Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Cải cách thể chế quan trọng hàng đầu

Dai hoi XII cua Dang: Gia tri cua niem tin va su on dinh chinh tri - Anh 1
TS Nguyễn Sĩ Dũng, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Cải cách thể chế quan trọng hàng đầu là cải cách việc tuyển chọn và bố trí nhân lực chủ chốt. Việc này đã được một số địa phương và Bộ Giao thông, Vận tải triển khai một vài năm trước đây thông qua thi tuyển cạnh tranh. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những cố gắng đơn lẻ, rời rạc. Với Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng của Bộ Nội vụ (được hướng dẫn thực hiện cuối tháng 5 năm 2017), cải cách thể chế quan trọng này hy vọng sẽ được triển khai đồng bộ hơn trong cả nước.
Thời nào cũng vậy mà nước nào thì cũng vậy, quan trọng nhất là phải chọn cho được người tài. Chọn được người tài công việc sẽ trôi chảy; cuộc sống sẽ thăng hoa. Không chọn được người tài, công việc sẽ ách tắc, rối rắm; cuộc sống sẽ vất vả, khó khăn.
Tuy nhiên, tuyển chọn người tài là việc nói dễ, nhưng làm không dễ. Nhiều khi những quy trình xem xét, bổ nhiệm công phu, phức tạp lại chỉ giúp chúng ta lựa chọn được các nhân sự hết sức trung bình. Với những nhân sự hết sức trung trung bình, thì công việc nói chung cũng chỉ được thúc đẩy ở mức hết sức trung bình không hơn và không kém. Đó là chưa nói tới chuyện những quy trình càng công phu, phức tạp, thì càng dễ tạo cơ hội cho việc lạm dụng, việc chạy chọt, việc “mua quan, bán chức”. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến chất lượng của công việc, mà còn đến sự chính đáng và danh dự của hệ thống. Vấn đề là không có những thể chế cần thiết, chúng ta không thể lựa chọn được người tài.
Thực ra, người tài nào thì thể chế đó. Ở cấp độ chính trị, thể chế để lựa chọn người tài là chế độ tranh cử. Bầu cử không có tranh cử không thể lựa chọn được người tài. Ở cấp độ chuyên môn-kỹ thuật, thể chế để lựa chọn người tài là chế độ thi tuyển. Bổ nhiệm không có thi tuyển không thể lựa chọn được người tài. Chúng ta cần có những người tài kể cả ở cấp độ chính trị, lẫn ở cấp độ chuyên môn- kỹ thuật. Ở cấp độ chính trị, đó là những người có tầm nhìn và có khả năng dẫn dắt. Ở cấp độ chuyên môn-kỹ thuật, đó là những người học hành đến nơi, đến chốn, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực chuyên môn của mình. Rõ ràng, thiếu tầm nhìn không thể hoạch định được tương lai. Nhưng thiếu kiến thức, kỹ năng cũng không thể biến tương lai trở thành hiện thực. Chính vì vậy, chúng ta cần phải cải cách thể chế cả ở tầm lựa chọn nhân sự chính trị, cả ở tầm lựa chọn nhân sự chuyên môn-kỹ thuật.
Cuối cùng, thi tuyển để lựa chọn lãnh đạo, quản lý là một công việc mang tính chuyên môn-kỹ thuật rất cao. Đây là công việc rất mới, nên những tri thức và kinh nghiệm có liên quan vẫn chưa được tích tụ trong hệ thống. Trong bối cảnh như vậy, kết quả thi tuyển những lần đầu chưa chắc đã như mong đợi. Tuy nhiên, con đường xa đều bắt đầu từ bước đi đầu tiên. Không đi thì bao giờ mới đến?!
Nguyễn Sĩ Dũng/(FB Nguyễn Sĩ Dũng)
-------------------

11 nhận xét:


  1. Các Cụ nhà ta đã dạy:"hiền tài là nguyên khí quốc gia".Nếu không có tranh cử thật sự tự do và dân chủ thì làm sao chọn đươc người hiền tài ra giúp nước,giúp dân? Nếu không có thi cử nghiêm minh thì làm sao chọn được người tài giỏi để thực thi các quốc sách có
    lợi cho quốc kế dân sinh để làm cho dân giàu và nước mạnh ?

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết của TS Nguyễn sỹ Dũng có tính chất gợi mở rất bổ ích cho các nhà lãnh đạo, nắm quyền lực tầm vĩ mô ở VN hiện nay. Rất tâm đắc ý kiến " người tài nào thì thể chế đó". Người Tài ở đây được hiểu là vừa có tài và có đạo đức, người xưa gọi là "hiền , tài". Soi lại hệ thống chính trị VN hiện tại, bộ máy lãnh đạo đang rất thiếu người tài . Cơ chế bầu cử , lựa chọn lãnh đạo ( cơ quan đảng, đại biểu quốc hội, thành viên chính phủ) hiện nay vắng bóng yếu tố dân chủ hiện đại. VN đã và đang đi vào lối mòn của dân chủ không thực chất (giả hiệu) mà không tự nhận ra. Nhiều người hiền tài đã bị loại bỏ qua các cuộc bầu cử , bổ nhiệm không dân chủ , thiếu công bằng và văn minh. Hiện tượng "một người làm quan cả họ làm quan" là hệ lụy tất yếu theo kiểu bầu , chọn người tài của VN hiện nay. Cơ chế bầu, chọn người tài ngày nay đã đi ngược lại tinh thần của HCM . Cách đây hơn 70 năm, ngay sau ngày bầu ra chính phủ lâm thời VNDCCH, Hồ Chủ tịch đã kêu gọi tìm người hiền tài ra giúp nước, không phân biệt xuất thân từ tầng lớp nào trong XH, miễn toàn tâm toàn ý cho cuộc k/c chống thực dân Pháp , giành độc lập Dân tộc .. Một cách bảo thủ, cực đoan và độc quyền có tính hệ thống và là nguyên tác của ĐCSVN : Cán bộ lãnh đạo các cấp ( từ phó phòng trở lên ..)phải là đảng viên ĐCSVN. Cái gọi là nguyên tắc này mà bộ máy chính quyền , đoàn thể đã hạn chế sự cống hiến của rất nhiều người tài có lòng tự trọng, liêm chính. Người dân ngày nay không coi trọng và tin tưởng vào đảng viên cộng sản VN , thậm chí ngược lại. Sự độc đoán chuyên quyền của ĐCSVN đã tự làm hại mình và ngày càng lún sâu vào sai lầm và thất bại cả đối nội và đối ngoại. Thể chế bầu cử dân chủ , tuyển chọn khoa học, văn minh bao nhiêu thì chọn được nhiều người hiền tài bấy nhiêu. VN muốn cất cánh thì bắt đàu từ cải cách chế độ bảu cử và tuyển chon nhân tài cho bộn máy nhà nước. Muộn còn hơn không bao giờ làm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Cách đây hơn 70 năm, ngay sau ngày bầu ra chính phủ lâm thời VNDCCH, Hồ Chủ tịch đã kêu gọi tìm người hiền tài ra giúp nước, không phân biệt xuất thân từ tầng lớp nào trong XH, miễn toàn tâm toàn ý cho cuộc k/c chống thực dân Pháp , giành độc lập Dân tộc" ...Giờ nầy mà còn tin được sao. Biết bao nhiêu hiền tài chết vì câu nầy rồi. Ông(bà)có biết không.

      Xóa
    2. Chuan khong can chinh

      Xóa
  3. nếu dân được chọn họ sẽ chọn người tài còn bây giờ đảng chọn họ chỉ chọn người trung thành

    Trả lờiXóa
  4. Đã là độc tài thì sửa gì?!?!?!

    Trả lờiXóa
  5. Nói như anh quả là có lý có lẽ, tôi tán thành. Nhưng vấn đề từ lâu các siêu VIP biết cả. Tôi được biết thời ông Tr Ch khi hình thành dàn cán bộ cho khó sau, và sau này ông NVL cũng thế, sau khi xem danh sách được hình thành, các ông buông ra mấy câu thế này: 'tạu bò lại được ễnh ương', hoặc 'vơ bèo vạt tép'. Tôi thì cho rằng các siêu VIP do giới hạn background nên không đưa ra được mô hình khoa học để lựa chọn cán bộ. Nhìn váo chính con cháu các vị, ví như các siêu VIP của khóa III nay không thấy hậu duệ của họ đâu. Tôi gọi đó là một cơ chế 'tuyệt tự' và bây giờ thay vào là 'cha truyền con nối'. Thể chế chọn người nào cũng hỏng, có thể chế duy nhất đúng để cứu vãn là 'đan chủ' để lự chọn.Phải mất một thời gian dài, nhưng phải làm.

    Trả lờiXóa
  6. Nhưng tóm lại là "ai" là người sẽ tiến hành "cải cách thể chế" này! Đảng ư? Chẳng còn người dân nào hy vọng vào đảng! Chỉ khi nào người dân cùng bắt tay vào "cải" con mẹ nó cái "thể chế" này đi thì mới có hy vọng!

    Trả lờiXóa
  7. Cải cách thể chế là đúng và cần làm ngay, hiện nay trên thế giới văn minh và hiện đại này không có ở đâu bộ máy cai trị lại như Việt Nam. Chính quyền đã có Chủ tịch và bộ máy trong UBND các cấp làm tất cả các việc để đảm bảo cho xã hội bình an và phát triển, trong đó có đủ Thanh tra, thanh mẹ nói chung là đủ tất cả những gì mà xã hội cần phải có. Nhưng tại làm sao cạnh bộ máy điều hành đó lại mọc ra cái bộ máy đảng nữa, bộ máy này như bố già, không được tích sự gì nhưng lại có quyền sinh sát bộ máy của dân mới chết chứ, nó bảo thì là phải, bảo trái là trái, lắm khi đái tật như thằng nghiện để bộ máy của dân(UBND các cấp)phải chiều chuộng, mà cái người làm cho bộ máy đảng này tuy không làm gì nhưng họ giầu có lắm. Chỉ xót tiền thuế của dân phải nuôi cái lũ vô bổ này thôi.

    Trả lờiXóa
  8. Tác giả là người thức thời, phe cầm quyền cần nhất là thâu tóm quyền lực, thâu tóm tài nguyên để kiến thiết chiến tích. Lý do thâu tóm quyền nên lấy lợi ích của dân làm chỗ dựa, dân cần nhân tài dc sử dụng để tránh lãng phí tài nguyên, dân cần pháp luật rõ dàng để cơ quan công quyền phục vụ mình, dân cần minh bạch tài chính công, dân cần giải trình về tài nguyên quốc gia đang lãng phí, dân cần người chịu trách nhiệm khi bộ máy giao việc giao quyền cho từng cán bộ .... ko nên để tình trạng khi mọi tài sản chung đã hết, chẳng ai thèm làm cán bộ, khi đó mới mới tinh giảm cán bộ, nhập quy trình công nghệ của các nước tiên tiến để phụ giúp, năm cán bộ mà còn hiệu quả hơn 500 cán bộ hiện nay. Không biết con cháu chúng ta sau này sẽ nghĩ gì về quá khứ của ông cha mình...chắc phải thất vọng nhiều, tiếc cho tài nguyên, và có nhiều mối hận.

    Trả lờiXóa