Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Chuyến công du xuyên 3 châu lục của Thủ tướng

Với những cam kết chính trị mạnh mẽ của lãnh đạo các quốc gia đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Sáng 7/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng phu nhân và Đoàn cấp cao Chính phủ nước ta đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công du xuyên 3 châu lục (Châu Á - Châu Phi - Châu Âu).
Đây là chuyến công du lịch sử với những dấu mốc quan trọng trong quan hệ ngoại giao, nhất là ngoại giao kinh tế giữa Việt Nam với Algeria, Bồ Đào Nha, Bulgaria, Kazakhstan và với Liên minh Kinh tế Á-Âu mà Việt Nam là quốc gia đầu tiên ký kết Hiệp định thương mại tự do.
Cơ hội vàng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam
Điểm đến đầu tiên trong chuyến công du lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Kazakhstan. Các hãng thông tấn lớn trên thế giới đã đổ dồn về tỉnh Burabay của Kazakhstan để chứng kiến thời khắc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Thủ tướng 5 nước: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstanchính thức ký Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu.  
Đây là Hiệp định mang tính lịch sử, có ý nghĩa rất quan trọng cả về kinh tế và chính trị đối với cả hai bên. Chọn Việt Nam là quốc gia đầu tiên ký Hiệp định thương mại tự do, điều này thể hiện rõ Liên minh kinh tế Á-Âu rất coi trọng vai trò và vị trí của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Nga tại Kazakhstan
Thủ tướng LB Nga Dmitry Anatolyevich Medvedev phải nhấn mạnh với báo chí rằng, có tới 40 quốc gia đang mong chờ được ký kết hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế này. Khi ký Hiệp định thương mại tự do, tức là Việt Nam có quan hệ kinh tế bình đẳng, cùng có lợi với nước thành viên Liên minh, cơ hội vàng để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam vào thị trường với dân số 180 triệu người và GDP lên tới trên 4.000 tỷ USD. Ngược lại, Hiệp định cũng sẽ tạo tiền đề để Liên minh kinh tế Á-Âu mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư với khu vực ASEAN với trên 600 triệu dân và GDP khoảng 2.500 tỷ USD.
Điểm khác biệt nhất của Hiệp định thương mại tự do này là phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai bên đều mang tính bổ trợ cho nhau chứ không mâu thuẫn với nhau. Đặc biệt, các nước thành viên Liên minh sẽ áp dụng mức thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác như dệt may, da giầy, đồ gỗ cũng sẽ được hưởng ưu đãi theo lộ trình. Việt Nam cũng mở cửa đối với một số hàng hóa mà các nước trong Liên minh kinh tế Á-Âu có thế mạnh mà Việt Nam cũng đang rất cần, trong đó đặc biệt là máy móc, thiết bị, lúa mỳ và một số sản phẩm sữa...
Lễ ký FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nhận định: “Theo tính toán thì hiện nay kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với các nước Liên minh Kinh tế Á-Âu, chủ yếu là với LB Nga năm 2014 là 4 tỷ USD quan hệ thương mại hai chiều. Sau khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất, bình quân 18-20% và đến năm 2020 từ con số 4 tỷ USD khả năng sẽ đạt khoảng 10 tỷ USD, tức là trong vòng 5 năm sẽ tăng lên 2,5 lần với Hiệp định thương mại tự do này. Đặc biệt do tăng kim ngạch xuất khẩu lớn như vậy, chúng ta sẽ có cơ hội tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động mà không đòi hỏi tay nghề cao ví dụ như trong nuôi trồng thủy sản, da giầy, dệt may, công nghiệp chế biến...”   
Các chuyên gia kinh tế và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lạc quan hơn khi cho rằng, Hiệp định thương mại tự do ( FTA) giữa Việt Nam với Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ đóng góp 1,2 đến 2% GDP của Việt Nam và nhiều khả năng đến năm 2020 kim ngạch thương mại giữa hai bên sẽ đạt con số 17 tỷ USD.
Như vậy cho đến nay, Việt Nam đã chính thức ký FTA với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu, chuẩn bị chính thức ký Hiệp định FTA với Liên minh Châu Âu và đang đàm phán giai đoạn cuối Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... Với triển vọng hoàn tất các Hiệp định thương mại tự do này, Việt Nam sẽ có quan hệ thương mại tự do với 55 đối tác, trong đó có 15 thành viên G-20.
Không chỉ đạt lợi ích căn bản về kinh tế, thông qua ký kết các hiệp định thương mại tự do sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản xuất trong nước, tạo cơ hội thúc đẩy thương mại, dịch vụ, đầu tư, đa dạng hoá các thị trường xuất nhập khẩu, tránh sự phụ thuộc vào một thị trường. Đây cũng là quan điểm mà Chính phủ đang tích cực hiện thực hóa trong quá trình đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Biểu tượng hợp tác thành công giữa Việt Nam và Algeria
Trong chuyến thăm chính thức lần đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Algeria, đích thân Thủ tướng Abdelmalek Sellalra tới tận chân cầu thang máy bay chủ trì cả lễ đón và lễ tiễn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân cùng Đoàn cấp cao Chính phủ nước ta, đồng thời cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự nhiều sự kiện quan trọng trong chuyến thăm.
Ở bất cứ đâu hay sự kiện nào, các nhà lãnh đạo và nhân dân Algeria đều nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và đề cao mô hình phát triển kinh tế và cải cách của Việt Nam.
Thủ tướng Việt Nam và Algeria thăm Sobatcrh
Trên cơ sở xác định quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Algeria vừa là động lực vừa là lợi thế để thúc đẩy hợp tác trên mọi lĩnh vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo Algeria nhất trí tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai bên hợp tác và xúc tiến các dự án cụ thể theo mô hình mới trên tất cả các lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dầu khí, khai thác mỏ, dệt may, xây dựng cơ sở hạ tầng, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, viễn thông, du lịch…phấn đấu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 1 tỷ USD trong những năm tới.
Hai Thủ tướng cũng nhất trí ủng hỗ doanh nghiệp hai nước hợp tác về sản xuất, thương mại, làm cầu nối để tiếp cận thị trường Trung Đông - Bắc Phi và ASEAN.
Điểm nhấn trong chuyến thăm chính thức Algeria là sự kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Thủ tướng Algeria Abdelmalek Sellal đến thăm Công ty Dầu khí Quốc gia Algeria (Sonatrach) đối tác của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong Liên doanh khai thác mỏ dầu  Bir Sebaar tại sa mạc Sahara và dự lễ công bố khai thác dòng dầu thương mại đầu tiên vào đầu tháng 7 tới.
Hai Thủ tướng coi đây là một biểu tượng hợp tác thành công giữa hai nước. Với tỷ lệ 40% trong liên doanh, Việt Nam sẽ thu về mỗi năm 100 đến 150 triệu USD doanh thu bán dầu và sau 6 năm sẽ hoàn vốn đầu tư vào dự án này. Chính phủ Algeria cũng đã chấp thuận đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ giao cho liên doanh này tiến hành khai thác các mỏ lân cận được thuận lợi. Với trữ lượng thăm dò khoảng 150 triệu tấn (1 tỷ thùng), việc khai thác thêm các mỏ mới sẽ đem lại sản lượng và doanh thu rất lớn.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ: “Bạn cũng nhấn mạnh là chỉ có quan hệ đặc biệt với Việt Nam như vậy mới có cơ sở tạo ra môi trường tốt, giao cho Việt Nam những lô dầu nhiều tiềm năng khai thác trong thời gian tới. Trên cơ sở kết quả của chuyến thăm lần này, lãnh đạo hai bên, đặc biệt là các bạn Algeria dành tình cảm đặc biệt cho chúng  ta và sẵn sàng mở rộng hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam triển khai sang những lô ở ngay gần khu vực đó và rất nhiều tiềm năng để chúng ta khai thác trong thời gian tới.”
Việt Nam - Bồ Đào Nha tăng cường hợp tác kinh tế biển
Sau 40 năm Việt Nam-Bồ Đào Nha thiết lập quan hệ ngoại giao, đây là lần đầu tiên Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Bồ Đào Nha. Thủ tướng Pedro Passos Coelho coi đây là chuyến thăm lịch sử, một dấu mốc quan trọng, khai thông nhiều lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa hai nước để cùng phát triển.
Hai Thủ tướng thể hiện quyết tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư trở thành một trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương, phấn đấu nâng kim ngạch thương mại Việt Nam-Bồ Đào Nha lên 1 tỷ USD; đồng thời thiết lập những quan hệ hợp tác thiết thực trong những lĩnh vực phù hợp với thế mạnh và nhu cầu phát triển của hai nước như kinh tế biển, hàng hải, năng lượng, thương mại và du lịch…
Thủ tướng phát biểu tại Diễn đàn kinh tế biển Bồ Đào Nha 
Trong các cuộc hội kiến, hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo Bồ Đào Nha đạt được sự nhất trí cao tăng cường hợp tác kinh tế biển giữa hai nước, đây là cơ hội và là lĩnh vực hợp tác đầy tiềm năng, quan trọng giữa hai quốc gia ven biển.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Thủ tướng Pedro Passos Coelho đã cùng cắt băng khai mạc Diễn đàn Kinh tế Biển 2015 và Hội chợ triển lãm Kinh tế Biển tại Lisbon, thể hiện sự coi trọng và mong muốn của cả hai nước thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực này.
Phát biểu trước 200 tập đoàn, công ty, viện nghiên cứu, trung tâm công nghệ, cơ quan quản lý về biển của Bồ Đào Nha, của Liên minh Châu Âu và quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng khan hiếm, các nước trên thế giới đều coi phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh biển là ưu tiên chiến lược. Hợp tác, liên kết kinh tế giữa các quốc gia ven biển, đại dương đã trở thành xu thế lớn trên toàn cầu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Chúng ta không thể hợp tác kinh tế biển thành công nếu an ninh, an toàn, tự do hàng hải bị đe dọa. Hiện nay, khoảng 50% khối lượng hàng hóa đường biển thế giới lưu thông trên tuyến hàng hải nối Đông Bắc Á với châu Âu. Rất tiếc, trên tuyến vận chuyển này, tại khu vực Biển Đông, Việt Nam, đang xảy ra hoạt động tôn tạo, mở rộng đảo, đá và xây dựng nhiều công trình với quy mô lớn trái luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và các thỏa thuận khu vực; làm xói mòn lòng tin giữa các quốc gia; đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không. ASEAN, Nhóm các nước G7 và nhiều quốc gia đã bày tỏ quan ngại sâu sắc. 
Cộng đồng quốc tế cần tiếp tục có tiếng nói công lý mạnh mẽ yêu cầu chấm dứt ngay các hoạt động phi pháp; giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nghiêm túc tuân thủ và thực thi luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); không có thêm các hành động gây phức tạp và mở rộng tranh chấp vì hòa bình và lợi ích chung của toàn cầu….”
Việt Nam - Bulgaria hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược
Điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du nước ngoài lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Bulgaria. Chuyến thăm diễn ra đúng dịp hai nước kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với trọng tâm là thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại đầu tư giữa hai nước, nhất là hiện thực hóa mô hình hợp tác kinh tế mới, đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - Bulgaria đi vào thực chất, hiệu quả, hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược, tương xứng với mối quan hệ hữu nghị, truyền thống tốt đẹp giữa hai nước.
Thủ tướng Bulgaria đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo Bulgaria thống nhất cao tăng cường hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực để tích cực hướng quan hệ Đối tác chiến lược, trong đó trọng tâm là thúc đẩy Mô hình hợp tác kinh tế mới cũng như đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, quốc phòng, an ninh, phòng chống tội phạm, khoa học – công nghệ, nông nghiệp, du lịch, văn hóa, giáo dục-đào tạo giữa hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Việt Nam hoan nghênh và cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Bulgaria đầu tư vào Việt Nam, nhất là những lĩnh vực Bulgariacó thế mạnh như quy hoạch đô thị, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp và y tế, công nghệ thông tin – truyền thông, sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường, chế biến thực phẩm và du lịch...
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết: “Lãnh đạo hai bên xác định những lĩnh vực hợp tác rất cụ thể để đưa quan hệ hai bên đi vào chiều sâu. Với mô hình hợp tác kinh tế mới, Bạn rất muốn chúng ta đầu tư vào những ngành công nghiệp nhẹ của Bạn ở Bulgaria, qua đây xuất khẩu hàng hóa của chúng ta vào thị trường Châu Âu. Với mong muốn đó, kim ngạch xuất khẩu giữa hai bên trong thời gian tới sẽ tăng lên rất nhanh”.
Một điểm chung trong các cuộc hội kiến, hội đàm, gặp gỡ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các nhà lãnh đạo các quốc gia trong chuyến công du tới 3 Châu lục lần này, đó là các quốc gia khẳng định ủng hộ lập trường của Việt Nam, của các nước ASEAN trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải trên biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng đối thoại, bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Đặc biệt, lãnh đạo các nước đều nhấn mạnh các bên liên quan phải tôn trọng và thực thi nghiêm chỉnh luật pháp quốc tế và những quy tắc ứng xử ở khu vực mới có thể tạo ra được môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực…
Chuyến công du của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ghi đậm những dấu mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các quốc gia ở 3 châu lục Á-Âu và Phi, mà điểm nhấn là ngoại giao kinh tế.
Với những cam kết chính trị mạnh mẽ của lãnh đạo các quốc gia, với những văn kiện thỏa thuận hợp tác cụ thể đã ký kết cả ở cấp độ song phương và đa phương trong chuyến công du lần này, không chỉ đem lại lợi ích thiết thực đối với quốc gia và dân tộc mà còn góp phần nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế./.    
Thành Chung/VOV

13 nhận xét:

  1. Bài viết sặc mùi quảng cáo rẻ tiền. Để rồi xem " nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của VN trên trường quốc tế" như thế nào! ( Thực tiễn cho thấy mấy chục năm qua các vị càng "nâng" thì vị thế và uy tín của VN càng giảm thê thảm!)

    Trả lờiXóa
  2. Phải có cái gì mới nâng chứ nhỉ?
    Không có tạ (bán mẹ nó rồi) lấy gì nâng?

    Trả lờiXóa
  3. Rất nhiều khi chúng ta thật sự có những cảm xúc gây ra sự phiền não như là buồn, giận dữ, sợ hãi, hoặc thất vọng. Những cảm xúc này là bình thường chứ không xấu. Những cảm xúc “xấu” là những cảm xúc bị che giấu hoặc phớt lờ.

    Trả lờiXóa
  4. Rất mừng vì những thành tích đã đạt được trong chuyến thăm xuyên lục địa của TTNTD. Bọn phản động càng đọc những bài như thế này càng cay cú. Vị thế của VN trên trường QT đúng là chưa bao giờ cao như hiện nay
    Lại nói them mối quan hệ Việt Mỹ: Khi Mỹ và VN bình thường hóa QH, các thế lực phản đôgj lưu vong cực kỳ hoảng hốt và phản đối, nhưng quan thầy của chúng đã quyết thì chúng đành im lặng, nay QH 2 nước phát triẻn lên tang cao mới họ càng uất hận nhưng chỉ chửi các nhà LĐ VN, còn với lãnh đạo Mỹ nói riêng và nước Mỹ nói chung thì đố dám ho he. Thân phận kẻ lưu vong thật tội nghiệp chẳng khác gì con chó dưới gầm bàn ăn của chủ. Tủi nhục quá! Hu! Hu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ khóc đi. Đồ đần! Bọn mi còn bao lăm nữa? Ảo vọng "Tham nhũng, tham tàn muôn năm!"?

      Xóa
    2. DLV ranh con chưa đủ tầm . Đi đâu thì đi miễn sao phải mang lại lợi ích cho đất nước , đừng đi hóng mát chẳng nên cơm cháo gì . Nếu làm không đúng , có hại thì dư luận chỉ trích là bình thường , việc gì mà hoắng cả lên vẫy đuôi rối rít thế

      Xóa
    3. "Rất mừng vì những thành tích đã đạt được trong chuyến thăm xuyên lục địa của TTNTD" (TRICH)
      He, he! Đây chính là một trong những "DÂN TRÍ THẤP" mà đại ẩu của chuồng cuốc hội Hà Minh Hợi chê bai đủ điều, để cho chúng tiếp tục LỪA MỊ từ đời nầy qua đời khác.
      Tiếp tục mừng cho qua cái nghèo cái khó nhé bác.

      Xóa
  5. Trương Minh Tịnhlúc 02:35 8 tháng 6, 2015

    Thưa bạn Nặc Danh 20:50
    Vấn đề là không phải VN đạt được cái gì.Mà vấn đề là VN đạt được cái gì rồi sẽ có ích cho ai.
    Chắc bạn phải thấy hơn ai hết.VN có được tiền tỉ thì dân cũng chỉ nằm 4 người/1 giường trong bệnh viện. Đường sá giao thông thì mỗi ngày toàn quốc chết vài chục người,bị thương thì vô số.Học sinh qua sông bằng đu dây.Cố giáo thì khá hơn,được ngồi trong bọc ny-lông !.
    Trong khi đó thì cán bộ Trần Văn Truyền có chục căn nhà (bạn vào "Chân Dung Quyền Lực" mà coi).Con cái họ mang tiền tỉ đô-la ra ngoại quốc du-học, mua biệt thự,ăn chơi phè phỡn.....Nếu còn lương tâm,bạn phải thấy điều nầy,thưa bạn.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi rất ấm ức ông đại tá Bùi văn Bồng,chủ nhân trang báo này,vì đã rất nhiều lần tôi hết sức trân trọng và cực kỳ lễ phép xin ông cho xuất hiện mấy cái com của tôi nói về đám dư luận viên-nhưng ông điều xóa sạch (không phải riêng một mình cá nhân tôi // mà là của hằng hà sa số người khác nữa chứ ! ) Trước hết DƯ LUẬN VIÊN,viết tắt là DLV - do vậy =>dlv cũng có thể đọc là dư lợn viên ( vì quá ngu ),dư lồn viên (vì bẩn thỉu như cái lồn vây),dâm loạn viên (thực chất chúng là bọn đầu đường xó chợ,có thể làm những chuyện vô luân không chừng )-Nói tóm lại,chúng là bọn thất học không nghề không nghiệp,rất ngu,chỉ giỏi nghề ăn theo nói leo,chẳng biết phải trái là gì,chủ nó bảo sao nó làm vậy,như ngưới không mắt để thấy,không tai để nghe,đầu thì nhỏ hơn đầu tôm và đầy cứt ! Gặp bọn thì nên tránh xa đi,không còn gì để nói !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Viết comt thế này không đúng với "Cùng bạn đọc " tôi đã viết bên lề.
      Nhưng, thắc mắc, và bức xúc , lại cấn cái quá tâm trạng như ND 07:31, thì đăng (một lần) vậy thôi nhé. Đọc chối quá!.
      Nhưng tôi không thích. Lần sau, có gì cứ tranh luận, phản biện sâu, có lý, nhẹ nhàng mang tính xây dựng chung nhé! Bạn đọc bây giờ hiểu hết mà. Đâu phải "dân trí thấp" như nghị Huệ vừa phát biểu đâu!? Comt trên mạng thời @ không nên giống mấy bà xưa chửi mất gà qua bờ rào!

      Xóa
  7. Ông bạn Trương minh Tịnh 02:35 nói chí phải ! Đúng !

    Trả lờiXóa
  8. Nó cũng như một bản nhạc cần điểm thêm vài nốt hoa mỹ cho lả lướt chút thôi. Cái chính vẫn là hai nốt nhạc "cứng" Trung Quốc và Mỹ. Kim ngạch 2 chiều giữa VN - Mỹ, VN - TQ vẫn là cơ bản. Phải chơi thật tình với Mỹ thì TQ mới không bắt nạt được.

    Trả lờiXóa
  9. Thủ tướng Đi liên khúc sướng thân,
    Nhiều người rùm beng ca tụng

    để quên đi việc TQ đang khẩn trương xây dựng mở rộng các đảo tại Trường sa

    Trả lờiXóa