủ đề "Các biện pháp thực chất nhằm tránh xung đột trên biển" vào chiều 3/6.
Đại tá Zhou Bo, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc, tham gia phiên thảo luận này.
Bắc Kinh vài năm gần đây có động thái muốn giảm nhẹ tầm quan trọng của diễn đàn an ninh mà Hoa Kỳ và các nước đồng minh thường đóng vai trò khuynh đảo nghị trình thảo luận.
Vào sáng hôm 2/6, lãnh đạo liên minh quân sự 5 nước là Úc, Anh, Singapore, Malaysia và New Zealand (FPDA) đã có cuộc họp báo chung khẳng định sự cần thiết và hợp thời của nhóm này trong cấu trúc an ninh khu vực.
Phóng viên Nguyễn Hoàng của BBC có mặt tại họp báo cho biết mặc dù các phóng viên hỏi về tranh chấp lãnh thổ và khả năng tuần tra chung tại Biển Đông, cử tọa dường như không muốn bình luận cụ thể vào chủ đề này.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Tướng James Mattis, sẽ chủ trì phiên thảo luận mở màn vào hôm 3/6 với chủ đề Hoa Kỳ và An ninh Châu Á Thái Bình Dương.
Diễn đàn an ninh khu vực mang tên Đối thoại Shangri-La bắt đầu từ năm 2002 dưới sự chủ trì của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) và Chính phủ Singapore.
Hội nghị này mang tên của khách sạn nơi các cuộc gặp song phương và đa phương diễn ra từ 2-4 tháng Sáu.
(BBC)
---------------

3 nhận xét:

  1. Chỉ có thể xác định rõ nước Việt Nam ở vị trí nào trên bàn cờ Biển Đông :Liên minh với Mỹ ;Nhật;Ấn Độ...để bảo vệ chủ quyền quốc gia -Hay cam tâm làm tay sai nô lệ cho Tàu+ để bảo vệ cái đảng chó chết CSVN ???Đúng với dân ,vòi nước đang còn đất sống ,làm tay sai cho Tàu +;chắc chắn đảng CSVN Bị nhân dân tiêu diệt không còn 1 mống .Đây là phút sinh tử ,CSVN phải chọn 1 trong 2///

    Trả lờiXóa
  2. TQ chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Trường sa Gạc Ma 1988 dưới hình thức cướp đoạt và trình làng với nhân dan TQ trong tư chất như một tên trộm vặt già họng . Đáng tiếc vì yếu thế nhà nước CHXHCNVN phải cắn răng phản đối lấy lệ cầm chừng .

    Quan trọng là hôm nay tất cả người Việt từ con nít cho đến người già đều biết rõ Hoàng Sa và Trường sa là của VN , là biển đảo đất đai của người Việt bị TQ chiếm đoạt .

    Không đem dấu , không hủy hoại vì là bất động sản và được cả thế giới thừa nhận là của VN . Thì hành động xâm chiếm HS , TS hôm nay của TQ chỉ làm hại cho TQ , làm suy yếu tính chính nghĩa và bêu xấu tinh thần dân tộc TQ , làm ô danh một Trung Hoa hiếu chiến xâm lược .

    Chính đây là lực cản , là sức phá hoại cho mọi toan tính tiến lên thống trị thế giới của TQ . Bằng chứng chiến lược Một vành đai , một con đường vừa mới trình làng đã có mòi thất bại . Thất bại không phải vì thiếu sức , thiếu tiền mà vì thiếu niềm tin . Các nước tham dự thiếu niềm tin hợp tác , không muốn hợp tác chỉ muốn lợi dụng kiếm chác nhất thời .

    Vì Hoàng Sa và Trường Sa cùng thái độ bá quyền xâm lược trắng trợn , TQ sẽ không bao giờ thay thế được Mỹ ở cương vị lãnh đạo đa số thế giới cho dù kinh tế qua mặt Mỹ . Nhưng TQ dễ tan vỡ thành nhiều tiểu vương quốc như Liên bang Sô Viết khi Đảng cộng sản TQ tan rã .

    TQ và Mỹ giống nhau ở tính chất hợp chủng . Mỹ hợp chủng đa sắc dân trên toàn thế giới , TQ hợp chủng đa sắc dân trên cùng lục địa Trung hoa khác vùng miền . Hợp và tan của Mỹ và TQ trở thành nhiều tiểu quốc tự trị là chuyện có thể xảy ra .

    Việt Nam và nhiều nước nhỏ khác như Nhật , Hàn , Thái , Miên , Lào , Phi ..vv.., có được ưu điểm về truyền thống đạo đức đùm bọc , chia sẽ hoạn nạn và tự ái dân tộc mạnh hơn Mỹ và TQ . Nhờ truyền thống này TQ không thể chiếm được Hoàng sa và Trường Sa Vĩnh viễn .

    Mọi hình thức hội họp về Biển Đông không nhằm xác định chủ quyền , chỉ nhằm tránh sự va chạm tranh chấp bởi vũ lực ảnh hưởng đến giao thông hàng hải .

    Bởi thế mặc du TQ xây dựng nhiều căn cứ quân sự trên đảo HS , TS . Nhưng chắc chắn TQ không dám tiến tới dụng vũ lực quân sự gây tranh chấp làm tắc nghẽn giao lộ hàng hải tại Biển Đông .

    Nói một cách khác , TQ chiếm HS , TS chỉ nhằm chứng tỏ khoe khoang cái sức mạnh giàu sang . Thực chất hành động này chẳng mang lợi ích mà còn gây bất lợi , thất bại , tiêu hao tiền bạc của TQ .

    Chiếm HS , TS . Xây dựng thành những căn cứ quân sự đã và sẽ mang lại nhiều thất bại về bang giao quốc tế cho TQ . Thế giới sẽ mất tin tưởng và dè chừng một TQ xam lược , bá quyền , hiếu chiến . Đây chính là một thất bại to lớn , ăn chẳng được nuốt chẳng trôi . Khúc xương HS , TS sẽ làm cho chế độ CS hiện nay của TCB nhiễm độc .

    Đấy là chưa nói đến Mỹ đang lợi dụng sự mất HS , TS của VN để kéo VN về phía mình khiến TQ khó phản biệt được chân giả của lãnh đạo nhà nước VN .

    Mất Bắc Triều Tiên , mất VN để chiếm hai hòn đảo trơ trọi vô ích có lẽ TQ với một Tập cận Bình giờ đây đang thấm đòn .

    Thế giới ở thế kỷ 21 nhưng TQ vẫn còn tiến hành chủ trương thực dân xâm lược trắng trợn , khác chi tự lấy dây thắt cổ chính mình .

    Trả lờiXóa