Ông Vũ Ngọc Hoàng |
Vấn đề Quân đội làm kinh tế những ngày gần đây đang trở thành “điểm nóng”, được dư luận cả nước rất quan tâm, với nhiều ý kiến rất khác nhau, kể cả trong các tướng lĩnh, sĩ quan, cán bộ hưu trí và trong nhân dân. Không kể động cơ, thì ý kiến khác nhau ấy có thể xuất phát từ góc nhìn, từ quan niệm, quan điểm và cách tư duy khác nhau. Mặt khác, chứng tỏ chuyện Quân đội làm kinh tế đang là vấn đề quan trọng, cần có sự thống nhất về nhận thức trên cơ sở kết luận rõ ràng và khoa học của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước. Phần tôi chỉ xin góp vài ý kiến nhỏ để bạn đọc tham khảo.
Trước tiên, cần phân biệt quan điểm “Kinh tế gắn với quốc phòng” và vấn đề “Quân đội làm kinh tế”. Đó là hai việc khác nhau, không thể và không nên đồng nhất. Kinh tế phải gắn với quốc phòng là rất đúng, nhiều nước (nếu không nói là tất cả) đều làm như thế. Nước ta, với vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử trước đây cũng như bây giờ, càng nhất thiết phải vậy, không được lơ là mất cảnh giác. Nhưng đó là việc mà cả hệ thống chính trị, tất cả các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và toàn dân phải quan tâm, cùng thực hiện. Từ việc quy hoạch bố trí lực lượng sản xuất trên địa bàn cả nước đến việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, không lệ thuộc nước nào, nhất là nước dễ gây nguy cơ cho ta, kể cả tài chính-tiền tệ, xuất nhập khẩu hàng hóa và các sản phẩm kỹ thuật đặc thù; phát triển các ngành, các cơ sở và hạ tầng lưỡng dụng về công nghiệp và kỹ thuật… Gắn kinh tế với quốc phòng là một phạm trù rộng, cần bàn chuyên đề riêng. Còn Quân đội làm kinh tế là việc khác, không phải là gắn kinh tế với quốc phòng.
Trước tiên, cần phân biệt quan điểm “Kinh tế gắn với quốc phòng” và vấn đề “Quân đội làm kinh tế”. Đó là hai việc khác nhau, không thể và không nên đồng nhất. Kinh tế phải gắn với quốc phòng là rất đúng, nhiều nước (nếu không nói là tất cả) đều làm như thế. Nước ta, với vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử trước đây cũng như bây giờ, càng nhất thiết phải vậy, không được lơ là mất cảnh giác. Nhưng đó là việc mà cả hệ thống chính trị, tất cả các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và toàn dân phải quan tâm, cùng thực hiện. Từ việc quy hoạch bố trí lực lượng sản xuất trên địa bàn cả nước đến việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, không lệ thuộc nước nào, nhất là nước dễ gây nguy cơ cho ta, kể cả tài chính-tiền tệ, xuất nhập khẩu hàng hóa và các sản phẩm kỹ thuật đặc thù; phát triển các ngành, các cơ sở và hạ tầng lưỡng dụng về công nghiệp và kỹ thuật… Gắn kinh tế với quốc phòng là một phạm trù rộng, cần bàn chuyên đề riêng. Còn Quân đội làm kinh tế là việc khác, không phải là gắn kinh tế với quốc phòng.
Thế nào là “làm kinh tế” ? Thời xa xưa, hoạt động kinh tế của con người là tự cấp tự túc, sau đó mới có kinh tế hàng hóa và kinh tế hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định thì có kinh tế thị trường. Trước đây, trong thời chiến tranh, nhiều đơn vị quân đội đã phải sản xuất để tự túc thêm lương thực, thực phẩm. Sau khi chấm dứt chiến tranh, quân đội đã được giao nhiệm vụ tham gia sản xuất khôi phục kinh tế. Trong hoàn cảnh cụ thể lúc ấy, tôi nghĩ đó là chủ trương cần thiết. Đến nay, sau nhiều chục năm, tình hình đã có nhiều điểm khác trước, việc phải bàn kỹ lại vấn đề quân đội làm kinh tế cũng là cần thiết, sao cho tốt hơn đối với xây dựng quân đội, công việc quốc phòng và phát triển đất nước.
Khái niệm “làm kinh tế” thời nay là khái niệm gắn với kinh tế thị trường, chứ không phải tự cấp tự túc như ngày xưa, với mục tiêu chủ yếu là tạo ra lợi nhuận, trong điều kiện và môi trường bình đẳng, không có độc quyền doanh nghiệp. “Làm kinh tế” ngày nay là hoạt động kinh doanh, theo các quy luật đầy đủ của thị trường, do yêu cầu của thị trường, trên cơ sở luật pháp quy định, thực hiện đầy đủ các loại thuế cho nhà nước, tự cân đối tài chính và tự trả lương.
Quân đội ta là đội quân để chiến đấu và công tác, không phải đội quân kinh doanh. Nhiệm vụ chính của Quân đội là chăm lo, chuyên trách công việc quốc phòng, bảo vệ Tổ Quốc, kể cả cho trước mắt và lâu dài – một trong hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhất của đất nước. Với nhiệm vụ ấy, công việc của Quân đội đã hết sức quan trọng và nặng nề, nhất là trong điều kiện và tình hình mới, với những tiến bộ vượt bậc và thần kỳ của khoa học-kỹ thuật quân sự, với tình hình phức tạp về Biển Đông – hải đảo và biên giới. Cần tạo điều kiện để Quân đội tập trung cao về thời gian, tư duy và sức lực, cho công việc xây dựng lực lượng tinh nhuệ có năng lực chiến đấu cao và chiến lược bảo vệ Tổ Quốc. Không nên giao thêm cho Quân đội nhiệm vụ làm kinh tế nhằm tạo ra lợi nhuận. Đó là công việc của các ngành và các thành phần kinh tế. Ấy là chưa kể việc “làm kinh tế” khi có sai lầm khuyết điểm (thực tế cho thấy đã không tránh khỏi) thì lợi bất cập hại, ảnh hưởng không tốt đến uy tín của Quân đội và ảnh hưởng đến đất nước, gây phân tâm trong nội bộ và suy giảm lòng tin của nhân dân. Đó là những giá trị cao đẹp mà anh bộ đội cụ Hồ đã tạo dựng được bằng nhiều công đức và máu xương, không thể hạch toán bằng tiền. Lòng tin của nhân dân mới là sức mạnh bền vững và nền tảng quan trọng nhất để bảo vệ Tổ Quốc. Trong lịch sử nước ta kể từ đầu công nguyên đã có vài lần ta thua quân xâm lược vì lòng dân phân tâm, ly tán, dẫn đến mất nước một thời gian dài và sau đó phải tốn nhiều máu xương mới giành lại được nền độc lập.
Nhiều người, trong đó có tôi, nghĩ và tin rằng, khi không phải làm kinh tế thì quân đội ta sẽ mạnh hơn, chuyên tâm nhiều hơn cho công việc quốc phòng, không bị phân tâm bởi sự phức tạp của các quan hệ thị trường. Ngày trước, thời chiến tranh vệ quốc, quân đội không làm kinh tế như bây giờ, và ngày ấy quân đội ta rất mạnh, lừng danh thiên hạ, đã tạo nên nhiều kỳ tích để các thế hệ hôm nay và mai sau cảm phục và tự hào, dù khi ấy ta nghèo hơn rất nhiều so với ngày nay. Theo chỗ tôi biết, các quân đội mạnh của nhiều nước đều không làm kinh tế. Quân đội Trung Quốc trước đây có làm kinh tế, nay đã bỏ, đã cấm, nhằm tập trung cho việc xây dựng một quân đội mạnh để phục vụ cho các ý đồ chiến lược mới của họ.
Còn một số công việc cần quân đội thực hiện ở hải đảo, biên giới, sản xuất giúp dân, sản xuất quân dụng, vũ khí, tạo các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật đặc thù cho quốc phòng, hậu cần quân đội…thì đó chủ yếu vẫn là công việc có tính chất và ý nghĩa quốc phòng, chứ không phải là làm kinh tế để tìm kiếm lợi nhuận. Có ý kiến gọi các loại công việc đó là “kinh tế quốc phòng”. Gọi vậy cũng không sao, coi như tạm mượn cụm từ đó, mặc dù khoa học không có phân ngành như vậy (mà chỉ có kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp…). Tôi nghĩ, về bản chất thì đó vẫn là việc quốc phòng, loại công việc rất cần thiết để bảo vệ tổ quốc, tạo ra các giá trị văn hóa trong mối quan hệ máu thịt quân-dân, chứ không phải là để kiếm tiền. Việc tận dụng những năng lực-kỹ thuật sẵn có của quân đội trong điều kiện hòa bình chưa sử dụng đến thì mục đích chính vẫn là tạo thêm điều kiện để phục vụ quốc phòng, chứ không phải mục tiêu chính là kinh doanh. Không nên giao thêm nhiệm vụ cho những người cầm súng phải đi buôn, phải quản lý đất đai và kinh doanh bất động sản...
Vừa qua, sau ý kiến của hai thượng tướng thứ trưởng Bộ quốc phòng là Lê Chiêm và Nguyễn Chí Vịnh, không biết có đúng hay không nhưng nhiều người nghĩ rằng Đảng ủy Quân sự TW đã có chủ trương phù hợp về việc quân đội không làm kinh tế (đơn thuần) để tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời được biết ý kiến và thái độ đúng đắn của Đảng ủy Quân sự TW và Bộ Quốc phòng đối với vấn đề sân golf và sân bay Tân Sơn Nhất, nhiều cán bộ đảng viên và nhân dân phấn khởi, hoan nghênh Ban lãnh đạo Quân đội hiện nay. Nhưng đồng thời lập tức lại nghe các ý kiến nói theo hướng khác, cũng từ phía tướng lĩnh đương chức. Chúng tôi nghĩ rằng, có ý kiến khác nhau trong quá trình thảo luận dân chủ là việc rất bình thường, chỉ lo là có sự không thống nhất trong sĩ quan cao cấp của Quân đội ta vì một lý do nào đó không phải do nhận thức khác nhau.
Với các lẽ nêu trên, tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm “quân đội không làm kinh tế”! Và tất nhiên tôi hiểu mọi sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác đều có quá trình và bước đi, mặc dù phải chủ động và tích cực. Trong quá trình đó, một số doanh nghiệp của quân đội đang làm kinh tế hiệu quả cao cần được tiếp tục phát huy tốt năng lực bất kể thuộc bộ nào quản lý. Khi nói về quân đội làm kinh tế, tôi hiểu đây là nói chung cho lực lượng vũ trang chứ không phải chỉ riêng cho quân đội.
Đà Nẵng tháng 7.2017
Vũ Ngọc Hoàng/(Viet-studies)
----------------
Bàn gì cho lắm về việc QĐ làm kinh tế, hãy in HỊCH TƯỚNG SĨ ra mà đọc.
Trả lờiXóaHay!
XóaNhư Nặc danh06:37 , hay !
XóaQuân đội nên tập trung vào việc huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, sản xuất vũ khí, khí tài, phương tiện chiến tranh mục đích sử dụng cho quân đội đảm bảo cho Quốc phòng. Khi dư thừa có thể xuất khẩu lấy ngoại tệ để mua thêm vũ khí mới ta sản xuất được, nếu còn thừa tiền thì đầu tư tiếp cho chế tạo vũ khí Kỹ thuật quân sự mới và chi cho an sinh phúc lợi trong quân đội.
Trả lờiXóaViệc kinh doanh nhà hàng khách sạn, sân gol và Bất động sản nên giành cho dân sự...
Khi quân đội làm kinh tế để kiếm lợi nhuận sẽ sinh ra bất bình đẳng trong quân đội giữa quân nhân làm kinh tế và quân nhân phục vụ chiến đấu và trực tiếp chiến đấu dẫn đến "trâu buộc ghét trâu ăn" mất đoàn kết nội bộ, dẫn đến phân tâm, phân biệt đối xử trong nội bộ tạo ra giàu nghèo
Là một CCB , tôi hoàn toàn nhất trí quan điểm của TS Vũ Ngọc Hoàng : " quân đội không làm kinh tế". Đó là tư duy hiện đại và thái độ trách nhiệm cao với Tổ quốc, nhất là trong tình hình quốc tế phức tạp , đặc biệt và trực tiếp là sự đe dọa của thế lực bành trướng ở biển Đông - Thái Bình Dương. Chức năng nhiệm vụ quân đội hiện nay là tập trung xây dựng LLVT chuyên nghiêp, tinh thông KHKT quân sự, sẵn sàng chiến đấu cao. Phải đủ sức mạnh đập tan mọi hành động gây hấn, xâm lấn chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc . Các Doanh nghiệp công nghiệp QĐ chỉ cần tăng cường năng lực sản xuất trang thiết bị, VKKT đạn dược hiện đại như tên Vệ tinh, Ra đa, tên lửa tầm xa , máy bay vận tải, trinh sát, chiến đấu ..Phải chấm dứt kinh doanh Ngân hàng , bất động sản, nhà hàng, khách sạn, sân Golf..Quân đội sinh ra để chiến đấu bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc chứ không để kinh doanh, kiếm tiền , vì lợi nhuận. Hiện nay chỉ còn duy nhất quân đội VN làm kinh tế thuần túy . Đó là sai lầm lớn , không đáng có của lãnh đạo đảng và nhà nước VN.
Trả lờiXóaCó gì mà thắc mắc! Đây là phép "ngụ binh ư nông" của tổ tiên ta truyền lại đấy mà, thời hiện đại đang bình yên thì phải thế.
Trả lờiXóaOK Nếu được như thế , như quan điểm ông Hoàng thì hay quá!
Trả lờiXóaĐây chỉ là ý kiến cá nhân ông VNH thôi , còn nhóm lợi ích trong bộ QP và trong TƯ lớn lắm , nên cuối cùng chắc quân đội chỉ co hẹp vài DN trồng rau nuôi gà gọi là "KT đơn thuần" ! Nhưng còn Kinh doanh xăng dầu? Bất động sản? Sân golf? Nhà hàng? Khách sạn? và ngay cả Ngân hàng MB , viễn thông (cũng đang lỗ chỏng gọng)?...
Trả lờiXóaNgày xưa ai ép duyên bà
Trả lờiXóaBây giờ bà già bà ép duyên tôi!
Nói như bác thì tiền tỷ chạy lên tướng của nhà em hóa ra công cốc à? Vợ em nó xé xác trước chứ chưa cần chờ đến tàu khựa, bác ạ!
Khi QĐ đã làm kinh tế thì các tướng lĩnh sẽ trở thành các doanh nhân. Vì vậy LỢI NHUẬN là cái họ QUAN TÂM HÀNG ĐẦU VÀ CUỐI CÙNG chứ không vì sự nguy an của quốc gia dân tộc. Nguyên lý đó không mới , không khó hiểu. Thời Trần dùng kế sách " ngụ nông ư binh" nay không còn thích hợp . LLVT ( quân thường trực, dân quân du kích..) thời chiến tranh nhân dân chống Pháp và Mỹ có thể dùng kế sách đó . Nhưng thời thế đó đã qua hơn nửa thế kỷ. Ngày nay , thời KHCN hiện đại , vũ khí thiết bị chiến đấu được điều khiển từ xa, vì thế QĐ thường trực phải được chuyên nghiệp hóa cao độ. QĐ làm kinh tế là phân tán nguồn lực , là mất cảnh giác , là gây ra sự phân hóa giàu - nghèo trong hàng ngũ sĩ quan , cuối cùng sẽ làm mất sức chiến đấu của lực lượng quân đội thường trực. Đồng tiền có thể mua được vũ khí hiện đại nhưng không tạo ra được người lính( tướng lĩnh) sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc, Dân tộc. QĐ làm kinh tế lấy thước đo lợi nhuận của đồng tiền làm chuẩn chứ không lấy lòng dũng cảm , tinh thông nghệ thuật chiến tranh hiện đại làm mục tiêu xây dựng sức mạnh vũ trang. Trước áp lực đe dọa bành trướng ngày càng gia tăng của T.Q trên biển Đông, ai cổ vũ cho QĐ làm kinh tế thì đó là sai lầm vô cùng không sửa chữa được. Nó sẽ tác động trực tiếp đến sự an nguy của Tổ quốc và nguy cơ mất nước sẽ đến sớm hơn ta tưởng.
Trả lờiXóaQua những thông tin trong những ngày gần đây chưa kiểm chứng ! quân ba tàu và VN đả đụng nhau trên bải Tư chính ngoài khơi Vũng tàu ,nhưng do sức ép quá mạnh cũa ba tàu theo đài BBC và đài VOA "sẻ đánh vào khu vực đồn trú tại Trường Sa của quân đội Vn ," nên chính phủ đả cho rút dàn khoan của cty Respol tại bải tư chính và như thế là phải bồi thường cho họ hàng trăm triệu dollar chi phí và lắp đặt tháo dở " TẠI SAO MỘT VÙNG THUỘC ĐẶC QUYỀN KINH TẾ TRÊN THỀM LỤC ĐỊA VN MÀ ĐẢNG VÀ QUÂN ĐỘI PHẢI NHƯỢNG BỘ ( PHẢI CHĂNG QUÂN ĐỘI ĐANG TẬP TRUNG LÀM KINH TẾ ,LÀM SÂN GOLF .LÀM CHUNG CƯ CAO CẤP ,TRANH GIÀNH ĐẤT ĐỒNG TÂM PHÂN LÔ BÁN NỀN ! ĐÂY LÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH SẺ LÀM TAN RÃ QUÂN ĐỘI VÌ TRÂU BUỘT TRÂU ĂN ,KẺ PHẢI CẦM SÚNG NGOÀI CHIẾN TRƯỜNG ĐỐI MẶT VỚI KẺ THÙ SỐNG CHẾT NGÀY ĐÊM ,TRONG KHI ĐÁM COCC, ĐÁM THÂN HỬU QUÂN ĐỘI NHƯ CHA CON ÔNG THANH 1 THỜI ĐẢ LÀM GIÀU NHƯ THẾ NÀO NHỜ QUÂN ĐỘI .ĂN SUNG MẶC SƯỚNG ĂN CHƠI ,XE KHŨNG NHÀ VILLA BIỆT PHỦ ! ' XIN HỎI HỌ CHIẾN ĐẤU CHO AI VÀ GÌ CÁI LÝ TƯỞNG GÌ " HAY CHỈ NÓI NHƯ ÔNG TRỌNG :" GIỬ ỔN ĐỊNH ĐỂ LÀM ĂN ",NHƯNG AI LÀM ? AI ĂN ? VÀ CÓ AI DÁM ĐOAN CHẮC TRONG NHỮNG CTY DO QUÂN ĐÔI LÀM ĂN KINH TẾ KHÔNG CẤU KẾT VỚI KẺ THÙ CỦA DÂN TỘC ,NẾU CHỈ VÌ TIỀN THÌ HỌ SẺ DÁM LÀM TẤT CẢ,CHẮC GÌ HỌ KHÔNG LÀM LỘ BÍ MẬY QUỐC GIA ,KHÔNG BÁN THÔNG TIN CHO NGOẠI BANG ? VÀ NGUY HẠI HƠN KHI CÓ CHĂN ÊM NỆM ẤM GÁI GÚ KỀ BÊN ,XE CON LOẠI SANG ,UỐNG RƯỢU TÂY Ở BIỆT PHỦ ,ĐI NƯỚC NGOÀI NHƯ ĐI CHỢ THÌ CÒN AI CÓ Ý CHÍ ĐỂ MÀ CHIẾN ĐẤU ! HAY CHỈ MUỐN AN THÂN HƯỞNG THỤ VÀ RỒI NHƯ TRINH X THANH HAY VŨ Đ DUY ÔM TIỀN DOLLAR MUA NHÀ Ở NGOẠI QUỐC LÀ CAO BAY XA CHẠY ! không chỉ quân đội mà các tướng công annhu7 yên bái ,tuyên quang bây giờ là Hải dương ( đây mới thật là giàu mà đảng và nhà nước và nhân dân không thể hình dung cai`su75 giàu của họ đến Mức ĐỘ NÀO ( 9 căn villar biệt thự hàng trăm trăm tỷ ,hô bán bánh đậu xanh á) đó là chưa kể đến của chìm của nổi xe con ,chỉ trang trí nội thất mà đả tiêu đến 26 tỷ cho 1 cty ở TP HCM ,còn ai đấu tranh chống tham nhũng nửa không toàn trung tướng công an cả ,LÁ CHẮN CỦA ÔNG TRỌNG ĐẤY ! AI DÁM THANH TRA ,MÀ CÓ THÌ LẠI ĐÚNG QUY TRÌNH ,chỉ giỏi ăn hiếp dân đen ,đàn bà ,khi đấu tranh chống tham nhũng ,formosa ,và trung quốc ,2,3000 người cho 1 phiên toà xử chị Nga ,mẹ Nấm ? sao không huy độnghọ ra đánh trung cộng xâm lược biển đảo VN ! ở đó mà bàn Q Đ làm kinh tế
Trả lờiXóaVề lý luận ông VNH nói rất đúng, nhưng thực tế thì không thể. Khi ông nhìn thấy con chó tranh cục xương với con mèo, ông giảng giải "chó ơi, việc của mày là canh giữ nhà, sao lại đi tranh miếng ăn" liệu nó có nghe không, ông có đuổi đánh nó cũng không chịu tha cục xương đâu.
Trả lờiXóaNếu quân đội csVN làm kinh tế, rõ ràng là chuyện điên khùng đối với thế giới!
Trả lờiXóa