* TÔ VĂN
TRƯỜNG
Không thể đưa dân tộc đi theo
con đường mò mẫm như thí điểm con chuột bạch khốn cùng. Bản năng gốc như 5 mô
men động lực của con người. Khái niệm bản
năng gốc là cội nguồn có ý nghĩa cơ sở để xem xét khách quan mọi vấn đề, của mỗi
cá nhân và của toàn xã hội. Nó luôn là động lực cho sự tồn tại và phát triển của
muôn loài, trong đó có loài người. Nếu biết vận dụng “đồng pha” trên con đường
phát triển đất nước, thì sẽ thấy rõ mê muội, lú lẫn và lạc lõng là đồng nghĩa với
cái chết theo cả hai nghĩa đen và bóng.
Trong mỗi con người đều
có 5 bản năng gốc bao gồm: bản năng sống
(tồn tại), bản năng sinh sản (duy trì nòi giống), bản năng bày đàn ( đám
đông), bản năng đầu đàn (quyền lực) và bản năng sáng tạo (tư duy). Riêng bản năng
sáng tạo chỉ con người mới có, nhờ nó mà con người có văn hoá. Nên nhớ rằng văn
hoá là tất cả những gì con người sáng tạo ra.
Thu vén, tham lam, tham
ô là hệ quả của bản năng sống. A dua, tôn giáo, đảng phái.... là bản năng bày đàn.
Tham quyền cố vị, triệt hạ lẫn nhau, hám danh....là bản năng quyền lực.
Ngoại tình, đam mê tình
dục... là hệ quả của bản năng sinh sản. Cường độ và mức độ thể hiện của các bản
năng đó khác nhau. Ví dụ như bên Ấn Độ, bên Phi Châu bản năng tình dục lại phát
triển nhiều, còn ờ Việt Nam có lẽ sĩ diện cá nhân lại nổi trội. Hiểu được những
đặc điểm đó ở mỗi cộng đồng, mỗi vùng là đã chiếm được nhiều ưu thế. Nhưng chọn
thời điểm để tác động phải là một nghệ thuật.
Theo tôi hiểu, khái niệm
bản năng gốc này là cội nguồn có ý nghĩa cơ sở để xem xét khách quan mọi vấn đề,
của mỗi cá nhân và của toàn xã hội. Nó luôn là động lực cho sự tồn tại và phát
triển của muôn loài, trong đó có loài người.
Bản năng gốc như 5 mômen lực, nếu đồng pha
thì phát triển, dị pha thì lụi tàn. Xã hội
là tổng hoà các mômen trung bình của từng nhóm lợi ích, và mômen nhóm là tổng
hoà của mỗi thành viên.
Thế giới, trong đó có Việt
Nam đang trong tình trạng có chỉ số Entropia (nhiệt động) cực đại, đây là thời điểm
đăc biệt, sớm muộn cũng bị phá vỡ để chuyển về trạng thái cân bằng mới. Khi nội
năng càng lớn thì sự cân bằng càng mỏng manh. Đây là thuộc tính của xã hội đương
đại. Nhờ bản năng sáng tạo con người sinh ra văn hoá, nền văn hoá bong bóng đang
thịnh hành ở ta và nhiều nơi khác sẽ sớm xụp đổ, điều ấy chì còn là thời gian.
Những bản năng đó gắn với những lợi ich trong "tháp lợi ích" 5
tầng của Abraham Maslow. Rất đáng tiếc, tất cả chỉ gắn với "tầng 1" của
tháp. Entropia chính là đấu tranh giai cấp theo cách lý giải của chủ nghĩa khoa
học biện chứng. Xã hội Việt Nam
hiện nay, cũng giống như trước đây luôn nằm trong các trạng thái cân bằng , mất
cân bằng rồi tự lấy lại cân bằng vv... Trong các chu kỳ sau của cân bằng và mất
cân bằng thường cao hơn các chu kỳ trước và mang tính văn minh hơn.
Ở Việt Nam , có hàng
ngàn thứ không chỉ “rất lạ”, mà phải nói “vô cùng lạ”!. Đơn cử như: Không biết
có những đảng chính trị nào trên thế giới ghi vào Cương lĩnh của đảng mình mệnh
đề sau đây như Cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam “Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc.” (Cương
lĩnh năm 2011). Trong khi đó, theo Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng thì xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm, đến hết
thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay không? Vậy hóa ra còn khoảng
100 năm nữa nước ta mới có độc lập dân tộc!. Phần lớn các nước trên thế giới vẫn
giữ được độc lập dân tộc còn vững chắc hơn ta mà không hề theo chủ nghĩa xã hội,
chúng ta giải thích thế nào về hiện tượng phổ biến này!?
Ở Việt Nam không phải “chính quyền là vua”, mà phải nói cho chính xác “đảng là vua”, Bộ Chính
trị là những ông vua tập thể. Ở Việt Nam hiện có hai
chính quyền song song tồn tại trong một nhà nước thống nhất (giống như Liên Xô
trước ngày tan rã). Chính quyền 1 là đảng.
Đảng có siêu quyền lực, nhưng không hề chịu sự kiểm soát của bất kỳ ai và cũng
không phải do dân bầu. Chính quyền 2,
cho dù là hình thức, do dân bầu, nhưng chỉ là hệ thống chính quyền “ăn theo,
nói leo”.
Tình hình của ta hiện
nay chẳng khác gì ở Liên Xô trước ngày tan rã và các nhà lãnh đạo Liên Xô nhận
ra điều này thì đã quá muộn, không còn đủ thời gian để sửa sai. Ngày 23 tháng 6
năm 1990, trên tờ “Sự thật”, ông A. Iakovlev, ủy viên Bộ chính trị, nhà lý luận
của Đảng cộng sản Liên Xô đã nêu lên đặc trưng của hệ thống chính quyền nhà nước
Liên Xô lúc bấy giờ là: “một nền kinh tế
trì trệ, phản dân chủ một cách trắng trợn, quan liêu và tham nhũng. Các cơ quan
của Đảng, trên thực tế, đã thay thế tất cả các tổ chức khác, nhưng lại không chịu
bất kì trách nhiệm về kinh tế hay pháp lý nào về các chỉ thị và nghị quyết của
mình”. Và chỉ 14 tháng sau khi tuyên bố này được đưa ra, ngày 19 tháng 8 năm
1991 Đảng cộng sản Liên Xô tan rã trong nháy mắt và Liên Xô sụp đổ sau 74 năm tồn
tại.
Ở Việt Nam khác với hầu
như các nước trên thế giới rất sợ từ “công lý”, báo chí có nhắc tới chỉ nhắc
trong cụm từ “Danh hài Công lý”, còn trong các bộ luật hình sự, dân sự, ngay
trong các bản án đều vắng bóng thuật ngữ “công lý”. Mở đầu bản án bao giờ cũng có dòng
chữ in đậm “Nhân danh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, chứ không phải
“Nhân danh công lý”, như thiên hạ vẫn làm. Và còn vô số điều “vô cùng lạ” lạ
khác nữa….
Có lần tôi được nghe trực tiếp một vị trí thức (tướng
công an) nhận xét về quy hoạch nhân sự ở Việt Nam người nào bộ mặt sạch sẽ và
thông minh quá thì đó lại là khiếm khuyết.
Mới nghe thấy rất lạ, tưởng đùa nhưng ngẫm suy thì đó là sự thật. Đối với
"Văn
hóa làng chài" của Việt Nam
thì người tài khó thể hội nhập, đăc biêt, khi đất nước không còn hiểm họa ngoại
xâm. Việt Vương Câu Tiễn (Vua nước Việt) sau khi diệt nước Ngô, hai mưu lược
gia thân cận kỳ tài là Phạm Lãi phải bỏ nước ra đi, còn Văn Chủng bị bức hại vì
quá giỏi. Khi điểu đã bay xa thì cung quý chẳng để làm gì, khi thỏ quý đã được
bắt, thì chó quý giết thịt mà ăn.
Hiện tượng lịch sử này được
lặp lại vào thời nhà Hậu Lê. Phạm Văn Sảo, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi là những công thần lập quốc, nhưng họ cũng bị
Lê Lợi xử trảm và bất tín không dùng, đến thời nhà Nguyễn, thì Nguyễn Ánh cũng
không khác các tiền nhân xưa mấy.
Điểm yếu của Văn hóa
Làng chài vẫn tồn tại từ rất xa xưa không dễ thay đổi, ngay cả trong cách chọn
nhân tài đất Việt ngày nay. Cơ chế của ta trong lựa chọn nhân sự nhiều khi là một
bộ lọc ngược. Càng có kiến thức sâu rộng, càng có chủ kiến riêng, càng vô tư và
lòng tự trọng thì càng dễ bị loại bỏ khỏi số đông ưa ăn theo nói leo, mang nhãn
hiệu "ý thức tổ chức" cao, kiên định lập trường này nọ để che dấu lợi ích nhóm, tham vọng
vinh thân phì gia!
Không phải ngẫu nhiên
trong dân gian truyền khẩu "giàu người ta ghét, nghèo ngươi ta kinh, thông
minh ta cho chết" nên linh tinh ta cho quyền . Cụ Nguyễn Du đã phán "
chữ tài liền với chữ tai một vần " đúng với lãnh đạo giỏi thì họ thu phục
người tài, lãnh đạo kém thì dùng đám xu nịnh cơ hội và gây chia rẽ để nắm quyền.
Trong bất kỳ một cuộc
lột xác thay đổi nào đều không tránh khỏi nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần. Mục
tiêu tối thượng phải làm sao để dân ta tránh được đổ máu lần nữa, làm sao để
không hao tổn hiền tài và nguyên khí quốc gia. Muốn tránh được điều này, thay
đổi thể chế, đoàn kết dân tộc và thực hiện dân chủ phải thực sự bắt đầu từ
trong đảng. Câu hỏi đặt ra là Đảng chọn gì? Chọn quốc gia, dân tộc hay chọn duy
trì quyền lãnh đạo của nhóm thiểu số trong Đảng?
Có thể nói chưa có
lúc nào đất nước ta lại lâm vào cơn khủng hoảng lòng tin, đường lối phát triển
tù mù và tình trạng ngày càng lún sâu vào khủng hoảng toàn diện cùng với nguy
cơ lớn từ phía Trung Quốc đe dọa độc lập và chủ quyền quốc gia như hiện nay. Bài
học lịch sử mà nhà Trần đã mang lại là phải đi từ Hội nghị Bình Than thì mới có
Hội nghị Diên Hồng.
Việt Nam
đã thống nhất đất nước nhưng chưa hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng con người.
Chính hệ thống song hành Đảng - Chính quyền cộng với các loại vòi ( bàn
tay ) nối dài của Đảng làm cho bộ máy cầm quyền trở nên nặng nề, cồng kềnh,
chồng chéo nên kém hiệu lực và góp phần làm cho năng suất lao động vốn đã thấp
mà tốc độ tăng đang giảm dần thê thảm như hiện nay. Cái lỗi hệ thống này, cùng
với “văn hóa làng chài” nếu cứ để vậy
thì không chết mới là lạ.
Thiết nghĩ sự đổ vỡ
là tất yếu đối với ngôi nhà có nền móng yếu không tựa trên 5 cái trụ cơ bản của
động lực con người nên vecto lực tổng hợp bị triệt tiêu đi nhiều. Tuy nhiên, đó
mới chỉ là cách nhìn nhận mang tính Logic, nếu nhìn vào lịch sử thì các chế độ
Toàn trị ( kể cả các nhà nước Phong kiến Á châu trước kia) đều giống nhau ở chỗ
chúng không thèm đoái hoài tới cái Vecto tổng lực kia. Các chế độ toàn trị đó
rất dẻo dai, tồn tại hàng ngàn năm và chỉ bị sụp đổ hoặc buộc phải thay đổi,
biến báo để thích nghi khi bị sức ép từ bên ngoài hệ thống toàn trị khép kín đó.
Ngày nay toàn cầu hóa, hội nhập chính là áp lực mạnh từ mọi phía khiến các xã
hội toàn trị bị vỡ ra nhanh hơn.
Đành rằng với người
lãnh đạo thông minh, có viễn kiến và bản lĩnh thì việc cải cách Thể chế đúng
lúc, đúng hướng sẽ cứu vãn sự sụp đổ, thế nhưng ở Việt Nam hiện nay dường như điều này chưa thấy xuất
hiện .
TVT (Tác giả gửi BVB)
----------------
Bài viết lập luận và dẫn chứng đông tây kim cổ và thực tế ở VN rất thẳng thắn, tâm huyết hấp dẫn và thuyết phục. Muốn tồn tại phải thay đổi thể chế và dân chủ hóa con đường phát triển đất nước. Đúng , nhưng bao giờ mới tìm thấy và có con người thực hiện điều mong muốn này?
Trả lờiXóaNợ trong và ngoài nước quá mức báo động, đang phải vay nợ về ăn và trả nợ cũ, trong khi tham nhũng tràn lan, lòng dân ly tán không chết mới là lạ.
Trả lờiXóaTrên blog Kim Dung/Ky Duyen cũng post bài này nhưng tiêu đề nhẹ nhàng hơn "Không suy thoái mới là lạ". Tôi thích đọc bài trên blog Bùi Văn Bồng vì có nhiều hình ảnh minh họa làm cho bài báo sống động hơn.
Trả lờiXóaCòn lâu mới chết chỉ ngắc ngoải thôi.
Trả lờiXóaĐạo đức tốt đáng được ca ngợi hơn là tài năng nổi bật. Phần lớn tài năng là thiên bẩm. Trái lại, đạo đức tốt không phải là thứ được ai trao ban cho chúng ta. Chúng ta phải xây dựng đạo đức tốt từng chút một, qua suy nghĩ, sự chọn lựa, dũng khí và lòng quyết tâm.
Trả lờiXóa-GANDHI
Đây là một trong những bài phản biện tôi thích nhất vì không những mạnh dạn thẳng thắn mà rất có trí tuệ, xây dựng, nói đúng tâm trạng và suy nghĩ của dân chúng. Mong các vị cầm quyền hãy đọc và suy ngẫm để hành động vì sự phát triển của đất nước.
XóaBài viết mang tính toàn diện khách quan, sâu sắc với nội dung cô động biện chứng, đầy thuyết phục.
Trả lờiXóaĐội "tiên phong" bây giờ không phải là tinh hoa của dân tộc nữa; mà là lũ hèn hạ độc tài, nhưng rất lưu manh gian ác, phản động; háu gái, hám danh, hám của.
Ước gì 2 trong 16 UVBCT VN có được tầm nhìn như tác giả bài viết TVT.
Xin cảm ơn chủ http://bongbvt.blogspot.com
Bài viết rất đáng đọc và suy ngẫm. Mong tác giả TVT và đại tá BVB luôn khỏe mạnh và chân cứng đá mềm.
Trả lờiXóaTiêu đề và nội dung bài viết chuẩn không cần chỉnh. Đó cũng là suy nghĩ của nhiều người dân
Trả lờiXóaBác Trường viết bài "Không chết mới lạ" nhạy cảm quá, thời điểm nay thường thấy mọi người đều nin thở hoặc thở nhẹ nhàng thì bác lại nổ súng trực diện.
Trả lờiXóa"Việt Nam mình nó thế", giấy rách phải giữ lấy lề, mà dường như lề cũng mục khó mà giữ... Vì vậy bác ơi, mong bác "dành nhiều thời gian hơn cho công việc tư vấn về chuyên môn" cho nó lành.
Bài viết "Không chết mới lạ" phân tích khá hay. Nhưng lối ra thì phấn đấu ra sao.? Giải quyết những vấn đề tác giả nêu ra như thế nào, chắc những người có trách nhiệm không tự tìm ra được, và có thể họ cũng chẳng muốn tìm!
Trả lờiXóaCảm ơn bác Tô Văn Trường và bác BVB ! Một bài viết với lý luận rất khoa học , rất đáng được vào chương trình giảng dạy đại học để sinh viên nghiên cứu !
Trả lờiXóa"...Điểm yếu của Văn hóa Làng chài vẫn tồn tại từ rất xa xưa không dễ thay đổi, ngay cả trong cách chọn nhân tài đất Việt ngày nay. Cơ chế của ta trong lựa chọn nhân sự nhiều khi là một bộ lọc ngược. Càng có kiến thức sâu rộng, càng có chủ kiến riêng, càng vô tư và lòng tự trọng thì càng dễ bị loại bỏ khỏi số đông ưa ăn theo nói leo, mang nhãn hiệu "ý thức tổ chức" cao, kiên định lập trường này nọ để che dấu lợi ích nhóm, tham vọng vinh thân phì gia!"
Đất nước cộng hòa xhcn VN hiện nay giống như người tàn tật . Mà nguyên nhân chính là do hệ thống chính trị bệnh hoạn đảng trị gây ra . Cứ tưởng là "đỉnh cao trí tuệ , nhưng thực ra chỉ là "văn hóa làng chài".
Chính cái hệ thống chính trị tật nguyền này đã làm hư hỏng cán bộ đảng viên , làm hỏng nhân cách con người VN. Thui chột tư duy độc lập. Nó chỉ làm xã hội VN càng ngày càng đồi bại !!!
Nếu thay đổi hệ thống chính trị tật nguyền này . Nhân dân VN sẽ luôn ngẩng cao đầu , chứ không bị kinh rẻ như hiện nay và dân tộc VN không chịu thua kém bất kỳ dân tộc nào trên thế giới !!!
khi nào vỡ nợ công thì chế độ cs sụp đổ
Trả lờiXóaỞ các nước khác có thể. Ở đây... khó lắm... Mặt chúng nó cứ bì bì trơ trẽn. Chủ nợ quốc tế cũng... thua.
XóaChỉ nhân dân vẫn khổ ải... muôn năm!...
THUẾ .... PHÍ..... Chỉ khổ tầng lớp cần lao thôi !!!!
XóaChính cái hệ thống chính trị tật nguyền "đảng trị" này đã làm lệch pha 5 bản năng gốc của con người . Nó kính thích bản năng sống như Thu vén, tham lam, tham nhũng .Bản năng bày đàn như A dua, tôn giáo, đảng phái.... Bản năng quyền lực như Tham quyền cố vị, triệt hạ lẫn nhau, hám danh. Và thui chột bản năng sáng tạo của con người .
Trả lờiXóaKhông ai có thể đoán chính xác cái chế độ cs VN còn tồn tại được bao lâu nữa .Nhưng nó sẽ phải thay đổi là quy luật tất yếu phát triển của loài người.
Nhưng một khi cơ thể người bệnh ngày một yếu đi , thì lãnh đạo cs VN sẽ móc túi nhân dân VN để chữa trị bệnh cho mình , bằng cách thuế , phí ngày một tăng . Mà tầng lớp cần lao nông dân và công nhân "lực lượng lòng cột " của đảng cs là những người sẽ chịu thịêt thòi nhất !
Quốc hội kỳ này dành thời gian quá nhiều, bàn đến mấy chục thứ "phí", chẳng qua bàn cách móc túi dân để bù vào các khoản nợ do tham nũng. Bàn nhiều, bàn sôi nổi, chẳng qua đó là quyền lợi thiết thân của họ, không hải đại biểu cho nhân dân lao động mà đại diện cho giai tầng bóc lột mới, bóc lột hơn cả tư bản, phong kiến! Than ôi! Thể chế, cơ chế, hệ thống chính trị,...chẳng qua chia nhau lợi ích, làm nghèo đất nước, làm khổ dân!
XóaKhó theo bác là như thế nào ?
Trả lờiXóaTôi cho là qúa nguy hiểm khi nhà nước CsVN.
vỡ nợ công thì giặc Tàu tiện tay gánh vác hết
cả cho đàn em khỏi chết nhưng đáng sợ nhất
là nhân dân ta TẮT THỞ hết đường sống !
Bạn thích nói thật bình luận rất hay, thuộc loai cao kiến. Bravo
Trả lờiXóa"Nói ở VN, không phải chính quyền mà là Đảng mới là vua thì cũng không hẳn chính xác bởi vì Đảng là chính quyền, chính quyền là Đảng.
Trả lờiXóaTrong cái tập hợp "tả pí lù" đó, chia ra thành những nhóm vừa có thế
lực trong Đảng, vừa có thế lực trong chính quyền.
Khác với thời của Lê Duẩn, Trường Chinh, hiện tại Tổng bí thư chưa
chắc đã đã có thế lực hơn Thủ tướng.
Không phải là Đảng, cũng không phải là chính quyền. Nhóm nào tạo được
thế lực mạnh hơn, kẻ đó là vua. Đó mới là "điều lạ nhất" ở VN. Chứ cái
thuở rõ ràng Đảng là vua như thời ông Lê Duẩn, Trường Chinh thì cũng
là lạ nhưng chưa lạ như bây giờ".
Chính xác thêm:
- Phạm Văn Xảo (范文巧) chứ không phải Phạm Văn Sảo.
- Nguyễn Trãi không chết thời Lê Thái Tổ mà chết sau vụ Lệ Chi Viên,
sau khi Lê Thái Tôn chết. Thời Lê Thái Tổ , có giả thuyết cho rằng ông
bị thất sủng, tước quốc tính và bị giam do bị nghi liên quan với Trần
Nguyên Hãn. Nhưng điều này chưa có chứng cứ xác thực.
Bài báo "Không chết mới là lạ" được lan truyền rất nhanh trên các trang mạng xã hội , nhiều blog, Facebook cá nhân. Mong rằng trên blog của BVB có nhiều bài hay, hấp dẫn như thế. Người dân VN không ai muốn đất nước loạn lạc, vỡ nợ. Bởi thế, lắng nghe phản biện xã hội, cảnh báo của giới trí thức , suy nghĩ tiếp thu các hiến kế có ích của người dân, biết vượt lên chính mình rất cần thiết đối với những người lãnh đạo.
Trả lờiXóaTrần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi là họ hàng bên cô bên
Trả lờiXóadì (Nguyễn Trái con của của bà Thi, còn Trần Nguyên Hãn con của bà
Thai, hai bà đều là con gái của Trần Nguyên Đán(?), nên Lê Lợi nghi họ
thông đồng với nhau để tạo phản. Sau khi Trần Nguyên Hãn chết, Nguyễn
Trái xin từ quan về ở ẩn ở Côn Sơn vì biết mình không được tin dùng.
Không có gì là không thể. Ngày mai trời sẽ sáng. Dân tộc ta đất nước ta thời nào cũng có hiền tài chắc chắn không chịu mãi cảnh bần hàn và đớn hèn như hiện nay.
Trả lờiXóa"Mục tiêu tối thượng phải làm sao để dân ta tránh được đổ máu lần nữa, làm sao để không hao tổn hiền tài và nguyên khí quốc gia. Muốn tránh được điều này, thay đổi thể chế, đoàn kết dân tộc và thực hiện dân chủ phải thực sự bắt đầu từ trong đảng. Câu hỏi đặt ra là Đảng chọn gì? Chọn quốc gia, dân tộc hay chọn duy trì quyền lãnh đạo của nhóm thiểu số trong Đảng?"
Trả lờiXóa> Tác giả viết chỗ này là mấu chốt, là mục tiêu cũng như nội dung của cải tổ, đổi mới thực sự, thực chất. Không biết Tổng Trọng có hiểu, hay lại "không thèm lắng nghe, lâu lâu không hiểu"?
Chúng ta không chọn đất nước mình sinh ra. Nhưng chúng ta chọn được cách sống của mình.
Trả lờiXóa“Suy nghĩ là hoa; ngôn ngữ là nụ; hành động là quả”.
-RALPH WALDO EMERSON
Tôi chia sẻ đồng tình với bình luận của Vũ Hiệp Phan. Bài viết lập luận rất chặt chẽ, thuyết phục người đọc, có nhiều đoạn rất sâu sắc. Càng đọc càng thấm và càng buồn cho đất nước chưa biết lúc nào mới khá lên được.
Trả lờiXóaThực ra thì chết rồi , nhưng họ cứ bưng bít , cố đấm ăn xôi , lì lợm lại thêm ngu dốt tham lam , ếch ngồi đáy giếng...nếu là nước có dân chủ thì đã phải tuyên bố phá sản ròi , như hylap đấy! Họ cố bao che nắn các số thống kê đê tuyên bố " tăng trưởng"! Mặt khác lại ra sức vơ vét từ dân ,tăng phí ,đẻ thêm các loại phí để có tiền nuôi bộ máy khổng lồ ăn hại , tham nhũng.
Trả lờiXóaPhân tích 5 bản năng gốc cùng với tháp lợi ích 5 tầng và chỉ số Entropia với các ví dụ từ lịch sử của Việt Nam và Liên Xô cũ chứng tỏ tác giả dày công nghiên cứu với nhãn quan khoa học và đầy góc cạnh. Không hiểu các dư luận viên có đủ trình để tranh luận lại bài viết này hay chỉ biết im lặng mặc cho con tạo xoay vần đến đâu
Trả lờiXóaBiển Đông nổi sóng đá lâu, Philippines bị xâm lấn ít hơn, ở xa hơn vẫn công khai đưa Trung Quốc ra tòa còn Việt Nam vẫn tọa quan chờ sung rụng. Trong hàng ngũ lãnh đạo chỉ có ông Thủ tướng là nhiều lần công khai dõng dạc lên án Trung Quốc trước quốc dân và quốc tế . Gần đây, ông Chủ tịch nước khi tiếp xúc với cử tri ở TP.HCM mới lên tiếng muộn còn hơn không. Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước nhưng do đảng cử nên cũng chẳng mong gì ở trí tuệ và bản lãnh của nhiều ông nghị gật, phát biểu cầm giấy đọc còn chẳng nên hồn. Đại biểu như ông Nguyễn Minh Thuyết , Nguyễn Quốc Thước vv....khóa trước vẫn là của hiếm. Bây giờ bàn về biển Đông toàn dân biết hết, thế mà Quốc hội còn họp kín, sợ Tầu đến thế còn gì mà hy vọng ở thể chế này.
Trả lờiXóaDân trí VN chưa cao, người dân chịu kìm nén đã lâu nếu mà phá sản thì lạy giời chỉ có mà loạn, chẳng ai lường được các hậu quả.
Trả lờiXóaTổng bí thư , Thủ tướng đều kêu gọi trí thức tham gia phản biện hiến kế cho nhà nước, không hiểu đó là thực lòng hay chỉ là cái bánh vẽ trước kỳ đại hội đảng?
Trả lờiXóaKhông phải là cái bánh vẽ , mà là sự lừa đảo để úp sọt . Góp ý sửa đổi hiến pháp vừa qua là ví dụ . Những người tham gia góp ý đều bị vu cho là phản động . Tôi không tin lòng thành của chế độ này .
XóaÔng Nguyễn Sự bí thư thành ủy Hội An người của công chúng mới có 58 tuổi đã chủ động xin nghỉ hưu dành ghế cho lứa trẻ trong sự kính phục của mọi người. Trong lúc nhiều vị lãnh đạo khác sức hèn tài mọn, lớn tuổi vẫn tìm cách chạy chọt để được ở lại hay leo cao hơn . Thật tiếc người tài như lá mùa thu
Trả lờiXóaQuốc hội bàn về luật trưng cầu ý dân nhiều vị đại biểu Quốc hội phát biểu rất nhố nhăng, văn hóa lùn nhưng lại chê dân trí thấp dù có trương cầu ý dân vẫn phải xem ý đảng thế nào đã. Thế thì còn khoác áo nhà nước của dân do dân vì dân làm gì nữa. Phải cải tổ lại quy chế bầu cử quốc hội để lựa chọn người xứng đáng là đại biểu của dân.
Trả lờiXóaLắng nghe cách chọn nhân tài kế thừa ở VN . Có chuyện sếp nọ còn 6 tháng thì nghỉ hưu.
Trả lờiXóaSếp phó đề nghị biếu ông 500 triệu để nghỉ trước, nhường chức lại cho sếp phó.
Sếp trưởng bảo: Tớ ở lại 3 tháng nữa là tết, thu vào còn nhiều hơn 500 triệu kia của cậu.
Quên đi.
Chuyện cũng lâu rồi, chứ bây giờ thì 500 triệu là cái gì.
Nghe đồn có đ/c Tạ Nhớn riêng Ẹ VN mỗi ngày phải cúng cho 300.000.000 tiền hồ...
XóaĐất nước cần nhiều người như ông Nguyễn Sự . Mong lắm thay. Biết rằng ông treo ấn từ quan để làm gương cho kẻ khác nhưng đất nước với cơ chế tiến thân theo kiểu " xôi thịt" này thì họ chẳng theo gương của ông đâu.
Trả lờiXóaBài viết này nên đăng cả báo lề phải để rộng đường công luận.
Trả lờiXóaĐCSVN do buổi đầu giương cao ngọn cờ dân tộc, dân chủ mà được nhân dân đi theo và dần dần được thần thánh hoá. Và Đảng chớp cơ hội ấy để xây dựng một chế độ toàn trị, bất khả thay đổi. Đến nay chế độ toàn trị ở những nước XHCN còn lại, sau khi rút kinh nghiệm từ LX và Đông Âu, đã đạt đến độ hoàn thiện. Tuy nhiên VN lại là trường hợp khá đặc biệt : muốn củng cố chế độ toàn trị thì phải dựa vào Trung Cộng, kẻ chỉ có một mục đích thôn tính VN. Bài của bác Tô Văn Trường với tiêu đề "Không chết mới là lạ" với những phân tích sắc sảo nhưng lại không giải quyết rõ vấn đề ai chết? Đảng chết hay dân tộc chết? Hay là cùng sống hoặc cùng chết? Theo lý luận của tác giả, bất cứ thực thể nào cũng có bản năng sống. Dân tộc đang quằn quại tìm đường sống và Đảng cũng đang vùng vẫy để tồn tại bằng mọi giá. Hai sự tìm đường này đang ngược chiều nhau. Dân tộc quyết liệt chọn đường sống riêng thì phải chấp nhận đối đầu với Đảng. Nhưng cũng có cách là mềm dẻo để "lái" Đảng đi với dân tộc. Hai cách này, cách nào khả thi hơn? (Theo cảm nhận của tôi, Chính phủ Obama cũng đang lái ĐCSVN chứ không đối đầu như trước nhưng thành công hay không cũng khó mà biết trước)
Trả lờiXóaĐào Tiến Thi
Tù nay đến đại hội đảng khóa 12 chắc còn nhiều diễn biến hy vong ở đại hội nhiều đảng viên có chính kiến biết đặt quyên lợi của dân tộc của đất nước lên trên tất cả. Đó là con đường sống.
Trả lờiXóaBài viết phân tích thật sâu sắc, rất khâm phục.
Trả lờiXóaTuy nhiên quá trình sụp đổ và tan rã ĐCSLX và Nhà nước Xô Viết đã trải qua một cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt không khoan nhượng ở bộ máy quyền lực và quân đội, trong đó Boris Elsin là một trong những nhân vật kiên quyết nhất mới làm cho sự thay đổi đó nhanh chóng.
Đã là con người , nhất là lãnh đạo ai cũng muốn lưu danh sử thể. Trong số những người lãnh đạo VN phải chăng rồi thời thé sẽ tạo ra Boris Elsin . Tại sao không?
Trả lờiXóaTôi là bạn đọc có thể hiểu bình luận về câu hỏi của ông Đào Tiến Thi dân tộc ta đất nước ta không bao giờ chết chỉ có từ đau thương vấn nạn lại vươn lên mạnh mẽ hơn, chỉ có thể chế và đảng phái nếu không biết đặt quyên lợi của dân tộc lên trên hết thì sẽ phải thay bằng thể chế mới được lòng dân đó là quy luật tự nhiên không thể chống lại được.
Trả lờiXóaBài viết phân tích, lý giải, minh chứng có cơ sở khoa học, sát với thự tiễn và cả tời sự.
Trả lờiXóa"Không chết mới là là"!? - Không có gì là lạ. Bởi người dân VN ưa chuộng hòa bình, thích sống yên lành, rất hiền, bao dung, độ lượng. Ai đó, thích thì chơi, không thích thì thôi, không tranh cãi, không châm chọc, bỉ hận thù, giữ hòa khí. Ngay như với đảng CSVN, bà con từ nông thôn đến thị thành đề ngán ngẩm, ghét, khinh, nhưng không thích nói ra , "Việc mấy ỏng làm thì kệ, nói ra mất công, mang vạ vào thân và gia đình...". Một trong những "thành công vĩ đại của đảng CSVN là đã dạy được công an , chính quyền biết cách, và cả 'ác độc cách' , bất nhân cách để bịt miệng mọi người dân, suốt nhiều thế hệ.
Thế mới "vinh quang muôn năm", dzô địt!
Có vị trí lãnh đạo, sống đủ đầy trên người dân lao động, không chết cũng nhờ dân.
XóaTại sao người cộng sản lại sợ nhân dân? Bình thường họ không sợ nhân dân nếu nhân dân không biết sự thật, không biết “thâm cung bí sử” của họ thường xảy ra như thời phong kiến, nhưng được bao bọc kín mít, không để cho rò rỉ. Chỉ khi nhân dân biết sự thật thì họ sợ. Nỗi sợ đó ám ảnh thường trực trong lúc làm việc, họp hành hay ở nhà. Nói là dảng lãnh đạo đất nước, nhưng đảng là ai? Đảng thực sự chỉ của một bộ phận cán bộ lãnh đạo cao cấp, đến lãnh đạo các địa phương, còn hầu hết, đa số đảng viên có cái danh thôi.
Đảng sợ nhân dân biết sự thật vì chính đảng đã làm rất nhiều cái sai, những cái sai đó xuất phát từ các nghị quyết của đảng. Từ những lỗ hổng, khiếm khuyết của chế độ trong việc quản lý đất nước đã sản sinh ra “một bộ phận không nhỏ” các cán bộ đảng viên tham nhũng. Đảng không chống được tham nhũng, từ chỗ thua đi đến thỏa hiệp với tham nhũng với tiêu chí “ổn định chính trị”., hay cũng nhằm mục tiêu không để “các thế lực thù địch” lợi dụng.
Người cộng sản luôn luôn nghĩ ra cách chống nhân dân sao cho hiệu quả nhất. Cụm từ “thế lực thù địch” là điển hình của sự mơ hồ. Khi muốn lừa dối ai, kẻ đi lừa thường lắt léo, đưa ra những lời nói, cử chỉ như thật.
Người cọng sản hiểu nhân dân hơn nhân dân hiểu mình. Vì thế mà có các cuộc CM như phong trào XVNT, rồi thì khởi nghĩa Nam kỳ, ....tất tần tật ddefu do nhân dân làm, tất nhiên là có người cộng sản đứng đằng sau chỉ đạo.
Họ hiểu nhân dân, rằng không có nhân dân thì không có chính quyền cộng sản. Vàn nhân dân chính là người quyết định việc thay đổi chế độ khi mà họ biết rõ, hiểu rõ sự lừa dối của nhà cầm quyền.
Tổng bí thư khi đến dự hội nghị của VUSTA đã công khai phát biểu khuyến khích đặt hàng cho trí thức phản biện về các chủ trương chính sách dự án lớn của Nhà nước. Đại tá nhà báo Bùi Văn Bổng chuyển bài viết "Không chết mới là lạ" đến tận tay ông TBT nhé.
Trả lờiXóaĐẢ ĐẢO BÈ LŨ HÈN VỚI GIẶC - ÁC VỚI DÂN
Trả lờiXóaTRỜI ĐÁNH THẰNG ĐẠI BIỂU QH HÀ MINH HUỆ
VIỆT NAM TÔI ĐÂU ???
Tháng 11 năm 1989, Đại hội lần thứ 14 Đảng Cộng sản Romania (PCR) chứng kiến Ceauşescu, khi ấy 71 tuổi, tái đắc cử một nhiệm kỳ lãnh đạo 5 năm nữa với số phiếu tuyệt đối.
Trả lờiXóaChế độ Ceauşescu sụp đổ sau một loạt sự kiện bạo lực tại Timişoara và Bucharest tháng 12 năm 1989. Ngày 25 tháng 12 năm 1989 vợ chồng Ceauşescu bị hành quyết, Đây có là bài học cho VN hay không?
Bài viết của TS Tô Văn Trường " Không chết mới là lạ " là một bài báo của một nhà khoa học, một trí thức yêu nước, một nhà báo công dân đầy tâm huyết với đất nước đang đứng trước những giờ phút thử thách khốc liệt của lịnh sử. " Không chết mới là lạ " mang một thông điệp cảnh báo rất mạnh mẽ, đồng nghĩa với " thay đổi hay là chết ". Quyền lợi và Lợi ích Dân tộc luôn luôn là số một bất biến, đứng trên tất cả cho dù thời nào cũng vậy và mãi mãi là vậy. Bất kỳ thể chế nào muốn tồn tại đều phải lấy điều này làm gốc cho hành động của mình. Lú lẫn, mơ hồ đi ngược lại với điều này sẽ phải đối mặt với sự diệt vong. Đó là quy luật !.
Trả lờiXóa