Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn các hãng thông tấn, báo chí
Hoa Kỳ
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp và trả lời phỏng vấn
các hãng thông tấn, báo chí Hoa Kỳ:
AP (Associated Press), Bloomberg News và
Wall Street Journal – Dow Jones.
Ảnh: TTXVN
Trước khi đi thăm Mỹ, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng đã tiếp và trả lời phỏng vấn của một số hãng thông tấn, báo chí Hoa
Kỳ trước thềm chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Bí thư. Cổng TTĐT Chính
phủ trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn.
- Việt Nam và
Hoa Kỳ vừa kỷ niệm 40 năm ngày kết thúc chiến tranh và sắp kỷ niệm 20 năm thiết
lập quan hệ ngoại giao. Xin Ngài đánh giá về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ?
Những thách thức còn tồn tại trong mối quan hệ hai nước là gì? Hoa Kỳ có thể
làm gì để cải thiện quan hệ hai nước?
- Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng: Tôi tin rằng, nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng như toàn thể
nhân loại tiến bộ trên thế giới đều yêu chuộng và khao khát được sống trong hòa
bình. Chiến tranh chắc chắn là điều ít người mong muốn. Tuy nhiên, quan hệ Việt
Nam
– Hoa Kỳ đã phải chứng kiến một chương buồn trong lịch sử, để lại di chứng nặng
nề trong lòng hai dân tộc. Nhưng thời gian đã cho thấy, vượt lên trên hết là
khát vọng hòa bình và mong muốn xây đắp quan hệ hữu nghị, hợp tác của nhân dân
Việt Nam và Hoa Kỳ, hai nước đã cố gắng “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt,
phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.
40 năm sau chiến tranh, 20 năm bình thường hóa quan
hệ, từ chỗ là “cựu thù”, Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành “bạn” và từ năm 2013
đến nay là “đối tác toàn diện”. Đây thật sự là một bước tiến dài mà 20 năm
trước, ít ai hình dung được.
Nếu vào thời điểm năm 1995, quan hệ hai nước mới chủ
yếu trong lĩnh vực tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh (MIA) thì nay đã
được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế-thương mại,
văn hóa-giáo dục, khoa học-công nghệ, quốc phòng-an ninh, quan hệ giao lưu nhân
dân…. Việt Nam
là quốc gia Đông Nam Á có số lượng sinh viên, học sinh đang theo học tại Hoa Kỳ
đông nhất. Kim ngạch thương mại hai chiều trong 20 năm qua tăng gấp 130 lần.
Hai nước hiện cùng các đối tác khác tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế
Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định có ý nghĩa rất quan trọng
đối với hợp tác kinh tế khu vực. Bên cạnh các lĩnh vực hợp tác song phương, hai
bên tăng cường hợp tác trong các vấn đề khu vực cũng như trong các vấn đề toàn
cầu như chống phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, ứng phó với biến đổi
khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, tham gia vào lực lượng
gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và
phát triển tại châu Á – Thái Bình Dương và thế giới.
Lãnh đạo cấp
cao hai nước duy trì thăm lẫn nhau và tiếp xúc bên lề các diễn đàn quốc tế và
khu vực, qua đó góp phần xây dựng lòng tin giữa hai nước và tạo cơ hội để thảo
luận các biện pháp tăng cường quan hệ song phương. Chuyến thăm Hoa Kỳ lần này
của tôi cũng nhằm mục đích trên và hy vọng chuyến thăm Việt Nam của Tổng
thống B. Obama cũng có thể diễn ra vào cuối năm 2015.
Cũng giống như bất kỳ mối quan hệ nào giữa hai quốc
gia trên thế giới, Việt Nam và Hoa Kỳ còn có những tồn tại khác biệt trên một
số lĩnh vực như nhận thức về dân chủ, nhân quyền, thương mại… Đối với những
khác biệt, tôi cho rằng cách tốt nhất và hiệu quả nhất là hai bên tiếp tục đối
thoại thẳng thắn, xây dựng để hiểu nhau hơn, không để những khác biệt đó gây
trở ngại cho việc tăng cường quan hệ chung.
- Chuyến thăm
chính thức của Ngài tới Hoa Kỳ là chuyến thăm lịch sử, Ngài mong muốn chuyến
thăm này đạt những mục tiêu cụ thể gì?
- Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng: Đây là
chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ lần đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt
Nam theo lời mời của chính quyền Hoa Kỳ đúng vào dịp hai nước đang kỷ niệm 20
năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là thời điểm tốt để chúng ta đánh giá lại
chặng đường đã qua và chia sẻ tầm nhìn “hướng tới tương lai”, cùng chung tay
xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác ổn định lâu dài, trên cơ sở tôn trọng lẫn
nhau, tôn trọng thể chế chính trị của nhau, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước và
góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, phồn vinh ở khu vực và
trên thế giới.
Tôi cũng mong muốn khẳng định với Chính quyền, Quốc
hội và nhân dân Hoa Kỳ về đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam, đó là độc
lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, là
bạn và đối tác tin cậy của các nước trên thế giới, vì hòa bình, độc lập và phát
triển; trong đó chúng tôi luôn coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ, coi Hoa Kỳ là một
trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Chuyến thăm này sẽ là cơ hội làm sâu sắc hơn quan hệ
Đối tác toàn diện giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh hợp tác song
phương, chúng tôi cũng muốn trao đổi với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ với tầm nhìn
dài hạn các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, như tình hình
khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái
Bình Dương, vấn đề biến đổi khí hậu, các cơ chế hợp tác chính trị, kinh tế và
an ninh khu vực, an ninh và an toàn hàng hải, nhằm cùng nhau góp phần duy trì
hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới.
Tôi hy vọng, đây cũng là một dịp để hai bên có thể
trao đổi thẳng thắn về các vấn đề mà hai bên còn có những khác biệt, nhằm góp
phần vào việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, giảm bớt khác biệt, từng bước xây
dựng lòng tin giữa hai bên nhằm đưa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng phát
triển ổn định và thực chất, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
- Việt Nam có
thuyết phục Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương hay không?
- Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng: Trên nền
tảng quan hệ Đối tác toàn diện đang tiến triển năng động và tích cực, Việt Nam
mong muốn đẩy mạnh hơn nữa hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, trong đó
có hợp tác về an ninh-quốc phòng. Việc Hoa Kỳ đã gỡ bỏ một phần, tiến tới gỡ bỏ
hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với việt Nam, thể hiện sự tin cậy giữa
hai nước, tạo điều kiện làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện và thực
hiện Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ 2011 cũng như Tuyên bố
Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ về Quan hệ Quốc phòng 2015.
- Xin Ngài
cho biết Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng như thế nào và có thể làm gì nhằm xây
dựng sự ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung, khu vực Biển Đông
nói riêng?
- Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng: Chúng tôi
cho rằng, là cường quốc hàng đầu thế giới và là ủy viên thường trực của Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ có lợi ích, đồng thời có trách nhiệm lớn
trong việc giữ gìn hòa bình, ổn định trên thế giới, trong đó có khu vực châu
Á-Thái Bình Dương.
Việt Nam hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường hợp tác, coi
trọng việc phát triển quan hệ nhiều mặt với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tôi
cho rằng trên cơ sở sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, Hoa Kỳ có thể đẩy mạnh
hơn nữa quan hệ song phương nhiều mặt với từng nước trong khu vực, nhất là về
kinh tế-thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, ứng phó biển đổi khí
hậu… Các lĩnh vực này mang đến những lợi ích cụ thể, thiết thực cho người dân,
qua đó tạo ra nền tảng vững chắc, lâu dài cho hòa bình, ổn định ở khu vực.
Về vấn đề Biển Đông, tôi đánh giá cao việc Chính phủ
Hoa Kỳ có những phát biểu tích cực, ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng các
biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp
Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển
Đông (DOC) và ủng hộ việc tiến tới đạt được một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(COC).
Chúng ta đều biết khu vực Biển Đông có vị trí chiến
lược quan trọng. Khoảng 50% lượng hàng hóa được vận chuyển đường biển của thế
giới đi qua các tuyến hàng hải quan trọng trên Biển Đông. Do đó, duy trì hòa
bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không, không làm thay đổi hiện
trạng, quân sự hóa hoặc áp đặt kiểm soát trên biển và trên không ở Biển Đông,
không phải là lợi ích của riêng ai, mà là nguyện vọng chung của các nước trong
khu vực và cả thế giới. Tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục có tiếng nói và hành
động phù hợp, đóng góp vào việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông
dựa trên luật pháp quốc tế, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực châu
Á-Thái Bình Dương cũng như trên thế giới.
- Trung Quốc
và Hoa Kỳ là những đối tác kinh tế lớn của Việt Nam, đồng thời cả hai nước đều
đang tăng cường mạnh mẽ ảnh hưởng của mình tại khu vực. Vậy Việt Nam sẽ làm gì
trong bối cảnh này?
- Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng: Trung Quốc
và Hoa Kỳ đều là hai cường quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế
giới. Việc Trung Quốc và Hoa Kỳ có vai trò và ảnh hưởng quan trọng ở khu vực
cũng là dễ hiểu. Thực tiễn cho thấy, nếu
các nước lớn hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế, không ảnh hưởng đến lợi ích
chính đáng của nước khác, đồng thời đóng góp tích cực và xây dựng vào việc duy
trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của cả khu vực, thì luôn được cộng
đồng các nước hoan nghênh.
Hiện nay, Trung Quốc và Hoa Kỳ đều là hai đối tác kinh
tế hàng đầu của Việt Nam .
Do đó, việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi với cả Trung Quốc
và Hoa Kỳ là một trong những ưu tiên đối ngoại hàng đầu của chúng tôi. Bên cạnh
đó, cũng như các nước khác trong khu vực, chúng tôi mong muốn quan hệ Trung
Quốc – Hoa Kỳ phát triển ổn định, đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở
khu vực.
- Ngài mong
đợi gì từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ được tổ chức vào năm sau?
Đảng cần làm gì hơn nữa để giải quyết vấn đề tham nhũng vốn đang làm xói mòn
lòng tin của người dân đối với Đảng?
- Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng: Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối
với đất nước chúng tôi. Đại hội sẽ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội
XI của Đảng (2011-2015) và nhìn lại chặng đường 30 năm đổi mới, đề ra những chủ
trương và quyết sách lớn trên tất cả các lĩnh vực trong 5 năm tới nhằm tiếp tục
đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình,
ổn định để phát triển đất nước; chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống của nhân
dân; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân;
nâng cao vị thế của đất nước, chủ động và tích cực, hội nhập quốc tế phấn đấu
đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Để củng cố uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
và sự quản lý của Nhà nước Việt Nam, chúng tôi chủ trương tiếp tục đẩy mạnh đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Trong những năm qua, nỗ lực phòng, chống tham nhũng của chúng tôi đã đạt được
nhiều kết quả tích cực, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, chúng tôi
không tự hài lòng với kết quả đó, mà càng nỗ lực, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ
quan trọng này.
- Một trong
những trở ngại trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là vấn đề nhân quyền.
Mong Ngài cho biết ý kiến về những chỉ trích cho rằng Việt Nam không có tự do
báo chí và các quyền tự do cơ bản, thành tích nhân quyền của Việt Nam đang kém
đi trong những năm gần đây?
- Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng: Trong
Tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc cách đây tròn 70 năm, ngay những
dòng đầu tiên, Người đã trích Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp. Việc tôn trọng quyền con người, đấu
tranh vì quyền con người chính là khát vọng của dân tộc chúng tôi, là mục tiêu
phấn đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam .
Tôi cho rằng, đó cũng là khát vọng chung của nhân loại, là mục tiêu phấn đấu
của mọi chế độ tiến bộ trên thế giới.
Thực tiễn cho thấy, qua 30 năm Đổi mới, quyền của
người dân Việt Nam ngày càng
được phát triển, ngày càng được Nhà nước Việt Nam bảo đảm. Điều này đã được thể
chế hóa trong Hiến pháp, pháp luật, được quy định cụ thể bằng các chính sách,
giải pháp thực hiện từ Trung ương đến địa phương. Qua những nỗ lực đó, Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân
sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…. Nỗ lực đó được cộng đồng quốc tế ghi
nhận, đánh giá cao, thể hiện qua việc Việt Nam được bầu làm thành viên Hội đồng
Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu rất cao. Các quốc gia
cũng đánh giá cao thực tế tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam ở trong
nước cũng như những đóng góp tích cực của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Tuy
nhiên, chúng tôi cũng còn nhiều việc phải làm, nhằm bảo đảm tốt hơn quyền của
người dân Việt Nam .
Đúng là hiện
nay trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam còn có những cách hiểu khác
nhau về quyền con người. Chúng ta cần tiếp tục duy trì các kênh đối thoại trên
tinh thần cởi mở, thẳng thắn và xây dựng để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thu
hẹp những khác biệt và khai thác những tiềm năng hợp tác; cố gắng không để
những khác biệt đó trở thành lực cản đối với quan hệ song phương. Một số ý kiến chỉ trích về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam thời gian
qua là thiếu khách quan và không có cơ sở. Tôi rất mong các bạn đến thăm Việt Nam thường xuyên hơn để có cái nhìn khách quan
và toàn diện về Việt Nam .
Các bạn sẽ tận mắt thấy những nỗ lực và thành quả trên thực tế trong việc bảo
vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam .
- Những thử
thách lớn đối với kinh tế Việt Nam
hiện nay là gì và Việt Nam
sẽ tập trung chủ yếu vào những chính sách gì để thúc đẩy nền kinh tế? Nền kinh
tế Việt Nam
sẽ như thế nào trong thời gian tới? Việt Nam đã sẵn sàng gia nhập Hiệp định
Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương chưa?
- Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng: Sau 30 năm
tiến hành Đổi mới, Việt Nam
đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế-xã hội to lớn. Từ một nước chậm phát triển
với nền kinh tế khép kín, nay Việt Nam đã bước vào nhóm nước có thu
nhập trung bình với nền kinh tế phát triển năng động và ngày càng hội nhập sâu
vào kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường phát triển vừa
qua, sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam còn chưa bền vững và sức cạnh
tranh còn hạn chế. Việc bước vào nhóm nước thu nhập trung bình đang đặt ra
những thách thức lớn, trong đó nổi lên là thách thức làm sao không để rơi vào
“bẫy thu nhập trung bình” và tạo dựng được một nền kinh tế phát triển nhanh và
bền vững, bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội và thân thiện với môi trường. Đồng
thời, Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức đến từ bên ngoài, như
tác động của khủng hoảng tài chính-tiền tệ toàn cầu, sức cạnh tranh khốc liệt
trên thị trường thế giới, quá trình liên kết với yêu cầu ngày càng cao ở khu
vực châu Á-Thái Bình Dương… Tuy nhiên, có nội lực mạnh mới có thể xử lý được
thách thức bên ngoài, thậm chí còn hóa giải được thách thức, tận dụng được thời
cơ để vươn lên. Nhằm mục đích đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
đến năm 2020, Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh
toàn diện công cuộc Đổi mới với ba đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế
kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nhằm khơi dậy
và giải phóng các tiềm năng của đất nước.
Về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái
Bình Dương (TPP), tôi cho rằng đây là một Hiệp định có quy mô rất lớn, với sự
tham gia của nhiều nền kinh tế chủ chốt ở khu vực và thế giới, đồng thời bao
hàm nhiều vấn đề thương mại thế hệ mới và mức độ cam kết cao hơn nhiều so với
các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị
nghiêm túc, chúng tôi có đủ tự tin và tham gia thành công vào tiến trình quan
trọng này. Và trên thực tế, chúng tôi đang cùng Hoa Kỳ và các thành viên khác
nỗ lực để có thể kết thúc đàm phát trong thời gian sớm nhất.
Chúng tôi cũng nhận thức rằng, là quốc gia đang phát
triển ở trình độ thấp hơn so với các nước đối tác trong TPP, Việt Nam cần tiếp
tục nỗ lực nhiều hơn nữa, nhất là về hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách
và thủ tục đầu tư,… nhằm tạo môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi để thu
hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và hiệu quả của
tăng trưởng kinh tế.
(Web Chính phủ)
------------
Nếu Trung Quốc xem việc chiếm cứ Biển Đông là một “lợi ích cốt lõi”, với Mỹ, Biển Đông cũng có một tầm quan trọng không kém. Đó là một trong những con đường hàng hải tấp nập nhất trên thế giới. Chiếm trọn Biển Đông, Trung Quốc không những khống chế được Việt Nam mà còn khống chế hầu hết các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á, trong đó, có nhiều nước là đồng minh hoặc đối tác thương mại của Mỹ. Mất Biển Đông, vị thế siêu cường quốc của Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề. Hơn nữa, về phương diện quân sự, Mỹ cũng có nguy cơ bị Trung Quốc uy hiếp. Bởi vậy, bằng mọi cách, chắc chắn Mỹ sẽ bảo vệ Biển Đông. Nhưng việc bảo vệ ấy chỉ có hiệu quả với hai điều kiện: Một, Việt Nam phải cương quyết chống lại âm mưu bành trướng của Trung Quốc và hai, chính quyền Việt Nam phải mạnh mẽ và sinh hoạt chính trị tại Việt Nam phải ổn định. Điều kiện thứ hai này là một thuận lợi cho Việt Nam: Mỹ sẽ không mưu tính thay đổi chế độ tại Việt Nam.
Trả lờiXóaCSVN chuyên tráo trở, lần này, nếu được gia nhập TPP, chế độ CSVN lại sẽ tiếp tục đàn áp bắt bớ đối lập như kịch bản từng xảy ra sau khi gia nhập WTO. Thậm chí, ngay khi Việt Nam đã được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc rồi và hiện đang là thành viên thường trực của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thì Việt Nam vẫn ngang nhiên chà đạp lên các hiệp định mà họ đã ký kết tình. Tình trạng nhân quyền Việt Nam vẫn đang tiếp tục tồi tệ bởi những thủ đoạn đàn áp, bắt bớ tinh vi và có hệ thống, vẫn tiếp tục dàn dựng các kịch bản một cách trắng trợn để truy tố, giam cầm các nhà hoạt động nhân quyền bằng các tội danh hoặc "trốn thuế" hoặc "gây rối trật tự công công với hai xe đi hàng ba"
XóaChính vào TPP.rồi thì nhân dân VN.mới có
Xóaquyền đấu tranh hợp pháp để đảng Cs.phải
tuân theo những điêu họ đã cam kết.
Thời này là hoà bình,chứ không phải là thời
chiến để lừa gạt quốc tế như trước kia.
Ông Trọng sẽ ưu tiên việc không để tranh chấp Biển Đông làm xói mòn quan hệ với Trung Quốc là điều tối quan trọng, bởi nó có thể ảnh hưởng tới sự tồn vong của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, Ông trọng sẽ phải cân nhắc thận trọng trước việc chọn có "láng giềng tốt Trung Quốc" hay "bạn bè xa Hoa Kỳ".
Trả lờiXóaÔng Trọng sẽ vẫn giữ công thức 4+16 với Trung quốc.
Nếu chính phủ Mỹ ảo tưởng rằng cứ liên kết với chính quyền cộng sản Việt Nam để chống lại bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông đã rồi cải thiện nhân quyền sau, thì sẽ thiệt hại không chỉ cho dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam mà còn gây thiệt hại cho chính quyền lợi của Mỹ.
Trả lờiXóaTrung Quốc hiểu rõ tâm lý muốn ‘thoát Trung’ đang dâng cao tại Việt Nam và nỗ lực bằng mọi cách để ngăn chặn không cho bất kỳ nước nào trong vòng ảnh hưởng của họ nghiêng ngả sang Hoa Kỳ.
Trả lờiXóaLãnh đạo Việt Nam nhiều lần khẳng định quan điểm trung lập, không đứng về bên nào để chống lại một nước thứ ba trong lúc tìm cách xây dựng mối quan hệ đa phương.
Quan hệ với Trung Quốc lâu nay vẫn chiếm vị trí cao trong các ưu tiên ngoại giao của Hà Nội.
Nỗ lực của Việt Nam tiến tới một mối quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ bị cản trở không chỉ từ các e ngại với Bắc Kinh mà còn từ các vi phạm nhân quyền của chính phủ Hà Nội, một vấn đề luôn luôn bị Washington đặt nặng trong các mối quan hệ với Việt Nam.
Vấn đề được đặt ra là liệu đảng cộng sản Việt Nam sẵn sàng cho cuộc chơi mới này tới đâu? Họ có chấp nhận rủi ro và khả năng chịu đựng của họ đến mức độ nào khi phải hứng chịu những ‘cú đấm thép’ của Trung Quốc.
Xin lỗi bạn,cs Tàu đẻ ra cs Việt.Cs Tàu đã cúc cung nuô dưỡng bú mớm từ khi cs Việt lọt lòng cho tới ngày nay. 7,8 mươi năm tồn tại cs Việt luôn được sự hà hơi tiếp sức của chính mẹ Tàu,cha Nga.Mẹ Tàu,cha Nga giàu có và lại còn rất khoẻ,con cs Việt 1 đằng vâng theo sự an bài,còn ngỗ nghịch cha Nga-mẹ Tàu sẵn sàng vặn cổ,chết tức khắc
XóaCs Việt dù có quan hệ với ai,nước nào-cũng chỉ 1 chiêu lợi dụng.Và chắc chắn cs Việt không dám chống Tàu.
Trong chiến lược xoay trục về Thái Bình Dương, rõ ràng rằng Hoa Kỳ không muốn Việt Nam bị xáo động lớn về chính trị. Nói cách khác,Việt Nam ổn định là nhu cầu lớn của Hoa Kỳ. Dù vậy, việc vi phạm nhân quyền hiện vẫn đang là một cản trở Việt Nam để được Hoa Kỳ chấp thuận cho gia nhập TPP.
Trả lờiXóaKhẳng định TPP là một thỏa thuận thương mại cấp tiến và có tiêu chuẩn cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử, tổng thống Obama một lần nữa cho thấy nhân quyền vẫn đang là trọng tâm trong chính sách bang giao và thương mại của Hoa Kỳ:
“Khi chúng ta xem xét một quốc gia như Việt Nam, vẫn đang trong quá trình đàm phán. Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ phải thực sự thay đổi chính sách và cải thiện tiêu chuẩn cho người lao động. Họ phải thiết lập được mức lương cơ bản. Họ phải thông qua luật về điều kiện an toàn lao động và bảo vệ công nhân.”
Trả lời của ông Tổng hơi chém gió một chút, nhất là khi nói tới dân chủ và nhân quyền. Nhưng không sao, ông nói được trôi chẩy là tốt rồi, người thực hiện là chúng tôi.
Trả lờiXóaXin nói trước lúc xẩy ra va chạm mâu thuẫn, nếu nhắc nhở không được là nhân dân "oánh" liền đó. Nhớ nhé
Trước những lời nói và các hành động khả tín, có lợi cho Việt Nam của Hoa Kỳ, trong khi Trung Quốc tiếp tục có những hành đồng tiếp tục lấn lướt Việt Nam (tấn công táu đánh cá trong hải phận Việt Nam, kéo giàn khoan HD-981 vào gần sát hải phận Việt Nam…), dường như các nhà lãnh đạo của đảng CSVN đã tỉnh ngộ và có thêm can đảm trong việc dứt khoát chọn lựa trong chính sách đi dây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã được theo đuổi bao lâu nay. Một số dấu hiệu trong nước trước chuyến đi Hoa kỳ của Tổng Bí thư đảng CSVN chứng tỏ sự giác ngộ theo dự đoán này. Báo chí chính dòng đã công khai gọi Trung Quốc là kẻ xâm lược, tố cáo đích danh tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam… mà trước đây chí dám nói là “tầu lạ” và không dám gọi Trung Quốc là xâm lược. Đồng thời có những dấu hiệu không thấy được, như những lời đồn đoán là nội bộ đảng CSVN đang có sự chuyển biến về nhận thức trong giới lãnh đạo có khuynh hướng thân Trung Quốc trước đây, khuynh hướng thân Mỹ đã thắng thế, sẽ hậu thuẫn cho sự chọn lựa một chính sách ngoại giao thực dụng và hữu hiệu hơn. Người ta hy vọng rằng, những điều này sẽ giúp ông Nguyễn Phú Trọng cùng tập đoàn lãnh đạo của Đảng CSVN “phản tỉnh tập thể”.
Trả lờiXóaHệ quả thực tiễn tại Việt Nam có thể là nội bộ đảng CSVN và chính quyền sẽ có nhiều thay đổi về nhân sự, với những người có khuynh hướng thân Mỹ chia nhau nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy đảng và nhà nước. Đồng thời về chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại cũng thay đổi cho phù hợp với chiều hướng mới.Tất cả những thay đổi nhân sự và chính sách sẽ diễn ra trước, trong và sau Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 sắp diễn ra vào đầu năm tới 2016 tới đây. Một khi phe thân Mỹ thắng thế, do có thêm một số đông những đảng viên hàng đầu của đảng thân Trung Quốc nay “phản tỉnh” và sự hậu thuẫn của số đông đảng viên CS các cấp, thì sự sắp xếp lại nhân sự chỉ cần dùng các biện pháp loại trừ nhẹ nhàng đối với các đảng viên cấp cao thân Bắc Kinh còn “ngoan cố”.
Trả lờiXóaTrước hiểm họa xâm lăng trắng trợn lãnh thổ, lãnh hải và các hải đảo của Việt Nam của Trung Quốc, mặc dầu Hà Nội đã hết sức quỵ lụy, nhún nhường, nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước trông đợi chuyến đi Hoa Kỳ lần này của người đứng đầu đảng CS cầm quyền sẽ là cơ hội thuận lợi tạo bước ngoặt có tính đột phá trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, có lợi cho đất nước cũng như cho chính đảng CSVN, vì lợi ích chung cũng như riêng của nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam. Ước mong Tổng Bí thư đảng CSVN đừng đề mất cơ hội thuận lợi trong chuyên đi Hoa Kỳ lần này.
Trả lờiXóaNhững cơn sóng ngầm hình như mới bắt đầu chuyển động với những dấu hiệu rất khác thường trong nội bộ lãnh đạo giữa hai phe cải cách và bảo thủ: Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh thình lình phải giải phẫu vì bệnh ung thư phổi (tin đồn là bị ám sát); sự vắng mặt bất thường của TBT Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX đang diễn ra ở Hà Nội từ 1 tháng 7, 2015 (tin đồn là ông bị khống chế); lời tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Đại hội toàn quân này là “quân đội phải trung thành với nước, với dân” (chứ không phải với Đảng như ông Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo khác vẫn nói); và ngày 20.6, Quốc hội trao thêm quyền cho Thủ tướng.
Trả lờiXóaHy vọng TT NT Dũng sẽ làm thay đổi VN.
vn cũng đề nghị mỹ phải thựch hiện tốt về nhân quyền theo góp ý của quốc tế trong hội nghị về nhân quyền taị mỹ, năm 2014 mỹ vi phạm nhân quyền rất nhiêu.hoa kỳ bị vn khuyến cáo về nhân quyền rồi.
Trả lờiXóaTôi đã xem phần trả lời phỏng vấn của TBT Trọng trên báo Dân Trí, bây giờ xem trên trang bác Bồng thấy giống nhau, không thấy ghi âm cuộc phỏng vấn này, chả biết ông Trọng nói vo hay là đọc từ giấy A4 với những câu hỏi cho trước từ PV được các trợ lý viết. Nhưng dù gì đi nữa chú có lú thì có thằng cháu khôn, tôi thấy hài lòng về cuộc phỏng vấn này.
Trả lờiXóaÀ,lại một con sói rừng chạy lạc rồi (anh Nặc danh 18:43 ngày 06.07.2015- là dư luận viên chứ gì ? ),anh biết gì về nhân quyền mà tranh luận ? những lời nói trong com của anh đã xác minh lời khẳng định của tôi rồi,lại còn phịa chuyện ra nữa,ăn gian nói dối,chụp mũ thiên hạ,ăn theo nói leo.nói bậy nói bạ là nghề của anh đúng không ? tu tâm sửa tính đi anh,trễ còn hơn không anh ạ !
Trả lờiXóaTừ trước tới nay, vì lợi ích của các tập đoàn tư bản, nhà cầm quyền nước Mỹ sẵn sàng dùng bom đạn, viện trợ kinh tế, cấm vận, nhân quyền, để khuất phục các nước có đường lối độc lập tự chủ, không khuất phục nước Mỹ
Trả lờiXóaTrước giá treo cổ Phu Xích đã nói"Loài Người hãy cảnh giác"-
Lạc hậu quá rồi , nói như vẹt , hãy mở não nhìn kỷ lại đi xem nước nào mới thằng đế quốc thực dân hiện nay . " VN hãy cảnh giác với tên bạn vàng đại Hán " và " loài người hãy cảnh giác với hiểm họa cs (mạo danh)".
Xóa"Hỡi loài người, hãy cảnh giác! Khóa xe cẩn thận"
XóaMới vài tháng trước chửi người ta trong lễ diễn binh 30/4/2015 tại TP/HCM:
Trả lờiXóa“Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta. Tổ quốc ta đã phải trải qua những thử thách cực kỳ nghiêm trọng.” (baochinhphu.vn)
Sao bây xoay chiều cái rẹc vậy nè? Lại còn biến đổi 16 chử VÀNG DẺO của Tàu khửa nũa mới kinh.
“gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.
gui Nặc danh17:20
Trả lờiXóaCu dan dan bac a. Du kho khan nhung sach luoc cua My duoc hau thuan tu su mong muon cua nhan dan VN
5 nước lớn thường trực hội đồng bảo an vn đã đánh hết 3 thằng rồi sợ ai mà hỏng chưởi ,còn 2 nước biết điều không đụng vn chứ đụng cũng đánh chứ có sợ ai đâu.
Trả lờiXóađồng ý với ý kiến anh nguyễn trường sơn ,nhiều người đều hiểu đúng như anh .
Trả lờiXóađồng ý với ý kiến anh nguyễn trường sơn ,nhiều người đều hiểu đúng như anh .
Trả lờiXóaCũng như bây giờ tại khắp VN , cảnh sát , công an vì lợi ích của tập đoàn MAFIA...... (ông tự hiểu cái chỗ đánh dấu chấm đó ) còn đàn áp chính dân của mình đấy thôi , Nguyễn Trường Sơn có thấy nó mạt hạng , khốn nạn và giẻ rách gấp vạn lần bọn Mỹ không ?
Trả lờiXóanặc danh 11 :06 vu khống .cảnh sát công an thực thi đúng pháp luật giử bình yên cho cuộc sống nhân dân ,thế nên du lịch vn là an toàn nhất , nhưng có một số người nước ngoài bảo cảnh sát vn hiền quá! riêng bọn tội phạm lúc nào cũng nói xấu lực lượng công an,cái này dân dư biết.ví như bọn chống phá luôn nói xấu lảnh đạo.không ai tin.
Trả lờiXóaÀ,Nặc danh 11:06 /07.07.2015 và anh bạn Nguyễn trường Sơn của anh là những con vẹt mới học nói đúng không ? ăn bậy nói bạ ngu xuẩn quá,xin tỏ ra là người hiểu biết,đừng viết bậy làm phiền lòng nhiều người khác đấy! cám ơn các bạn,xin các bạn mở mắt ra đi,đừng ngủ nữa !
Trả lờiXóaNguyễn trường Sơn không khéo là tên đặc vụ của giặc Tàu cộng đấy ! loài chó chết không hơn không kém ! có ai ngu xuẩn như nó bao giờ đâu ! còn bày đặt tranh với luận !
Trả lờiXóa