Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

“Nguyễn Du chính là ông Quang Trung” (!?)

Câu trả lời khiến người xem… ngã ngửa khi cậu bé trả lời: “Con học trường Nguyễn Du, mà Nguyễn Du chính là ông Quang Trung”.
Chương trình Chuyển động 24 của VTV1 ngày 11/7 vừa đưa một clip với nội dung phỏng vấn một loạt học sinh với câu hỏi chung “Quang Trung và Nguyễn Huệ có mối quan hệ gì với nhau?”.
Câu trả lời khiến người xem… ngã ngửa, với ấn tượng đặc biệt về sự tự tin của một cậu bé khi trả lời: “Con học trường Nguyễn Du, mà Nguyễn Du chính là ông Quang Trung”.
Trò chuyện nhanh với một số học sinh tiểu học, THCS và cả học sinh THPT về môn Lịch sử, VietNamNet nhận được những câu trả lời dạng như thế này: “Em thấy môn sử bình thường”, “Cô bắt học thuộc”, “Kiểm tra xong có cái nhớ có cái quên”, “Em không biết”…
Chị Hương Giang, phụ huynh học sinh thì nhận xét: Tôi thấy môn Lịch sử, và cả địa lý nữa, đang được dạy như… dở hơi. Các thầy cô không còn dạy như xưa nữa, như tôi đã từng học. Trước đây bài lịch sử chủ yếu dạy theo ý, thầy cô ngoài giảng bài còn kể nhiều chuyện, nói nhiều thứ liên quan chúng tôi còn thích nghe. Bây giờ giở sách của con ra xem thấy bài dài dằng dặc, các con toàn học thuộc lòng. Môn Lịch sử mà cũng có câu hỏi để soạn bài, soạn xong rồi lên lớp cô lại giảng như trong sách hỏi sao học sinh không chán?”.
Từ khi có quy định về chọn môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT trước đây và kỳ thi THPT quốc gia năm vừa qua, rất nhiều người chờ đợi kết quả thống kê số lượng học sinh chọn các môn như thế nào, với sự tò mò không dấu giếm về việc xem môn Lịch sử được bao nhiêu thí sinh.
Số liệu thống kê của hai năm gần đây nhất cho thấy, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014 toàn quốc có 910.831 học sinh đăng ký dự thi, có số lượng thí sinh đăng ký thấp nhất trong 4 môn thi tự chọn là môn lịch sử với 104.959, chiếm 11,52%.
Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 vừa qua, môn Lịch sử cũng có số lượng thí sinh chọn thi thấp nhất, với 153.688 em đăng ký (chiếm 15,3% trong tổng số gần 960 nghìn thí sinh đăng ký dự thi). Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội), chỉ có 1 học sinh chọn môn Lịch sử. Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) có 3% Trường THPT Đinh Tiên Hoàng có 6% học sinh đăng ký thi môn này… Trong buổi sáng ngày 4/7, các điểm thi ở Yên Thành và thị xã Thái Hòa (Nghệ An) do Hội đồng thi của Sở GD-ĐT Nghệ An chủ trì, chỉ có duy nhất 1 thí sinh thi môn Lịch sử...
Loay hoay mãi nhưng lại trầm trọng hơn
GS.TS. Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhận định: “Bảo lỗi này do học sinh, do giáo viên, hay do cách dạy đều đúng như chưa đủ. Lâu nay chúng ta vẫn cứ loanh quanh với mấy nguyên nhân này rồi nhưng dường như mọi chuyện còn trầm trọng hơn trước.
Bây giờ phải là câu hỏi: Lịch sử là một thứ rất hay, dạy cho chúng ta nhiều điều, đứa đầy sự ly kỳ hấp dân, lẽ ra chúng ta phải thích mới đúng, nhưng tại sao lại thành ra không thích?”
Theo ông Giang, trả lời câu hỏi “Tại sao lại không thích?” sẽ ra căn cốt của vấn đề.
“Quan niệm hiện nay không đúng từ rất nhiều phía, khi cho rằng lịch sử chỉ là một môn học, mà quên đi nó còn là thứ để nuôi dưỡng tâm hồn, lòng yêu quê hương đất nước. Nếu nhìn nhận như vậy, thái độ của chúng ta đối với môn lịch sử sẽ khác chứ không phải như chúng ta đang làm hiện nay. Đây là lỗi của nhà quản lý.
Nếu không cẩn thận, việc đưa các sự kiện, con số, ngày tháng vào chương trình dạy học lại thành ra mớ kiến thức cực kỳ khó nhớ. Dạy học theo phương pháp tiếp cận nội dung như hiện nay là một cách bắt học sinh phải nhớ những thứ khó nhớ đó, làm khô cứng một thứ lẽ ra rất sinh động. Đây là lỗi của chương trình” – ông Giang phân tích.
“Trong trường học, giáo viên dạy quá nhiều, nhận định có tính áp đặt, hoặc để truyền tải một sự kiện lịch sử, giáo viên đưa quá nhiều thông tin khiến học sinh “sợ hãi”, không thể nhớ nổi, hoặc chính các em sẽ có những suy nghĩ phản kháng “tại sao lại phải chắc chắn là như thế?”, đâm ra chán học sử.
Dù gì thì lịch sử cũng là một ngành khoa học, mà khoa học là sáng tạo, và đòi hỏi sự khách quan. Vậy chúng ta đã khách quan với lịch sử chưa?”.
Đó là những nguyên nhân, theo ông Giang, đã khiến học sinh không còn hứng thú với lịch sử. “Theo tôi, hãy dạy cho học sinh niềm đam mê bằng các phương pháp khác nhau, tiếp cận khác nhau rèn luyện tư duy cho học sinh.
Giáo viên phải hướng học sinh thấy được học Sử là ngành khoa học không phải nhất thành bất biến. Lịch sử vẫn có kiến thức mới, tư liệu mới, không được áp đặt học sinh.
Ngoài ra, giáo viên nên gợi ý cho học sinh tiếp cận môn này theo hướng sáng tạo. Lịch sử là thực thể khách quan, không thay đổi nhưng học sinh có nhiều hướng tiếp cận, đối chiếu sẽ thấy lịch sử lý thú”.
“Tôi chỉ còn lòng tin ở chỗ lịch sử có những cái hay, và khi nào khám phá ra được cái hay đó, người ta sẽ say mê nó” – ông Giang khẳng định.
Rất nên làm ầm lên
Còn ông Nguyễn Tuấn Hải, CEO của Eton Grammar School nhận xét Chương trình Chuyển động 24 đã đưa ra một vấn đề không có gì đáng ngạc nhiên ở Việt Nam cả.
“Chuyện học sinh Việt Nam thờ ơ với sử Việt nó xưa như trái đất vậy.
Đâu chỉ có trẻ em, người lớn Việt cũng vậy thôi.
Tôi có một chị bạn là học đại học ở Việt Nam và sau đó học thạc sỹ tại một đại học hàng đầu thế giới, bây giờ là giám đốc một công ty của nước ngoài tại Việt Nam. Có những lúc tôi nói tới các nhân vật lịch sử nọ kia thì chị nói đùa mà thật rằng: "Chị không có quen ông ấy !!!!".
Nếu ở một môn học nào đó như lịch sử chẳng hạn có vài học sinh dốt thì lỗi có thể là do các em nhưng nếu cả một hay thậm chí nhiều thế hệ dốt và thờ ơ như thế này thì nhất quyết: LỖI KHÔNG PHẢI Ở CÁC EM”.
Cùng quan điểm với ông Vũ Minh Giang, ông Nguyễn Tuấn Hải cho rằng “Lịch sử đáng lẽ ra là một môn rất hấp dẫn nhưng ở Việt Nam nó lại trở thành một món cơm nguội vừa khô vừa cứng.
Đã đến lúc phải thay đổi.
Tất cả học sinh học tốt nghiệp phổ thông ở ta đều thiếu một điều cực quan trọng: Tư duy lịch sử.
Lý do là ở Việt Nam môn Lịch sử được tiếp cận với tư cách không phải là một môn khoa học có đầy đủ trong đó phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu khoa học, và các loại hình tư duy: tổng hợp, phân tích, tranh luận và phản biện.
Nhưng từ sách giáo khoa tới cách dạy và học môn Lịch sử ở ta lại thiếu toàn bộ các thứ đó”.
Theo ông Hải, có 3 thay đổi bức thiết cần làm ngay là: Viết lại toàn bộ SGK lịch sử, Thay đổi tận gốc cách dạy và học lịch sử và Lịch sử cần được dạy như một bộ phận cấu thành môn Xã Hội Học (Social Studies) từ trong tiểu học.

* * * Ông Nguyễn Tuấn Hải nêu một ví dụ về cách dạy học nội dung về trường hợp Quang Trung Nguyễn Huệ trong clip.
“Chào các em. Hôm nay chúng ta học bài về Quang Trung Nguyễn Huệ. Các em có biết hai con đường mang tên này ở Sài Gòn chúng ta không?”.
Học sinh sẽ nói “Có” hết.
Vậy các em có biết giá đất ở 2 phố này khác nhau một trời một vực hay không?
“Có” chứ ạ.
Một câu chuyện ngắn về giá đất ở Nguyễn Huệ được kể ra.
Các em có nghĩ là do cái tên của hai ông này mà khiến giá đất như vậy không? Hai ông ấy khác nhau à?...
... Và sau đó chuyện về Quang Trung và Nguyễn Huệ mới được bắt đầu...
 (VnN)
 
------------ 

33 nhận xét:

  1. giáo dục chỉ tạo ra những bộ nhai lại, xứng đáng làm nô lệ cho ngoại bang.

    Trả lờiXóa
  2. Giáo trình và cách dạy môn lịch sử là mảnh đất màu mỡ để đảng nhồi sọ cho toàn dân VN.
    Vi thế,tên gọi chính xác và đầy đủ của môn học này phải là : Lịch sử định hướng xhcn.
    Mấy ông giáo dục muốn học sinh hứng thú với môn lịch sử chẳng khác chi ông Trọng muốn Mỹ công nhận VN có nền kinh tế thị trường vậy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giáo dục lịch sử áp đặt, khô cứng, thầy dốt-trò ngu!

      Xóa
    2. Kg phải vậy đâu , Thái Bá Minh , kg có trò dốt và thày có giỏi đến mấy cũng khó dạy văn, sử , địa lắm vì nó mang tính chất nhồi sọ , định hướng nhiều lắm , dạy lệch sách GK khó lắm , trách thằng biên soạn và thằng in SGK mới đúng , mà cũng kg trách đc , chỉ có đập chết thằng nào định hướng , nhồi sọ cho thằng biên soạn là chính xác nhất!

      Xóa
    3. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này.

      Xóa
    4. Trương Minh Tịnhlúc 22:00 14 tháng 7, 2015

      00:20 nói đúng. Tôi đã từng dạy lịch-sử....Khó dạy "bỏ mẹ"."Đảng" bóp méo theo ý "Đảng".Ví dụ:"Thế chiến thứ 2.....nếu không có Liên-Xô thì thế giới chết cả đám....."Nguyễn Thái Học là tên phãn quốc" v.v.....Có đứa học-sinh hiểu biết,hỏi vặn lại,tôi im re.......
      Nói cho cùng thì Chủ Nghĩa Cọng-Sản gây ra hàng trăm,hàng ngàn,hàng triệu cái bậy. Mà chuyện lịch-sử nầy là một.

      Xóa
  3. Thưa các đồng chí vô cùng kính mến!
    Khi các cháu học sinh nói "Nguyễn Du chính là ông Quang Trung" thì ta chép miệng chèm chẹp, ta chậc chậc, ta lắc đầu ý nói : học sinh bây giờ kém quá rồi ta yêu cầu viết lại sách giáo khoa lịch sử, thay đổi cách dạy môn lịch sử, rồi ta rất thông thái chỉ ra bao nhiêu là lý do cũng như là bao nhiêu là cách khắc phục, rồi ta lại tự cho ta là tài tình sáng suốt, nhìn xa trông rộng và biết bao nhiêu chữ nghĩa diễn tả cái hay ho, thiên tài trong tiếng Việt.
    Thưa!
    Thế khi các "các đỉnh cao trí tuệ" của "trung tâm chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật" của cả nước bảo : cây mỡ là cây vàng tâm, trồng cây để nguyên bộ rễ trong bọc lưới ni lông thì phải thay đổ cái gì ạ?
    Mong được chỉ giáo, cũng mong không phải nghe câu : "Tống cổ hết cái lũ ăn hại ấy đi"

    Trả lờiXóa
  4. Xã hội mọi người đang háo danh , nên động cơ phấn đấu chỉ vì ( kim tiền ) . Họ tạo cho một xã hội sống ảo , thế hệ trước nói dối thế hệ sau , và mắc căn bệnh di căn thành tích , họ nặng về lý luận , giáo điều . Những chiều đại ( Đinh , lý , Trần , Lê .. vv ) sử việt đã ghi và làm rạng danh dân tộc Việt , chứ đừng nhặt nhạnh lý luận của ông tây , ông tàu biên soạn thành sách để chuyền dạy cho thế hệ trẻ, thì làm sao các cháu biết và hiểu lịch sử dân tộc Việt Nam . Nên người xưa có câu răn dạy là ( tiên trách kỷ , hậu trách nhân )

    Trả lờiXóa
  5. Một phần lỗ hổng này cũng phải nói đến gia đình. Họ theo định hướng của XH, bắt con em mình phải học thật nhiều Toán và Ngoại ngữ vv để còn đi thi đại hoc. Chả có ai quan tâm tới lịch sử cả. Thày dạy thì chả chú tâm. Trò học thì lơ mơ vì không phải môn chính. Nói về ngành Giáo dục VN thì thật thê thảm. có quá nhiều việc phải làm ....

    Trả lờiXóa
  6. Cái tâm của ĐẢNG là Thế Giớ Đại Đồng , thì lịch sử Việt là một chướng ngại cần phải lãng quên , xếp xó !

    Học sinh không yêu sử , không thích học sử Việt , lỗi không do phương pháp giáo dục vì đây là mục đích của giáo dục . Lịch sử VN đã bị xếp xó từ thời cải cách ruộng đất , đến khi đổi mới lại bị lãng quên .

    Hôm nay , trẻ em trả lời được như thế này xét ra cũng khá thông minh ....!

    Trả lờiXóa
  7. Sáng sớm.
    Tôi đang tự hỏi tại sao đại tá BVB đưa bài viết liên quan đến việc "học môn lịch sử" vào bên cạnh một loạt bài nói đến "chuyến đi lịch sử" của ông TBT trên đất Mỹ?
    Đại tá Bổng thâm thúy lắm.
    Mai kia có ai đó viết "Lịch sử đảng" sẽ có người viết như sau: Tháng 7 năm 2015, TBT Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ, mở ra một chương mới, đảng CSVN nguyện đi theo con đường của chủ nghĩa Thomas Jefferson và từ bỏ chủ nghĩa Mac Lenin?

    Trả lờiXóa
  8. Cuối cùng, nhân vật địa chủ Kinh trong phim "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm" đã nói một câu cực kỳ biện chứng:
    "LÝ TƯỞNG NÀO CŨNG CẦN TIỀN! Đồng bào có nghe tao nói không?!"
    Đó, "Cuộc đời ô trọc thật là sang!"

    Trả lờiXóa
  9. Vì: Sử thật đã bị bóp méo, dạy theo hướng phuc vụ lợi ích chính trị!

    Trả lờiXóa
  10. Lãnh đạo còn lắm đứa ngu
    Quang Trung nhầm với Nguyễn Du có gì !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lanh-dao khong thua nhe', bi-thu mot Quan. o Da-nang kia`, Vo-van-Thuong: Ton-Ngo-Khong cua Tau` bi. de` o nui Ngu-hanh` o Da-nang...
      Ai kha' hon ai !?

      Xóa
    2. Lãnh đạo còn lắm đứa đần .
      càng đần càng dễ cho người khiến sai .

      Xóa
  11. Quan trọng là phải tôn trọng lịch sử, viết sử phải trung thực và khách quan. Thử hỏi trong lịch sử hiện đại có bài nào, chương nào dạy các em nói về cuộc chiến tranh chống giặc bành trướng Bắc Kinh xâm lược ngày 17/2/1979 không? Nói về vòng tròn bất tử Gạch Ma mà 64 chiến sỹ là con em nước Việt bị bọn giặc Trung Quốc dùng pháo 37 ly nã thẳng vào và nay xác các anh đang còn dưới đáy Biển đông?

    Trả lờiXóa
  12. Câu chuyện này cũng giống thơ Tố Hữu: "Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hihi...khong sai khi noi the nay`: Bac (mao-trach)Dong^ ta do' chinh' la` Bac (Hochi)Minh...
      Dung' khong cac ban. (Neu sai thi` sai ra sao?)

      Xóa
  13. Đâu khổ cho một đất nước luôn tự hào có 4000 năm lịch sử. Thực tình ở tuổi các cháu mình cũng được dạy như thế, môn sử thành "lịch sử đảng và quân đội". Nếu khi đó được hỏi như vậy cũng chưa chắc mình đã nói đúng. Hoan nghênh VTV dám gióng lên hồi trống báo động đỏ.

    Trả lờiXóa
  14. Lich sử là môn học nêu cao tính giá trị truyền thống của dân tộc,cho hoc sinh hiểu và giữ gìn những gì tổ tiên để lai,điều gi tot nên học và phát huy ,điều gi sai lầm cần phải tránh.vv...Nhưng csVn chỉ day hoc sinh những điều láo phet,trao trở,che dấu sự thật,lai nhồi sọ tư tưởng MAC,LE,...Dung nên những hình tượng phi đạo đức như..VO THI SÁU,LÊ VĂN TÁM,VV...VÂY THÌ ĐỪNG TRÁCH CÁC EM SAO KHÔNG THÍCH HOC LỊCH SỬ.CŨNG MAY LÀ CÁC EM NHẬN RA NHỮNG ĐIỀU DỐI TRÁ CỦA LỊCH SỬ XHCN

    Trả lờiXóa
  15. Gửi Ngớ ngẩn05:50 Ngày 14 tháng 07 năm 2015. Đừng mơ nha con!

    Trả lờiXóa
  16. Trong nhà trường xhcn, các môn Văn, Sử thực chất chỉ là môn Tuyên truyền chính trị mà thôi. Mục đích của 2 môn đó là ra sức nhét vào đầu học sinh những định kiến như: đảng ta là đạo đức là văn minh, nhân dân ta (thực ra chỉ là số nhân dân theo đảng mà thôi) anh hùng thông minh dũng cảm, cnxh là thiên đường, là tương lai rực rỡ của nhân loại, tất cả những gì không thuộc về "đảng ta-nhân dân ta" thì thảy đều sai lầm, phản động...GV 2 môn văn sử chỉ là những tay sai (dù tự giác hay bị hoàn cảnh ép buộc) của cán bộ tuyên giáo mà thôi.

    Trả lờiXóa
  17. Xin đại tá cho biết Ông Nguyễn Đăng Quang này có phải là ông đã giảng bài "khắc cốt ghi xương và nhắc nhở về cái sổ hưu" không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giảng bài....Đó là đại tá Trần Đăng Thanh, quân đội. Còn tác giả bài này là Đại tá Nguyễn Đăng Quang , công an.

      Xóa
    2. Xin thêm
      Đại Tá Nguyễn Đăng Quang là sĩ quan ở Tổng cục an ninh Bộ Công an, nguyên là phó đại sứ Mỹ, ở Mỹ nhiều năm , thường bị khiển trách vì ông ấy rất hiểu Mỹ và thân Mỹ....Hiện ông ở Hà Nội..... hi hi

      Xóa
    3. Hề Hề . Hai ông này chỉ chung mỗi chữ Đăng thôi , còn khác nhau hoàn toàn . Trần Đăng Thanh nên gọi là " Thanh sổ hưu " đi , cho đỡ nhầm . Ông Nguyễn Đăng Quang khác xa Thanh kia dù cùng hàm đại tá . Thanh kia coi như đã chết .

      Xóa
    4. Đúng ra, comt để hỏi bác Bồng của cái ông/bà Dan Dang10:20 Ngày 14 tháng 07 năm 2015 phải comt đúng bài :"Từ dấu ấn chuyến đi..." của tác giả Nguyễn Đăng Quang chứ! Lộn chuồng ròi!

      Xóa

  18. Câu trả lời khiến người xem… ngã ngửa khi cậu bé trả lời: “Con học trường Nguyễn Du, mà Nguyễn Du chính là ông Quang Trung”.


    Chương trình Chuyển động 24 của VTV1 ngày 11/7 vừa đưa một clip với nội dung phỏng vấn một loạt học sinh với câu hỏi chung “Quang Trung và Nguyễn Huệ có mối quan hệ gì với nhau?”.

    ĐÂY CHỈ LÀ NẠN NHÂN của QUÁ TRÌNH HÁN HÓA do Hà L..ội thi hành chỉ thị từ BẮC KINH

    Không khéo ANH HÙNG Mã Viện đánh đại bại HAI NỮ GIẶC CÁI Trưng Trắc Trưng Nhị ....

    Do 24/24 giờ 7/7 ngày kênh truyền hình nhà nước Nước VỆ nhận chỉ thị từ Nước TỀ tràn ngập TÀI LIỆU SỬ NGÔ CẨU phim kiếm hiệp Thiếu Lâm .....

    Trả lờiXóa
  19. Đúng,chúng có được học bao giờ đâu mà bảo chúng biết,chúng chỉ được học vè Lenin,Stalin,Mao trạch Đông,Hò chí Minh,Phạm văn Đồng thôi mà !

    Trả lờiXóa
  20. Sao các bác cứ làm ồn lên cả thế? Sao các bác không nghĩ rằng đảng và nhà nước cs đã thành công trong việc xây dựng xã hội xhcn ở VN, trước là tổ quốc Liên Xô nay là Trung Quốc vĩ đại?Một thành viên bộ chính trị được xem là có học như Nguyễn Thiện Nhân đã từng tuyên bố Tổ Quốc VN được 78 tuổi đó sao? Các bác không thấy Lenin đã lên án nặng nề chủ nhgĩa dân tôc hẹp hòi mà bác Hồ là người học trò vĩ đại đó sao? Tôi nghĩ rằng ngày nào đảng cs còn cai trị đất nước này thì ngày ấy bọn chúng còn phá phách làm băng hoại xã hôi, tiêu diệt bản sắc VN.Cộng Sản không thể sửa đổi được, đừng có mà mơ!

    Trả lờiXóa
  21. Lịch sử trong giáo dục là dạy cho học sinh hiểu được truyền thống giữ nước và dựng nước. Phẩm chất đầu tiên của người viết sử là phải trung thực, chính xác. Khi mà ở đâu cũng có sự chỉ đạo của đảng và tuyên giáo thì mọi sự thật có được viết ra không? Chúng tôi bị phá quấy dữ dội khi đi thắp hương tưởng niệm những người chiến sĩ đã hi sinh ở biên giới phía Bắc thì liệu người viết sử có được phép viết ra sự thật TQ là kẻ thù xâm lược không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đảng, nhà nước "làm gương" cho các thế hệ sau: Thánh Gióng, Hai Bà Trưng ...đánh "Giặc lạ", tàu TQ là tàu lạ, kẻ thù nguy hiểm thì gọi là bạn...Thì học sinh nói Nguyễn Du là Quang Trung...He...he...

      Xóa