Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Từ “Thế giới hài hòa nửa mùa” tới “Hiện thực của mối đe dọa Trung Quốc”

* Julia LuongDinh
Cuộc thảo luận giữa Giáo sư Hoàng Tĩnh và cựu Ngoại trưởng Úc Bob Carr hé lộ nhiều điều đáng suy ngẫm về sự chuyển biến từ khái niệm “Thế giới hài hòa” thời ông Hồ Cẩm Đào đến “Hiện thực của mối đe dọa Trung Quốc” thời đại Tập Cận Bình.
Những thay đổi tiếp sau sự kết thúc của “Thế giới hài hòa” nửa mùa
Trong các cuộc phỏng vấn học giả Trung Quốc mà tôi đã thực hiện trong chuyến đi thực tế Trung Quốc vào cuối năm 2013, đa phần những học giả này đều coi khái niệm “thế giới hài hòa,” với hàm ý “hòa hợp những khác biệt,” mà ông Hồ Cẩm Đào khởi xướng là một khái niệm chưa hoàn chỉnh và không thực chất. Một chuyên gia giấu tên tại Viện Quan hệ Quốc tế đương đại Trung Quốc (Contemporary Institute of China International Relations - CICIR) thậm chí đã cảnh báo tôi về chính sách cứng rắn của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông dưới thời ông Tập những tháng sau đó.
Nằm trong khuôn khổ một loạt cuộc thảo luận về Trung Quốc (China Talk) trước đó với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc, đáng chú ý có giáo sư Lý Thành (Cheng Li), chuyên gia nghiên cứu Linda Jakobson và Bonnie Glaser tại Viện Lowy, cũng như giáo sư Kerry Brown tại Viện Quan hệ Úc-Trung, thuộc trường Đại học UTS (ACRI-UTS, Sydney), phần trình bày sâu sắc và đầy lôi cuốn của Giáo sư Hoàng Tĩnh tại ACRI-UTS hôm 2/7/2015 đã khiến chúng ta ngày càng có cơ sở để lo ngại về một thế giới bất ổn và dễ bị tổn thương hơn nhiều trước sự xuất hiện của một cường quốc đang trỗi dậy mà không thể đoán biết. Thông qua cách tiếp cận thực tế, mang tính phản biện về bản chất và vị thế quốc tế của Trung Quốc, Giáo sư Hoàng đã phân biệt sự trỗi dậy của Trung Quốc với sự trỗi dậy của các cường quốc theo quan niệm thông thường. Tuy phủ nhận Trung Quốc có năng lực để kiểm soát nguồn tài nguyên và có thể thách thức trật tự thế giới hiện nay về mặt quân sự dựa trên nền tảng công nghiệp hóa giống như cách thức xưa nay của các cường quốc khác trong lịch sử, Giáo sư Hoàng đặc biệt lưu ý cử tọa tới những căng thẳng đang âm ỉ và những nhân tố gây bất ổn tiềm tàng liên quan đến “sự trỗi dậy đặc thù có một không hai của Trung Quốc,” mà theo nhận xét như Giáo sư Hoàng là “sự trỗi dậy đó lẽ ra là phải hòa bình.”
Giáo sư Hoàng đã chỉ ra sự khác biệt quan trọng giữa “một Trung Quốc trước đây buộc phải hợp tác thụ động để giải quyết những vấn đề trong khu vực với một Trung Quốc lần đầu tiên có khả năng kiểm soát hoặc thậm chí thao túng các vấn đề trong khu vực như hiện nay.” Bên cạnh việc đánh giá Trung Quốc đang có các bước chuyển dịch rất nhanh, Giáo sư Hoàng cho rằng nếu muốn trỗi dậy, Trung Quốc cần phải khai thông được những bế tắc cơ bản, bao gồm khoảng cách lớn giữa sức mạnh cứng và các lợi ích quốc gia, cũng như quan hệ đầy sóng gió của nước này với Mỹ bất chấp những lợi ích chiến lược chung, và quan trọng nhất là những vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Nỗ lực không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự vốn đã góp phần khơi mào một cuộc chạy đua vũ trang nhỏ trong khu vực của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) mỉa mai thay đã “không giúp cho bất cứ bên nào cảm thấy an toàn hơn” trong thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh và một môi trường ngày càng bất ổn. Giáo sư Hoàng nhắc lại rằng “không ai có thể hủy diệt được Trung Quốc, đơn giản là Trung Quốc quá lớn để có thể bị tổn hại,” ngụ ý rằng trở ngại lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc là chính nước này. Chúng ta nên nhớ rằng Trung Quốc đã có sự phát triển đầy ngoạn mục theo cách thức riêng của mình, mà không sụp đổ như những gì nhiều người đã dự báo “Ai đi theo Mỹ sẽ thành công, ai chống lại Mỹ sẽ thất bại.”
Về chính sách hội nhập, ông Tập đã đề xuất “mối quan hệ kiểu mới giữa các nước lớn (Giáo sư Hoàng lưu ý ông Tập dùng từ các nước lớn, không dùng từ cường quốc)” và “một mạng lưới đối tác (dùng từ đối tác, không dùng từ liên minh)” để mở đường cho những cuộc chơi vừa thúc đẩy tốt hơn lợi ích của Trung Quốc, vừa thể hiện sự ủng hộ trên lời nói của nước này đối với những nguyên tắc cởi mở, bình đẳng, và bao dung trong quan hệ quốc tế. Theo Giáo sư Hoàng, sáng kiến Một Vành đai - Một Con đường (One Belt, One Road - OBOR), ở giai đoạn đầu, có thể được coi là một dự án phát triển, nhằm đưa tất cả mọi người lên trên con thuyền hội nhập để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, do Trung Quốc khởi xướng và “cầm lái” chương trình nghị sự cho OBOR, sự quyết đoán mới của Bắc Kinh trong các tranh chấp biển đảo không khỏi khiến nhiều người nghi ngờ về các tuyên bố đầy lý tưởng của Trung Quốc.
Mối đe dọa Trung Quốc không đơn thuần chỉ là Học thuyết, mà sẽ là một Thực tế dưới thời Tập Cận Bình
Thứ nhất, về hành động của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh thổ, Giáo sư Hoàng nhắc lại một thực tế đáng chú ý là việc Trung Quốc đã hai lần sử dụng vũ lực với Việt Nam ở Biển Đông vào các năm 1974 và 1988 nhưng không hề được dư luận quốc tế chú ý. Hành xử vũ lực của Trung Quốc chỉ bị “soi” khi xảy ra vụ xung đột giữa Trung Quốc với Philippines, một đồng minh của Mỹ, vào những năm 1994-1995. Kể từ năm 2009 đến nay, đã có ít nhất 30.000 báo cáo về vấn đề Biển Đông. Theo Giáo sư Hoàng, việc cộng đồng quốc tế quan tâm nhiều đến tranh chấp Biển Đông có hai lý do: lý do thứ nhất chính là cách hành xử hung hăng của Trung Quốc đã tự tạo ra cho họ một hình ảnh rất xấu trong khu vực; lý do thứ hai là các yếu tố bên ngoài tác động vào tranh chấp này, đặc biệt là chiến lược tái cân bằng của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Cùng với cách tiếp cận không mấy thay đổi của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông kể từ những năm 1950, cái gọi là “hội chứng tự kỷ nước lớn” của Trung Quốc đối với các bên tranh chấp nhỏ hơn, được đề cập trong cuốn “Sự trỗi dậy của Trung Quốc và Logic về Chiến lược” của Edward Luttwak, kết hợp với yêu sách đường chín đoạn mang tính phục hồi lãnh thổ của nước này đã tạo nên một mối đe dọa thực sự đối với những nỗ lực của quốc tế nhằm đưa Biển Đông trở thành một vùng biển hòa bình và hợp tác.
Thứ hai, Giáo sư Hoàng lưu ý về cuộc chơi hai cấp độ: ở cuộc chơi thứ nhất, Trung Quốc lôi kéo Mỹ vào một cuộc mặc cả giữa các cường quốc để kiểm chứng sự tin cậy chiến lược của Mỹ đối với đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực, trong khi ở cuộc chơi thứ hai, các nước nhỏ tìm cách tranh thủ sự hiện diện của Mỹ để có được đòn bẩy trong các đàm phán với Bắc Kinh. Do khả năng của kịch bản các nước nhỏ lèo lái được các nước lớn là rất thấp, Trung Quốc là nước đang có lợi thế về thời gian, vì thế, nước này không cần thiết phải vội vàng để chuốc lấy những hậu quả không đáng có như tình hình căng thẳng ngày càng leo thang trong sáu năm qua kể từ năm 2009 trong quan hệ với Mỹ và các nước nhỏ khác. Sự mập mờ chiến lược trong “ranh giới đỏ” về an ninh, vốn là quân cờ giành ưu thế của các cường quốc lớn với các đối thủ cạnh tranh, trong trường hợp của Trung Quốc chỉ mang lại vòng xoáy tiêu cực của một chuỗi những sự khó hiểu, những tính toán sai lầm và những căng thẳng ngày một gia tăng. Cuộc phiêu lưu đầy rủi ro ở các vùng biển tranh chấp mà giới lãnh đạo Bắc Kinh -  những người đang từ bỏ “chiến lược náu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình - đang mưu tính dấn thân vào, sẽ chỉ đem lại thực tế không mấy dễ chịu là sự phản đối của các bên liên quan khác. Thông điệp mạnh mẽ mà Washington và các đồng minh, đối tác của nước này trong khu vực gửi đến Bắc Kinh sẽ đóng vai trò như một lời cảnh báo về cái giá Trung Quốc phải trả nếu nước này áp dụng chiến lược trỗi dậy không hòa bình.
Thứ ba, sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng việc nước này phô trương sức mạnh ở các vùng biển tranh chấp là động lực thúc đẩy sự dịch chuyển và tái sắp xếp quyền lực ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đáng chú ý là chính sách ngoại giao khôn khéo của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhằm củng cố quan hệ đồng minh chiến lược Nhật - Mỹ, mà theo lời của Tổng thống Mỹ Obama là “hòn đá tảng tin cậy của an ninh Châu Á,” và nỗ lực để xây dựng một mặt trận thống nhất mở rộng bao gồm cả Nga và các cường quốc khác trong tình hình đáng lo ngại về mối đe dọa từ Trung Quốc trỗi dậy.
Hiện nay, Trung Quốc vẫn được tạm thời “dung túng” về chính sách và lối hành xử trong tranh chấp biển đảo vì vẫn được các nước trong khu vực “nể nang” nhờ thành tựu của nước này trong phát triển kinh tế đa phương. Bên cạnh đó, sự tin cậy và các cam kết chiến lược của Mỹ đối với Châu Á - Thái Bình Dương trên thực tế không có (hoặc có rất ít) giá trị thực chất (hay còn gọi là “vỏ bọc rỗng”) khiến nhiều đồng minh và đối tác Châu Á của nước này thất vọng. Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng chiến lược “Tấn công Quyến rũ” của Bắc Kinh đã không còn sức quyến rũ như trước và uy tín nước lớn có trách nhiệm của Trung Quốc trong khu vực ngày càng bị suy giảm. “Học thuyết Mối Đe dọa Trung Quốc” rõ ràng đang trở thành “Thực tế Mối đe dọa Trung Quốc” trong thời đại Tập Cập Bình.
J.LD (Julia Luong Dinh là Nghiên cứu sinh Tiến sỹ tại Đại học Sydney, Úc)
/Người dịchHương Trà/(Nghiên Cứu Biển Đông)/
---------------

4 nhận xét:

  1. Hồ Cẩm Đào hay Tập Cận Bình, hay tính từ Mao Trạch Đông Đặng Tiểu Bình đều cùng một dã tâm như vậy cả..
    Các từ ngữ ngon ngọt mỹ miều chuyển hóa như một con biến sắc

    Trả lờiXóa
  2. Hãy để ngoài tai tất cả những gì mà bè lũ Bắc Kinh nói ! và nếu được,loài người hãy đoàn kết lại tiêu diệt lũ lang sói đội lốp người này ! sạch bóng chúng thì loài người mới có thể sống yên ổn !

    Trả lờiXóa


  3. Căn cứ quân sự khổng lồ Vịnh Subic, Phi Luật Tân lại hồi sinh - Bao giờ đến Vịnh Cam Ranh ? ? ?



    Quân cảng Vịnh Subic lại hồi sinh
    Đương đầu tham vọng dậy sóng Biển Thái Bình
    Cả Dân tộc Phi Luật Tân chuẩn bị hải chiến
    Can thiệp nhanh chóng trên Biển Đông chiến chinh
    Chiến đấu cơ phản lực chiến hạm hiện đại
    Quân cảng Vịnh Subic chấn thủ giữa hải địa hình
    Pháo đài trên Thái Bình Dương chốt chiến lược
    Hiệp đồng hợp lực với Vịnh Cam Ranh trong đao binh
    Bao giờ đến Vịnh Cam Ranh  bước vào Cuộc chiến Mới
    Dân tộc Việt-Phi dẹp Đại Hán trổi dậy ''kiểu Hòa bình'' !!!.. ..




    Philippines Phi Luật Tân mở lại căn cứ Subic Bay đương đầu với
    tham vọng Trung Quốc


    Trong kế hoạch đương đầu với tham vọng biển đảo của Trung
    Quốc, Manila điều máy bay chiến đấu và chiến hạm vào vùng
    biển phía tây Phi Luật Tân. Căn cứ quân sự khổng lồ Subic Bay
    sắp hoạt động trở lại, sau 23 năm đóng cửa chuyển đổi thành
    khu kinh tế, sẽ cho phép Phi Luật Tân can thiệp nhanh chóng
    tại Biển Đông.

    Bộ Quốc phòng Phi Luật Tân ngày 16/07/2015 cho biết đã ký
    hợp đồng thuê lại căn cứ Subic Bay thời hạn 15 năm có gia hạn
    với cơ quan quản lý dân sự Subic Bay Metropolitain hồi tháng 5.

    Quân đội Phi Luật Tân sẽ đưa về Subic Bay chiến đấu cơ phản
    lực mới và hai chiến hạm. Theo các chuyên gia quân sự, sử
    dụng căn cứ Subic Bay sẽ cho phép quân đội Phi Luật Tân can
    thiệp hữu hiệu, ngăn chận hoạt động của hải thuyền Trung
    Quốc trong vùng biển phía tây của đảo Luzon. Chuyên gia an
    ninh quốc phòng Phi Luật Tân Rommel Banlaoi nhận định : Giá
    trị quân sự của Subic Bay đã được quân đội Mỹ chứng minh và
    giới tướng lãnh Trung Quốc cũng biết được điều đó.

    Một khi Subic Bay phục hồi vai trò quân sự, hải quân Mỹ có thể
    sử dụng căn cứ này một cách dễ dàng hơn cho dù khả năng
    Hoa Kỳ được quyền thuê trở lại vẫn chưa ngã ngũ do có sự
    chống đối của Tối cao Pháp viện Phi Luật Tân. Từ năm 2000
    cho đến nay, hải quân Mỹ chỉ đến Subic Bay trong khuôn khổ
    các cuộc tập trận chung.

    Theo kế hoạch của bộ Quốc phòng Phi Luật Tân, kể từ tháng 12
    năm nay, hai chiến đấu cơ FA-50 đầu tiên trong số 12 chiếc đặt
    mua của Hàn Quốc sẽ được chuyển giao và sẽ được bố trí tại
    căn cứ Subic.

    Subic Bay nằm cách đảo đá ngầm Scaborough bị Trung Quốc
    đánh chiếm vào năm 2012 chỉ có 270 cây số. Theo chuyên gia
    an ninh Mỹ Patrick Cronin, chiến đấu cơ FA-50 chỉ cần vài phút
    là bay đến mục tiêu.

    Trả lờiXóa
  4. Bạn ngu thì đừng nói, hay lẳng lặng mà nghe. Chẳng có loại MB CĐ nào mà bay chỉ vài phút di được gần 300Km cả

    Trả lờiXóa