Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

ÁN OAN, SAI

* NGUYỄN VŨ BÌNH
Ngày 05/6 vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã dành trọn một ngày để thảo luận về báo cáo giám sát tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự.
Theo báo cáo giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong ba năm qua, cả nước có 71 trường hợp bị hàm oan, trong đó có 27 trường hợp oan sai thuộc trách nhiệm của Viện Kiểm sát.
Theo báo chí lề đảng, những tiếng nói ngày càng can đảm, thông điệp mà cử tri nhận được sau các phiên thảo luận báo cáo giám sát nói chung thường chỉ dừng lại ở mức độ “chúng tôi hiểu vấn đề”. Trong khi cái mà người dân cần ở Quốc hội là thái độ “chúng tôi giải quyết vấn đề”.
Tuy nhiên, cách đặt vấn đề về án oan, sai trong báo cáo giám sát của Quốc hội mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Đó hầu như là những vụ án oan, sai rõ mười mươi và sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông, của dư luận. Ví dụ như vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn, khi thủ phạm thực sự ra đầu thú, thì mới mặc nhiên ông Chấn bị án, tù oan. Vậy còn những vụ án mà thủ phạm thực sự không ra đầu thú, nhưng những chứng cứ vô tội và những chứng cứ ép cung, nhục hình và vô lý như vụ tử tù Nguyễn Văn Chưởng (người ở huyện Kim Thành, Hải Dương, bị công an Hải Phòng bắt, kết án tử hình tội giết người), và vụ Hồ Duy Hải ở Long An thì sao?
Vấn đề án oan ở Việt Nam không thể xem xét đơn giản như vậy được. Án oan ở Việt Nam cần được xem xét dưới góc độ quyền con người và tương quan với pháp luật nhiều nước trên thế giới. Nếu những vụ án như mới xảy ra cho hai ông Mai Đình Tân (47 tuổi) và Nguyễn Văn Ly (43 tuổi) ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, mỗi người bị 15 tháng tù giam vì đã bức xúc kêu lên: “công an đánh chết người” trong vụ cháu của hai ông là Tu Ngọc Thạch (15 tuổi) đã bị công an huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa đánh chết chính là một vụ án oan. Hoặc như vụ việc cô người mẫu kiêm diễn viên Trần Thị Trang (Trang Trần, Cô Khàn) say rượu xúc phạm công an cũng bị khởi tố thì đó là những vụ việc không thể chấp nhận được, đó là sự tùy tiện trong pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Như vậy, xét theo hệ quy chiếu là quyền con người và so sánh luật pháp tương đương ở các nước, chúng ta cần phải thừa nhận, án oan sai ở Việt Nam là rất lớn, bắt nguồn từ các quá trình: xây dựng luật, điều tra, và tố tụng.
Điều đầu tiên, đó là những quy định, những quy phạm pháp luật trong các tội danh rất mập mờ, không rõ ràng và sáng tỏ (những yêu cầu dứt khoát về luật pháp là rõ ràng, minh bạch và sáng tỏ). Chưa hết, hầu như tội danh nào cũng có khung hình phạt kỳ lạ từ 2 đến 6 năm, nghiêm trọng thì tới chung thân, tử hình. Khung hình phạt như vậy chính là lỗ hổng pháp luật nghiêm trọng để tòa án định đoạt tùy tiện và dẫn tới những án oan, sai.
Quá trình điều tra cũng là quá trình dẫn tới những vụ án oan, sai nghiêm trọng. Việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ điều tra, còn gọi là tra tấn, đánh người là một quy trình quan trọng của quá trình điều tra. “Treo cánh tiên” là thuật ngữ chỉ thao tác tra tấn của ngành công an. Đó là, người bị can bị còng số 8 treo vắt lên trên không, chỉ hai đầu ngón chân cái chạm đất và cán bộ điều tra giữ tư thế của bị can như vậy để tra tấn, đánh đập và hành hạ. Đã có rất nhiều người nói về hành vi này ở các vụ án oan, và như vậy, tra tấn là quy trình chung của quá trình điều tra ở tất cả các địa phương trong cả nước. Chính vì lý do này (áp dụng tra tấn để điều tra) mà ngành công an và các ngành có liên quan khác kiên quyết phản đối “quyền im lặng” cũng như việc ghi âm, ghi hình trong quá trình thẩm vấn bị can.
Tố tụng là một quá trình ở đó các quyền con người, quyền của luật sư bị coi thường và vi phạm nghiêm trọng. Nếu ai đó đã từng chứng kiến các phiên tòa thì sẽ thấy các thẩm phán thể hiện uy quyền, áp chế và vi phạm các quyền của bị can, bị cáo cũng như luật sư bào chữa ra sao. Việc trấn áp trong quá trình tố tụng cũng chính là khía cạnh quan trọng đẩy người dân vào các mức án hoàn toàn phi lý và oan khuất.
Chúng ta đã biết được, hiện nay có một đội ngũ dân oan hùng hậu khắp cả nước. Những người dân oan này, ngoài việc bị mất đất đai, rất nhiều người phản kháng đã bị những án tù đày, oan ức. Hệ thống pháp luật hình sự của Việt Nam, kết hợp với quá trình điều tra và tố tụng, đã tạo ra vô số những người bị tù, án oan sai, oan khuất.
Có một câu hỏi đặt ra, là tại sao nhà cầm quyền cộng sản nói chung, và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nói riêng lại cho áp dụng hệ thống pháp luật mập mờ, không rõ ràng, với khung hình phạt rộng lớn cho nhiều tội danh, đồng thời áp dụng các biện pháp tra tấn trong điều tra, áp chế trong tố tụng dẫn tới rất nhiều án oan, sai đối với người dân như vậy? Câu trả lời là, đối với chế độ cộng sản, mục đích là thống trị nhân dân, họ biết là việc thống trị nhân dân sẽ tạo ra sự phản kháng, họ luôn coi nhân dân là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất. Chính vì vậy, pháp luật cũng như sự vận hành pháp luật là nhằm thể hiện uy quyền và ngăn chặn những sự chống đối, phản kháng. Đối với họ, cư xử với kẻ thù như vậy là đã quá nhân đạo rồi.
Hà Nội, ngày 06/6/2015
N.V.B/(Blog RFA)/TTHN
-----------

8 nhận xét:

  1. UBTVQH thống kê có 71 người bị oan sai trong 3 năm và 50 tỉnh, thành có oan sai mà bác Đại Sáng bảo trên Việt Nam Nét là " Cá biệt có một vài trường hợp". Chả biết tin ai ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 71 trường hợp oan sai? Theo Sư Hổ Mang Cộng Sản Thích Thanh Quyết, với tỉ lệ oan sai 0,00005 như vậy tội phạm ở CHXHCNVN sẽ là... 150.000.000 tên?
      Ôi bọn Vẹm đỏ hủi thống kê phét lác!

      Xóa
    2. Thực tế phải gấp trăm nghìn lần con số 71!

      Xóa
    3. Nên đổi tên "Sư Hổ Mang Cộng Sản" là Hòa thượng Thích Nịnh Đảng !!!!!

      Xóa
  2. Điểm tin:
    - Trông người lại ngẫm đến ta
    Thủ tướng Hy Lạp Tsipras cảnh báo các chủ nợ quốc tế đừng áp đặt những điều kiện khiến họ mất mặt trong bối cảnh họ đang ráo riết tìm kiếm tiền cứu trợ. Ông đưa ra bình luận này khi báo cáo trước Quốc hội trong lúc trong nội bộ Đảng Syriza cánh tả của ông ngày càng có nhiều sự chống đối các đề xuất của các chủ nợ. Trước đó, Hy Lạp đã phải khất món nợ 300 triệu euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vốn đến hạn vào hôm 5/6/2015.
    Lời kêu gọi xóa nợ là một nội dung quan trọng trong kế hoạch dành cho Hy Lạp. Ông Tsipras nói "như vậy là hạ nhục dân tộc Hy Lạp". (Mấy ông vẹm thì khác đấy, mừng húm khi người ta xóa nợ. Mặt mo!)
    Nếu không đạt được thỏa thuận vào cuối tháng thì Hy Lạp sẽ không nhận thêm khoản tiền cứu trợ nào nữa. Nước này sẽ vỡ nợ và khả năng là họ sẽ rời khỏi khu vực đồng euro. (Họ sẽ tới khu vực đồng Nhân Dân Tệ(hại)?
    - Môi trường kinh doanh ở VN trượt điểm.
    Niềm tin vào môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam có phần suy giảm trong quý hai, theo một kết quả khảo sát.
    Kết quả khảo sát Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) lần thứ 18, do Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam cho thấy BCI giảm từ 78 điểm trong cuối năm 2014 xuống còn 75 điểm vào đầu năm 2015.
    - G7 chuẩn bị họp, vắng mặt Putin.

    Trả lờiXóa
  3. “Dân chủ của ta có hạn, dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số, trưng cầu có khi gây hại, không thể tùy tiện - Các thế lực thù địch bên ngoài sẽ thúc đẩy trưng cầu dân ý, và khi có 1 vấn đề cần trưng cầu dân ý mà họ xúi giục người dân, thì chúng ta phải làm như thế nào? Đây là những vấn đề cần phải hết sức thận trọng khi xây dựng Luật này.”
    Đây là phát biểu cùa Hà Minh Huệ ĐB/QH - PCT / Hội nhà Báo VN - (VTC News - 6 /6 /2015).

    À! vỡ lẽ ra nó là như vậy, để trả lời cho phát biểu chiều 3/6 tại nghị trường QH: “Dân chủ của ta có hạn, dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số, trưng cầu ý dân có khi gây hại, không thể tùy tiện”.

    Khi bị công luận truy hỏi ráo riết về lời nói này, ba ngày sau (6/6) ông ĐB/QH Hà Minh Huệ chịu hết siết đành phải phọt ra rằng: Là vì sợ “các thế lực thù địch bên ngoài sẽ xúi giục thúc đẩy người dân trưng cầu dân ý một vấn đề nào đó mà nhà nước đảng ta không thích, nhưng không biết phải làm sao” nên Quốc Hội không thể tùy tiện trưng cầu ý dân

    Trả lờiXóa
  4. Tại sao người cộng sản lại sợ nhân dân? Bình thường họ không sợ nhân dân nếu nhân dân không biết sự thật, không biết “thâm cung bí sử” của họ thường xảy ra như thời phong kiến, nhưng được bao bọc kín mít, không để cho rò rỉ. Chỉ khi nhân dân biết sự thật thì họ sợ. Nỗi sợ đó ám ảnh thường trực trong lúc làm việc, họp hành hay ở nhà. Nói là dảng lãnh đạo đất nước, nhưng đảng là ai? Đảng thực sự chỉ của một bộ phận cán bộ lãnh đạo cao cấp, đến lãnh đạo các địa phương, còn hầu hết, đa số đảng viên có cái danh thôi.
    Đảng sợ nhân dân biết sự thật vì chính đảng đã làm rất nhiều cái sai, những cái sai đó xuất phát từ các nghị quyết của đảng. Từ những lỗ hổng, khiếm khuyết của chế độ trong việc quản lý đất nước đã sản sinh ra “một bộ phận không nhỏ” các cán bộ đảng viên tham nhũng. Đảng không chống được tham nhũng, từ chỗ thua đi đến thỏa hiệp với tham nhũng với tiêu chí “ổn định chính trị”., hay cũng nhằm mục tiêu không để “các thế lực thù địch” lợi dụng.
    Người cộng sản luôn luôn nghĩ ra cách chống nhân dân sao cho hiệu quả nhất. Cụm từ “thế lực thù địch” là điển hình của sự mơ hồ. Khi muốn lừa dối ai, kẻ đi lừa thường lắt léo, đưa ra những lời nói, cử chỉ như thật.
    Người cọng sản hiểu nhân dân hơn nhân dân hiểu mình. Vì thế mà có các cuộc CM như phong trào XVNT, rồi thì khởi nghĩa Nam kỳ, ....tất tần tật ddefu do nhân dân làm, tất nhiên là có người cộng sản đứng đằng sau chỉ đạo.
    Họ hiểu nhân dân, rằng không có nhân dân thì không có chính quyền cộng sản. Vàn nhân dân chính là người quyết định việc thay đổi chế độ khi mà họ biết rõ, hiểu rõ sự lừa dối của nhà cầm quyền.


    Trả lờiXóa