Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Kế hoạch phục sinh Đại Hán Quốc của Tập Cận Bình

Ngày 26-5, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Cộng công bố Sách Trắng về chiến lược quân sự, nêu rõ hải quân nước này sẽ tiếp tục tổ chức và thực hiện các cuộc tuần tra, sẵn sàng chiến đấu thường kỳ cũng như duy trì hiện diện quân sự ở biển Đông. Sách Trắng Quốc phòng của Bắc Kinh đã gây ra phản ứng lo ngại từ nhiều nước, nhất là trong bối cảnh thế giới đang chăm chú theo dõi việc Trung Cộng ngang nhiên xây dựng các căn cứ quân sự trái phép trên các quần đảo không thuộc chủ quyền Trung Cộng. Các chuyên gia chính trị đánh giá việc công bố chiến lược quân sự chỉ là sự tái khẳng định tham vọng bá quyền của một cường quốc trỗi dậy muốn hiên thực hóa kế hoạch "phục sinh Đại Hán Quốc" mà Tập Cận Bình (Xi Jinping) đã phác họa khi đảm nhận vai trò Tổng bí thư đảng cộng sản Trung quốc cách đây hơn hai năm (2013):
- Xây vạn lý trường thành trên biển.
-Thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Á Châu (Asian Infratructure Invesment Bank- AIIB).
- Thiếp lập Con đường tơ lụa mới gồm hai phần: Vành đai (Hành lang) kinh tế trên bộ và Con đường tơ lụa trên biển.
Tập Cận Bình (TCB) hiện là nhân vật lãnh đạo quốc gia tối cao, giữ các chức vụ then chốt trong guồng máy đảng và nhà nước như chủ tịch nhà nước, Tổng tư lệnh quân đội, chủ tịch Quân ủy trung ương, chủ tịch hội đồng an ninh quốc gia... Với tư cách chủ tịch hôi đồng an ninh quốc gia, TCB chỉ đạo một chính sách đối ngoại, theo hướng quốc gia chủ nghĩa: - Trung Cộng không nhượng bộ Nhật, và các quốc gia láng giềng trong các cuộc tranh chấp hải đảo. - TCB ra lệnh quân đội phải sẵn sàng chiến đấu và phải chiến thắng. So với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao), TCB là người bảo thủ, giáo điều, không chấp nhận đổi mới chính trị và dân chủ hóa đất nước...
Xây vạn lý trường thành mới trên biển
Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán, Tập Cận Bình (TCB) ngồi trước bức hình Vạn Lý Trường Thành đọc thông điệp năm mới. Vạn Lý Trường Thành được bạo chúa Tần Thủy Hoàng (250 TCN-210TCN) xây dựng sau khi thống nhất Trung nguyên để một mặt xác định lãnh thổ và mặt khác đề phòng Hung Nô xâm phạm. Nhưng nay biểu tương lịch sử này đối với TCB mang ý nghĩa khác. TCB không muốn Trung cộng an phận tự cô lập. Tập muốn bành trường lãnh thổ, lãnh hải và bằng mọi giá phải đưa Trung cộng lên hàng siêu cường. Cộng đảng Trung quốc cho rằng thời gian giữa hai hội nghị không liên kết ở Bandung (1955-2015) đã có nhiều thay đổi. Trước kia siêu cường Mỹ và Liên xô ngự trị thế giới, nay đã được thay thế bằng Mỹ và Trung cộng. Bây giờ cuộc tranh dành quyền lực giữa hai siêu cường này không còn nằm trong lãnh vực ý hệ Đông-Tây, kinh tế giàu nghèo Nam-Bắc, mà là cạnh tranh ảnh hưởng giữa lực cũ (Mỹ) muốn duy trì vị thế và cường quốc đang lên (Trung cộng) trở thành siêu cường mới.
Dưới mắt TCB, Nga xô dù bị mất địa vị siêu cường vì thất bại trong lãnh vực kinh tế, nhưng vẫn còn là một cường quốc quân sự. Nên Trung cộng muốn trở thành siêu cường không chỉ phát triển kinh tế mà còn tăng cường vũ trang và phát triển quốc phòng, đặc biệt phải hiện đại hóa hải quân và không quân để có thể triển khai tác chiến ở bất kỳ khu vực nào trên các Đại Dương. Biển Đông mang ý nghĩa chiến lược quan trọng sẽ được xây dựng và phát triển thành khu vực đặt dưới sư kiểm soát của Trung Cộng.
Theo Tân Hoa Xã (Xinhua), Sách Trắng Quốc phòng “Chiến lược quân sự Trung Quốc” có nội dung chủ yếu đề cập đến xây dựng lực lượng quân sự, nhấn mạnh phương châm chủ động phòng vệ và tăng cường hợp tác an ninh quốc tế. Trong đó, đáng chú ý là Hải quân Trung Quốc sẽ chuyển đổi trọng tâm từ “phòng vệ ngoài khơi” sang kết hợp giữa “phòng vệ ngoài khơi” và “bảo vệ trên các đại dương” để đối phó “mối đe dọa đối với quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc”...
Ngoài việc đặt ra vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), Trung Cộng trong thời gian qua không ngừng ra sức bồi lấp các bãi đá, xây dựng cơ sở hạ tầng ở biển Đông để biến khu vực "đường lưỡi bò chín đoạn" có diện tích trên 2 triệu cây số vuông thành một thành trì quân sự có khả năng bảo vệ lợi ích của Trung Cộng đối với các nguồn tài nguyên trên biển và trong lòng đai dương mà Trung cộng dựa theo một tấm bản đồ có từ thập niên 1940 tự cho là có chủ quyền. 
 
Đường lưỡi bò trên bản đồ do Trung Quốc tự vẽ
và không được các nước liên quan công nhận.
                                                                        Đồ họa: Economist
Trong trường, học sinh được giáo huấn: "Lịch sử thế kỷ quốc nhục của chủng tộc Trung Quốc luôn luôn nhắc nhở chúng ta rằng các giống dân ngoại quốc xâm chiếm chúng ta bằng đường biển. Kinh nghiệm không ngừng buộc chúng ta phải nhớ: chiến hạm xuất hiện từ Thái Bình Dương: tổ quốc chúng ta chưa thống nhất toàn vẹn; cuộc tranh đấu về chủ quyền trên Trường Sa, Diaoyo (Điếu ngư) và biên giới Ấn-Trung vẫn còn tiếp diễn... ta phải xây dựng một hải quân hùng hậu để thu hồi toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ những quyền và đặc quyền về lãnh hải của ta".Tập Cận Bình cũng đã tuyên bố tương tự khi Trung cộng ngang nhiên cắm dàn khoan HD 981 trong vùng biển Hoàng Sa: "Chính sự yếu kém của quốc gia trong quá khứ đã giúp những kẻ ngoại xâm phá vỡ phòng thủ biên giới trên bộ và trên biển của Trung Quốc hàng trăm lần, đẩy đất nước Trung Quốc đến tận cùng của tai họa" (Bangkok Post 30.06.2014).
Sách Trắng về chiến lược quân sự còn đưa ra cảnh báo trước những đe dọa về quyền và lợi ích mà Trung cộng phải đối mặt sự hiện diện của Mỹ ở Á Châu cũng như sự gia tăng vũ trang của Nhật là những thách đố an ninh lớn nhất đối với Trung quốc nhưng "Trung Quốc sẽ không bao giờ tấn công, trừ khi bị tấn công sẽ phản công".
Việc thay đổi chính sách đối ngoại (chuyển trục sang châu Á-Thái bình dương) và đưa tàu chiến, máy bay quân sự vào biển Đông cho thấy Hoa Thịnh Đốn đang tìm cách kiềm chế sự trỗi dậy của Bắc Kinh và bản thân Mỹ cũng muốn "hiện diện mạnh mẽ hơn trong khu vực.” 
Thành lập ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Á Châu (AIIB)
Trong chiến lược lôi kéo đồng minh tranh dành ảnh hưởng trên thế giới, Trung cộng đã khởi xướng thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Á Châu (AIIB) với vốn thành lập 100 tỷ Mỹ kim trong đó Trung Quốc đóng góp 40%, Ấn Độ đóng góp 10%, các nước châu Á khác đóng góp 25%, 25% còn lại sẽ do các nước châu Âu đóng góp. AIIB được kỳ vọng sẽ chính thức được thành lập với trụ sở tại Bắc kinh và bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2015.
Đến nay đã có 57 nước tham gia. Đáng chú ý là trong danh sách này, bên cạnh sự góp mặt của nhiều nước châu Á như Trung Cộng, Ấn Độ, Hàn Quốc, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân… còn có 6 nước châu Âu gồm Anh, Ý, Đức, Pháp, Lục xâm Bảo và Thụy Sĩ., Gia Nã Đại cũng đang xem xét khả năng gia nhập AIIB. Như vậy, trong nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) chỉ còn Mỹ và Nhật Bản đứng ngoài cánh cửa của AIIB.
Sự ra đời của AIIB xuất phát từ nhu cầu thực tế khi châu Á là khu vực có dân số lớn nhất thế giới-chiếm 60% nhu cầu về vốn để phát triển hạ tầng., AIIB có tính chất khu vực, có thể phát huy vai trò hỗ trợ bằng việc đáp ứng các yêu cầu đầu tư ở châu Á, thúc đẩy sự phát triển khu vực châu Á không chỉ giúp nhiều người thoát nghèo, mà còn có thể làm gia tăng tầng lớp trung lưu ở khu vực này, tạo ra thị trường tiêu thụ cực lớn cho nền kinh tế khác bên ngoài châu lục. Mỹ lo ngại việc AIIB vận hành tốt sẽ là cơ hội để Bắc Kinh đầu tư cho cơ sở hạ tầng, làm đòn bẩy nâng cao tầm ảnh hưởng của quốc gia này trong khu vực, đe dọa tới vị thế của Mỹ. Vì vậy, Mỹ khuyến cáo các nước đồng minh nên thận trọng trước việc tham gia AIIB, song lời khuyên này trên thực tế đã bị bỏ ngoài tai. 
Sự thành lập AIIB là một thế cờ Trung cộng đẩy Mỹ ra ngoài cũng như thoát được chủ trương cô lập Trung cộng qua Hiệp đinh đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Dự kiến mô hình hợp tác trong các dự án phát triển hạ tầng cơ sở có thể mở rộng qua các châu khác như Nam Mỹ, Phi Châu. 
Thiết lập Con đường tơ lụa
Theo Reuters, chiến lược Con đường tơ lụa được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Trung Cộng đang chịu nhiều tầng áp lực, do nhu cầu trong nước thiếu động lực và nhu cầu quốc tế suy giảm. Vì vậy, một trong những mục tiêu của chiến lược này được cho là nhằm giải quyết nhu cầu xuất khẩu của nền công nghiệp Trung Cộng.
Trung Cộng sẵn sàng dùng hàng chục tỷ Mỹ kim thúc đẩy chiến lược Con đường tơ lụa mới. Trong chuyến công du Hồi quốc (Pakistan) của Tập Cận Bình vào ngày 20.04.2015, Bắc Kinh đồng ý đầu tư 46 tỷ USD vào các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng tại nước này.
Trung tâm của các dự án là mạng lưới đường sắt và đường bộ do Trung Cộng xây dựng, nối liền Khu tự trị Tân Cương với cảng Gwadar trên biển Arab thuộc Pakistan. Trước chuyến thăm, Bộ Ngoại giao Trung Cộng cho hay đây là các dự án đầu tiên được phê duyệt của chiến lược Con đường tơ lụa mới.
Chiến lược Con đường tơ lụa mới được công bố lần đầu năm 2013, gồm hai cấu phần là Vành đai kinh tế (trên bộ) và Con đường tơ lụa (trên biển). Chiến lược này nhằm nối ba lục địa Á-Âu-Phi, với một đầu là trung tâm kinh tế Đông Á, một đầu châu Âu - cả hai đều rất phát triển, và các quốc gia nằm giữa có tiềm lực phát triển lớn.
"Vành đai" sẽ giúp nối liền các trọng điểm kinh tế Đông Á, Tây Á và Nam Á. "Con đường" sẽ nối liền hệ thống cảng biển của Trung Quốc và Đông Nam Á, qua Ấn Độ Dương và có thể vươn sang tới Địa Trung Hải.. 
 
Con đường Tơ lụa của Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Công còn ký kết hợp tác với Thái Lan xây kênh đào Pananma Châu Á ở miền nam Thái, nhằm rút ngắn hải trình của tầu bè Trung Cộng từ Trung Đông về Quảng Châu. Đây là bước tiếp theo trong chính sách mở rộng vành đai kinh tế Con đường tơ lụa trên biển của Trung Cộng. 
 Tuyến đường biển dự kiến qua kênh đào Kra Isthmus. Đồ họa: Ifeng.
Theo đề xuất thỏa thuận, kênh đào hai chiều sâu 25 m, dài 102 km, rộng 400 m. Việc xây dựng sẽ hoàn tất trong 10 năm, với chi phí 28 tỷ Mỹ kim. Kra Isthmus được ví như kênh đào Panama của châu Á... Khi kênh đào Kra Isthmus dài hơn 100 km đi vào hoạt động, thuyền bè, đặc biệt là tàu chở dầu Trung Quốc từ Trung Đông xuất phát từ biển Andman ở Ấn Độ Dương, có thể trực tiếp đi vào vịnh Thái Lan, tiết kiệm 1.200 km đường biển, so với tuyến đường hiện tại phải vòng qua eo biển Malacca.
Eo biển Malacca là tuyến hàng hải đặc biệt quan trọng đối với nguồn cung cấp dầu cho Trung Quốc. 80% dầu nhập khẩu vào Trung Quốc từ Trung Đông và châu Phi phải đi qua vùng này, nơi nạn cướp biển hoành hành.
Kênh đào có ý nghĩa chính trị và chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc. Dự án không chỉ giúp tăng cường khu vực tự do thương mại giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mà còn giảm sự phụ thuộc của nước này vào khu vực eo biển Malacca, một khi Mỹ có thể phong tỏa tuyến đường biển qua eo biển Malacca, cắt đứt nguồn cung cấp dầu cho Trung Cộng.
Các nhà phân tích chiến lược nhận xét Con đường tơ lụa là con bài đối trọng của chiến lược chuyển trục sang châu Á- Thái Bình Dương của Mỹ. Qua Con đường tơ lụa mới, Trung Cộng tăng cường ràng buộc lợi ích với các nước châu Á, từ đó cạnh tranh với Mỹ, nâng tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực. 
Thái độ của Cộng sản Việt Nam trước kế hoạch của Tập Cận Bình
Việc Trung cộng ngang nhiên bồi đắp đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam và đang hiện thực hóa "đường lưỡi bò" phi pháp trong kế hoạch Tập Cận Bình hầu chiếm trọn biển Đông đã tạo ra bất bình trong dư luận quốc tế. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter kêu gọi Trung Cộng "ngừng ngay lập tức và vĩnh viễn" các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông. Ông nhấn mạnh cách hành xử của Trung Cộng trong khu vực hiện nay "vượt ra ngoài" các chuẩn mực quốc tế. Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk cho rằng, các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên biển Đông sẽ làm phức tạp nỗ lực giải quyết tranh chấp. Ông Donald Tusk khẳng định lập trường của EU là các bên liên quan phải kiềm chế việc đe dọa hay sử dụng vũ lực, đồng thời nhấn mạnh phải tìm một giải pháp mang tính hòa bình. Washington Post cho rằng thái độ cứng rắn của Mỹ và các quốc gia châu Á trong việc đoàn kết chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh chùn bước.
Riêng Việt Nam là nước bị Trung Cộng lấn chiếm nhiều đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lại có phản ứng yếu ớt, nhu nhược. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố (theo báo Nhân Dân ngày 21/5/2015): "Chúng tôi mong các nước liên quan đóng góp có trách nhiệm tích cực, duy trì hòa binh an ninh hàng hải, hàng không trong vùng Biển Đông". Viên chức này tránh cả việc nêu tên của Trung Cộng là nước đã gây ra cuộc khủng hoảng.
Giáo sư Carl Thayer chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc nhận xét thái độ của Cộng sản Việt Nam là đang đi nước đôi: Một mặt, Việt Nam không muốn dính líu trực tiếp vào căng thẳng với Trung Cộng, nhưng một mặt muốn khuyến khích Hoa Kỳ can dự.
Trên phương diện đối ngoại đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam vẩn kiên trì chính sách ba không: Không liên minh quân sự; không cho lập căn cứ quân sự ở Việt Nam và không liên minh chống lại bất kỳ nước nào. Chính sách này đã trói buộc quốc gia không tìm được đồng minh tin cậy để cùng chống sự khống chế của Trung Cộng. Về mặt đối nội, Cộng sản áp dụng một chính sách ba không khác: Không chấp nhận đa nguyên dân chủ, không chấp nhận đối lập, không chấp nhận chính đảng nào ngoài đảng CS. Hậu quả đã làm giảm đi nội lực đoàn kết dân tộc.
Hiện nay Việt Nam đang đứng trước thách thức và mối đe dọa vô cùng to lớn về chủ quyền quốc gia. Trung Cộng ngày càng ngạo mạn, bất chấp luật lệ quốc tế gia tăng tiềm lực quân sự, mở rộng các căn cứ quân sự tại Biển Đông. Một mình Việt Nam không thể tự bảo vệ chủ quyền quốc gia cho chính mình và Đảng cộng sản không thể phát huy sức mạnh của dân tộc nếu không sớm dẹp bỏ các chính sách ba không có hại cho đất nước về mọi mặt.
(Nguồn : Tiếng Dân/Dân quyền)
 
---------------

10 nhận xét:



  1. Khi chú Voi Chệt hết trên bờ đã nhảy xuống thành cá Mập Khựa dưới Biển Đông, Thái Nình Dương



    Thập kỷ trước Thế giới thật ngây thơ thơ ngây :
    Tưởng bở chú Voi Chệt đứng mãi bên bờ này
    Chỉ mơ bác cá Voi Mỹ Pháp đang lặn đáy biển
    Nay giật mình dù Liêu Ninh đống sắt tầu sân bay !
    Chưa hết Bắc Kinh chẳng xài Sư tổ Đô đốc Thái giám
    Trịnh Hòa chắc đã mất d..ế như Binh pháp mất tay ? ?
    Con cháu Mao-Đặng lại tôn thờ Ý hệ Đô đốc Mỹ
    Mãnh lực trên Biển nối dài Quyền lực Tàu tận Chân mây
    Kết tinh từ chiến lược cổ điển Hải quân Anh - Đức
    Biển Đông + Hoa Đông Tàu đang triển khai Sức mạnh này
    Khựa sẽ không dùng hỏa tiễn chiến hạm chiếm biển
    Vẫn chiến lược Tầm thực lấn dần ăn mòn như trước đây
    Tầm thực Kinh tế + Chính trị + Tài chính + Quân sự
    Gài Nhân sự nằm vùng như Phó Tể tướng Trung Hải béo quay
    Khựa Chệt sẽ không dùng vũ khí tên lửa đầu đạn chiếm biển
    Bằng chiến lược khối lượng thép khổng lồ hạm đội đang xây
    Như chiến thuật biển người lấy khối thịt khổng lồ đè địch thủ
    Bằng chiến lược khối lượng hạm đội đồ sộ tầu dân đánh cá
    Không nước láng giềng nào có kinh tế chạy kịp đua thay !
    Chú Chệt đã lao xuống Thái Nình Dương làm Cá mập
    Chú Sam nay lo hết gườm đang xoay trục Á châu ngay .. ..


    TỶ LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Con cháu MAO-Đặng-Giang-Hồ-TẬP lại tôn thờ Ý hệ Đô đốc Mỹ (1)
      Mãnh lực trên Biển nối dài Quyền lực Tàu tận Chân mây
      Kết tinh từ chiến lược cổ điển Hải quân Anh - Đức


      “Whether they will or not,
      Americans (TRUNG QUỐC ) must now begin to look outward.
      The growing production (NHÀ MÁY QUỐC TẾ) of the country demands it.”
      ― Alfred Thayer Mahan


      (1) Alfred Thayer Mahan (1840 – 1914)

      Alfred Thayer Mahan (1840-1914) là một sĩ quan hải quân Mỹ, một nhà địa chiến lược và sử gia, ông được coi là “một trong những nhà chiến lược quan trọng nhất của Mỹ trong thế kỉ XIX”.

      Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử, 1660 - 1783

      Ở Mỹ, cuốn Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử được tái bản hơn 30 lần. Tác giả của cuốn sách này cũng được coi là một trong những lí thuyết gia hải quân lỗi lạc giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

      Mahan trở thành thần tượng của các sĩ quan hải quân Mỹ.

      Chân dung của ông được treo trong phòng làm việc của các tư lệnh hải quân và lục quân,

      Cuốn Sức mạnh biển của Alfred Thayer Mahan xuất bản năm 1890 đến nay vẫn được xếp vào số 10 binh thư có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.

      Xuất thân là sĩ quan hải quân dạy sử học ở Học viện Hải quân Mỹ, Alfred Thayer Mahan đã nghiên cứu kỹ quá trình trở thành cường quốc của Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và quá trình Anh Quốc bá chủ thế giới, từ đó viết nên cuốn này.

      Mahan cho rằng các quốc gia sống bằng xuất khẩu hàng hoá thì phải kiểm soát biển,
      phải giành lấy và giữ được quyền kiểm soát biển, nhất là kiểm soát các tuyến giao thông biển huyết mạch liên quan tới lợi ích và ngoại thương của quốc gia mình – sức mạnh biển là nhân tố chính làm cho đất nước giàu mạnh. Muốn thế, phải có lực lượng hải quân và đội thương thuyền mạnh cùng một mạng lưới các căn cứ địa trên biển.

      “Whether they will or not,
      Americans (TRUNG QUỐC ) must now begin to look outward.
      The growing production (NHÀ MÁY QUỐC TẾ) of the country demands it.”
      ― Alfred Thayer Mahan


      Mahan nêu công thức: Sức mạnh hải quân = Lực lượng + Vị trí.


      Tư tưởng sức mạnh biển của Mahan nhanh chóng được Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt chấp nhận dùng làm căn cứ xây dựng chính sách ngoại giao.
      Từ năm 1890, chính phủ Mỹ từ bỏ tư duy đất liền, chuyển hẳn sang tư duy biển.


      Ngoài việc ra sức xây dựng hải quân, Mỹ còn nắm lấy việc đào và kiểm soát kênh Panama, lập căn cứ hải quân ở vùng biển Ca-ri-bê, đảo Hawaii. Năm 1890, Quốc hội Mỹ thông qua Luật Hải quân.

      Cuối thế kỷ XIX, sức mạnh hải quân Mỹ từ thứ 12 nhảy lên thứ 3 thế giới; sau Thế chiến I thì mạnh nhất thế giới;
      sau Thế chiến II Mỹ hoàn toàn kiểm soát Thái Bình Dương.


      Chính phủ Mỹ từ năm 1798 lập riêng một Bộ Hải quân bên cạnh Bộ Lục quân (lập 1789); sau Thế chiến II kết thúc mới lập Bộ Quốc phòng (1947) thay cho hai bộ kia.

      Nhờ có lực lượng hải quân mạnh nên nước Mỹ trở thành siêu cường toàn cầu.

      Tổng thống F. Roosevelt ca ngợi Mahan là một trong những nhân vật vĩ đại nhất, có ảnh hưởng nhất trong đời sống nước Mỹ.

      Sử gia Kennan đánh giá Mahan là nhà chiến lược quan trọng nhất của nước Mỹ trong thế kỷ XIX.


      Sách của Mahan được nhiều nước dịch và xuất bản, có ảnh hưởng lớn tới chính sách ngoại giao giao của các nước. Tuy là cường quốc biển số 1 hồi ấy nhưng Anh cũng rất sùng bái thuyết Sức mạnh biển của Mahan, chính phủ Anh đã áp dụng thuyết này khi lập kế hoạch mở rộng hải quân.

      Hoàng đế Đức William II (kẻ gây ra Thế chiến I) và Bộ trưởng Hải quân Đức Von Tripitz đã nghiên cứu kỹ thuyết sức mạnh biển của Mahan và dốc sức phát triển hải quân đế quốc Đức.

      Xóa
  2. Trương Minh Tịnhlúc 21:33 3 tháng 6, 2015

    Mấy hôm nay báo chí thế giới viết quá nhiều....kết án Trung Quốc về Biển Đông.
    Hôm nay tôi đọc được một bài của một bĩnh bút người ngoại quốc,viết trong mục Strategy Analysis (nhắc đến nhiều về nước ta).Bài báo kết luận :"Việt-Nam chỉ được mua vũ-khí gì TQ cho mua.Chỉ được phát biểu điều gì TQ cho phép nói".

    Trả lờiXóa
  3. CS BẮC HÀN mặc dầu lệ thuộc VIỄN TRỢ, KINH TẾ vào TÀU KHỰA, và "được" thế giới LÊN ÁN, nhưng vẫn còn TỐT hơn csVN rất nhiều vạn lần.

    Vì không làm MẤT ĐẤT, MẤT BIỂN, không khuất phục hoặc quì phục, lệ thuộc vào TÀU hay bất cứ nước nào, không HÈN như lũ quỉ VIỆT GIAN CS ăn BÁM nhân dân, bán nước hại dân từ đời trước cho đến đời nay.

    Trả lờiXóa
  4. VN thực chất đã là thuộc địa của Tàu cộng kể từ hội nghị Thành Đô (1990) rồi mà ! (gọi là Tàu cộng thì chính xác hơn- không nên gọi là Trung Quốc !)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gọi là Trung Cộng. Gọi chế độ cộng sản Tàu hiện nay là Trung Quốc là xúc phạm đến người Trung Hoa.
      Ở VN cũng nên vậy.

      Xóa
  5. Thế giới đang chuyển mình , VN cũng đang chuyển mình với chính sách ngoại giao ba không : không liên minh quân sự , không cho đặt căn cứ quân sự nước ngoài , không liên minh nước này để chống nước khác ! Liệu TQ và Mỹ có tin tưởng ?

    Không tin tưởng , Mỹ và TQ sẽ dồn VN chuyển mình vào chổ chết . Chiến tranh Mỹ với TQ ắt sẽ xảy ra trên lãnh thổ VN . TQ một lần nữa đánh xuống Hà Nội , đủ điều kiện cho Mỹ nhảy vào Cam Ranh . Chừng đấy VN sẽ là con vịt tìm cho thương thuyết ngừng bắn phân chia quyền lợi Biển Đông giữa Mỹ và TQ cùng thế giới .

    Trả lờiXóa

  6. HÔM NAY NHÂN NGÀY 4 tháng Sáu Lễ kỉ niệm 26 năm Vụ Thiên An Môn


    Vẻ Oai Hùng Nhuốm Máu - "Blood-stained Glory"
    (Tiếng Tàu cổ điển 血染的風采,Tiếng Tàu đơn giản 血染的风采)

    is a Chinese patriotic songwritten in 1987. Originally used to commemorate those who died during Sino-Vietnamese War.
    http://en.wikipedia.org/wiki/Bloodstained_Glory

    Many singers have covered the song, including Anita Mui.
    In the past few years, the song has been used to remember those who died during the 1989 Tiananmen Square protests.
    Là bài hát ái quốc viết năm 1987. Nguyên thủy bài hát này dùng để tưởng niệm các chú Chệt chết trong Chiến tranh Việt-Trung 1979 !!!!

    Nhiều ca sĩ Tàu nổi tiếng đều ''sủa'' ca khúc KHÁT MÁU này như nữ ca sĩ xẩm Anita MÙI
    BÀI HÁT NÀY ĐƯỢC DÙNG ĐỂ TƯỞNG NIỆM CÁC NẠN NHÂN BIỂU TÌNH TRÊN QUẢNG TRƯỜNG THIÊN AN MÔN năm 1989
    gần 1.400.000.000 chú CHỆT mà không có cô chú CHỆT nào lo sáng tác 1 BÀI HÁT CHO RA HỒN đến nỗi lẫn lộn CHỈ CÓ ĐỘC NHẤT 1 bài hát cho 2 BIẾN CỐ TRUNG SỬ khác nhau

    để tưởng niệm các chú Chệt PHÁT XÍT XÂM LĂNG chết trong Chiến tranh Việt-Trung 1979 !!!!
    ĐỂ TƯỞNG NIỆM CÁC NẠN NHÂN BIỂU TÌNH TRÊN QUẢNG TRƯỜNG THIÊN AN MÔN năm 1989 !!!!
    THẬT LÀ VANG THAU LẪN LỘN !!!!

    血染的风采/ Phong Thái Nhuộm Máu Vẻ Oai Hùng Nhuốm Máu - "Blood-stained Glory"
    Chỉ vì chỉ lo đi ĂN CẮP sao chép mọi chuyện !!!
    Quyền lực mềm SỨC MẠNH MỀM của TÀU là CON SỐ KHÔNG TO TƯỚNG


    https://www.youtube.com/watch?v=5GyryRRL-NY
    CLIP video này CÓ 540 053 cô Xẩm chú Chệt vào xem !!! TRONG ĐÓ có nhiều đoạn QUẢNG CÁO bác MAO XẾNH XÁNG béo phì ….THẬT LÀ VANG THAU LẪN LỘN !!!!

    HÃY NGHE bác Chân Không
    TỪ THẦN THOẠI xuyên qua HUYỀN THOẠI đến HOANG TƯỞNG góp ý kiến
    19:01 Ngày 03 tháng 06 năm 2015
    trên trang nhà bác TỄU NGUYỄN XUÂN DIỆN sáng nay !!!!!

    http://xuandienhannom.blogspot.fr/2015/06/26-nam-thien-mon-tank-man-vuong-duy-lam.html

    Thấy mà PHÁT SỢ chán ngấy ĐÓ LÀ HẬU QUẢ 100 NĂM TRỒNG NGỢM của Bác Hồ vĩ đại SỐNG MÃI trong quần CỦA CHÚNG TA


    Nếu trên thế giới
    có một dân tộc nào
    thông minh,
    cần cù
    và bất khuất,
    thì đó là dân tộc Trung Hoa.
    Hãy xem
    hàng hoá của họ
    biểu tình đòi dân chủ ở Thiên An Môn 26 năm trước
    và biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Công mới đây.

    Tôi đã được học bài "Một người mẹ Trung Quốc"
    của Nguyên Hồng
    trong chương trình Văn học cấp 3 phổ thông Việt Nam
    những năm 1960.
    Tôi còn nhớ hình ảnh "người đàn bà Tàu",
    chạy loạn từ bên đó sang.
    Tay trái bế đứa con đang đói lả,
    tay phải giơ lên sát cánh cùng những cánh tay công nhân Việt Nam
    và hô to:
    -Tả tảo khủng pố! Tả tảo khủng pố!

    Tôi gạt lệ viết những dòng này lên đây mà không hết,
    nước mắt nhỏ đầy bàn phím.

    Viết thêm cho rõ.
    Người đàn bà Tàu ấy
    bế con chạy loạn từ bên đó những năm 1940
    sang Việt Nam và đang đi ăn xin.
    Bà gặp một cuộc biểu tình của công nhân mỏ than Việt Nam đấu tranh đòi giới chủ cải thiện đời sống điều kiện làm việc.
    Bà đã hoà mình vào cuộc đấu tranh đó của nhân loại chứ không chỉ của riêng dân tộc bà.

    Trả lờiXóa
  7. https://www.youtube.com/watch?v=AGJoaHr2QdM

    HÔM NAY NHÂN NGÀY 4 tháng Sáu Lễ kỉ niệm 26 năm Vụ Thiên An Môn

    Tháng Sáu
    Shi Tao - Nguyễn Hữu Viện chuyển ngữ

    Suốt cả đời ta
    Sẽ không bao giờ còn tháng Sáu quá khứ
    Tháng sáu, khi tim ta bổng nhiên ngừng đập
    Khi hồn thơ anh tan vỡ
    Khi người yêu anh .. ..
    Gục chết trong vũng máu đỏ bỏng nguồn tình
    Tháng Sáu, mặt trời bùng vỡ mảnh thịt da
    Phơi bày rõ rằng mặt thật vết đau thương ta
    Tháng sáu, con kình ngư bơi vượt biển cả hồng máu đỏ
    Hướng về nơi xa vời vợi ngủ giấc lạnh Đông
    Tháng sáu: trái đất vẫn quay - nước ấm dòng vẫn chảy
    Sông vẫn trôi ngang lặng lẽ
    Chồng chất hồng thư chưa gởi
    Cho Em Người đã lìa đời .. ..

    Tháng Sáu qua CÁC BẢN TIẾNG ANH, NGA PHÁP ĐỨC của TRUNG TÂM VĂN BÚT Thế giới
    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=46&idpoeme=3286


    https://www.youtube.com/watch?v=dT6KskrRKwU

    Ballad of Tiananmen Square - A song by Freddy Amsterdam

    Trả lờiXóa
  8. Bác Triêụ Lương Dân_(Vien Nguyen) tích cực và dài dòng quá. Cũng nên xem lại cách viết của mình để anh em còn thở được bác ạ.

    Trả lờiXóa