Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Đình Bảo và câu chuyện Acapella

Từ trái qua: Đình Bảo, Nam Khánh, Hoàng Bách, và Thụy Vũ 
trong nhóm AC&M một thời hoạt động sôi nổi
* CÁT LINH
Đình Bảo, chàng trai hát giọng baritone của ban nhạc AC&M nổi tiếng một thời. Các ca khúc do AC&M thể hiện phối hợp giữa dân ca Việt Nam và Acapella, là thể loại không nhạc đệm được du nhập từ nước ngoài.
Hình như tất cả những cuộc hội ngộ trong cuộc sống đều là hữu duyên, không cần biết cuộc gặp đó kéo dài bao lâu, hết cả đời người hay chỉ trong vài năm vài tháng. Cũng như câu chuyện của Đình Bảo, chàng ca sĩ có chất giọng baritone đặc biệt và ban nhạc AC&M, từng được gọi là 4 chàng hoàng tử của dòng nhạc Acapella. Họ đã cùng nhau kết thành một mối tơ duyên rất đẹp trong âm nhạc.
Cách đây 14 năm, có bốn chàng trai xuất thân từ nhạc viện TP Hồ Chí Minh gặp nhau ở phong cách trình diễn và khả năng thẩm mỹ âm nhạc. Trong đó, Nam Khánh giữ bè tenor 1, Hoàng Bách tenor 2, Thụy Vũ và Đình Bảo, hai anh em ruột giữ phần bass và baritone. Tất cả những yếu tố đó cùng với kiến thức về nhạc lý và sáng tác được đào tạo bài bản, nhóm nhạc AC&M với phong cách Acapella ra đời.
Khi hình ảnh và tên tuổi của AC&M đang ở đỉnh cao, năm 2009, khi đang chiếm trọn trái tim của khán giả thì bốn chàng trai quyết định chia tay, mỗi thành viên đi theo con đường của riêng mình. Nói về quyết định ngày đó, Đình Bảo cho biết: “Thật sự đó là một cái rất ngẫu nhiên, nhưng cũng là 1 điều phải đến. Khi thành viên AC&M là 4 chàng sinh viên kết hợp với nhau khi còn độc thân, thì nó rất dễ dàng. Mình làm vì đam mê của mình, không bị ràng buộc về cuộc sống, gia đình, những cái xung quanh.”
Lời chia sẽ chân tình của Đình Bảo là một thực tế trong môi trường showbiz ở Việt Nam lúc bấy giờ. Và thêm nữa, AC&M là ban nhạc duy nhất theo đuổi dòng nhạc Acapella ở Việt Nam. Nhớ lại thời gian ấy, nhiều người cho rằng AC&M đã rất liều lĩnh khi lựa chọn phong cách trình diễn và một thể loại nhạc mang đậm chất hàn lâm, trưởng giả, một thể loại nhạc vào loại hiếm ở Việt Nam. Thế nhưng, các tác phẩm Acapella của AC&M như Trống cơm, Trúc xinh, Cò lả được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ các khán giả, đặc biệt là các bạn sinh viên học sinh.
Thế nhưng, “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” mãi là hai đường thẳng không thể gặp nhau cùng một điểm. AC&M cũng không thể ngoài điều đó.
Đình Bảo trên cover DVD : Cuộc tình đã mất/Thúy Nga
“Cát sê của một nhóm phải chia ra 4 bốn. Với 1 thu nhập như thế thì không thể có cuộc sống ổn định cho 1 gia đình, cho tương lai.”
Có lẽ với những người làm nghệ thuật, thì điều mà con người ta hay gọi là “cơm áo gạo tiền” cũng chưa hẳn là một lý do duy nhất để đưa đến quyết định cuối cùng. Với Đình Bảo cũng thế: “AC&M đã làm việc với nhau 8,9 năm, cũng thấy nó cũng đủ rồi để có thể đi tìm 1 cái gì khác, 1 sự phát triển khác về học tập cũng như về cuộc sống. thật sự 1 cái nhóm ở Việt Nam cũng như ở thế giới cũng khó mà tồn tại quá lâu.”
Đình Bảo chọn con đường du học và phát triển sự nghiệp ở Hoa Kỳ. Gặp lại Bảo sau gần 7 năm đến Mỹ, chàng ca sĩ “Đêm nay có mưa rơi” vẫn còn đó cách nói chuyện nhẹ nhàng, lịch lãm và bây giờ vừa là ca sĩ độc quyền, vừa là cố vấn kỹ thuật cho một trung tâm ca nhạc nổi tiếng của người Việt hải ngoại.
“Ngoài công việc ca hát, là ca sĩ độc quyền cho trung tâm Thuý Nga thì còn là một người chịu trách nhiệm về vấn đề chuyên môn, phần bè, thâu âm, kỹ thuật. Ngoài việc hát thì Bảo có một studio, gọi là trường âm nhạc, nhỏ thôi, đó là nơi Bảo dạy âm nhạc từ thứ Hai đến thứ Sáu.”
Những năm đầu ở xứ người hoàn toàn không dễ dàng với bất cứ một ai. Với Đình Bảo cũng thế: “Lúc mới qua không ai biết Bảo là ai nên xem như mình làm lại từ đầu, không đi hát gì hết vì không ai biết mình. Bảo đi học, rồi dạy nhạc ở nhà, ở trường college, Music Department, phụ trợ giảng.  Sau khoảng ba năm thì trung tâm Thuý Nga liên lạc và bắt đầu làm việc với trung  tâm và sau đó ký hợp đồng độc quyền.”
Những lần xem Bảo trình diễn trong chương trình Thuý nga Paris Bynight, bài hát Bảo chọn không phải là nhạc Acapella, thể loại nhạc đã tạo nên hình ảnh của một Đình Bảo và AC&M. Có thề điều này được hiểu rằng cái khó nhất của Acapella là sự cảm âm của các thành viên. Mọi người phải cùng có 1 sự cảm âm thì thể hiện giai điệu mới đúng.
Ca sĩ Đình Bảo
Phải chăng ngoài Hoàng Bách, Thuỵ Vũ, Nam Khánh của AC&M ngày xưa thì Bảo đã không tìm được sự kết hợp khác để giờ đây có thể thể hiện những bản nhạc Acapella? Hay đó là một cách để quên đi điều mình không muốn nhớ?
“Thật sự khi Đình Bảo qua đây thì mình xác định là con đường đi hát solo, nên mình chọn những ca khúc với thể loại, phong cách riêng của mình. Còn hát Acapella thì Đình Bảo chỉ hát với AC&M mà thôi, không hát với 1 nhóm nào khác hết. Đó là lý do vì sao Bảo không hát Acapella trở lại khi qua thị trường ở Mỹ.”
Thế đó. Cho dù cuộc sống cứ phải nối tiếp trôi, và con người cứ phải bước đến trước, rẽ ngang bao nhiêu đoạn đường thì những gì đã gắn liền với một quãng đời đã đi qua, khó mà thay thế được.
“Khi bắt đầu đi hát 1 mình, đôi khi nhớ lại những ngày xưa khi hát những buổi sinh viên có 6 , 7 ngàn người, nhớ những sân khấu như vậy lắm, các bạn sinh viên rất vui, rất nhiệt huyết. Mặc dù Đình Bảo qua đây  lâu rồi nhưng những món quà mà các bạn gửi tặng Bảo vẫn còn giữ. Những món quà lưu niệm mà các bạn sinh viên,các fan ngày xưa tặng cho Đình Bảo vẫn giữ ở đây. Mỗi lần nhìn về nó, những lúc buồn cũng nhìn và nhớ lại kỷ niệm ngày xưa, rất xúc động và nhớ lại kỷ niệm.”
Cho dù không trình diễn Acapella nữa, nhưng phong cách trình diễn và thể loại nhạc mà Bảo theo đuổi vẫn mang đậm chất thính phòng, hàn lâm cổ điển.
“Giọt nước mắt ngà” của nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên mà quí vị vừa nghe là ca khúc trong album Cánh Gió, CD đầu tiên của Đình Bảo do anh tự sản xuất. Và trong album Cuộc tình đã mất do trung tâm Thuý nga thực hiện trong năm 2015, Bảo vẫn chọn các ca khúc trữ tình mang đậm chất blue và jazz.
“Mình là người xuất thân từ âm nhạc cổ điển cho nên dù mình đi đâu, có hát thế nào thì cũng có chút dính dáng đến hàn lâm, đến nhạc cổ điển.Khi mình hát thể loại nhạc tình thì sẽ giảm bớt kỹ thuật để hát tự nhiên hơn.”
Khẽ hỏi anh có chăng một sự tái hợp của AC&M? Câu hỏi này xin được hỏi cho tất cả những ai đã từng yêu và vẫn sẽ mãi yêu 4 chàng trai Acapella.
“Khi nhớ về nó thì nó luôn là 1 kỷ niệm đẹp mà 4 thành viên đều trân trọng, nhất là khi nhớ về những khán giả của mình ngày xưa.Nhưng cuộc sống luôn phải tiến tới,người ta vẫn phải học tập và tìm những điều mới mẻ. mình nên giữ nó là một kỷ niệm đẹp thì sẽ tốt hơn.”
Con đường Đình Bảo đang đi hiện nay có thể nói là khá vẹn tròn với niềm đam mê và chuyên môn âm nhạc của anh. Anh viên mãn với sự lựa chọn của mình. Ba thành viên còn lại của AC&M giờ đây đều đã có một con đường sự nghiệp riêng. Mỗi một người họ đều vui và làm tốt hướng đi mình đã chọn. Có hợp thì có tan. Có đi thì có về. Sự vĩnh cửu trong cuộc sống thường được xem là điều khó có thể. Quan trọng là mỗi chúng ta hạnh phúc với sự lựa chọn ấy.
Đó là câu chuyện của Đình Bảo và Acapella.
              C.L/rfa
--------------
                                    * Bùi Văn Bồng
CÁNH Ô ĐỢI CHỜ

Xuân đến sớm trên nhành non lộc biếc
Hồ Xuân Hương lẻ bóng Đồi Cù
Em lặng lẽ xòe ô ra chợ
Xe hoa Đa Thiện nắng tươi vàng

Anh muốn hát bài tình ca mới
Lời yêu thương có mòn cũ trong em?
Anh ra chợ tìm hoa vườn hoa dại
Cánh hoa nào mềm mại gió Xuân Hương?

Em son phấn hay ửng hồng đôi má
Nét cười duyên nghiêng cả áng mây chiều
Áo màu lửa và lòng riêng có lửa
Cứ cháy lên nỗi nhớ một tình yêu

Xuân Đà Lạt rượu nồng và hoa thắm
Hồn bâng khuâng trong ánh mắt ai cười
Không thể biết em về hồ Than Thở
Hay em chờ…
        hay em chờ nghe thác dội Cam Ly?
Hoa nở sớm
Xuân đời em có muộn
Mà cánh ô lặng gió chờ ai?
  B.V.B
(Trong tập thơ 63 bài của BVB - "Lời ru ngọn cỏ" - NXB Hội Nhà văn Việt Nam-2009)
----------------

20 nhận xét:

  1. Dương Bích Hằnglúc 23:03 8 tháng 6, 2015

    Tôi thích giọng ca ấm, ngân rung diễn cảm sâu lắng của Đình bảo, thích dòng nhạc Acapella. Anh hát bài Cánh ô đợi chờ rất tuyệt.

    Trả lờiXóa
  2. "Em son phân hay ửng hồng đôi má
    Nét cười duyên nghiêng cả áng mây chiều
    Không thể biết em về hồ Than Thở
    Hay em chờ nghe thác dội Cam Ly"...
    > Tôi rất thích mấy câu thơ này của anh Bồng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Em son phân hay ửng hồng đôi má
      Nét cười duyên nghiêng cả áng mây chiều"

      Chất lãng mạn hai câu thơ như dòng suối làm bộ quân phục khô cứng của bác Bồng thêm mềm mại !

      Xóa
    2. " Em son phấn hay ửng hồng đôi má "

      Là biết má em hồng , mà giả vờ làm như không biết . Với cái đẹp , chỉ nên ngắm ( Hoặc trộm nhìn ) rồi tưởng tượng , không nên nhìn chòng chọc , xuồng sã . Cái duyên của câu thơ ở chỗ này . Mượn đôi má ửng hồng để nói về vẻ đẹp của em .

      Đọc câu này tôi thấy ngượng thay cho lão già Vũ khiêu " Đạo " thơ Lý Bạch trắng trợn để tặng HH Kỳ Duyên : " "Vân tường y thường hoa tường dung" ( nhìn mây ngỡ xiêm y của nàng , nhìn hoa ngỡ dung nhan của nàng ) . Sao trơ trẽn thế . Ông ông cháu cháu gì mà lại thành ra ỡm ờ , gợi dục vớ vẩn thế .

      Để gió cuốn đi

      Xóa

  3. Đình Bảo nói với PV : "Tôi không nuối tiếc gì mà xem khoảng thời gian hoạt động cùng nhóm là khoảng thời gian đẹp nhất của thời tuổi trẻ. Ngày xưa, tôi, Nam Khánh, Hoàng Bách, Thụy Vũ gắn kết với nhau từ một quá trình lâu dài cùng nhau đi học ở trường nhạc, cùng nhau hát bè trong các phòng thu. Tôi còn nhớ, giai đoạn 2000 - 2004, các đĩa CD của những ca sĩ ở Sài Gòn đều có phần thu âm bè của AC&M. Chúng tôi có thể hiểu nhau về cá tính và gu âm nhạc, cách hát và chất giọng để làm nên một nhóm nhạc ăn ý. Dù điều ấy không tồn tại lâu, chúng tôi vẫn luôn đồng hành trong cuộc sống".
    > Một sự rất thực lòng và thực tế của ca sĩ Đình Bảo.

    Trả lờiXóa
  4. Có vẻ Bác B nay là chỗ dựa tinh thần của hàng chục triệu người Việt Nam. Quý vị có thể tiếp tục phát triển ý của tôi.

    Trả lờiXóa
  5. Ở VN hiện nay, "Chữ TÀI đi với chữ ĐI hai vần!".
    Người tài không có đất sống, chỉ là phường thớ lợ, đạo đức giả mới trụ được!...

    Trả lờiXóa
  6. Xem phóng sự Văn nghệ Duyên thơ và nhạc phát trên TV, thấy nhà thơ Bùi Văn Bồng trẻ và sôi nổi lắm. Năm nào thế anh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm 2009, bạn Thanh Trúc ạ! Dịp đó, đoàn của Liên hiệp các Hội VHNT Cần Thơ lên Đà Lạt sáng tác, tôi mới gặp nhạc sĩ Dương Toàn Thiên và các anh em ở Hội Văn học-NT Lâm Đồng. Cảm ơn sự quan tâm! Chúc nhiều niềm vui, may mắn!

      Xóa
    2. Vậy ạ! Cảm ơn Đại tá, chúc anh vui, khỏe, hạnh phúc, yên lành, vững bước 'chân cứng đá mềm', sáng tác nhiều thơ hay, những bài chính luận sắc sảo!

      Xóa
  7. Đọc tin Đàm Vĩnh Hưng chê Lệ Rơi mà cả đám chúng tôi bật cười. Kiểu "chó chê mèo lắm lông"?
    Thằng L nhận xét: "Như vậy, nói dân trí ta thấp cũng đúng?"
    Thằng T, được coi là hiểu biết, đập lại: "Nói cho từng cá thể thì được, chứ nói toàn bộ một dân tộc là thông minh hay ngu thì chỉ có thằng đần, óc bã đâu mới phun ra như thế!"
    Con H, được coi là "bé ngây thơ" thỏ thẻ: "Giống như ông Huệ gì đó đang lổi tiếng nhỉ?"
    Thằng L nổi cáu, đùng đùng bỏ ra về, mặc dù chầu nhậu này nó hứa bao. Gần 2 triệu chứ ít đâu?
    Thằng Q, biệt hiệu AQ, gãi đầu: "Thằng L, tóm lại là thuộc dân trí cao hay thấp? Khi nó rũ bỏ trách nhiệm trả tiền?"
    Cả đám nhất trí chia đều số tiền sau khi an ủi nhau: "Chúng mình dân trí dạng trung bình. Khỏi cãi nhau."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đàm Vĩnh Hưng ư? Hưng hát được và biết cách thu hút khán giả trẻ. Mà trẻ thì mới mò mẫn đến các tụ điểm mua vé vào xem, chứ trung niên và già thì chỉ ngồi nhà nghe đĩa hoặc xem TV, bây giờ thì nghe online. Mình không chê cũng chẳng khen Đàm Vĩnh Hưng. Ngay cả cái nghệ danh Mr. Hưng nghe nó cũng hơi nhăng nhắng. Nhưng thôi, nghệ sĩ mà. Hưng không được đào tạo bài bản, nhưng có năng khiếu và bạo dạn nên từ một thợ hớt tóc dạo mà Hưng đã tạo dựng được sự nghiệp ca hát thì cũng là cả một kỳ tích. Tuy nhiên, Hưng chỉ nên hát những bài thuần Việt thôi, vì hình như hát những bài hát tiếng Anh thì Hưng hát không được tốt lắm. Hát thì hát đấy, nhái theo giọng ca sĩ ngước ngoài thì nhiều ca sĩ làm được, nhưng có lẽ không hiểu ca từ mà chỉ nuốt theo giai điệu của bài hát thôi. Mà không hiểu được ca từ thì có thính nhạc cỡ mấy cũng không cảm nhận được nội dung và ý nghĩa của bài hát, nên ca sĩ không thể nào có xúc cảm khi thể hiện bài hát. Mà như thế thì khác nào chỉ đọc nhạc.
      Dòng nhạc Acapella do nhóm của Đình Bảo biểu diễn quả là một thứ của hiếm, nó uyên thâm và lịch lãm. Mình thích.
      Còn Đàm Vĩnh Hưng mình có đi phòng trà nghe một lần. Có lẽ do tuổi già nên mình tự nhủ sẽ không có lần thứ hai đi xem Hưng biểu diễn nữa. Nhưng ở lứa tuổi Hưng cỡ ngoại tứ tuần rồi thì cũng nên từ từ lắng lại, chuyển hướng theo tuổi tác để để có khán giả phù hợp. Hiện tại thì có nhiều ca sĩ trẻ cũng đã vượt Hưng về phong cách, chất giọng và kỹ thuật rồi, và hầu hết các cháu đó đều có một nền tảng giáo dục về học vấn cũng như âm nhạc rất căn bản, cái mà thuở thiếu thời Hưng không có.
      Còn như ai đó khoác cho Hưng danh hiệu "ông hoàng nhạc Việt" thì khác nào chửi Hưng. Đã gọi là nhạc Việt thì phong cách phải khác, cách thể hiện bài hát phải theo Việt chứ.

      Xóa
    2. Bản thân tôi thấy nhiều ca sĩ ít tên tuổi nhưng hát hay lắm. Do số phận họ không nổi tiếng chăng? Lệ Quyên cũng có một chút hồn trong giọng hát, 1 số bài cô ca nghe khá được. Còn Đàm nếu hay có lẽ chẳng phải diễn trò hôn môi hai nhà sư.
      Tin vui, ca sĩ Thái Lan Viên đang hồi phục mạnh mẽ. Cám ơn mọi người đã giúp đỡ vật chất và tinh thần cho cậu ấy.

      Xóa
  8. Click đọc, xem VDO hai đường dẫn LINK giữa bài, công nhận bài thơ hay, rất sâu sắc, trữ tình, phổ nhạc hay, nhuyễn, ca sĩ Đình Bảo hát tuyệt lắm!

    Trả lờiXóa
  9. Như nhạc sỹ Dương Toàn thiên đã nói trong Clip : “ Cái tứ của bài thơ dễ làm cho người khác cảm nhận hình ảnh “ . và ông đã đúng :

    “ Nét cười duyên nghiêng cả áng mây chiều
    Áo màu lửa và lòng riêng có lửa
    Cứ cháy lên nỗi nhớ một tình yêu “

    Và :

    “ Hồn bâng khuâng trong ánh mắt ai cười
    Không thể biết em về hồ Than Thở
    Hay em chờ… hay em chờ nghe thác dội Cam Ly?

    Với những câu thơ như sóng sánh chất nhạc bên trong , nó hình như chỉ chờ đợi người nhạc sỹ chắp thêm những nốt nhạc để trở thành bản tình ca lãng mạn và hoàn hảo .
    Bài hát khá hợp với chất giọng baritone ấm và sáng của Đình Bảo , nhờ vậy mà Nhạc phẩm “ Cánh Hoa đợi chờ “ , như được chắp thêm cánh bay xa .

    Các du khách , thi sỹ , nhạc sỹ thường mê mẩn với khung cảnh êm đềm của Đà lạt và thường để lại những ca khúc để đời , có thể kể ra : “ Đà lạt hoàng hôn ( Sáng tác Minh Kỳ ), Thành phố buồn( Lam Phương ) , Ai lên xứ hoa đào ( Hoàng Nguyên ) , Mimosa ( Trần kiết tường ) …..Và rất nhiều bài thơ và ca khúc nổi tiếng khác . Nay lại có thêm Cánh hoa đợi chờ ( Bùi Văn Bồng – Dương toàn Thiên ) .

    Với tôi , dù đã đọc bài thơ “ Cánh hoa đợi chờ “ , nhưng là lần đầu tiên được nghe bài hát . Nếu không có bài viết này , sẽ không biết nó đã được phổ nhạc từ khá lâu . Xin chúc chúc mừng bộ ba : Nhà thơ Bùi Văn Bồng , Nhạc sỹ Dương Toàn Thiên và các ca sỹ đã thể hiện ca khúc . Đã dành cho đời một nhạc phẩm hay , đáng nhớ .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. BVB cảm ơn ĐGCĐ và các bạn đọc đã chia sẻ, đồng cảm, đồng điệu tâm hồn, cùng hòa nhập với con người, cảnh sắc Đà Lạt:
      "Lành lạnh Đà Lạt trăng vờn mây
      Áo len ngũ sắc ướp hương đầy
      Ly rượu men nồng say nhắc tỉnh
      Câu chuyện tâm tình, tỉnh quyện say"...(BVB)

      Xóa
    2. Trịnh Đình Duyênlúc 07:37 10 tháng 6, 2015

      Tôi đã đọc tập thơ 65 bài "Gửi gió Trời Nam" của Đại tá Bùi Văn Bồng (NXB Hội Nhà văn 2008) , bài thơ nào cũng lắng đọng, ấn tường về vùng đất 9 Rồng, Tây Nam bộ.
      Thơ của BVB trữ tình cũng như trào phúng, châm biếm đều sâu sắc, hay. Riêng bài "Cánh ô đợi chờ" ,nhạc sĩ Dương Toàn Thiên phổ nhạc nguyen văn bài thơ. Mối đồng cảm giữa nhà thơ với nhạc sĩ như vậy rất tuyệt, đúng là 'đồng điệu tâm hồn'. Ca sĩ Đình Bảo thể hiện bằng giọng baritone của ban nhạc AC&M rất 'mùi', nghe cứ như mình đang đi bên Hồ Xuân Hương rợp bóng thông reo . Cảm ơn tác giả Cát Linh và Đại tá Bùi Văn Bồng.

      Xóa
  10. Lâu lâu lại được đọc một bài thơ khác của Đại tá Bùi Văn Bồng và nhất là bài thơ này: "Cánh ô đợi chờ", thật là hay, thật là tuyệt!
    Và từ đó đã hiểu tại sao, vì đâu, tâm hồn một người lính đầy sự cảm thụ như anh làm sao có thể chịu nổi một lớp người gọi không quá cho hai tiếng "cặn bã" cho xã hội. -
    Vân Hà

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Vân Hà comt rất hay, rất đúng. Một người có tâm hồn sâu lắng, yêu thiên nhiên và con người, một người có bản lĩnh và chính kiến như Đại tá Bùi Văn Bồng
      làm sao anh có thể tiếp tục bẻ cong ngòi bút để ca ngợi, phục vụ cho những kẻ cầm quyền không hề biết cảm thụ văn học-nghệ thuật mà chúng là loài cầm thú, ác và chỉ biết có TIỀN?!
      Tiếc một hồn thơ như anh mà không biết cách hoặc không thích, không tự hạ mình cho Hội nhà văn VN "ăn xôi thịt", cho lãnh đạo "ăn thành tích". Tôi thấy có lẽ thực trạng chính trị -xã hội, nguy cơ mất nước buộc một Đại tá nhà báo, nhà thơ phải nhạt bớt với thơ, lập trang blog để dùng kiến thức, kinh nghiệm, từng trải cuộc đời làm báo QĐND để đi theo hướng mới mà ông thấy cần thiết cho đời hơn: "Phản biện", chia sẻ nỗi đau đời với cộng đồng xã hội bằng trang mạng này!

      Xóa
  11. Thơ trữ tình của nhà thơ Bùi Văn Bồng rất hay, đặc biệt thơ lục bát. Vậy mà nay anh phải làm thơ 'bút chiến' vì đời có quá nhiều bất công, ngang trái. Tôi đã đọc những bài thơ phê bình của anh trên trang blog này và phải công nhận thơ "châm" của Đại tá thật tuyệt:
    - “Thơ vườn tặng Vươn”: http://bongbvt.blogspot.com/2014/03/tho-vuon-tang-vuon.html; - - - “Trên ghế cao”: http://bongbvt.blogspot.com/2014/11/tren-ghe-cao.html;
    - “Lẳng lặng mà nghe”: http://bongbvt.blogspot.com/2015/05/lang-lang-ma-nghe.html


    Trả lờiXóa