Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Nợ Doanh nghiệp Nhà nước đang đè nặng lên ngân sách


"So với các công ty tư nhân, tỷ lệ hiệu quả sử dụng vốn của DNNN tại Việt Nam còn ở mức rất thấp, nợ của DNNN vẫn đang đè nặng lên ngân sách Nhà nước".
Đây là nhận định của ông Tomaso Andreatta – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ diễn ra sáng 9/6.
Theo ông Tomaso, với sự hỗ trợ về tài chính của nhiều tổ chức như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), trong những năm qua, nhiều đợt tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã được tiến hành ở Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động tái cấu trúc diễn ra với tốc độ chậm.
“Chính phủ Việt Nam dường như chưa sẵn sàng tái cấu trúc các DNNN chiến lược. Trong khi các DNNN nhỏ và làm ăn thua lỗ đã được sáp nhập hay thanh lý, đến nay Nhà nước vẫn mong muốn giữ lại quyền kiểm soát các DNNN lớn”, lãnh đạo EuroCham nhận định.
Xét về số lượng, hiện có khoảng 800 DNNN được Nhà nước nắm giữ 100% vốn, giảm rất nhiều so với con số 12.000 DNNN tồn tại năm 1990. Theo số liệu thống kê chính thức gần đây, các DNNN chiếm khoảng 35% GDP của Việt Nam và khoảng 30% doanh thu của Nhà nước trong năm 2013. EuroCham nhận thấy tái cấu trúc DNNN tại Việt Nam từ năm 1986 đã đạt được những thành công nhất định.
Tuy nhiên, EuroCham tin rằng Việt Nam cần tiếp tục tái cấu trúc DNNN thêm nữa. Theo đó, tái cấu trúc DNNN tại Việt Nam đang tồn tại 4 vấn đề.
Một là, từ quá trình tư nhân hóa tại châu Âu năm 1990, chúng ta thấy rằng doanh thu của các DNNN lớn và hoạt động tốt là một nguồn lực tài chính góp phần cải thiện tình hình nợ công hoặc để đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết. Trong khi đó, so với các công ty tư nhân, tỷ lệ hiệu quả sử dụng vốn của DNNN tại Việt Nam còn ở mức rất thấp, nợ của DNNN vẫn đang đè nặng lên ngân sách Nhà nước.
Hai là, khó khăn còn tồn tại trong việc tách biệt chức năng của Nhà nước khi Nhà nước nắm vai trò là người sở hữu và điều tiết thị trường, cũng như khó khăn trong việc công khai thông tin với công chúng. Mặc dù DNNN độc lập về pháp lý và tài chính, Nhà nước vẫn thường giữ quyền kiểm soát như thông qua quyền bổ nhiệm phần lớn các thành viên hội đồng quản trị.
Ba là, thực tế, DNNN tiếp tục nhận được nhiều ưu đãi (ví dụ trong tiếp cận vốn, đất đai và các khoản trợ cấp), dẫn đến việc bóp méo thị trường và cạnh tranh không lành mạnh giữa khu vực tư nhân và khu vực NN.
“Điều đáng tiếc là chúng ta không thể nhận thấy có một “sân chơi bình đẳng” giữa các công ty tư nhân và các DNNN”, EuroCham nhận định.
Bốn là, chưa thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài thường chỉ quan tâm đến việc mua cổ phần DNNN nếu họ có thể nắm quyền quyết định trong doanh nghiệp. Tu nhiên, số lượng cổ phiếu dành cho các nhà đầu tư tư nhân thường được đánh giá là quá thấp để thu hút đầu tư chiến lược từ khối tư nhân một cách hiệu quả (chỉ từ 5 – 20% cổ phiếu được chào bán ra thị trường).
Bên cạnh đó, Nhà nước có xu hướng giữ quyền bổ nhiệm tất cả hoặc một phần lớn thành viên HĐQT và DNNN tiếp tục được hưởng ưu đãi cao hơn các doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, trong thực tế, cổ phần hóa thường có nghĩa là cổ phiếu được bán cho chính người lao động của các DNNN đó. Với những lý do này, cho đến nay, sự quan tâm từ khu vực tư nhân nước ngoài trong việc đầu tư vào DNNN vẫn còn khá thấp.
Dù Chính phủ Việt Nam đang theo đuổi kế hoạch đầy tham vọng để cổ phần hóa 289 DNNN vào năm 2015, EuroCham nhận thấy rằng cổ phần hóa DNNN thực tế vẫn chưa đạt đến hiệu quả tiềm năng cao nhất.
“Cải cách quan trọng nhất là mở cửa thị trường năng lượng mà hiện nay hầu hết vẫn đang được đặt dưới sự kiểm soát của các công ty độc quyền Nhà nước. Sự cạnh tranh trong thị trường này sẽ mang lại tính minh bạch cũng như tăng thêm nguồn vốn đầu tư dồi dào đến từ cả trong nước và quốc tế”, ông Tomaso khuyến nghị.
Trước đó, bàn về vấn đề cổ phần hóa DNNN tại Việt Nam, bà Victoria Kwawa - Giám đốc World Bank tại Việt Nam cho rằng: “Vấn đề không phải con số bao nhiêu doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa mà là cổ phần hóa thế nào mới là điều quan trọng để cải thiện hơn nữa thị trường chứng khoán và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp”.
“Chúng ta vẫn có tiến bộ trong cải cách DNNN, và chúng ta vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra. Cách tốt nhất để tái cơ cấu DNNN là để đối mặt với cạnh tranh nhiều hơn để họ có thể cải cách, có thể thay đổi”.
(SaiGondautu)
------------

12 nhận xét:

  1. DNNN được ưu ái đủ thứ, Nhà Nước tập trung mọi nguồn lực cho nó, người làm cho Nhà Nước khi về hưu thì lương hưu gấp đôi lương hưu người làm cho tư nhân. DNNN là nơi để các nhóm lợi ích lũng đoạn tung tác, bòn rút của cải của nhân dân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phải có doanh nghiệp nhà nước để mà "định hướng XHCN"-thực chất là nơi mà tham nhũng rửa tiền: các quan trung ương dựa vào đó để cấp vốn khổng lồ, cấp đất, cấp cơ chế ưu ái của ngân sách cho các tổng công ty, tập đoàn này để mà "sản xuất kinh doanh" rồi từ đó mà xào nấu làm xiếc: lập ra các công ty sân sau của mình, chi phí của công ty con thì nhồi vào của tổng của tập đoàn, lãi thì công ty con được hưởng, và móc ra cho sếp cấp vốn? cho nên công ty nhà nước nào cũng "lỗ" kể cả lãi khủng cũng được chế biến thành lỗ vì có ai mất chức, đền bù đâu.

      Xóa
  2. Người dân đóng thuếlúc 10:11 11 tháng 6, 2015

    Ai đang quản lý DNNN?

    Một là bọn "con ông cháu cha" bọn này dốt như con bò, nhưng nhờ vào ảnh hưởng của cha ông nó, nó nghiễm nhiên có tiền, có quyền và mặc sức tiêu pha phá phách.

    Hai là bọn vô lại gioyr nịnh nịt, mua chức mua quyền bằng những cái phong bì, phong bì càng dầy thì chức càng cao. Khi bị thua lỗ hoặc gặp điều gì tai tiếng, bọn chúng cũng chạy tội bằng những cái phong bì....
    Xin mọi người cứ xem Vinashin và Vinaline thì biết. Loại như Dương Chí Dũng nhan nhản có mặt ở mọi nơi.

    Vậy liệu có "Tái cơ cấu" được không?
    Không được đâu. Xin đừng ảo tưởng khi nhắc đến cụm từ Tái cơ cấu.

    Trả lờiXóa
  3. Trương Minh Tịnhlúc 10:20 11 tháng 6, 2015

    Quốc Doanh là không ra gì. Tại sao ?
    1/-Tiền của nhà nước mà.Tội cha chi.Cứ đi (nghiên cứu) ngoại quốc bằng máy bay hạng nhất cho nó đã.Lỗ dân chịu.
    2/-Của chùa mà.Tội gì bỏ đầu óc của mình vô cho mệt. Lời thì ai hưỡng chứ đâu mình mình hưởng.
    Đây là cái phá sản của chủ nghĩa Cọng-Sản.Chỉ có thánh trên trời mới "làm theo khả năng hưởng theo nhu cầu"......Nghĩa là nhu cầu cần $5 thì lấy $5 thôi.Ai nhét vào túi mình $100 cũng quăng trả lại hahaha !!!! -Tham như quỷ còn làm bộ.Tử hình còn chưa ngán nữa là! ....Vậy mà vẫn "định hướng xã hội chủ nghĩa".Quý vị thấy mấy ông trơ trẽn không?
    Tôi hận ông Mác&Ăngghen nghĩ ra cái chuyện gì điên khùng.Mà nghĩ ra tại sao không áp dụng bên nước Đức của mấy ông đi.Lại quàng lên cái vai khốn khổ của dân VN tôi?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quá chuẩn"

      Xóa
    2. Tức giận ông Mác 1 thì hận cái kẻ đem ông về VN thờ 10,hận cái kẻ mặc dù đã có rất nhiều người khuyên ngăn,rất nhiều hậu quả nhãn tiền vẫn bắt dân VN tôn thờ,dân không chịu thì đem súng đạn và vô số thủ đoạn hèn hạ ra đối phó

      Xóa
    3. Tôi bõng nhớ đến chuyện ngụ ngôn : một ông tra sách y học thấy trang đầu có chứ "đau bụng uống nhân sâm..." liền về cho bệnh nhân uống nhân sâm , lúc sau thấy bệnh nhân lả dần rồi chết , ông ta hoảng quá giở sách ra đọc lại , đến trang sau thì có dòng chữ :...thì tắc tử. Đây giống như trường hợp cái ông gì kia mang CN Mark-Lê về VN nhưng chưa đọc đến trang sau , đến giờ mới biết là "tắc tử:. Hi, hi...

      Xóa
  4. Người Vô Sản:
    - Ông có biết đường đi tới CNCS?
    Lú Bạc:
    - Theo đường chim bay thì cuối thế kỷ 21 này có thể, nhưng chưa chắc, anh sẽ đến! (?)
    Người Vô Sản:
    - Thế nếu con chim ấy bị vặt trụi lông cánh, ốm ho gầy mòn, lại còn bị đeo đủ các thứ vòng kiểm soát nặng trình trịch, bao giờ nó mới bay đến?
    Lú Bạc:
    - A? Con chim này suy thoái nhỉ? Các đồng chí Ác Là, Kền Kền phải lưu ý xử lý nó!

    Trả lờiXóa
  5. Phá hết đi , phá nhanh lên , xây cái nhà mới sẽ nhanh và dễ hơn cái chế độ nửa ông nửa thằng kiểu này.

    Trả lờiXóa
  6. - co-op; co-operative - hợp tác xã.
    Một tổ chức kinh doanh do một tập đoàn người sở hữu và điều hành mà; đích không phải là kiếm lời mà là mang lại phúc lợi cho các thành viên. Đồng nghĩa: co-operative society.
    - human capital - vốn con người.
    Vốn kiến thức của con người đóng góp bí quyết kỹ thuật vào hoạt động sản xuất. Cơ sở kiến thức của một quốc gia được tăng thêm bằng việc nghiên cứu và được truyền bá bằng giáo dục phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp. Đầu tư vào vốn con người đem lại kết quả là những sản phẩm và quy trinh sản xuất được cải tiến về mặt kỹ thuật và điều đó làm tăng hiệu quả kinh tế. Vốn con người có ý nghĩa quan trọng như vốn hiện vật trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.

    Trả lờiXóa
  7. Không có ở đâu sướng như mấy ông Giám đốc DNNN Việt Nam vì đượ thả phanh vung vãi, tiêu tiền người khác. Nhưng ông tập đoàn Sông Đà, Vinaconex,..trước đây có thời mệnh danh là DN đầu đàn thì nay ngấp ngoải, cầm hơi vì bị nhóm lợi ích cùng các quan thầy của chúng rút ruột cùng với cơn sốt bất động sản mấy năm qua.
    Nhân dân lao động còn phải nai lưng ra làm để trả các khoản nợ nần này đến bao giờ .

    Trả lờiXóa
  8. Doanh nghiệp nhà nước thực chất là những chiếc vòi khổng lồ kê vào cổ của dân tộc để hút máu,nếu những chiếc vòi này không sớm loài bỏ thì dân tộc này nhất định phải chết !

    Trả lờiXóa