Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

Chống tham nhũng ở Việt Nam: Chuột đã béo lắm rồi

Chuột tham nhũng
Chuột tham nhũng. Ảnh kienthuc
Tham nhũng ở đã len lỏi khắp các hang cùng ngõ hẻm trong xã hội ở Việt Nam, từ các cơ quan công quyền, trường học, phường xã, len lỏi đến cả nếp nghĩ của từng người.
Đến nỗi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng phải thốt lên rằng: “Giờ ở nhà đi ra thấy cái gì cũng phải có tiền, không tiền không trôi. Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng vặt cũng nhiều khiến người dân như bị ngứa ghẻ”(TBT Nguyễn Phú Trọng nói chuyện với cử tri Hà Nội năm 2013).[ads1]
Tham nhũng Việt Nam ở mức nào so với thế giới
tổ chức chống tham nhũng có uy tín trên thế giới là Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International – TI) hàng năm có công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của quốc gia trên thế giới.
Chỉ số CPI của Việt Nam được công bố qua từng năm như sau
Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam
NămChỉ số, thang điểm 1-10 (<5 điểm là có mức tham nhũng cao)
từ năm 2012 thang điểm là 0-100 điểm (<50 là tham nhũng cao)
Hạng
2001
2.6
75/91
2002
2.4
85/102
2003
2.4
100/133
2004
2.6
102/145
2005
2.6
107/158
2006
2.6
111/163
2007
2.6
123/179
2008
2.7
121/180
2009
2.7
120/180
2010
2.7
116/178
2011
2.9
112/182
2012
31
123/176
2013
31
116/176
2014
31
119/175
Nhìn vào chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam thật đáng e ngại, các chỉ số dưới 5 (với thang điểm 10), hay 50 (với thang điểm 100) là ở mức tham nhũng cao, nhưng Việt Nam còn ở dưới rất xa các mốc này.
Năm 2012 chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam tăng nhẹ từ 2.9 (thang 10) lên thang 31 (thang 100) nhưng thực tế lại tụt 11 bậc so với các nước khác, lý do là các nước khác đều có cải thiện lớn hơn về tham nhũng, trong khi đó Việt Nam không có cải thiện gì nhiều.
Trong 197 quốc gia được TI khảo sát thì Việt Nam đứng thứ 188, tức nằm rong top 10 quốc gia tham nhũng nhất thế giới.
Năm 2013, TI có làm cuộc khảo sát người dân ở Việt Nam với kết quả 30% người dân phải đút lót cơ quan công quyền, 55% cho rằng tham nhũng ngày càng tăng cao, 38% tin rằng chính phủ không thể chống được tham nhũng.
Qua 3 năm liền từ năm 2012, chỉ số của TI của Việt Nam không hề có chút cải thiện nào, đều ở mức 31 điểm, điều này cho thấy công cuộc chống tham nhũng không thu lại kết quả nào.
Thế nhưng tại buổi tọa đàm chung tay chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ và Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tổ chức ngày 9/12/2014. Đến phần nói về Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố chỉ số cả nhận tham nhũng ở Việt Nam 3 năm liền không thay đổi, tham nhũng ngàng càng nghiêm trọng hơn. Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh khẳng định kết quả mà TI công bố phù hợp với đánh giá của Việt Nam trong thời gian qua. “Trong 3 năm qua, chúng ta không tụt không tăng có nghĩa là có tính ổn định. Chúng ta chưa đạt được kết quả như mong muốn là từng bước đẩy lùi tham nhũng”
Tham nhũng khiến doanh nghiệp Việt Nam không lớn mạnh được, gây thất thu cho ngân sách
Theo ngân hàng thế giới: Tham nhũng lấy mất 20 – 40 tỷ đô la mỗi năm ở các nước đang phát triển, mà chỉ 1% số tiền trong đó đủ để tiêm chủng cho 8 triệu trẻ sơ sinh, hay nửa triệu người nghèo có nước sạch dùng cho cả năm, hoặc chạy chữa cho 1,2 triệu người bị HIV
Tham nhũng khiến chi phí cho mỗi giao dịch tăng thêm 5 – 10%, bởi không có tiền thì không có việc gì xong được cả.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: “Một điều tra cho thấy, ở Việt Nam, trung bình cứ 1 đồng lợi nhuận thì DN phải mất 1,02 đồng cho ‘bôi trơn’ “. Tức là Chi phí mất đi do tham nhũng còn cao hơn cả số tiền lợi nhuận được sinh ra.
Điều này cũng khiến cho năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Việt so với quốc tế là rất thấp, hàng hóa Việt Nam không cạnh tranh được khi hội nhập kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam cứ nhỏ mãi.
Số liệu điều tra của Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam cho thấy, so với 10 năm trước đây thì quy mô của DN Việt Nam hiện chỉ còn bằng một nửa. Chuyên Gia Phạm Chi Lan giải thích rằng: “Một trong những nguyên nhân chính là tham nhũng đã lấy mất lớn hơn so với lợi nhuận của doanh nghiệp. Bị lấy mất lợi nhuận rồi thì doanh nghiệp còn gì để tái đầu tư, để mở rộng được? Và doanh nghiệp sẽ co lại vì họ làm được 1 nhưng có những ông khác không làm gì cả mà tước đoạt của họ hơn 1 thì tội gì họ làm nữa”.
Doanh nghiệp Việt Nam không lớn nổi, nhưng thị trường ở trong nước là có được bảo hộ, nhưng khi hàng hóa ra nước ngoài thì sức cạnh tranh rất kém. Theo lộ trình hội nhập quốc tế thì Việt Nam phải dần dần gỡ bỏ hết các chính sách bảo hộ cho doanh nghiệp, đến lúc đó chắc chắn các doanh nghiệp sẽ không cạnh tranh nổi với ngay cả thị trường trong nước
Con số thất thu từ thuế cũng rất cao, số liệu cho thấy tham nhũng khiến thất thu thuế lên đến 50%
Hối lộ
Ảnh: corruptionbribery
Việt Nam chống tham như thế nào
Đã có nhiều phát biểu cũng như góp ý cho việc chống tham nhũng. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đăng Trừng góp ý cho văn kiện đại hội Đảng rằng: “Chống tham nhũng ở nước ta giống như dòng văn học cuối thế kỷ 19 – hiện thực phê phán – thấy hiện trạng nhưng không có giải pháp tháo gỡ.” Phát biểu trong phiên thảo luận dự thảo văn kiện trên, đại biểu Quốc Hội Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nói:
 “Chống tham nhũng phải như quét cầu thang, quét từ trên quét xuống chứ không phải quét từ dưới quét lên”.
Ngụ ý trong câu nói của ông Thuyền: “quét từ trên xuống” tức chống tham nhũng phải như quét cầu thanh từ trên xuống, cần bắt đầu từ cấp lãnh đạo cao nhất trở xuống thì mới có hiệu quả. Cấp cao nhất bị xử lý, thì cấp thấp hơn mới xem đó làm gương và có tính cảnh báo. Còn chống tham nhũng ở Việt Nam là “quét từ dưới quét lên”, nên chỉ có những nhân viên hay lãnh đạo cấp thấp là bị xử, lên cấp cao là bị dừng lại, vì thế không răn đe được ai.
“Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, cấp cao tham nhũng nhưng không có ai dám động đến, thì cấp dưới cũng chẳng kiêng dè gì nữa, vì thế mà tham nhũng càng tràn lan.
Trong buổi tiếp xúc với Cử tri Hà Nội trước kỳ họp Quốc hội ngày 6/10/2014 Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh việc chống tham nhũng rằng:
“đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định”.
Lời phát biểu của ông Trọng là lời phát biểu đặc trưng cho việc chống tham nhũng từ dưới lên, đến bình hoa phải dừng lại, khiến chiếc bình hoa ấy đến nay đã nhung nhúc chuột và đàn chuột đã béo lắm rồi.
Điển hình cho việc chống tham nhũng từ trên xuống là Singapore. Sau khi giành độc lập, Singapore phải đối mặt với vấn nạn tham nhũng hoành hoành tàn phá đất nước. Quốc gia này chống tham nhũng từ trên xuống, bắt đầu từ quan chức cao nhất, khiến nạn tham nhũng được đẩy lùi.
Để chống tham nhũng hiệu quả, cần phải bắt đầu từ những quan chức cấp cao nhất, Tin Đa Chiều đã có bài: Phương án đẩy lùi tham nhũng tại Việt Nam, nói về vấn đề này
Bình hoa chỉ đẹp khi nó được cắm những bông hoa đẹp nhất và được bung sắc khoe hương, chứ không phải là dùng để che chắn bảo vệ cho những con chuột. Tham nhũng ở Việt Nam chỉ được đẩy lùi khi những con chuột to béo trong bình hoa lần lượt được lôi ra ánh sáng.
/Ngọn Hải Đăng/
Tin đa chiều

1 nhận xét:

  1. Đúng là chống tham nhũng phải chống từ trên xuống... Không thì trên vẫn còn chức quyền sẽ bảo kê bao che cho ở dưới tiếp tục tham nhũng lũng đoạn....?

    Trả lờiXóa