Hơn 10 cán bộ, quan chức cấp xã và cấp huyện bị khởi tố liên quan tới các sai phạm đất đai ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội.
Vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức làm nóng dư luận Việt Nam từ giữa tháng 4/2017.
Tin tức nói 14 người sẽ ra toà trong phiên xử tại Tòa án Nhân dân huyện Mỹ Đức trong tháng Bảy, với tội danh "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Luật sư Lê Văn Luân, thành viên nhóm "luật sư Đồng Tâm" vốn đã viết kiến nghị gửi giới chức trong vụ tranh chấp đất đai ở địa phương này, nói với BBC rằng việc khởi tố vụ án trên đã diễn ra từ lâu, trước khi có vụ đối đầu dài ngày giữa người dân xã Đồng Tâm và giới chức, với đỉnh điểm là việc dân bắt nhốt gần 40 cán bộ, công an.
Trang tin Infonet dẫn lời một lãnh đạo công an huyện Mỹ Đức, theo đó nói các bị can đã có "sai phạm trong đất đai ở Đồng Tâm dẫn đến người dân khiếu kiện sau này".
Luật sư Luân cho biết tính đến thời điểm trước khi xảy ra cuộc đối đầu do tranh chấp đất đai hồi tháng Tư vừa qua, đã có một số người bị khởi tố trong vụ án này, và "đều là người cấp xã, không có cấp cao hơn".
Cơ quan công tố ra cáo trạng rằng các bị can vốn là cán bộ cấp xã vì vụ lợi đã cấp đất, giao đất trái thẩm quyền, hợp thức hóa đất lấn chiếm cho một số hộ dân trong thời gian hơn 10 năm, từ 2002 đến 2013.
Cũng theo cáo trạng, các bị can từng là cán bộ chuyên phụ trách đất đai cấp huyện do thiếu trách nhiệm đã "ký xác nhận không có căn cứ".
Một con đường ở xã Đồng Tâm bị chắn trong vụ xung đột đất đai ở xã ngoại thành Hà Nội này Ảnh chụp ngày 20/4/2017 |
Phức tạp Đồng Tâm
Hôm 13/6, cảnh sát điều tra thuộc Công an Hà Nội ra quyết định khởi tố điều tra vụ án hình sự liên quan tới vụ đối đầu giữa người dân Đồng Tâm với giới chức do tranh chấp đất đai, theo hướng nhằm làm rõ hai tội danh "bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật" và "hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản".
Cho đến nay, chưa có tin tức gì về việc có ai bị khởi tố bị can trong vụ án này hay chưa.
"Người dân Đồng Tâm nói [với nhóm luật sư chúng tôi] là tất cả các vấn đề liên quan pháp lý, kể cả việc bị khởi tố, thì họ sẽ nhờ các luật sư tham gia bảo vệ," luật sư Lê Văn Luân nói với BBC hôm 4/7.
"Cho đến nay, người dân Đồng Tâm chưa có thông tin gì liên quan sau quyết định khởi tố vụ án."
Hôm 26/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi tiếp xúc cử tri tuyên bố "phải xử lý ngay những cán bộ đã lạm dụng, vô trách nhiệm, đã làm sai ở tại xã [Đồng Tâm]".
Tuy nhiên, thủ tướng cũng nhắc tới việc phải "xử lý người dân sai trái, quá khích".
Mới đây, ông Nguyễn Đức Chung đề nghị thành phố "rút dự án thu hồi đất tái định cư phục vụ di dời các hộ dân sử dụng đất quốc phòng tại sân bay Miếu Môn, Đồng Tâm".
Theo kế hoạch đã được phê duyệt hồi cuối 2016, thành phố đã có quyết định di dời 14 hộ dân khỏi 6 ha "đất do quốc phòng quản lí" nhằm giao lại diện tích đất này cho Viettel.
Đổi lại, ông Trịnh Xuân Viết, Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức, được báo Tuổi Trẻ dẫn lời, nói rằng giới chức sẽ thu hồi 0,2 ha đất tại xã Đồng Tâm "làm nơi tái định cư" cho các hộ gia đình này.
Người dân địa phương cho đến nay chưa được thông báo cụ thể mà chỉ "nghe đồn" về việc "rút dự án thu hồi đất tái định cư", một cư dân thôn Hoành nói với BBC hôm 4/7.
(BBC)
----------------
Các giải pháp kể cả bắt bớ tù đày cán bộ, nhân dân đều là các giải pháp có tính 'kỹ thuật', không đi vào bản chất của vấn đề. Đi vào bản chất để giải quyết một cách cơ bản và bền vững, bắt buộc phải đụng đến chủ thuyết, đụng đến Cương lĩnh ruộng đất.Trong một lần có một siêu VIP- NĐB đã dựa vào Cương lĩnh để phán bảo:"Đặc trưng thứ 2 là có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và CHẾ ĐỘ CÔNG HỮU về các tư liệu sản xuất chủ yếu".Sau khi trích, ông siêu VIP này tiếp tục phân tích:'Đăc trưng thứ 2 là một nền kinh tế như vậy, giờ đây liệu có cần xem lại không, có cần phải sửa gì hay không,có cần phải thêm hay không, có cần phải thay hay không...Chữ 'chủ yếu' ở đây tôi nghĩ hay lắm đấy, có phần phát triển so với Mác và có tính đến bài học thực tiễn'.
Trả lờiXóaVới nhận thức như thế các nhà lý luận của đảng giữ được quan điểm cốt tử đó một thời gian giài. Phải đợi đến chiều ngày 18-1-2011, với đề xuất của ông Võ Hồng Phúc, dù đã được hội nghị TW14 khóa X ấn định mệnh đề trên với 55,6% số ủy viên TW, nhưng với 895 đại biểu chiếm 65,04% số đại biểu khóa XI mới nhấc được cái vòng kim cô 'CÔNG HỮU' đó-tức là thay bằng mệnh đề:"Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP". Một bước tiến ngắn nhọc nhằn trên đường giải phóng sức sản xuất. Tuy vậy, trong thiết kế chính sách cụ thể những người quản trị quốc gia chủ chốt chưa có thay đổi gì đáng kể thể hiện trong Hiến pháp, Luật đất đai liên quan đến vấn đề sở hữu. Tiếc thay, đã có cơ sở để thay đổi bị bỏ lỡ. Tình hình thực tiễn đã chín muồi ví như Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, ở Thái Bình,...đặc biệt vụ Đồng Tâm ngay thủ đô Hà Nội. Phải thay đổi!
Nhu cầu cải cách chính trị và kinh tế là đã rất cấp thiết nhưng " giải phóng tư duy CNXH bảo thủ " còn khẩn cấp hơn. Những cái đầu ù lỳ ở Hội đồng LLTW và ông TBT ĐCSVN là vật cản nặng nề tiến trình cải cách chính trị của VN hiện nay.
Trả lờiXóaHà Nội không vội được đâu!
Trả lờiXóaPhải đợi chờ cả nước
Ai xâng xái đi trước
Khéo bị tiện mất đầu
Cứ tiến lên đi đâu
Tiến lên đi hàng đầu
Rồi cũng về sau rốt.
Lần sau xin nói nốt ...
Quan Đồng Tâm chính là Dân Đồng Tâm
Trả lờiXóaChính quyền Hà Nội có thể làm đủ trò nhưng vẫn không xoa được mối thù của dân với Nguyễn Đức Chung