Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Người dân đang phải gánh hơn 300 loại phí, lệ phí

Người dân è cổ vì đủ thứ phí, lệ phí, vào túi ai?
Danh mục các loại phí và lệ phí, Chính phủ quy định chi tiết 301 khoản thu trong đó 171 khoản phí và 130 khoản lệ phí.
Ba cơ quan có thẩm quyền ban hành các loại phí, lệ phí là: Chính phủ, Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Báo Dân trí dẫn lời ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) cho biết,  pháp lệnh hiện hành quy định các khoản lệ phí, phí gắn với dịch vụ công do cả Nhà nước và doanh nghiệp cung cấp. Mức thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí do Nhà nước quy định. 
Tuy nhiên, theo ông Thi, điều này chưa khuyến khích doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ công. Để đẩy mạnh xã hội hoá, thu hút nguồn lực tham gia cung cấp dịch vụ công, dự kiến sẽ quy định phạm vi điều chỉnh theo hướng Danh mục các khoản phí và lệ phí gắn với dịch vụ công do Nhà nước cung cấp; trường hợp dịch vụ đó do doanh nghiệp cung cấp thực hiện giá dịch vụ theo quy định của Luật Giá.
Trước nhiều ý kiến cho rằng người dân đang phải chi trả quá nhiều khoản phí, lệ phí, đại diện Vụ Chính sách thuế cho rằng, người dân cần phân biệt rõ đâu là phí, lệ phí và đâu là giá dịch vụ.
“Khi đi vào một khu du lịch phải mua vé vào cửa, vào trong khu du lịch phải trả vé sử dụng các dịch vụ… Khoản tiền trả để mua vé đó đều được người dân gọi là phí nhưng thực ra là giá dịch vụ do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng khu du lịch đưa ra. Mà giá dịch vụ thì được thực hiện theo cơ chế thị trường và không được điều chỉnh trong các văn bản quy phạm về phí và lệ phí”, ông Thi nói.
Ông Thi khuyến nghị: “Khi ở đâu đó đề ra một khoản thu thì các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, cá nhân tổ chức thu cần giải thích rõ cho đối tượng trả khoản tiền đó bản chất đấy là giá chứ không phải phí, lệ phí do Nhà nước thu để tránh hiểu nhầm”.


TP.HCM: 
ĐBQH vừa đề nghị xem lại phí đường bộ, TP đã thu
Theo Sở GTVT TP.HCM, trong tháng 7/2015, toàn bộ các phường, xã ở TP.HCM sẽ triển khai đại trà thu phí đường bộ đối với xe gắn máy.
Thông tin này được đưa ra chỉ sau một tuần khi thảo luận tổ về Luật phí và lệ phí chính các đại biểu QH đoàn TP.HCM đề nghị Bộ Tài chính rà lại phí bảo trì đường bộ dành cho xe máy, nếu không phù hợp thực tiễn nên bỏ.
Khi đó đại biểu Trương Thị Ánh, Phó Chủ tịch HĐND TP HCM cho rằng: "Muốn vận hành được xe máy, người ta phải đổ xăng mà khi mua xăng, người dân đã trực tiếp đóng một khoản phí cho nhà nước. Nếu cứ thu thêm một khoản nữa, sợ rằng đó là tận thu của dân”.
Với hơn 6 triệu xe máy đăng ký trên địa bàn,
số tiền phí sử dụng đường bộ TP.HCM dự kiến thu được khoảng 307 tỷ đồng.
Ngoài ra, ĐB Ánh cũng nếu một thực tế khác là xe máy là phương tiện gắn nhiều với đời sống người nghèo. Nhiều khi chiếc xe máy chỉ mấy triệu đồng. “Như vậy có tính hợp lý hay không”, bà Ánh đặt câu hỏi và đề nghị Bộ Tài chính rà soát lại các loại phí để khi ban hành phù hợp với thực tế.
Trước việc các đại biểu vừa nêu kiến nghị được 1 tuần thì địa phương lên tiếng thu phí đồng loạt, trao đổi với Đất Việt bên hành lang Quốc hội ngày 5/6, bà Ánh bình luận: "Đây là chuyện bình thường vì phí đường bộ đã quy định từ lâu".
"Trước mắt chúng ta cứ thực hiện theo như quy định của Chính phủ nhưng về trách nhiệm của chúng tôi khi lắng nghe ý kiến của người dân thì phải phản ảnh tới Quốc hội, với Bộ GTVT nghiên cứu xem xét lại vấn đề này. Về phí đường bộ đối với xe máy hiện nay chưa hợp lý thì cần phải nghiên cứu xem xét thêm", bà Ánh nói.
(Theo Dân trí/ ĐVO)
-------------

15 nhận xét:

  1. "Chúng nó cam chịu lắm. Ta bắt chúng nó gánh hết! Nào, dzô!"
    (Chuyện nghe được trong nhà hàng tại đường Đồng Khởi (lên rồi mất Tự Do), từ những kẻ béo như lợn, mặt nọng bóng loáng, không hề phúc hậu).

    Trả lờiXóa
  2. Tôi có ý kiến:
    Thu phí bào trì đường bộ đối với xe máy những 100.000 là quá cao. Khoảng 20.000/ năm là vừa và thu qua bảo hiểm xe máy để không phải đẻ thêm bộ máy rất lớn ăn theo vào đó. Dân nuôi đến mấy tầng mấy lớp lãnh đạo cũng đã mệt nhoài rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tôi đồng ý với bạn thu thêm phí bảo trì đường bộ (phí này đã thu qua tiền xăng ) qua bảo hiểm xe máy là hợp lý nhất vì bảo hiểm có thêm tiền CA rễ kiểm soát không phải chi phí cho cán bộ phường chủ xe có thêm đủ giấy tờ

      Xóa
    2. CSVN không thích làm đúng công lý, làm đúng chân lý, họ thích người dân làm sai để kiếm tiền-vì thế, họ cứ phải làm luật theo kiểu giăng bẫy, tạo ra kẽ hở để quan chức cs vơ vét dễ dàng.
      Nặc danh09:37 Ngày 09 tháng 06 năm 2015 chả lẽ không hiểu điêù ấy ư?

      Xóa
  3. Có trên 300 loại phí , và lệ phí mà người dân phải gánh , nên người xưa có câu ( điền không chịu , thì đinh phải chịu ). Mọi người dân cứ cam chịu , đó là những điều tốt đẹp của CNXH mà n

    Trả lờiXóa
  4. Khi khong con ai cho vay nua ma chi con ke doi no thi thue, phi , tien vien phi, tien hoc v v..
    se tang gap 3 lan hien nay
    Khong biet dan ta con chiu dung noi khong ?

    Trả lờiXóa
  5. đảng viên ( tự suy thoái)lúc 12:39 9 tháng 6, 2015

    ND 10;25 ơi,chịu chứ sao không,nước mẹ vĩ đại(tàu cộng)bắt dân đói khát,nhịn ăn bao năm để làm bom nguyên tử còn được thì các loại phí ông em sẽ.." học tập làm theo tấm gương.." đâu có khó gì !

    Trả lờiXóa
  6. Nghe danh mục các loại thuế , phí mà phát kinh , bèn lục lại lịch sử , thấy có cái “Diễn ca về Mặt trận Việt Minh. “ do ông Hồ Chí Minh chuyển thể thành thơ lục bát dựa trên Chương trình Việt Minh được công bố trong Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Pác Bó, Cao Bằng 5- 1941 .

    Đọc xong thấy xướng , lòng phơi phới , muốn bay lên . Thảo nào ngày xưa dân mình nô nức mang tiền vàng cả ngàn lượng ra đóng góp cho Việt minh xây dựng chính quyền , bao người liều thân đánh đổi mạng sống vì cái tương lại tươi sáng . Nhưng giật mình thấy hiện thực ngày nay thấy khác biệt hoàn toàn ,hầu như chẳng còn lại chút nào từ cái “ Chương trình “ ấy . Có lẽ sự giả dối của chế độ đã bắt nguồn từ rất lâu như thế này , từ khi nó chưa ra đời .

    Xin xem :
    Mười chính sách của Việt Minh
    Việt Nam độc lập đồng minh
    Có bản chương trình đánh Nhật, đánh Tây.
    Quyết làm cho nước non này,
    Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền:
    Làm cho con cháu Rồng, Tiên,
    Dân ta giữ lấy lợi quyền của ta.
    Có mười chính sách bày ra,
    Một là ích nước, hai là lợi dân.
    Bao nhiêu thuế ruộng, thuế thân,
    Đều đem bỏ hết cho dân khỏi phiền.
    Hội hè, tín ngưỡng, báo chương,
    Họp hành, đi lại, có quyền tự do.
    Nông dân có ruộng, có bò
    Đủ ăn, đủ mặc, khỏi lo cơ hàn.
    Công nhân làm lụng gian nan,
    Tiền lương phải đủ, mỗi ban tám giờ.
    Gặp khi tai nạn bất ngờ,
    Thuốc thang chính phủ bấy giờ giúp cho.
    Thương nhân buôn nhỏ, bán to
    Môn bài thuế ấy bỏ cho phỉ nguyền.
    Nào là những kẻ chức viên,
    Cải lương đãi ngộ cho yên tấm lòng.
    Binh lính giữ nước có công,
    Được dân trọng đãi, hết lòng kính yêu.
    Thanh niên có trường học nhiều,
    Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho.
    Đàn bà cũng được tự do,
    Bất phân nam nữ, đều cho bình quyền.
    Người tàn tật, kẻ lão niên,
    Đều do chính phủ cất tiền ăn cho.
    Trẻ em, bố mẹ khỏi lo,
    Dạy nuôi, chính phủ giúp cho đủ đầy.
    Muốn làm đạt mục đích này,
    Chúng ta trước phải ra tay kết đoàn.
    Sao cho từ Bắc chí Nam,
    Việt Minh có hội muôn vàn hội viên.
    Người có sức, đem sức quyên,
    Ta có tiền của, quyên tiền của ta.
    Trên vì nước, dưới vì nhà,
    Ấy, là sự nghiệp, ấy là công danh.
    Chúng ta có hội Việt Minh
    Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh
    Rồi ra sự nghiệp hoàn thành
    Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng
    Khuyên ai nên nhớ chữ đồng,
    Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh ».

    Trả lờiXóa
  7. Phí thực ra cũng là một loại thuế. Nhưng loại thuế này chủ yếu bổ vào đầu đa số người lao động, vào từng cá thể nên không bao giờ có khái niệm hoàn thuế đối với loại này. Vì nếu gọi là thuế thì nó phải được điều chỉnh theo luật thuế. Còn "phí" thì chỉ điều chỉnh bàng thông tư, nghị định, quyết định. bộ ngành cũng có thể quy định phí, địa phương cũng có thể quy định phí. Nói tóm lại là nó được ban hành tùy hứng, tùy theo cái túi ngân sách của Bộ, ngành, địa phương đầy hay vơi.
    Thời được gọi là đen tối nhất về thuế là thời có tác phẩm "tắt đèn" của Ngô Tất Tố khoảng những năm 1937. Thời đó chính quyền thực dân - phong kiến cũng chỉ ra một số sắc thuế, trong đó có thuế thân. Tuy nhiên, nó không hề có "phí" như hiện nay. Nước Mỹ điều tiết thu nhập bằng thuế chứ không bằng "phí". Mà sắc "phí" càng nhiều thì dân càng khổ, tham nhũng càng nhiều.

    Trả lờiXóa
  8. Xây dựng NÔNG THÔN MỚI là Đại bịp

    Tại sao ư?
    Bởi Dân bị bóc lột nhiều hơn
    Lãnh đạo Đảng - Nhà nước tham nhũng được nhiều hơn

    Trả lờiXóa
  9. đồng ý giải quyết không có đóng một loại phí nào hết,đây là ý kiến của chính phủ và quốc hội.bà con yên tâm,

    Trả lờiXóa
  10. xây dựng nông thôn mới đúng là đại bịp như nặc danh 8.00 ngày 10 thangs nêu vì cho dân tí xi măng ( đểu, xi măng địa phương mắc thấp, thậm chí đã vón cục) nhunwg bắt dân đóng góp cát,đá, công thì quả là bóc lột rraats tinh vi. đường làm xong thì cấm không cho xe tải đi ( ở thái bình) nên có những thôn xã bây giờ dân làm nhà phải mất tư 25 - 30 triệu đồng công chở cát bằng xe kéo vì cấm đường xe tải, hgieenj nay dân rất bức xúc

    Trả lờiXóa